Tiểu luận môn Quản trị học Sự thành công trong công tác quản trị của Apple

29 2.2K 11
Tiểu luận môn Quản trị học Sự thành công trong công tác quản trị của Apple

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - - Giảng viên: TS ĐẶNG NGỌC ĐẠI Giảng viên: TS ĐẶNG NGỌC ĐẠI Thực hiện: Nhóm 01 Thực hiện: Nhóm 01 Nguyễn Thị Bích Chung Nguyễn Thị Bích Chung Trần Hoàng Việt Dũng Trần Hoàng Việt Dũng 7701220112 7701220112 7701220217 7701220217 Phan Nhật Huy Phan Nhật Huy Nguyễn Thị Ánh Linh Nguyễn Thị Ánh Linh 7701220513 7701220513 7701220621 7701220621 Lê Viết Long Lê Viết Long Dương Trần Minh Dương Trần Minh 7701221575 7701221575 7701220678 7701220678 Nguyễn Thị Đăng Sinh Nguyễn Thị Đăng Sinh Nguyễn Bảo Trân Nguyễn Bảo Trân 7701220967 7701220967 7701221732 7701221732 Võ Đoàn Xuân Trường Võ Đoàn Xuân Trường Nguyễn Thanh Tùng Nguyễn Thanh Tùng 7701221291 7701221291 7701221321 7701221321 TP.HCM, 10/2012 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .5 CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN LÝ THUYẾT 7 Quản trị học là gì 7 Vậy, có thể hiểu: Quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẳn có để đạt được mục tiêu của tổ chức 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY APPLE 8 2.1Lịch sử hình thành và phát triển .8 2.2 Cơ cấu tổ chức 9 2.2.1Cơ cấu tổ chức của Apple năm 2011 .9 2.2.2CEO của Apple qua các thời kỳ 10 Michael Scott : 1977 tới 1981 10 Mike Markkula : 1981 tới 1983 10 John Sculley : 1983 tới 1993 10 Michael Spindler : 1993 tới 1996 10 Gil Amelio : 1996 đến 1997 10 Steve Jobs : 1997 tới 2011 10 Tim Cook : Hiện tại 10 Hình 2.2 Biều đồ sự phát triển của Apple qua các thời kỳ CEO (1983 -2012) 10 Nhìn trên bảng xếp hạng của Apple so với các doanh nghiệp lớn ở Mỹ qua các năm trên, ta có thể thấy thời gian Steve Jobs quay về làm CEO cho Apple là thời gian mà công ty này đang ở trong giai đoạn khá là thảm hại, chỉ đứng ở vị trí 223 trong số các doanh nghiệp Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn lãnh đạo công ty, Steve Jobs đã làm cho Apple phát triển nhanh chóng, trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ Tim Cook sau khi kế nhiệm Jobs cũng đang vận hành Apple khá tốt và chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự thay đổi này nhiều hơn nữa 10 10 2.3Thành tựu tiêu biểu của Apple .10 Nếu như trong những năm 90, Apple vẫn là một công ty không mấy tên tuổi thì ngày nay Apple đã có những bước tiến nổi bật và trở thành doanh nghiệp mang tầm vóc thế giới 10 2 Tháng 8/2012, Apple đã chính thức trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất lịch sử nước Mỹ trong mọi thời kỳ Apple kết thúc giao dịch vào thứ 2 với giá trị vốn hóa thị trường là 623.52 tỷ USD, chính thức vượt qua kỷ lục cũ của Microsoft là 618.9 tỷ đô la được lập vào tháng 12/1999 10 Chất lượng sản phẩm luôn được Apple đặt lên hàng đầu Theo Jonathan Ive – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách thiết kế công nghệ của Apple, thì nguyên nhân giúp “quả táo khuyết” vượt qua các hãng công nghệ lớn, nhỏ khắp thế giới đều bắt đầu từ chất lượng các sản phẩm của Apple Ive cũng nhấn mạnh khi Steve Jobs quay lại Apple thì mục tiêu chính của ông là chú trọng vào các sản phẩm cao cấp hơn là vào các hoạt động tài chính của công ty Ive nhận định: “Chúng tôi thực sự hài lòng với doanh thu của chúng tôi nhưng mục tiêu của chúng tôi không phải chỉ kiếm tiền Mục tiêu của chúng tôi và những gì làm cho chúng tôi háo hức là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời Nếu chúng tôi thành công, mọi người sẽ thích chúng tôi và Apple lại kiếm được nhiều tiền" .15 Một trong những điểm nổi tiếng của Steve Jobs chính là ở niềm đam mê và sự quan tâm lớn đối với thiết kế Đây không chỉ là sự quan tâm mang tính quản lý mà chính là yếu tố dẫn đường cho toàn bộ các sản phẩm Apple Cụ thể hơn, tại Apple, mọi báo cáo về thiết kế đều được đưa trực tiếp về cho CEO và thực hiện theo quyết định của CEO Tuy nhiên, khi nhắc đến những mẫu thiết kế của Apple, ta không thể không nhắc đến Jonathan Ive - phó chủ tịch cấp cao phụ trách thiết kế cũng là người đứng sau những sản phẩm lừng danh làm nên tên tuổi Apple Ông là người góp công lớn trong việc tạo ra những sản phẩm tinh tế, đẹp mắt và không kém phần sang trọng cho Apple 15 Ngoài ra, Apple luôn không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm mang đến những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, thu hút hơn Điển hình về sản phẩm iPhone của Apple được ra mắt lần đầu tiên năm 2007 đến nay đã có tất cả 6 thế hệ: iPhone 2G, iPhone 3G, iPhone 3GS, iPhone 4, iPhone 4S, iPhone 5 Hơn hết, mỗi dòng máy ra đời đều thành công vang dội hơn các dòng máy trước Khi iPhone 5 ra đời, trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi Apple cho phép người tiêu dùng đăng kí mua thì iPhone 5 đã nhận được con số kỷ lục 2 triệu đơn đặt hàng, mang về cho công ty nguồn lợi nhuận khổng lồ Doanh số bán hàng cao ngất ngưởng của iPhone 5 đã đẩy giá cổ phiếu của Apple lần đầu tiên lên trên ngưỡng 700 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/9 Giá cổ phiếu của Apple đóng cửa ở mức 699,68 USD, tăng 8,50 USD (khoảng 1,2%) Giá trị của Apple hiện ở mức gần 656 tỷ USD, gấp 6 lần giá trị của công ty này tính từ hồi tháng 6/2007 khi họ trình làng chiếc điện thoại iPhone đầu tiên 15 3.1.3 Thay đổi bộ mặt công ty 15 Sự thay đổi thể hiện trong việc thay đổi logo của Apple trong các thời kỳ Ban đầu, Logo của Apple là hình ảnh Issac Newton đang ngồi dưới gốc cây với câu mô tả: “Newton … A Mind 3 Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought … Alone” - “Newton, một trí tuệ luôn du hành xuyên các đại dương kiến thức, một mình” Sau đó Steve Jobs đơn giản hóa logo đi với hình ảnh quả táo khuyết với màu sắc cầu vồng Logo này có khá nhiều cách lý giải khác nhau, một số cho rằng hình ảnh quả táo cắn dở là bểu tượng cho sự ham muốn, sự hiểu biết, niềm hy vọng và sự nổi loạn Song cũng có người lại cho rằng đó thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt tới độ hoàn hảo của hãng công nghệ Và dải cầu vồng màu sắc thể hiện ưu thế về giao diện đồ họa có màu của máy tính Apple II thời đó 15 Sau đó, vào năm 1998, khi ra mắt máy tính iMac, Apple đã bỏ dãy cầu vồng trong logo của mình thành màu đen đơn sắc và tiếp đó là quả táo khuyết màu bạc như ta thấy sau này .16 Việc thay đổi logo của Apple qua các thời kỳ có thể cho thấy rõ triết lý thiết kế sản phẩm của công ty – ngày càng đơn giản hóa Không cần màu sắc, không cần tên hãng, chỉ cần thấy quả táo cắn dở là ta đã nhận biết được đó là sản phẩm của hãng nào Logo của Apple vừa mang tính nhận diện, vừa mang tính nhân bản và mang tính thẩm mỹ cao 16 Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2012, Apple cũng đã thay đổi logo mới, huyền ảo với các màu xanh, đỏ, tím, vàng đan xen nhau Liệu đây có phải là một báo hiệu cho những thay đổi sắp tới của Apple dưới sự lãnh đạo của vị CEO mới – Tim Cook? 16 .16 Hình: Logo của Apple qua các thời kỳ .16 3.2Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs – nhà độc tài thông thái .17 Quản lý nhân viên một cách hà khắc 18 3.3Quản trị nhân sự - Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài 20 CHƯƠNG 4 ĐÁNH GIÁ & NHẬN XÉT 30 4.1 Nhận xét 30 4.1.1.Điểm mạnh 30 Apple sở hữu những nhà quản trị tài ba với tầm nhìn chiến lược như Steve Jobs, Tim Cook đã đưa ra những quyết định đúng đắn cho đường lối hoạt động của doanh nghiệp, lèo lái con tàu Apple đến thành công như hiện tại Họ biết đâu là trọng tâm cần phải dồn nguồn lực vào, để mang lại những nguồn lợi cao hơn 30 Apple luôn chú trọng đến những ý tưởng, tư duy đột phá, không ngừng cải tiến và hoàn thiện sản phẩm để đảm bảo những sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải thật sự có chất lượng 30 4.1.2.Điểm yếu 30 4.2 Bài học kinh nghiệm 30 4 KẾT LUẬN 31 MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, khi mà khoa học và công nghệ phát triển vượt bậc, các thành tựu công nghệ thông tin liên tiếp nhau ra đời đã làm thay đổi bộ mặt công nghệ, làm cho con đường thiết bị số vốn không bằng phẳng nay lại có nhiều thánh thức và cơ hội Apple có lẽ là công ty công nghệ thành công nhất thế giới với giá trị đã có lúc chạm ngưỡng 400 tỉ USD Tất cả các sản phẩm của Apple như iPod, iPad, iPhone, Macbook Air đều nắm giữ thị phần rất lớn so với các đối thủ cạnh tranh và đem về lợi nhuận khổng lồ Thế nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao Apple lại thành công đến vậy? Tại sao cho đến giờ mặc dù có rất nhiều công ty muốn đi theo mô hình kinh doanh của Apple (hợp nhất phần cứng phần mềm, định vị thương hiệu cao cấp ) nhưng chưa một công ty nào đạt được sự thành công giống như Táo Khuyết? Thành công của Apple luôn gắn liền với tên tuổi nhà sáng lập và điều hành - Steve Jobs Steve Jobs đã ghi nhiều dấu ấn – những bài học không chỉ cho các đồng nghiệp mà còn cho cả những đối thủ của ông Công tác quản trị của Steve Jobs có phải là một cái gì đó đặc biệt và khác mọi người ? Vậy Apple có "vũ khí bí mật" nào để tạo nên sự khác biệt nhưng lại rất thành công ấy ? Mục đích nghiên cứu Giới thiệu và thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về những quan điểm, những "vũ khí bí mật" trong công tác quản trị của Apple Trình bày có tính chất hệ thống lại và phân tích công tác quản trị mang đến sự thành công và lớn mạnh của Apple ngày nay Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các quan điểm, những “vũ khí bí mật” trong công tác quản trị giúp Apple thành công như ngày hôm nay Cũng giống như mọi vấn đề khác trong kinh doanh, thành công của Apple đến từ sự kết hợp của vô vàn yếu tố, từ quản lý đến nhân sự, công nghệ và thậm chí là cả đôi chút thời vận Bài viết này không đề cập đến tất cả những yếu tố trên mà chỉ đơn giản muốn mổ xẻ một vài khía cạnh ít được đề cập là công tác quản trị của Táo Khuyết Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Căn cứ vào những thông tin trên internet, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ những nguồn đáng tin cậy, nhóm sẽ tập hợp và phân tích 5 Kết cấu bài tiểu luận: nội dung tiểu luận gồm các chương sau: - Mở đầu - Chương 1 Tổng quan lý thuyết - Chương 2 Tổng quan Công ty Apple - Chương 3 Phân tích công tác quản trị của Apple - Chương 4 Đánh giá nhận xét - Kết luận 6 CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN LÝ THUYẾT Quản trị học là gì Thuật ngữ quản trị được giải thích bằng nhiều cách khác nhau và có thể nói là chưa có một định nghĩa nào được tất cả mọi người chấp nhận hoàn toàn Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác” Định nghĩa này nói lên rằng những nhà quản trị đạt được các mục tiêu của tổ chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không phải hoàn thành công việc bằng chính mình Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định.” Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản trị được James Stoner và Stephen Robbins trình bày như sau: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra” Định nghĩa của Stoner và Robbins cũng chỉ ra rằng nhà quản trị sử dụng tất cả những nguồn lực của tổ chức bao gồm nguồn lực tài chính, vật chất và thông tin cũng như nguồn nhân lực để đạt được mục tiêu Trong những nguồn lực trên, nguồn lực con người là quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất để quản lý Yếu tố con người có thể nói là có ảnh hưởng quyết định đối với việc đạt được mục tiêu của tổ chức hay không Tuy nhiên, những nguồn lực khác cũng không kém phần quan trọng Ví dụ như một nhà quản trị muốn tăng doanh số bán thì không chỉ cần có chính sách thúc đẩy, khích lệ thích hợp đối với nhân viên bán hàng mà còn phải tăng chi tiêu cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi Vậy, có thể hiểu: Quản trị là quá trình làm việc với và làm việc thông qua người khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẳn có để đạt được mục tiêu của tổ chức Một công ty muốn thành công, thì trước hết công tác quản trị phải tốt Thực tế cho thấy rằng không có bất kỳ tổ chức hay công ty nào có thể thành công khi công tác quản trị tồi ! Apple cũng không là một ngoại lệ, cho đến nay có thể nói Apple là một trong những công ty công nghệ thành công bậc nhất thế giới Từ khi thành lập năm đến nay, Apple đã lần lượt trải qua 7 CEO nhưng có lẽ dấu ấn thành công nhất chính là Steve Jobs Steve Jobs đã trở thành một nhân vật được ngưỡng mộ trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư của Apple Hiện tại, ông là một trong những CEO, nếu không muốn nói là một trong những người nổi tiếng nhất thế giới Để hiểu rõ hơn công tác quản trị của Steve Jobs như thế nào để đưa Apple đến thành công, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích ở phần sau 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY APPLE 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Apple Inc là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở San Francisco, bang California Apple được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên thành Apple Inc vào đầu năm 2007 Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800 nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple Macintosh, iPod nghe nhạc, chương trình nghe nhạc iTunes, đặc biệt là điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad Nơi bán hàng và dịch vụ chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh Hiện nay, tổng giám đốc điều hành của Apple là ông Tim Cook Sau đây là những cột mốc đáng nhớ trong lịch sử phát triển của Apple: Ngày 1 tháng 4 năm 1976, hai người bạn đồng học ở trường phổ thông là Steven Wozniak và Steve Jobs cùng với Ronald Wayne bắt tay sáng lập công ty Apple Computer, với “trụ sở” đầu tiên là một garage ôtô Sản phẩm ra mắt đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I bao gồm bo mạch chủ (với CPU, RAM, và chip xử lý đồ họa cơ bản) và lần đầu tiên được công bố tại một câu lạc bộ máy tính ở Palo Alto, California Năm 1977, Apple được hợp nhất mà không có Wayne, ông đã bán lại toàn bộ số cổ phần của mình cho Jobs và Wozniak Apple tung ra sản phẩm tiếp theo - Apple II, một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple Đến năm 1980, Jobs và Wozniak phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu Giữa năm 1980, sau khi trải qua cuộc tranh đấu chức vị giám đốc điều hành với John Sculley, Jobs rời khỏi Apple và sáng lập NeXT Computer Năm 1996, Apple mua lại NeXT, Jobs trở lại vị trí lãnh đạo Apple Công việc đầu tiên của ông là phát triển iMac, đã cứu sống Apple khỏi cảnh phá sản Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra giới thiệu và cải tiến những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến như máy nghe nhạc cầm tay iPod, phần mềm nghe nhạc kĩ thuật số iTunes và iTunes Store Năm 2007, Apple gia nhập thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone Tháng 4/2010: Apple bắt đầu bán iPad trên thị trường Tháng 2/2011: Apple giới thiệu iPad 2 Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple và đề cử Tim Cook thay thế Ông vẫn tiếp tục cống hiến cho Apple với chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị cho đến khi ông qua đời ngày 5/10/2011 ở tuổi 56 8 2.2 Cơ cấu tổ chức 2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Apple năm 2011 Khi Steve Jobs còn là CEO của Apple, thì cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản như sau: Steve Jobs là lãnh đạo cao nhất và có 15 thành viên quyền lực (Phó chủ tịch cấp cao) trực tiếp báo cáo với ông 15 người này lại có 31 vị VP (Phó chủ tịch) báo cáo trực tiếp với mình Trong khi hầu hết mọi sự chú ý đối với công ty đều đổ dồn vào Jobs, thì chính những người đứng thấp hơn ông trong nấc thang lãnh đạo mới thực sự là những người duy trì mọi hoạt động của công ty Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Apple năm 2011 9 2.2.2 CEO của Apple qua các thời kỳ Michael Scott : 1977 tới 1981 Mike Markkula : 1981 tới 1983 John Sculley : 1983 tới 1993 Michael Spindler : 1993 tới 1996 Gil Amelio : 1996 đến 1997 Steve Jobs : 1997 tới 2011 Tim Cook : Hiện tại Hình 2.2 Biều đồ sự phát triển của Apple qua các thời kỳ CEO (1983 -2012) Nhìn trên bảng xếp hạng của Apple so với các doanh nghiệp lớn ở Mỹ qua các năm trên, ta có thể thấy thời gian Steve Jobs quay về làm CEO cho Apple là thời gian mà công ty này đang ở trong giai đoạn khá là thảm hại, chỉ đứng ở vị trí 223 trong số các doanh nghiệp Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn lãnh đạo công ty, Steve Jobs đã làm cho Apple phát triển nhanh chóng, trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Mỹ Tim Cook sau khi kế nhiệm Jobs cũng đang vận hành Apple khá tốt và chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự thay đổi này nhiều hơn nữa 2.3 Thành tựu tiêu biểu của Apple Nếu như trong những năm 90, Apple vẫn là một công ty không mấy tên tuổi thì ngày nay Apple đã có những bước tiến nổi bật và trở thành doanh nghiệp mang tầm vóc thế giới Tháng 8/2012, Apple đã chính thức trở thành doanh nghiệp có giá trị lớn nhất lịch sử nước Mỹ trong mọi thời kỳ Apple kết thúc giao dịch vào thứ 2 với giá trị vốn hóa thị trường là 623.52 tỷ USD, chính thức vượt qua kỷ lục cũ của Microsoft là 618.9 tỷ đô la được lập vào tháng 12/1999 Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Harris Interactive vào tháng 2 năm 2012, Apple được đánh giá là công ty uy tín nhất năm với 85,62 điểm, vượt qua cả Google 10 3.1.2 Đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu Chất lượng sản phẩm luôn được Apple đặt lên hàng đầu Theo Jonathan Ive – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách thiết kế công nghệ của Apple, thì nguyên nhân giúp “quả táo khuyết” vượt qua các hãng công nghệ lớn, nhỏ khắp thế giới đều bắt đầu từ chất lượng các sản phẩm của Apple Ive cũng nhấn mạnh khi Steve Jobs quay lại Apple thì mục tiêu chính của ông là chú trọng vào các sản phẩm cao cấp hơn là vào các hoạt động tài chính của công ty Ive nhận định: “Chúng tôi thực sự hài lòng với doanh thu của chúng tôi nhưng mục tiêu của chúng tôi không phải chỉ kiếm tiền Mục tiêu của chúng tôi và những gì làm cho chúng tôi háo hức là tạo ra những sản phẩm tuyệt vời Nếu chúng tôi thành công, mọi người sẽ thích chúng tôi và Apple lại kiếm được nhiều tiền" Một trong những điểm nổi tiếng của Steve Jobs chính là ở niềm đam mê và sự quan tâm lớn đối với thiết kế Đây không chỉ là sự quan tâm mang tính quản lý mà chính là yếu tố dẫn đường cho toàn bộ các sản phẩm Apple Cụ thể hơn, tại Apple, mọi báo cáo về thiết kế đều được đưa trực tiếp về cho CEO và thực hiện theo quyết định của CEO Tuy nhiên, khi nhắc đến những mẫu thiết kế của Apple, ta không thể không nhắc đến Jonathan Ive - phó chủ tịch cấp cao phụ trách thiết kế cũng là người đứng sau những sản phẩm lừng danh làm nên tên tuổi Apple Ông là người góp công lớn trong việc tạo ra những sản phẩm tinh tế, đẹp mắt và không kém phần sang trọng cho Apple Ngoài ra, Apple luôn không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm mang đến những sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn, thu hút hơn Điển hình về sản phẩm iPhone của Apple được ra mắt lần đầu tiên năm 2007 đến nay đã có tất cả 6 thế hệ: iPhone 2G, iPhone 3G, iPhone 3GS, iPhone 4, iPhone 4S, iPhone 5 Hơn hết, mỗi dòng máy ra đời đều thành công vang dội hơn các dòng máy trước Khi iPhone 5 ra đời, trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ khi Apple cho phép người tiêu dùng đăng kí mua thì iPhone 5 đã nhận được con số kỷ lục 2 triệu đơn đặt hàng, mang về cho công ty nguồn lợi nhuận khổng lồ Doanh số bán hàng cao ngất ngưởng của iPhone 5 đã đẩy giá cổ phiếu của Apple lần đầu tiên lên trên ngưỡng 700 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/9 Giá cổ phiếu của Apple đóng cửa ở mức 699,68 USD, tăng 8,50 USD (khoảng 1,2%) Giá trị của Apple hiện ở mức gần 656 tỷ USD, gấp 6 lần giá trị của công ty này tính từ hồi tháng 6/2007 khi họ trình làng chiếc điện thoại iPhone đầu tiên 3.1.3 Thay đổi bộ mặt công ty Sự thay đổi thể hiện trong việc thay đổi logo của Apple trong các thời kỳ Ban đầu, Logo của Apple là hình ảnh Issac Newton đang ngồi dưới gốc cây với câu mô tả: “Newton … A Mind Forever Voyaging Through Strange Seas of Thought … Alone” - “Newton, một trí tuệ luôn du hành xuyên các đại dương 15 kiến thức, một mình” Sau đó Steve Jobs đơn giản hóa logo đi với hình ảnh quả táo khuyết với màu sắc cầu vồng Logo này có khá nhiều cách lý giải khác nhau, một số cho rằng hình ảnh quả táo cắn dở là bểu tượng cho sự ham muốn, sự hiểu biết, niềm hy vọng và sự nổi loạn Song cũng có người lại cho rằng đó thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt tới độ hoàn hảo của hãng công nghệ Và dải cầu vồng màu sắc thể hiện ưu thế về giao diện đồ họa có màu của máy tính Apple II thời đó Sau đó, vào năm 1998, khi ra mắt máy tính iMac, Apple đã bỏ dãy cầu vồng trong logo của mình thành màu đen đơn sắc và tiếp đó là quả táo khuyết màu bạc như ta thấy sau này Việc thay đổi logo của Apple qua các thời kỳ có thể cho thấy rõ triết lý thiết kế sản phẩm của công ty – ngày càng đơn giản hóa Không cần màu sắc, không cần tên hãng, chỉ cần thấy quả táo cắn dở là ta đã nhận biết được đó là sản phẩm của hãng nào Logo của Apple vừa mang tính nhận diện, vừa mang tính nhân bản và mang tính thẩm mỹ cao Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2012, Apple cũng đã thay đổi logo mới, huyền ảo với các màu xanh, đỏ, tím, vàng đan xen nhau Liệu đây có phải là một báo hiệu cho những thay đổi sắp tới của Apple dưới sự lãnh đạo của vị CEO mới – Tim Cook? Hình: Logo của Apple qua các thời kỳ 3.1.4 “Think different” – tư duy cốt lõi Với khẩu hiệu “Think different – Nghĩ khác đi”, Apple luôn đề cao sự sáng tạo, đổi mới trong cách tư duy nhằm mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đột phá Trong triết lý kinh doanh của mình, Steve Jobs cho rằng: “Để thống trị một dòng sản phẩm thì cách đơn giản nhất là trở thành người tạo ra nó” Điển hình là sự ra đời của chiếc máy tính Macintosh (Mac) vào năm 1984 đã thực sự tạo nên một cơn sốt, một sự đột phá về công nghệ và tư duy khác biệt Đây là mẫu máy tính cá nhân đầu tiên thành công với công cụ trỏ chuột, giao diện người dùng đồ hoạ thay vì những dòng lệnh nhàm chán trước đó, chú trọng đến nhu cầu sử dụng thực tế hơn là tính kỹ thuật Trong khi iPod, iPhone, iPad … không ngừng lặp lại thành công trên thị trường công nghệ với cùng kịch bản 16 “nghĩ khác đi” giống với Macintosh cách đây gần 30 năm Có thể nói, suy nghĩ đột phá đã trở thành biểu tượng đặc trưng gắn liền với tên tuổi Apple và CEO Steve Jobs của hãng 3.1.5 Chiến lược phát triển sản phẩm toàn cầu Apple đã lựa chọn chiến lược phát triển toàn cầu Apple chuyên sản xuất các sản phẩm có chất lượng công nghệ cao, kho ứng dụng rộng rãi cho tất cả các khách hàng chứ không quan tâm đến sở thích và thị hiếu của từng quốc gia riêng biệt Apple là trường hợp có thể nói “ngoại lệ” trong quan hệ giữa nhà sản xuất với nhà phân phối Apple sử dụng 2 kênh phân phối chính là bán hàng qua mạng và các nhà phân phối chính thức tại các quốc gia.Vì vậy, Apple có một kênh phân phối rộng lớn và ổn định trên toàn thế giới Tất cả các chính sách giá, khuyến mãi, quy định về hệ thống cửa hàng, chế độ bảo hành…đều phải tuân thủ theo các quy định của hãng Apple thực hiện chính sách liên minh chiến lược với một số đối tác là các tập đ oàn lớn Những đối tác liên minh của Apple thường là những “ông lớn” công nghệ như IBM, HP, Motorola những nhà cung cấp dịch vụ sừng sỏ như Google, Microsoft và các hãng phân phối viễn thông lớn như AT&T và Verizon Communications Việc hợp tác này đem đến cho Apple những lợi thế không nhỏ khi khai thác tiềm năng từ các đối tác và thu về lợi ích cho cả hai bên Trong chiến lược phát triển thị trường, Apple không ngừng mở rộng thị trường và tìm kiếm các thì trường mới tiềm năng như Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu và Australia Hiên tại, khu vực châu Âu đang là thị trường lớn của Apple Hãng cũng đang làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ tại Châu Á, bắt đầu với các thị trường mà Apple dự đoán sẽ là thị trường lớn nhất của khu vực này, đó là Australia, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc Về phía kênh phân phối, Apple xây dựng hệ thống Apple Store rộng khắp Ngoài ra Apple còn tạo điều kiện cho các trung gian phân phối như : được cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, các dịch vụ tài chính cho các nhà bán lẻ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bán hàng (Tạo thị trường riêng biệt cho doanh nghiệp – Những người yêu thích và đam mê công nghệ – Làm việc chuyên nghiệp – Tầng lớp có thu nhập cao Phục vụ người tiêu dùng theo phong cách riêng biệt) 3.2 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs – nhà độc tài thông thái Steve Jobs nổi tiếng là một nhà lãnh đạo theo thiên hướng độc tài Tuy nhiên khi nhìn 17 vào thành công mà ông mang lại cho Apple, sẽ không quá lời khi nhận định rằng ông là một nhà lãnh đạo độc tài với những quyết định của mình Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: "Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái" Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông Steve Jobs tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những nguyên tắc của riêng mình Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình và vì thế đạt được những thành công đặc biệt Người duy nhất đưa ra định hướng phát triển của công ty Khi được Apple mời quay trở về vị trí điều hành vào năm 1997, Steve Jobs đã ra điều kiện sẽ trở về nếu các vị lãnh đạo trong ban quản trị phải từ nhiệm Và trong quá trình lãnh đạo của Jobs tại Apple, có rất ít sự phản biện trong nội bộ công ty, hơn hết ông là người duy nhất đưa ra định hướng phát triển cho Apple Jobs là người định hướng Apple trở thành một hãng công nghệ chứ không còn sản xuất máy tính đơn thuần nữa Trong quá trình nghiên cứu sáng chế ra sản phẩm, Jobs đã tham gia rất nhiều trong việc chế định những quyết sách quan trọng, từ quạt tản nhiệt máy tính cho đến ký tự sử dụng trên hộp máy Mặc dù Jobs là nhà độc tài sản phẩm, nhưng quyết sách của Apple hoàn toàn không phải lúc nào cũng là từ trên xuống dưới, những cuộc tranh luận và biện chứng là một phần quan trọng, Jobs thông qua trò chơi đối kháng trí tuệ này để lựa chọn ra quyết sách Mỗi sản phẩm, dịch vụ được họ giới thiệu đều mang tính đột phá Dịch vụ tải nhạc kỹ thuật số iTunes ra đời đã triệt tiêu nhu cầu tiêu thụ đĩa CD, hay như máy nghe nhạc iPod cho phép người dùng mang theo cả một kho nhạc số với kích thước bỏ vừa túi quần Những chiếc điện thoại iPhone ra sau đều lần lượt triệt tiêu những sản phẩm ra đời trước đó nhờ vào những tính năng hay kiểu dáng đột phá Quản lý nhân viên một cách hà khắc Trong quản lý nhân sự, sự động viên khuyến khích nhân viên của nhà quản lý bằng những biện pháp tích cực và xây dựng là công tác vô cùng quan trọng để họ có thể phát huy tốt nhất năng lực, đóng góp tối đa cho sự phát triển của tổ chức Nhưng với Steve Jobs thì ngược lại, ông không tuân theo bất kì một quy tắc quản lý nhân sự truyền thống nào, nếu không muốn nói là ngược lại hoàn toàn Steve Jobs phân loại nhân viên theo hai loại hoặc là “sáng dạ” hoặc “ngu dốt” và công việc của họ là “tốt nhất” hoặc “hoàn toàn vứt đi” Trong cuốn sách Tiểu sử về Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson nhận định: Bản thân Jobs là một người rất tinh tế, ông dường như có thể đọc được suy nghĩ của mỗi người và nắm được điểm yếu của họ Điều này giúp Jobs nhanh chóng nhận định ai là phù hợp với chiến lược của mình, ai là người cần thiết cho những dự án của bản thân mình 18 Thay vì kêu gọi nhân viên góp sáng kiến, Steve Jobs lại có một niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình Hơn thế, Jobs cũng được biết đến phong cách động viên “cho roi cho vọt” Với ông mọi sai lầm đều đáng bị trừng phạt Jobs không ngần ngại sử dụng phương pháp không bao dung, không khoan nhượng đối với những sai lầm của nhân viên, thậm chí ông có thể sa thải một nhân viên ngay trong thang máy nếu như nhân viên đó phạm phải một lỗi nghiêm trọng Steve Jobs đã từng nhấn mạnh rằng không việc gì phải chiều chuộng nhân viên, mà ngược lại, nếu có trong tay một nhân viên giỏi, hãy tạo áp lực để khai thác tối đa hiệu suất làm việc của anh/cô ta Steve không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của cấp dưới, điều quan trọng với ông là kết quả cuối cùng có đạt được hay không Một con người quyết đoán Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài đến dự tính của mình Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple - giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và “phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng lên 20 đô la chỉ trong cùng một tháng Đề cao chủ nghĩa hoàn hảo Chủ nghĩa hoàn hảo luôn được Steve Jobs đề cao, nó được lan truyền vào tận những chi tiết bên trong của sản phẩm Apple Trong việc hình thành ý tưởng cho Apple II và Macintosh, ông đã trả lại cả 2 bản thiết kế bảng mạch điện tử vì cho rằng nó “không đẹp”, Jobs nói:“ Một thợ mộc tốt không bao giờ dùng những thanh gỗ kém chất lượng cho phần sau tủ cả, kể cả trong trường hợp không ai nhìn nó” Nhóm thiết kế tuy phản đối và tỏ vẻ khó hiểu nhưng vẫn thực hiện theo như Jobs yêu cầu Khi sản phẩm được hoàn thành ông yêu cầu các kỹ sư ký tên của mình vào sau vỏ và nói “Những người nghệ sĩ thực thụ ghi nhận công việc của mình” Nhóm thiết kế hoàn toàn tâm phục khẩu phục sự chỉ đạo của ông và từ đó những sản phẩm của Apple luôn là những tác phẩm nghệ thuật thực sự Phong cách kinh doanh cá biệt Khác với những doanh nghiệp khác luôn hỏi người tiêu dùng những câu như: “Bạn muốn sản phẩm sắp tới như thế nào?” thì Apple sẽ hỏi người tiêu dùng: “Tôi vừa làm một iDevice mới, bạn có muốn mua nó không?” Steve Jobs đã từng khẳng định Apple không hề làm nghiên cứu thị trường và thể hiện quan điểm “chính những người tiêu dùng cũng không hề biết họ muốn cái gì Đó không phải là công việc của họ Bạn không thể hỏi khách hàng muốn cái gì và sau đó cố gắng cung cấp cho họ cái mà họ muốn Vào thời điểm mà bạn chế tạo xong sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, họ lại muốn một cái gì đó mới hơn” Apple thể hiện quan điểm chứng 19 minh rằng thị trường là nơi để sáng tạo, để định hướng thị hiếu của người tiêu dùng, chứ không phải chạy theo sở thích của họ “Táo bạo” chính là một tố chất khiến cho Apple nổi bật lên trong số các đối thủ cạnh tranh trực tiếp Nhờ vậy, các ý tưởng cho sản phẩm mới ra đời độc lập và không bị bó buộc trong cách tư duy hạn hẹp của người tiêu dùng Đặc biệt, phong cách kinh doanh khác biệt của Jobs còn thể hiện qua cách ông trả lời người dùng về vấn đề sóng điện thoại của iPhone yếu Theo ông, sóng điện thoại yếu là do người dùng cầm iPhone chưa đúng cách chứ không phải là lỗi của sản phẩm Tâm lý kinh doanh kiểu “thích thì lấy, không thì thôi” của Jobs tưởng như đã lỗi thời, vậy mà đến bây giờ người ta vẫn phải đổ xô xếp hàng để mua cho được những chiếc iPhone mới nhất Ngoài ra, những đặc tính như thô lỗ hay nóng nảy của Steve Jobs đã tạo ra cảm hứng cho cả công ty Ông ấy đã truyền vào đội ngũ công nhân viên của Apple một niềm đam mê vô tận để tạo ra những sản phẩm đột phá và niềm tin vào hoàn thành một công việc mà dường như là không thể Jobs có một gia đình hạnh phúc, và cũng vậy tại Apple, những cộng sự của ông ấy thường gắn bó lâu hơn và trung thành hơn các công ty khác, bao gồm cả những người được dẫn dắt bởi những ông chủ trái tính như Jobs Các nhân viên thực sự ngưỡng mộ tài năng của Jobs Nhân viên có thể cảm thấy bị xúc phạm khi nhận những lời chỉ trích, song không ai có thể phủ nhận tài lãnh đạo xuất sắc của ông tại Apple Sự ngưỡng mộ đó lớn hơn các cảm xúc cá nhân, và nó giúp cho nhân viên gắn bó lâu dài với Apple, bất chấp việc bản thân họ có thể có những lúc không vui Việc thẳng tay la mắng nhân viên, một mặt bị cho là có thể gây ra tâm lý tiêu cực, song nhìn từ góc độ khác, nhân viên vì muốn bảo vệ niềm kiêu hãnh và chứng tỏ khả năng của mình, có động lực để hoàn thành công việc tốt hơn Sự tự hào là một nét đặc trưng của Apple, vì thế không có gì ngạc nhiên khi nó đi vào suy nghĩ của tất cả nhân viên ở đây Thuộc cấp của Jobs bị khiển trách, nhưng họ biết ông coi trọng năng lực của họ, vì nếu không thì họ đã không còn ngồi ở đó Sự thành công kỳ diệu của Apple ngày nay chứng tỏ sự độc đoán của Jobs là đúng khi đã tuyệt đối tin tưởng vào tầm nhìn của mình và đã định hướng cho Apple đi theo con đường đó một cách hoàn hảo 3.3 Quản trị nhân sự - Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài Quản trị nhân sự là một phần tối quan trọng góp phần vào sự thành công của một công ty Với Apple, nhân sự là phần không thể không nhắc đến khi kể về những thành tựu nổi bật của công ty Apple dưới thời kì lãnh đạo của Steve Jobs đã trở thành một trong những niềm mơ ước đối với những ai làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói riêng và lĩnh vực kinh doanh nói chung Quản lý và lãnh đạo nhân viên là cả một nghệ thuật và Steve Jobs đã trở thành một nghệ sĩ tài ba trong lĩnh vực quản lý Steve Jobs đã tạo ra một môi trường Apple với những đặc điểm riêng góp phần quan trọng tạo nên thành công chung của công ty 20 CAO 2 Quan tâm đến 1 con người THẤP 3 Quan tâm đến công việc CAO Hình 3.2 Biểu đồ tương quan mức độ quan tâm công việc và con người tại Apple Các nhà lãnh đạo của Apple luôn dành nhiều thời gian để tạo ra sự hài hòa giữa công việc và nhân viên trong công ty Không chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc, Apple quan tâm đúng mực đến nguồn nhân lực và có những hoạt động tích cực cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Điều quan trọng là Apple tạo ra được môi trường làm việc tốt với những quy tắc, chuẩn mực và ưu đãi đúng đắn để nhân viên có thể gắn bó lâu dài và đóng góp, cống hiến tài năng của họ cho công ty Đây chính là chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài, góp phần tạo nên thành công rực rỡ cho Apple 3.3.1 Chiến lược thu hút nhân tài 3.3.1.1 Tuyển dụng nhân viên có đủ trình độ và kinh nghiệm Apple luôn ra sức tuyển mộ những nhân tài cho công ty Từ lâu họ đã chủ trương xây dựng “nhóm cấp A” bao gồm những nhân tài “bậc A” và làm việc cho một bộ phận độc lập của Tổng công ty Apple với mục đích sáng tạo ra những sản phẩm chiến lược Nếu Steve Jobs cho rằng một người nào đó đặc biệt quan trọng, ông sẽ ra sức mời họ gia nhập Lập trình viên Bruce Hoorn chính là một ví dụ, để thuyết phục thành công Hoorn gia nhập, Jobs đã mất hai ngày để giới thiệu Apple với ông, khi ấy Hoorn đã nhận lời mời của một công ty khác với một khoản tiền lót tay lớn khi đồng ý ký hợp đồng, nhưng Jobs đã thành công trong việc thuyết phục Hoorn gia nhập Apple Đa phần các nhân viên làm việc tại Apple là những kỹ sư công nghệ, họ là những người có bằng cấp MBA hoặc là những người có kinh nghiệm lâu năm 21 22 Hình 3.3 Biểu đồ so sánh kinh nghiệm giữa nhân sự Apple và các công ty khác Gần như mỗi nhân viên tại Apple đều có hơn 5 năm kinh nghiệm, hầu hết là trên 10 năm Hơn nữa, đa phần các nhà quản lý của Apple đều xuất phát từ các kỹ sư công nghệ, chứ không phải là những người có bằng MBA hay có kinh nghiệm quản lý lâu năm Điều này đồng nghĩa rằng những con người giám sát và quản lý dự án luôn hiểu rõ công nghệ, hiểu rõ những gì cần cho dự án và có mối liên hệ gần gũi với các thành viên khác 3.3.1.2 Tuyển dụng nhân viên có đủ phẩm chất, phong cách và đam mê với Apple Mỗi một nhân viên khi làm việc tại Apple ngoài việc phải có đủ trình độ, kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm, họ còn phải là những người có đam mê cuồng nhiệt đối với các sản phẩm của Apple Một kĩ sư công nghệ tại Apple chia sẻ, anh sẵn sàng làm việc gấp đôi thời gian và sức lực cho công ty vì anh ta tin rằng đó là toàn bộ cuộc sống của mình Tại Apple, sự nhiệt tình và hăng hái luôn được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công Các nhà quản lý Apple luôn tìm kiếm được những nhân viên thực sự đam mê và yêu mến công ty, sản phẩm, phong cách và văn hóa của Apple Hàng năm chỉ một số ít trong số hàng chục ngàn ứng viên được Apple gọi phỏng vấn Công ty sẽ sàng lọc trong số này những người có các phẩm chất như “hòa nhã” và khả năng “tự lãnh đạo” chứ không phải những người hiểu biết về công nghệ Đơn giản bởi kiến thức thì có thể được đào tạo còn những phẩm chất kia là thì không Phát hiện nhân tài luôn là ưu tiên hàng đầu của Apple với mục đích xây dựng một tập thể vững mạnh Họ rất xem trọng sự trùng khớp giữa “gen” của công ty và người tuyển dụng “Không chung chí hướng, khó cộng sự”, trong đó “chí hướng” chính là quan điểm về giá trị và 23 “gen” Đây là một trong những quy tắc tuyển dụng để xây dựng một tập thể ưu tú có cùng chí hướng Do có những quy tắc tuyển dụng rất riêng nên Apple không kén chọn về trình độ học vấn của nhân viên, công ty này thuê rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học mà chưa có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ Nhân viên làm việc tại Apple là những người có lòng yêu quý sản phẩm do Apple tạo ra, và các sản phẩm này thỏa mãn đam mê của họ Hình 3.4 Tỷ lệ học vị của nhân viên tại Apple(Theo Businessinsider) 3.3.2 Chiến lược giữ chân nhân tài 3.3.2.1 Văn hóa làm việc mở - “winning culture” giữa lãnh đạo và nhân viên Tại Apple, xuất phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới” Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên Những quản lý làm việc tại Apple phải có kinh nghiệm làm việc từ 10 năm trở lên để có thể đảm nhận tốt vai trò của một người quản lý Điều này là một trong những nhân tố động viên nhân viên rất lớn Nó làm cho nhân viên làm việc tại Apple luôn cố gắng nỗ lực khi làm việc để gây ra ấn tượng tốt với các quản lý của mình Những nhà lãnh đạo tại Apple có đủ kiến thức, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức để thuyết phục những nhân viên tài giỏi của mình Điều này cũng chính góp phần tạo ra một môi trường Apple, môi trường làm việc của những con người và sản phẩm thông minh Văn hóa mở giữa nhân viên và quản lý: khi gặp bất kỳ vấn đề nào, băn khoăn nào, nhân viên đều có thể gặp quản lý của mình và nói chuyện, chia sẻ trực tiếp hoặc có thể đăng lên mục Can We Talk trên website nội bộ nhân sự để có thể gửi cho các quản lý ở cấp cao hơn mình 24 Điều này, có thể giúp giải quyết các vấn đề nội bộ một cách nhanh chóng và hiệu quả Trong một lần trả lời phỏng vấn Tạp chí “Fortune”, Steve Jobs có chia sẻ phong cách lãnh đạo cũng như văn hóa mở của Apple Ông cho rằng ngoài Ban giám đốc và Hội đồng quản trị, ông còn hợp tác chặt chẻ với 100 nhân viên cao cấp, nhiều người chỉ là những nghiên cứu viên nòng cốt Vì vậy, khi có một ý tưởng xuất hiện thì Jobs và những người khác cùng suy ngẫm và thảo luận, thậm chí có lúc còn là biện luận để 100 người này có dịp giao lưu tư tưởng với nhau Từ đó có thể tìm ra những điểm sáng thực sự Tôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng khi làm việc tập thể và giúp cho tổ chức phát triển tốt.Và Apple luôn đề cao những ý kiến đóng góp của những cá nhân Điều này đã góp phần làm nên thành công ngày hôm nay của Apple 3.3.2.2 Môi trường làm việc hấp dẫn, tạo động lực cho nhân viên  Tự do cho nhân viên trong việc xây dựng và cải tiến sản phẩm Tại Apple, khi một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía nhà quản lý trực tiếp Nhân viên làm việc tại Apple không bị nhiều sự quản lý vi mô của cấp quản lý, họ hầu như có đủ tự do để làm việc theo ý tưởng và sự sáng tạo của chính bản thân họ Tất cả các dự án tại Apple đều được định hướng và vận hành bởi những mục tiêu dài hạn nhưng những kết quả nổi bật thường đến một cách rất cá nhân  Thúc đẩy sự phát triển cá nhân của nhân viên bằng cách tạo thách thức Để thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân mình, các nhà quản lý tại Apple luôn đưa ra những thách thức cao hơn cho nhân viên của mình, những nhiệm vụ và công việc khó khăn hơn một chút so với năng lực thực tế của nhân viên Điều này giúp cho nhân viên học hỏi được rất nhiều thứ và phát triển bản thân một cách nhanh chóng hơn Từ đó bồi dưỡng thêm kiến thức mà và kinh nghiệm cho chính bản thân họ kể cả trong công việc và trong cuộc sống Để minh họa rõ nét hơn về sự thách thức mà Apple thường đưa ra cho nhân viên, ta có thể nhắc đên câu nói nổi tiếng khi Jobs thuyết phục John Sculley – Tổng giám đốc PepsiCola – gia nhập Apple: “Anh muốn bán nước ngọt cả đời hay muốn thay đổi thế giới?” Đây có thể là câu nói có sức kích động lớn nhất trong lịch sử thương nghiệp hiện đại, là một lời sỉ nhục, cũng là một lời tán dương, một lời thách thức nội tâm người khác Điều quan trọng nhất là nó đã đánh đúng vào điểm yếu của Sculley, khiến ông cảm thấy bất an, phiền não trong một thời gian Cuối cùng, Sculley không kiềm chế được sự thách thức của Jobs Trong bài phát biểu nhậm chức, Sculley đã nói: “Nếu bạn muốn hỏi tôi tại sao đến với Apple, thì chỉ có một nguyên nhân, đó là ở đây tôi có thể được cùng làm việc với Steve Tôi coi anh ấy là một nhân vật vĩ đại thực sự của quốc gia chúng ta trong thế kỷ này Và bây giờ tôi có được cơ hội giúp sức anh ấy, tôi vô cùng 25 hãnh diện và vui mừng.” Nhưng chung quy sau sự thách thức đó, hầu hết các nhân viên đều hoàn thành các việc được giao và học hỏi được nhiều thứ Apple thực sự rất giỏi việc phát triển các nhân viên của mình cũng như trang bị cho họ các kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân trong công ty  Quy tắc làm việc với thời hạn Apple luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt khe, thậm chí có phần độc đoán Thời hạn cho công việc luôn thắt chặt và buộc mọi người phải tập trung cao độ để có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn với chất lượng tốt nhất Chất lượng công việc được đánh giá là chất lượng Apple, những yếu tố tác động đến sự chậm trễ tiến độ thì người chịu trách nhiệm cho công việc đó phải tự biết cách cắt bỏ, giảm bớt các yếu tố đó Công việc chất lượng và đúng thời hạn được đặt lên hàng đầu cho mỗi công việc và đặc biệt là vào những thời điểm quan trọng trong kinh doanh Một kĩ sư công nghệ làm việc tại Apple có chia sẻ trên glassdoor.com : “Tôi thực sự đã không có thời gian để tắm trong lúc thực hiện các dự án Tuy nhiên, tôi lại cảm thấy rất là hứng thú khi mình nhận được những thành tựu tốt, đạt được mục tiêu với một khoảng thời gian ngắn và chặt như vậy, như một vị anh hùng Thật là tuyệt khi cảm giác được thành công”  Khơi dậy sự khao khát công hiến của nhân viên Bất chấp việc phải tuân thủ những chính sách ngặt nghèo về bảo mật, giờ giấc làm việc căng thẳng cùng những áp lực bất tận, rất nhiều người vẫn mơ được đầu quân cho Apple Điều gì đã làm cho Apple hấp dẫn nhân viên đến vậy? Điều nhân viên tỏ ra hãnh diện nhất khi làm việc tại Apple là cảm giác công việc của họ thực sự có ý nghĩa và tác động tới cả thế giới Đôi khi các kỹ sự tại Apple phải thực sự có những đóng góp để hỗ trợ hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn khách hàng mỗi ngày Apple là công ty có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới nhưng điều đó không có nghĩa là họ vận hành theo cách của các “đại gia” Nhiều nhân viên của họ tiết lộ, một trong những điều tuyệt nhất tại nơi họ làm việc đó là công ty hoạt động giống như một mảng mới được thành lập dưới sự hỗ trợ của một công ty lớn Do vậy, nhân viên có sự ổn định công việc giống như ở các tập đoàn lớn nhưng sự linh hoạt trong công việc lại giống như ở các doanh nghiệp nhỏ “Apple vận hành giống như một nhóm các công ty nhỏ”, một kỹ sư phần mềm cấp cao cho biết “Khi công việc của bạn trở nên nhàm chán, và quả thực là như vậy, thì rất dễ để được thuyên chuyển nội bộ để có một cái nhìn mới mà không cần phải tìm công ty khác Tương tự vậy, nếu bạn muốn bổ sung hay nâng cao các kỹ năng, luôn có rất nhiều cơ hội để tiến bộ” 3.3.2.3 Chế độ đãi ngộ chu đáo 26 Cân bằng giữa cuộc sống và công việc là một trong những vấn đề rất khó của mỗi một ai làm việc tại các công ty đa quốc gia Apple hơn ai hết hiểu rõ vấn đề này, và đây là một trong những điều quan tâm hàng đầu của Apple đối với nhân viên của mình Hàng năm, công ty tổ chức những kỳ nghỉ xứng đáng cho nhân viên, giúp nhân viên tận hưởng được cuộc sống của mình sau những khoảng thời gian làm việc vất vả tại công ty Bảo hiểm: chế độ bảo hiểm tại bệnh viện và đơn thuốc tốt cho nhân viên, nhân viên yên tâm làm việc tại Apple Hỗ trợ chi phí đi lại: tàu điện ngầm, xe buýt điện cho nhân viên Hỗ trợ mua sản phẩm của công ty: nhân viên hoặc người nhà nhân viên được khuyến mãi/ giảm giá khoảng 10 – 30% giá của các sản phẩm của Apple khi mua các sản phẩm này Môi trường làm việc: FUN, INNOVATIVE WORK ENVIRONMENT 3.3.2.4 Khuyến khích, động viên nhân viên  Khuyến khích và chia sẻ những định hướng kinh doanh cho nhân viên Chia sẻ một cách rõ ràng và dễ hiểu về sứ mạng của công ty cho nhân viên Động viên bản thân mỗi nhân viên khi làm việc trong môi trường công nghệ năng động Apple Tạo cho nhân viên cảm nhận được công việc của họ là những công việc có giá trị lớn lao, có ảnh hưởng đến cả thế giới Làm cho họ tự tin hơn và nhiệt huyết hơn với những đóng góp tích cực của họ tại Apple Tạo ra được làn sóng nhiệt huyết công việc, bao trùm lên tất cả các nhân viên, nó tạo thành một xu hướng làm việc tại Apple, lôi kéo những nhân viên khác cũng nhận thức được điều tốt đẹp và vĩ đại khi mà họ làm việc tại Apple  Tạo ra được động lực làm việc cao độ ở nhân viên với chất lượng công việc tốt nhất và mức độ thõa mãn của nhân viên với công việc là cao nhất  Khích lệ tinh thần tập thể Apple rất quan tâm đến việc khích lệ tinh thần nhân viên Trong tiến trình xác lập việc dùng cổ phiếu làm tiêu chuẩn khích lệ ở Silicon Valley, Apple đóng vai trò rất lớn Thời kỳ phồn vinh của Silicon Valley, quyền mua cổ phiếu hạn định đã trở thành chuẩn mực của các công ty thuộc ngành kỹ thuật, điều này có tác dụng to lớn trong việc hấp dẫn nhân tài gia nhập công ty Apple đã từng có kế hoạch mua cổ phiếu rất được ưa chuộng, đó là nhân viên có thể mua một lượng lớn cổ phiếu khấu trừ trên cơ sở lương được hưởng Giá mua cổ phiểu là thấp nhất trong vòng 6 tháng trước khi mua cổ phiếu, ngoài ra còn thêm một phần khấu trừ nhất định để đảm bảo người mua cổ phiếu có thể có lợi nhuận, kết quả là nhân viên Apple có thể có thêm rất nhiều tiền 27 Quyền mua cổ phiếu hạn định là một vũ khí khích lệ mang tính chiến lược, không thể đánh giá nó một cách đơn giản, Apple đã mất nhiều thời gian để nghiên cứu cho việc này, điều này đủ thấy công ty đề cao tầm quan trọng của nhân viên thế nào Ngoài ra không thể không nhắc đến mức lương và đãi ngộ ở nhiều vị trí rất hấp dẫn Các kỹ sư tới những người làm công tác quản lý đều ca ngợi chế độ thù lao, đãi ngộ của Apple Duy chỉ có những người làm việc tại các gian hàng bán lẻ là không hài lòng Kết quả phân tích về Apple trên website chuyên so sánh về lương Payscale cho thấy nhiều vị trí ở đây được trả cao hơn khá nhiều mức trung bình của ngành Không những vậy ngay cả nhân viên làm việc thời vụ cũng được hưởng chế độ đãi ngộ, một điều hiếm thấy ở các công ty khác Hiện tại, tất cả những ai làm việc từ 20 giờ mỗi tuần tại Apple đều được hưởng bảo hiểm y tế và chính sách phúc lợi khi về hưu 3.3.2.5 Phát triển nhân viên với các khóa đào tạo chuyên nghiệp  Đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho nhân viên tại hội sở Các khóa đào tạo về công nghệ mới cho nhân viên luôn được thực hiện để cập nhật kiến thức mới cho nhân viên Nhân viên khi làm việc tại Apple có thể thuyên chuyển sang các bộ phận khác trong nội bộ để công việc bớt nhàm chán và thêm phần thú vị, thêm vào đó, nhân viên đó cũng có thể phát triển hơn bản thân họ với những công việc mới và kiến thức mới Điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho nhân viên Cơ hội được làm việc với bộ phận mới, kiến thức mới, kinh nghiệm mới Điều này đòi hỏi nhân viên phải nỗ lực học hỏi không ngừng để đáp ứng được yêu cầu của tổ chức Thách thức vì vị trí mới sẽ có nhiều điều mới, bản thân nhân viên đó phải nỗ lực nhiều để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và của quản lý  Đào tạo cho nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ của Apple (Apple Store) Những nhân viên bán hàng được đào tạo kĩ năng bán hàng theo 5 tiêu chí: APPLE - Approach (tiếp cận) - Probe (thăm dò) - Present (giới thiệu) - Listen (lắng nghe) - End (kết thúc) Tạo cho khách hàng sự thông cảm: không bao giờ nhận lỗi về mình nhưng tạo cho khách hàng cảm nhận được sự đồng cảm từ nhân viên bán hàng để họ muốn có sản phẩm của Apple và không làm giảm giá trị sản phẩm của Apple 28 Không bao giờ phủ định khách hàng: ngay cả khi khách hàng là những người sai, nhưng nhân viên bán hàng vẫn luôn giữ một lối nói chuyện thân thiện, ân cần và giải thích từ từ cho khách hàng hiểu 29 ... ngóp Thành cơng Apple minh chứng có giá trị 31 nói lên cần thiết công tác quản trị doanh nghiệp Qua ta thấy Quản trị học khơng mơn khoa học mà cịn nghệ thuật Chính lẽ mà Quản trị học môn học thiếu... muốn thành cơng, trước hết cơng tác quản trị phải tốt Thực tế cho thấy khơng có tổ chức hay cơng ty thành cơng cơng tác quản trị tồi ! Apple không ngoại lệ, nói Apple cơng ty công nghệ thành công. .. phân tích cơng tác quản trị mang đến thành công lớn mạnh Apple ngày Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu quan điểm, “vũ khí bí mật” cơng tác quản trị giúp Apple thành công ngày hôm

Ngày đăng: 15/06/2015, 23:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan