Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với công tác khảo sát ở

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 28)

ở Việt Nam.

Hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được đặt ra một cách vô cùng cấp bách. Tuy nhiên khi nói đến việc quản lý chất lượng công trình người ta thường tập trung vào công tác thi công và quản lý, vận hành công trình mà đôi khi xem nhẹ công tác khảo sát, thiết kế mặc dù đây là các bước đầu tiên rất quan trọng của quá trình xây dựng công trình và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Đặc biệt đối với các công trình hồ chứa nước thì công tác khảo sát, thiết kế đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình, nó ảnh

hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình, việc quản lý tốt hai công tác này giúp tránh được các nguy cơ có thể gây mất an toàn hồ chứa.

Đặc biệt đối với các công trình hồ chứa nước do địa điểm xây dựng công trình thường là các nơi có địa hình đồi, núi phức tạp, xa khu trung tâm, việc di chuyển khó khăn nên công tác khảo sát gặp nhiều khó khăn vì thế nhiều đơn vị tư vấn khảo sát do điều kiện về con người và máy móc không đáp ứng được yêu cầu nên chưa có được những số liệu, kết quả chính xác ảnh hưởng rất nhiều đến công tác thiết kế và thi công hồ chứa. Vì thế nên việc xác định sai tuyến công trình, mật độ các mặt cắt dọc, cắt ngang không đảm bảo, bình đồ vùng lòng hồ không đúng với thực tế dẫn đến không phản ánh hết thực tế địa hình nơi khảo sát, không phản ánh được hết các tầng địa chất, lớp đất đá nơi khảo sát vẫn thường xảy ra, từ đó dẫn đến các hồ chứa khi đi vào quản lý, vận hành thường bị thấm nước qua thân đập, mất nước hồ chứa nghiêm trọng, xảy ra các sự cố làm mất an toàn hồ chứa gây nguy hiểm đến nhân dân sinh sống vùng hạ du, còn về mùa kiệt thì lại không đủ cung cấp nước cho người dân ở hạ du.

Một số sự cố điển hình do công tác khảo sát chưa tốt gây nên:

* Vỡ đập Suối Hành ở Khánh Hoà.

Đập Suối Hành có một số thông số cơ bản sau:

+ Dung tích hồ: 7,9 triệu m3nước; chiều cao đập: 24m; chiều dài đập là 440m + Khảo sát: Do công ty tư nhân Sơn Hà khảo sát.

Đập được khởi công từ tháng 10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị vỡ vào 2h15 phút đêm 03/12/1986.

Thiệt hại do vỡ đập: Trên 100 ha cây lương thực bị pháhỏng; 20 ha đất trồng trọt bị cát sỏi vùi lấp; 20 ngôi nhà bị cuốn trôi; 4 người bị nước cuốn chết.

Nguyên nhân: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3 chỉ tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã không nhận diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh giá sai lầm chất lượng đất đắp đập. Công tác khảo sát địa chất quá kém, các số liệu thí nghiệm về đất bị sai rất nhiều so với kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên môn của Nhà nước như Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam. Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay

trong một bãi vật liệu các tính chất cơ lý lực học cũng đã khác nhau nhưng không được mô tả và thể hiện đầy đủ trên các tài liệu.

Có thể thấy công tác quản lý chất lượng đối với công tác khảo sát là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Việc quản lý chất lượng công tác khảo sát không tốt có thể dẫn đến những sự cố công trình không lường trước được gây ra những hậu quả rất to lớn. Vì thế trong quá trình khảo sát, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát khảo sát phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, giám sát kiểm tra chặt chẽ các khâu trong công tác khảo sát để đảm bảo sản phẩm khảo sát phụcvụ cho công tác thiết kế đạt chất lượng tốt nhất.

Hình 1.1. Đập Khe Mơ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh sau sự cố vỡ đập 1.7 Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với công tác thiết kế ở Việt Nam.

Công tác quản lý chất lượng đối với công tác thiết kế xây dựng là mấu chốt trong việc đảm bảo chất lượng công trình. Công tác thiết kếxây dựng không tốt dẫn đến việc không thể đưa ra được các phương án về gia cố nền móng, kết cấu công trình gây ra các hiện tượng nún, sụt, nứt, gẫy rất nguy hiểm cho công trình. Trong đó đối với các công trình hồ chứa nước nhỏ thì các công tác thiết kếlại càng không nhận được sự quan tâm đúng đắn của nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát và chủ đầu tư. Có rất nhiều hồ chứa nước nhỏ được thiết kế một cách hời hợt, qua loa, chủ yếu là dựa trên dữ liệucủa các công trình hồ chứa đã thiết kế trước đó. Nhiềuchủ đầu tư

của các hồ chứa vừa và nhỏ không có kiến thức, muốn giảm giá thành nên cố tình làm sai thiết kế, sai quy trình khiến cho công trình có chất lượng kém. Cùng với đó đội ngũ nhân viên những người làm công tác nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt hồ sơ khảo sát, thiết kế công trình thủy điện, hồ chứa nhỏ của chủ đầu tư tại các địa phương còn hạn chế về năng lực chuyên môn trong các khâu thiết kế; công tác nghiệm thu, thẩm định, giám sát còn dễ dãi, mang nặng tính hình thức, việc quản lý chất lượng các sản phẩm của đơn vị nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng bị buông lỏng.

Đối với các hồ chứa nướcloại nhỏ thì việc lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi côngđôi khi còn chưa được chú trọng, các đơn vị tư vấn thiết kế chủ yếu dựa nhiều vào kinh nghiệm của người làm công tácthiết kế và tài liệu của các công trình đã thiết kế trước đó mà chưa quan tâm đến thực trạng hiện tạicủa công trìnhvà địa điểm xây dựng công trình từ đó dẫn đến rất nhiều khó khăn cho đơn vị thi công khi thi công công trình và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình. Việc nhiều đơn vị tư vấn thiết kế thời gian qua chưa đánh giá được hết hoặc bỏ qua các tác động đến môi trường của công trình, chưa lường trước được các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra vì thế khi hồ chứa xảy ra sự cố mất an toàn thì không thể kịp thời xử lý được. Một số sự cố điển hình do công tác thiết kế chưa đảm bảo chất lượng gây nên:

* Vỡ đập Suối Trầu ở Khánh Hoà

Đập Suối Trầu ở Khánh Hoà bị sự cố 4 lần: - Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1 - Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2

- Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính

- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở đuôi cống.

Đập Suối Trầu có dung tích 9,3triệu m3nước.

- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty khảo sát thiết kếThuỷ lợi Khánh Hoà.

Nguyên nhân của sự cố:

Về thiết kế:Nhà thầu tư vấn thiết kế xác định sai dung trọng thiết kế. Trong khi dung trọng khô đất cần đạtγ = 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kếγk = 1,5 T/m3 cho nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu cầu, kết quả là đập hoàn toàn bịtơi xốp.

Về quản lý chất lượng: - Không thẩm định thiết kế.

- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu chuẩn, thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.

Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu có một phần nguyên nhân rất lớn từ công tác tư vấn thiết kếvà công tác quản lý chất lượng tư vấn thiết kế.

* Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà.

Đập Am Chúa ở Khánh Hoà cũng có quy mô tương tự như đập Suối Trầu.

Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc xói qua thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân cũng xuất phát một phần từ công tác thiết kế không đảm bảo chất lượng.

- Thiết kế không nghiên cứu kỹ sự không đồng nhất của các bãi vật liệu nên vẫn cho rằng đây là đập đất đồng chất để rồi khidâng nước các bộ phận của đập làm việc không đều gây nên nứt nẻ, sụt lún, tan rã, hình thành các vết nứt và các lỗ rò.

Như vậy có thể thấy được các sự cố công trình thủy lợi đã xảy ra ở Việt Nam có nguyên nhân một phần rất lớn đến từ công tác thiết kế và công tác quản lý chất lượng công trình. Vì thế trong giai đoạn hiện nay công tác tư vấn thiết kế và quản lý chất lượng công tác thiết kế đang ngày càng được các chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan chức năng quan tâm sát sao hơn để đảm bảo an toàn cho các công trình nói chung và các công trình thủy lợi nói riêng.

Kết luận chương I:

Công tác khảo sát, thiết kế đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng và sự an toàn của các công trình. Vì thế để đảm bảo chất lượng công trình, công tác quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế đang ngày càng được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng trong giai đoạn hiện nay. Trong chương này, tác giả nêu lên các khái niệm về công tác khảo sát và thiết kế, các nội dung cơ bản của công tác khảo sát, thiết kế, trách nhiệm của các thành phần trong công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế và công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên các văn bản pháp luật được áp dụng trong việc quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế và các tiêu chuẩn, quy phạm thường dùng trong công tác khảo sát, thiết kế.Trong chương này cũng nêu ra một số sự cố công trình thủy lợi đã xảy ra để thấy rằng công tác khảo sát, thiết kế một số công trình vẫn chưa đảm bảo chất lượng và công tác quản lý chất lượng chưa tốt dẫn đến các công trình xảy ra sự cố mất an toàn.

CHƯƠNG 2

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CỐ LÀM MẤT AN TOÀN HỒ CHỨA DO CÔNG TÁC KHẢO SÁT, THIẾT KẾ GÂY NÊN.

2.1. Các bước khảo sát, thiết kế trong xây dựng.

2.1.1. Các bước trong công tác khảo sát để đảm bảo chất lượng công trình.

Theo Điều 12, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP 15 ngày 06/02/2013 của Chính Phủ; trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựng:

- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sátxây dựng. - Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng.

- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. - Thực hiện khảo sát xây dựng.

- Giám sát công tác khảo sát xây dựng. - Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng. - Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Trên đây là các bước trong công tác khảo sát xây dựng được quy định trong Nghị định 15, giúp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác khảo sát công trình xây dựng nắm rõ được trình tự các bước thực hiện công tác khảo sát xây dựng sao cho đảm bảo chất lượng công trình, từ đó có thể kiểm soát chất lượng trong từng bướccủa công táckhảo sát.

2.1.2. Các bước trong công tác thiết kếxây dựng công trình.

Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.

Tùy theo tính chất, quy mô của từng loại công trình được quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước, ba bước như sau:

- Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng với các công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật;

- Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công áp dụng với các công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và có quy mô lớn, phức tạp;

Đối với các công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được duyệt.

Hình 2.1. Các bước thiết kế cho các bước đầu tư xây dựng

Quy mô Dự án Bước 1 Thiết kế cơ sở Bước 1 Thiết kế kỹ thuật Bước 3 Thiết kế bản vẽ thi công Thẩm đinh Thẩm đinh Thẩm định Thẩm đinh Dự án “báo cáo kinh tế kỹ thuật” Thiết kế bản vẽ thi công Dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự án “Dự án

đầu tư xây dựng” Thiết kế cơ sở Thiết kế bản vẽ thi công Dự án báo cáo kinh tế kỹ thuật Dự Án

“ Dự án đầu tư xây dựng” -Quy mô + Đăc biệt; + Cấp I và II Thiết kế cơ sở Thiết kế bản vẽ thi công Thiết kế kỹ thuật Thiết kế một bước

Thiết kế hai bước

Theo Điều 23, Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ, trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình:

- Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình. - Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. - Lập thiết kế xây dựng công trình.

- Thẩm định thiết kế của chủ đầu tư, thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc của tổ chức tư vấn (nếu có).

- Phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. - Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Trên đây là các bước trong công tác thiết kế được quy định trong Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, giúp cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thiết kế công trình xây dựng nắm rõ được trình tự thực hiện các bước của công tác thiết kế xây dựng sao cho đảm bảo chất lượng, từ đó có thể kiểm soátchất lượng trong từng bước thiết kế.

2.2. Đặc điểm, điều kiện làm việc và những yêu cầu khi khảo sát, thiết kế hồ chứa.

2.2.1. Đặc điểm, điều kiện làm việc của hồ chứa.

Hồ chứa nước là công trình tích trữ nước và điều tiết dòng chảy nhằm cung cấp nước cho các ngành kinh tế quốc dân và người dân, sản xuất điện năng, cắt giảm lũ hạ du, đẩy mặn, nuôi trồng thủy sản, du lịch và tạo cảnh quan môi trường. Các công trình đầu mối hồ chứa bao gồm: đập chính và phụ; các công trình xả lũ, xả cạn hồ như tràn, cống xả; công trình lấy nước; tuyến năng lượng…Trong đó phần quan trọng nhất chính là các công trình đầu mối mà tiêu biểu là phần đập dâng. Trong phạm vi luận văn chủ yếu xét đến điều kiện làm việc của đập đất dâng nước, xây dựng bằng các vật liệu địa phương (đất, đá).Đập đất là loại đập không tràn có nhiệm vụ dâng nước và giữ nước trong các hồ chứa hoặc cùng với các loại đập khác

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)