Tiểu luận: Đạo đức kinh doanh sự thành công của doanh nghiệp
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế, các doanh nghiệp được tiếp cận rất nhiều cơ hội xong cũng phải đối diện với không ít những thách thức Kinh doanh là việc doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp bất chấp tất cả để đạt được mục tiêu của mình.Vấn đề đạo đức trong kinh doanh được đặt ra cho từng doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh không phải xuất phát từ “chân lý tuyệt đối” vĩnh cửu
mà từ thực tiễn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong từng xã hội ở từng thời
kỳ lịch sử Đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo sự tin tưởng, tận tâm của nhân viên, làm hài lòng khách hàng, đối tác, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần vào sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế quốc gia
Việc nhận ra những vấn đề đạo đức tiềm ẩn có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn, hợp đạo lý trong quản lý và kinh doanh góp phần đem lại
sự thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong hoạt động của không ít những doanh nghiệp tại Việt Nam và trên thế giới, việc nhìn nhận đúng vai trò của đạo đức kinh doanh còn hạn chế Vì vậy, nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm 7 – lớp Cao học Đêm 1- K19 quyết định chọn đề tài: “Đạo đức kinh doanh – sự thành công của doanh nghiệp” Trong giới hạn của bài tiểu luận này, Nhóm cố gắng làm rõ những lý thuyết liên quan đến đạo đức kinh doanh, tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với sự thành công của doanh nghiệp, bên cạnh đó đưa ra những ví dụ thực tiễn, thực trạng và giải pháp về vấn đề đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Do thời gian và kiến thức chuyên môn của nhóm còn hạn chế, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ tồn tại nhiều thiếu sót Nhóm rất mong nhận được nhiều điều góp ý từ phía Cô – TS.Phan Thị Minh Châu và các bạn để đề tài càng hoàn thiện hơn
Trang 3Phần 1
CƠ SỞ LÝ THYẾT ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 Giới thiệu Đạo đức kinh doanh
1.1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Cho đến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức
kinh doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất: Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh Định nghĩa này khá chung chung,
vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví dụ như: những loại hành vi nào những nguyên tắc đạo đức nào có thể điều chình; Hay những ai có thể được coi
là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều chỉnh như thế nào?
Ý thức được sự phức tạp của vấn đề, giáo sư Phillip V Lewis từ trường Đại học Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm
1961 đến 1981 để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên cứu và trong ý thức của các nhà kinh doanh Sau khi tìm ra những điểm chung của các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau:
“Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”
Như vậy, theo khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn
đề sau:
Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để
thực hiện nhằm ngăn chặn các hành vi sai quy tắc đạo đức Ví dụ như: Nếu Luật lao động của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang nam giới
Trang 4trong công việc, sẽ có thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người thuê lao động khi tuyển dụng
Hành vi đúng với đạo đức – hành vi cá nhân phú hợp với lẽ công bằng,
luật pháp và các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp
lý và trung thực Một người làm kinh doanh luôn phải lưu ý là mọi người đều phải có trách nhiệm với mọi hậu quả xuất phát từ hành vi của mình
Sự trung thực – mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phải mang tính
“Trường hợp đặc trưng – những tính hướng mà sự lúng túng trong suy xét đạo
lý cá nhân cần đến phán quyết mang tính đạo đức”
Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa khác về đạo đức kinh
doanh: theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”
Theo định nghĩa này, đạo đức kinh doanh có rất nhiều điểm chung với sự tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông: như trách nhiệm ủy thác, so sánh khái niệm cổ đông với khái niệm người có chung quyền lợi… Điều này có nghĩa đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc tuân thủ pháp luật mà con quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của công đồng
Trang 51.1.2 Các đặc điểm của đạo đức kinh doanh
Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng của nó Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàng đầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác đôi khi lại là những biểu hiện không tốt Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc và chuẩn mực về:
• Tính trung thực: Trung thực với bản thân, với khách hàng Không dùng
các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước
• Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền tôn
trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ
• Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp
với lợi ích của xã hội Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển
Đạo đức kinh doanh chính là đaọ đức nghề nghiệp của những người hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà nó là cả một quá trình, gắn liền với sự phát triển của cả doanh nghiệp
1.2 Phân biệt Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫn lộn Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
• Trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Đạo đức kinh doanh
Trang 6bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh
• Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội Đạo đức
kinh doanh bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy
• Trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết định của tổ
chức tới xã hội Đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyết định của cá nhân và tổ chức
• Đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong Trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát
từ bên ngoài
1.3 Đạo đức kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
Ngày nay, tình trạng toàn cầu hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường và khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại đặt ra nhiều vấn đề về sản xuất, thương mại cần phải giải quyết Nên hoạt động kinh doanh ngày nay cần phải có đạo đức Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đạo đức khi hoạt động thì mới đạt được các mục đính kinh doanh xã hội của mình
Các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh doanh phải thể hiện được đầy
đủ trong các chức năng của doanh nghiệp:
-‐ Thực hiện pháp luật và đạo đức xã hội:
Doanh nghiệp phải hợp pháp, luôn luôn tuân thủ pháp luận và chính sách kinh tế xã hội Nhà nước đã đề ra Hoạt động doanh nghiệp cũng phải phù hợp với yêu cầu về đạo đức xã hội gồm các truyền thống luân lý tốt đẹp của dân tộc kết hợp với các tiêu chuẩn đạo đức hình thành trong xã hội mới của chúng ta,
xã hội chủ nghĩa
-‐ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Trong các hoạt động sản xuất, thương mại ngày nay các doanh nghiệp phải
có phương án sạch để bảo vệ môi trường, hệ sinh thái Dân số ngày càng đông
Trang 7đúc, xí nghiệp dịch vụ tràn lan và sản phẩm lại ngày càng có nhiều hóa chất để được tinh xảo, nên bảo vệ môi trường sống là nhiệm vụ hàng đầu của nhân loại ngày nay Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng phải hợp lý để bảo vệ cân bằng sinh thái, tránh các hiểm họa, thiên tai cho con người…
-‐ Trách nhiệm với xã hội Chất lượng hàng hóa
Chức năng của doanh nghiệp là tạo ra nhiều của cải cho xã hội nên kinh doanh luôn phải có trách nhiệm với xã hội trong suốt quá trình hoạt động Hàng hóa phải có chất lượng để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng Doanh nhân phải có chữ “Tín”, biết tôn trọng các hợp đồng để giữ ổn định trong kinh doanh, nhất là phải cạnh tranh hợp pháp, tránh các thủ đoạn giành
“độc quyền”, đầu cơ ép giá, lừa dối khách hàng làm lũng đoạn thị trường
-‐ Trách nhiệm trong nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động của tập thể con người làm việc trong doanh nghiệp Doanh nhân phải có trách nhiệm đối với những người cùng làm việc và cộng tác với mình Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Bộ Luật Lao Động về quyền và nghĩa vụ người lao động, phải có bảo hiểm
xã hội, có chế độ trợ cấp cho cán bộ công nhân viên khi cần thiết
1.4 Vấn đề đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh
1.4.1 Các hình thức cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ
Đối thủ ở đây là những doanh nghiệp khác cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp Lợi dụng câu nói "thương trường là chiến trường", một
số doanh nghiệp đã tìm mọi cách "giết" hay làm suy yếu đối thủ bằng nhiều chiêu cạnh tranh không lành mạnh
• Có doanh nghiệp nhờ vào thế chính trị, hay quen biết, tìm cách không cho công ty có cùng ngành nghề thành lập, hay triển khai sản phẩm mới
• Có doanh nhân tìm cách làm hỏng sản phẩm của đối thủ, hoặc thu gom sản phẩm rồi tung tin bất lợi về đối thủ
• Có doanh nghiệp gài người hoặc thâm nhập vào hệ thống máy tính của đối thủ để lấy cắp thông tin
Trang 8• Có doanh nhân lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng, sao chép, làm nhái 100% sản phẩm của người khác và dán mác của mình lên Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh nhân Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với chính bản thân mình
1.4.2 Sống chung với đổi thủ cạnh tranh
Tùy theo chiến lược kinh doanh đã chọn: dẫn đầu, thách thức, theo đuôi, thị trường ngách mà mỗi công ty có cách nhìn khác nhau về đối thủ Nhưng dẫu sao cũng không nên "tận diệt" đối thủ vì diệt đối thủ này sẽ có đối thủ khác xuất hiện Cách lựa chọn đúng đắn là phải tập sống chung và luôn cảnh giác đừng để mất thị phần vào tay đối thủ
Một ngành kinh doanh có nhiều đối thủ cũng mang lại những điều lợi Chẳng hạn như tạo được tiếng nói tập thể đối với cơ quan chức năng, hay tạo được sức mạnh khi cùng khai phá thị trường mới Thậm chí, khi có nhiều công
ty cùng cố gắng đẩy mạnh nhu cầu, thì thị phần của một vài doanh nghiệp có thể bị nhỏ lại, nhưng điều quan trọng là doanh số của tất cả đều tăng Một điểm lợi nữa là các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau và cùng phát triển
1.5 Vấn đề lợi nhuận và đạo đức kinh doanh
Ở các nước, vấn đề đạo đức kinh doanh được thể hiện ở việc định giá các sản phẩm bán ra:
Một doanh nghiệp định ra các mức giá khác nhau với các nhóm khách hàng khác nhau Sự khác biệt giá cả này được coi là hợp pháp nếu nó không làm giảm đi tính cạnh tranh hoặc được tính trên nền tảng của chi phí Sự phân biệt giá cả trở thành một vấn đề đạo đức hoặc có thể trở thành vấn đề pháp lý nếu
nó vi phạm những điều sau
• Vi phạm luật pháp;
• Thị trường không thể chia thành các khu vực nhỏ;
• Làm cho khách hàng không hài lòng
Trang 9Khi thị trường bị cố ý chia nhỏ thành các khu vực nhỏ hơn với các mức giá khác nhau, vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ xảy ra nếu sự khác biệt giá cả này không thể giải thích được bằng phụ phí
Trong kinh doanh quốc tế, vấn đề đạo đức kinh doanh mà các công ty có thể gặp phải là định giá bán sản phẩm ở nước ngoài tính tăng giá hơn các phụ phí xuất khẩu Tăng giá theo kiểu này bị gọi là “hành động đục khoét”
Hành động đục khoét còn ám chỉ những trường hợp tăng giá bất thường trong trường hợp thiếu hụt đặc biệt sản phẩm hoặc dịch vụ này Ví dụ như tại Pari, trong thời kỳ diễn ra World Cup, các khách hàng bị buộc tội đã tăng giá lên 200% trong khi họ đã cam kết chỉ tăng giá 25%
Ngược lại, khi các công ty đưa ra mức giá quá cao cho các sản phẩm bán trên thị trường trong nước, và bán sản phẩm tương tự ra nước ngoài với giá thấp không đủ trả chi phí xuất khẩu, hành động này bị coi là bán phá giá Bán phá giá là vô đạo đức khi ảnh hưởng đến cạnh tranh hoặc làm phương hại đến các công ty và nhân viên của các nước khác
Phân biệt giá cả, đục khoét hay bán phá giá tạo ra các vấn đề đạo đức trong kinh doanh quốc tế Mặc dù việc định giá cho thị trường nước ngoài là rất phức tạp vì có thêm các phí xuất khẩu, thuế quan và tiếp thị, tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải chú ý định giá sản phẩm của mình sao cho vừa đảm bảo phí đầu vào, thu được lợi nhuận mà vẫn đảm bảo cạnh tranh công bằng
1.6 Các bước xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa ra Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức, và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức Xây dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm của mọi thành viên trong doanh nghiệp
Trang 10• Xây dựng chương trình đạo đức
Doanh nghiệp lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh nghiệp Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của ban giám đốc hoặc các nhà quản lý cao cấp Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề
ra các nguyên tắc, quy định phù hợp với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp Các nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ hành vi nào được chấp nhận, hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp
• Phổ biến chương trình đạo đức
Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp nhận và thực hiện theo Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chương trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với nhân viên
• Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức
Trước hết, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định về đạo đức đầu tiên Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vô đạo đức thì rất khó tạo ra và phát triển một môi trường đạo đức trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp hướng dẫn nhân viên thực hiện theo những quy định đã được
đề ra Bản quy định về đạo đức cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên, trở thành một bộ phận của văn hóa công ty
Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy định của các thành viên đạt tới đâu Trong quá trình đánh giá, cần có mức thưởng công bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt
• Không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức
Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, bản chương trình đạo đức cũng cần phát triển và hoàn thiện dần Doanh nghiệp cam kết phục vụ khách hàng tốt
Trang 11hơn, quan tâm tới đời sống nhân viên hơn, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng hơn nữa Tất cả những hoạt động đó cần được duy trì và phát triển gắn liền với sự phát triển của doanh nghiệp
Trang 12Phần 2 VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP
2.1 Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh với sự thành công của doanh nghiệp
Khi nhắc tới khái niệm "đạo đức kinh doanh", người ta thường cho rằng, đó
là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế Bản thân những người hoạt động kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và không hiểu hết vai trò của yếu tố đạo đức trong kinh doanh Họ chỉ coi đó là yếu tố "vị nhân" (dùng làm người) chứ không "vị lợi" ( không sinh lợi)
Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp Từ thực tế, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ tăng đạo đức Vì vậy, khi không hiểu được vai trò của đạo đức kinh doanh, không có ý thức xây dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất khó đi tới con đường thành công cao nhất Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp
Đạo đức kinh doanh chính là yếu tố góp phần tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của khách hàng, tăng sự tin tưởng, trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành
vi của doanh nhân, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và cao lợi nhuận của doanh nghiệp Vì vậy, muốn đạt được thành công bền vững, các doanh nghiệp phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp mình
• Tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng: trong một
thị trường cạnh tranh, điểm “cân bằng tối ưu” chỉ có thể hình thành trên cơ sở của sự liên kết hoặc/và sự tin tưởng giữa các đối tác chứ không thể trên nền tảng của sự lừa dối lẫn nhau Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là cách tăng tài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối