Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
404,5 KB
Nội dung
TÓM LƯỢC Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục được thành lập năm 2008, hoạt động với chức năng chính là cung ứng và sản xuất thiết bị giáo dục. Tuy thành lập chưa lâu nhưng tên tuổi của công ty đang được thị trường biết tới như một doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục, qua tìm hiểu về quá trình, cách thức cung ứng và sản xuất thiết bị giáo dục của công ty em thấy việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục là rất cần thiết, đặc biệt có vai trò rất lớn trong việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty. Vì thế đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài khoá luận cho mình. Nội dung tốt nghiệp gồm có 4 phần: Phần mở đầu: tập trung vào việc nêu ra tính cấp thiết của việc nâng cao thiết bị giáo dục, xác lập và tuyên bố mục tiêu nghiên cứu; đề ra phương pháp nghiên cứu; xây dựng đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình phất triển và bảo vệ thương hiệu. Chương 2 :Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. Nội dung của chương 2 tập trung giới thiệu về công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục, kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây. Đưa ra thực trạng hoạt động nâng cao thiết bị giáo dục của công ty cùng việc đưa ra kết quả phân tích xử lý dữ liệu của phiếu điều tra cũng như dữ liệu thứ cấp, từ đó rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. Đưa ra phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới cũng như định hướng về việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục từ đó đưa ra một số đề xuất về việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty. 1 LỜI CẢM ƠN Trong xu thế phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế nước ta hiện nay. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO kèm theo sự suy thoái trầm trọng nền kinh tế thế giới thì sự cạnh tranh và đào thải càng trở nên quyết liệt. Doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách quản lý. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh, đầu tư như thế nào đi nữa, thì con người cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho doanh nghiệp. Trong hơn mười năm tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội, vấn đề chất lượng sản phẩm dần dần trở nên đúng nghĩa của nó. Người tiêu dùng đã có ý thức về việc chọn lựa cho mình những sản phẩm có chất lượng, hàng hóa dịch vụ tốt nhất. Các nhà doanh nghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bắt đầu tìm tòi những cơ chế mới về chất lượng đấp ứng nhu cầu thị trường. Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục là một công ty chuyên cung ứng và sản xuất thiết bị dạy học cũng nằm trong xu thế đó. Trong quá trình phát triển công ty luôn muốn đem lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng của nó em quyết định chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài cho khóa luận tốt ngiệp của mình. Đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo. Em xin trân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths. Trần Thanh Mai - giảng viên Bộ môn Quản trị chất lượng, Khoa Kinh doanh thương mại đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới ông Bùi Anh Tuấn - Giám đốc Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại công ty cũng như làm khoá luận. Em xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC 3 Danh mục bảng biểu Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2012-2014 Biểu hình 1: Nguồn biết đến thiết bị giáo dục của công ty Biểu hình 2: Thang điểm đánh giá các tiêu chí chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Biểu hình 3: Biểu đồ đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với việc nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục của công ty Danh mục sơ đồ, hình vẽ Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 4 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là điểm yếu kéo dài nhiều năm ở nước ta.Mặc dù trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề chất lượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng. Nhưng kết quả chưa mang lại là bao do cơ chế tập trung sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kế hoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường nên không có sự so sánh, cạnh tranh về sản phẩm dẫn đến chất lượng sản phẩm bị mất dần đi ý nghĩa và không còn là một yếu tố quan trọng nữa mà vấn đề quan trọng lúc bấy giờ là chỉ tiêu số lượng. Để đứng vững trên thị trường đòi hỏi năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các tổ chức phải đủ mạnh. Trong đó năng lực cạnh tranh được thể hiện thông qua về lợi thế và năng suất chất lượng sản phẩm. Chất lượng đang dần trở thành một trong những nhân tố cơ bản quan trọng quyết định sự thành bại của cạnh tranh, của sự tồn tại cũng như uy tín của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, nhìn chung vấn đề quản trị chất lượng của các doanh nghiệp đã được chú trọng và nâng cao. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn về chất lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng mẫu mã và hàng Việt Nam bước đầu chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên công tác quản trị chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thật sự hiệu quả so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục là một công ty còn non trẻ đang trên đà phát triển nên vấn đề chất lượng sản phẩm còn chưa được đầu tư một cách đúng mực. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ths. Trần Thị Thanh Mai đã giúp em lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục trong xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục” làm đề tài khóa luận. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 5 Có một số công trình nghiên trong nước cũng như quốc tế liên quan đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm như là: “Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở nhà máy bia Đông Nam Á”, “Quản lý chất lượng sản phẩm ở công ty cổ phần may Hưng Yên và một số giải pháp góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm”, “Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng toàn diện TQM tại công ty TNHH NatSteel Vina”… Hay một số công trình liên quan đến phát triển thương hiệu như là : “Xây dựng và phát triển thương hiệu VNGAS cho công ty Shinpetrol”, “Xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản xuất khẩu Việt Nam”… Những đề tài nghiên cứu trên đều đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu của công ty thực tập và từ đó đã đưa ra được các giải pháp, đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện về chất lượng sản phẩm để phát triển thương hiệu bền vững hơn. Tuy nhiên, cũng chưa có một công trình nào Nghiên cứu về việc nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục cho công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục”, mục đích nghiên cứu là: Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thương hiệu, những phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. Đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu thiết bị giáo dục cho công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục bền vững và lâu dài, ngày càng nâng cao uy tín về sản phẩm trên thị trường. 4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các lý thuyết về nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc đưa ra các phương pháp cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm phát triển 6 thương hiệu thiết bị giáo dục. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. 5.Phương pháp nghiên cứu Đi sâu nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục”, em đã sử dụng một số biện pháp nghiên cứu sau: 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là dữ liệu thứ cấp được thu thập tại công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục từ hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của công ty, và từ các báo cáo tổng kết tình hình kinh doanh hàng năm nguồn từ phòng kế toán tài chính. Các văn bản quy định, nội quy trong công ty. Ngoài ra còn sử dụng các nguồn thứ cáp bên ngoài như các bài báo, báo cáo tài chính, tổng kết nghiên cứu khoa học, giáo trình và tài liệu tham khảo khác nhưu website, kỷ yếu nghiên cứu khoa học… Thu thập dữ liệu sơ cấp - Điều tra khảo sát bằng câu hỏi: Phát phiếu điều tra: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng phiếu điều tra cho các khách hàng của công ty. Phương pháp quan sát tổng hợp: Đây là phương pháp dựa trên những quan sát tổng hợp của người điều tra. Những quan sát này có được trong quá trình tham gia vào các công việc thực tế của công ty. Nhận biết được thái độ làm việc, ý thức thực hiện, tuân thủ các bước của quy trình, hiệu quả từ đó phán đoán và đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến cách thức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả cao nhất góp phần tạo dựng, phát triển thương hiệu cho công ty. 5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Do số lượng tập mẫu điều tra không lớn nên các phiếu điều tra đều được xử lý đơn giản bằng tính toán, tổng hợp thông thường không xử dụng công cụ, phần mềm hỗ trợ nào khác. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài. Phương pháp so sánh: Áp dụng phương pháp này để so sánh kết quả năm này so với năm trước về tình hình tăng giảm các chỉ tiêu, qua đó công ty có những hướng giải quyết cụ thể trong tương lai. Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem ra đối chiếu để thấy sự thay đổi giữa các năm. Phương pháp phân tích tổng hợp: Dùng phương pháp này để có cái nhìn tổng quan nhất về quá trình nâng cao chất lượng thiết bị dạy học của công ty từ đó 7 rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân, hướng đề xuất trong thời gian tới của công ty. 6. Kết cấu Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài khóa luận được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình phất triển và bảo vệ thương hiệu. Chương 2 :Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm thiết bị giáo dục của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. Chương 3 : Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. 8 Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1Khái niệm về sản phẩm Theo TCVN ISO 9000:2000. Sản phẩm là “Kết quả của quá trình”.Như vậy, sản phẩm được tạo ra rừ tất cả mọi quá trình bao gồm cả những quá tình sản xuất ra các sản phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ. Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hứu hình và vô hình tương ứng với 2 bộ phân cấu thành là phần cứng (Hardware) và phần mềm (Sortware) của sản phẩm. -Phần cứng (Hữu hình) : Nói lên công dụng thực của sản phẩm -Phần mềm (Vô hình) : Xuất hiện khi tiêu dùng mang thuộc tính thụ cảm và có ý nghĩa rất lớn. 1.1.2 Khái niệm về chất lượng Tổ chức quốc tế Tiêu chuẩn hóa ISO trong dự thảo DIS 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệt hống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán. *Khái niệm về nâng cao chất lượng Nâng cao chất lượng là các hoạt động được thực hiện trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động và quá trình dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho khách hàng. 1.1.3Khái niệm thương hiệu và phát triển thương hiệu Hiện nay có rất nhiều quan điểm về thương hiệu, tương ứng với nó cũng có rất nhiều khái niệm được các tổ chức và các chuyên gia đưa ra. Mỗi quan điểm đều dựa trên cơ sở, cũng như sự hiểu biết của một nhóm nhất định hoặc theo quan điểm của một nhóm đối tượng. 9 Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, thương hiệu được định nghĩa là: “tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc tập hợp tất cả các yếu tố này, giúp nhận biết nhà sản xuất hay người bán của sản phẩm hoặc dịch vụ.Thương hiệu(hay tên thương mại) gắn liền với sản phẩm giúp người tiêu dùng hiểu nơi nó được sản xuất hay chế tạo. Về phía người tiêu dùng, họ có thể yên tâm khi mua được sản phẩm như mong muốn. Nhờ vào danh tiếng, thương hiệu khẳng định đẳng cấp về chất lượng, độ tin cậy và độ bền. Khái niệm thương hiệu được đề cập đến trong quyển: “Thương hiệu với nhà quản lý” của 2 tác giả PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung : “Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cung loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa,dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.” Thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Đồng thời những cảm nhận, đánh giá của người tiêu dùng và công chúng cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình nhưng đem lại giá trị hữu hình cho doanh nghiệp. • Vai trò của thương hiệu Thương hiệu không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm như các nhãn hiệu hàng hóa, mà cao hơn nó còn là hình tượng về sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí công chính. Ở đây ngoài những dấu hiệu trực giác đơn thuần còn có những dấu hiệu tri giác (như sự cảm nhận về uy tín, đẳng cấp, giá trị cảm nhận của con người…) Đôi khi các dấu hiệu vô hình tri giác lại đóng vai trò rất quan trọng , đưa đến quyết định mua sắm của khách hàng.Tất nhiên các dấu hiệu tri giác sẽ được truyền tải thông qua các dấu hiệu trực giác. Thiếu cá dấu hiệu trực giác sẽ không thể có dược sự liên tưởng và nhận biết đối với các dấu hiệu tri giác. 10 [...]... được phát huy nhiều Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 3.1 Phương hướng để phát triển công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 3.1.1 Mục tiêu Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công. .. dựng công ty cổ phần đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ ngày một phát triển nhanh chóng, đảm bảo được các mục tiêu chiến lược mà Hội đồng quản trị và Ban giám đốc đã đề ra cho công ty 23 2.2 Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng thiết bị giáo dục của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 2.2.1 Quy trình sản xuất một số thiết bị giáo dục Công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển. .. viên kiểm tra chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp phải coi chất lượng là vấn đề thuộc trách nhiệm của toàn bộ doanh nghiệp 19 Chương 2: Phân tích và đánh giá chất lượng thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 2.1 Giới thiệu khái quát 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục Giáo dục luôn là mối... thống kiểm soát, quản lý chất lượng sản phẩm một cách chuyên nghiệp nhất hiện nay và sẽ góp phần giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thu được kết quả tích cực 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục 3.3.1Các giái pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục Thứ nhất, đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu Nguyên... gói sản phẩm 2.2.2 Thực trạng chất lượng của thiết bị giáo dục của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục Do hạn chế về mặt thời gian và không gian, để đánh giá được chất lượng thiết bị dạy học thời điểm hiện tại cũng như tiến hành triển khai việc cải tiến chất lượng trong thời gian sắp tới, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục đã tiến hành điều tra trắc... giỏi, cán bộ công nhân lành nghề, chuyên sâu 3.2 Quan điểm giải quyết vấn đề nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục Công ty luôn coi chất lượng là số một, tuy nhiên chính sách chất lượng phải hướng tới khách hàng Đáp ứng nhu cầu của khách hàng được hiểu là thỏa mãn mọi mong muốn của khách... ngừng nâng cao, hoàn thiện chất lượng là một trong những hoạt động quan trọng Giảm thiểu chi phí, huy động phát huy yếu tố con người Trong quá trình thực tập và nghiên cứu quá trình sản xuất thiết bị dạy học tại công ty cổ phâng nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục em xin đưa ra một số quan điểm như sau: Thứ nhất, từ khi thành lập tới nay, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. .. suất và chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng thiết bị dạy học Tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của thiết bị dạy học, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty đóng góp tích cực vào sự phát triển của kinh tế- xã hội Mục tiêu cụ thể: Về sản lượng: Trong tương lai, giai đoạn từ năm 2015- 2018, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ. .. hệ làm ăn lâu dài với công ty, góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty bền vững trên thị trường 2.3Các kết luận về thực trạng của công ty 2.3.1 Thành tựu đạt được Với những nỗ lực xây dựng và phát triển không ngừng, công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục đã có những bước phát triển đáng kể: - Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đã mang đến năng lực... bản Thương hiệu là một chuỗi các sản phẩm nối tiếp nhau, và vì vậy có khả năng tồn tại lâu hơn, thậm chí là mãi mãi nếu nó nắm bắt được xu hướng phát triển của con người đối với từng nhu cầu cụ thể 1.2 Nội dung nâng cao chất lượng trong xây dựng và phát triển thương hiệu 1.2.1 Sự cần thiết nâng cao chất lượng trong xây dựng và phát triển thương hiệu Nâng cao chất lượng để tăng doanh thu: +Phát triển . của nó em quyết định chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo. 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thiết bị giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu của công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục. Đưa ra phương hướng phát. thiết bị giáo dục cho công ty cổ phần nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục trong quá trình phát triển và bảo vệ thương hiệu. 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng