3.2.4.1. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế.
* Các yêu cầu khi lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế.
Theo Luật đấu thầu và nghị định 85/2009/ NĐ – CP thì Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đáp ứng được hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý.
- Khách quan, công khai, công bằng, minh bạch.
Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế - Chỉ định thầu
- Lựa chọn nhà thầu thiết kế công trình xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đấu thầu; Nghị định số 85/2009/ NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác về đấu thầu có liên quan.
3.2.4.2. Kiểm tra và quản lý hồ sơ thiết kế.
* Trình duyệt.
Theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì hồ sơ trình duyệt thiết kế và tổng dự toán bao gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư xin phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. - Quyết định đầu tư.
- Hồ sơ thiết kế trình duyệt. - Tổng dự toán.
Cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý xây dựng của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do chủ đầu tư trình duyệt để tiến
hành thẩm định và chuẩn bị văn bản để “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư” ký quyết định duyệt.
* Thẩm tra.
Theo Điều 21, Nghị định số 15/2013/NĐ- CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn trước khi trình chủ đầu tư thẩm định thì phải gửi hồ sơ cho Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm tra thiết kế các công trình xâydựng trên địa bàn theo chuyên ngành quản lý.
Theo Điều 7, Thông tư số 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy đinh thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình thì hồ sơ gửi Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm trathiết kế bao gồm các hồ sơ sau:
Hồ sơ thẩm tra thiết kế bao gồm:
1. Đối với công trình quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này:
a. Tờ trình thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định tạiPhụ lục số 1 củaThông tư này;
b. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng công trình(bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có);
c. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nộidung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 15/2013/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư;
d. Các hồ sơ khảo sát xây dựng có liên quan đến các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của chủ đầu tư);
đ. Các bản vẽ và thuyết minh thiết kế theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này (bản chính);
e. Dự toán xây dựng công trình (bản chính) đốivới công trình có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Đối với côngtrình theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này: Bao gồm các nội dung được quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này và các hồ sơ liên quan khác theo yêu cầu của tổ chức tư vấn thẩm tra.
3. Phần thuyết minh thiết kế (bản chính): a. Căn cứ để lập thiết kế:
- Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệthoặc văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình, bao gồm cả danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng; hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng phục vụ cho thiết kế; - Hồ sơ đánh giá hiện trạng chất lượng công trình (đối với công trình sửa chữa, cải tạo).
b. Thuyết minh thiết kế xây dựng:
- Giải pháp thiết kế kèm theo các số liệu kết quả tính toán dùng để thiết kế: Biện pháp gia cố hoặc xử lý nền - móng, thiết kế kết cấu chịu lực chính của công trình, an toàn phòng chống cháy nổ và thoát hiểm, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật, …;
- Chỉ dẫn kỹ thuật xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II. 4. Phần bản vẽ (bản chính):
a. Mặt bằng hiện trạng và vị trí hướng tuyến công trình trên quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt;
b. Tổng mặt bằng (xác định vị trí xây dựng, diện tích xây dựng, chỉ giới xây dựng, cao độ xây dựng, …);
c. Thiết kế công trình: Các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của các hạng mục và toàn bộ công trình; các bản vẽ thiết kế công nghệ, thiết kế biện pháp thi công có liên quan đến thiết kế xây dựng;
d) Gia cố hoặc xử lý nền - móng, kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật công trình, công trình hạ tầng kỹ thuật, …;
đ. Thiết kế chi tiết các liên kết chính, liên kết quan trọng của kết cấu chịu lực chính và các cấu tạo bắt buộc (cấu tạo để an toàn khi sử dụng - vận hành - khai thác, cấu tạo để kháng chấn, cấu tạo để chống ăn mòn, xâm thực);
e. Thiết kế phòng chống cháy nổ, thoát hiểmđã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt(nếu có).
5. Đối với côngtrình được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 3, chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chuyên mônvề xây dựngđược quy định tại Điều 5 Thông tư này để thẩm tra trước khi phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.
Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm tra gửi chủ đầu tư.
Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ trình thẩm tra thiết kế, cơ quan chuyên môn về xây dựngcó trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và có văn bản thông báo một lần đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ (nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định).
Thời gian thẩm tra thiết kế không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Tổ chức thẩm định.
a) Căn cứ vào Điều 20, Nghị định số 15/2013/NĐ- CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì chủ đầu tư tổ chức thẩm định các bước thiết kế bao gồm các việc theo trình tự sau:
- Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết
kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Gửi hồ sơ thiết kế tớicơ quan có thẩm quyềnđể thẩm tra theo như quy định tại Điều 21 của Nghị định15/2013/NĐ-CP;
- Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra, đánh giá, xem xét nêu trên;
- Trong quá trình thẩm định thiết kế, khi cần thiết chủ đầu tưthuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các phần việc mà mình thực hiện.
b) Nội dung phê duyệt thiết kế:
- Các thông tin chung về công trình: Tên công trình,hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhàthầuthiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng; - Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình; - Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
* Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Theo Thông tư số 10/2013 – BXD hướng dẫn chi tiết Nghị định 15/2013 NĐ-CP thì chủ đầu tư nghiệm thu công tác công tác thiết kế, gồm những nội dung sau:
* Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: - Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.
* Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
- Trưởng ban quản lý dự án (người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư). - Giám đốc công ty tư vấn thiết kế (người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế).
- Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình. * Nội dung biên bản nghiệm thu:
Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu; chữ ký,họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.
3.2.4.3 Nâng cao chất lượng công tác tư vấn thiết kế. * Tổ chức thực hiện trong quá trình thiết kế
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện khi thiết kế.
Với quá trình tổ chức thiết kế như hình 2.7 thì tính an toàn cũng như sự thống nhất giữa các bộ phận trong quá trình thiết kế rất cao, đảm bảo các yêu cầu của chủ
Chủ nhiệm công trình
Thiết kế
Kiểm tra Trình duyệt In ấn
đầu tư, và công trình đưa ra. Trong quy trình này, vai trò của cá nhân làm chủ nhiệm công trình là rất quan trọng. Đây là chủ thể kiểm soát chất lượng trong các khâu thiết kế công trình.
* Nâng cao năng lực của cán bộ
- Các cán bộ làm công tác thiết kế luôn phải có trình độ chuyên môn phù hợp, luôn nâng cao trình độ của mình, nắm bắt thêm nhiều các kiến thức thực tiễn để nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho bản thân để có thể hoàn thành tốt nhất các công việc được giao; qua đó nâng cao uy tín cho bản thân và đơn vị nhà thầu.
- Công ty tư vấn phải tạo điều kiện cần thiết để cán bộ công nhân viên trong đơn vị được nâng cao năng lực, tiếp thu các công nghệ kỹ thuật mới trong xây dựng, được tranh luận đưa ra các ý kiến của mình để từ đó tìm ra được phương án tối ưu nhất, luôn lựa chọn các cá nhân làm công tác tư vấn thiết kế dựa trên năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
- Các trang thiết bị và phần mềm tính toán luôn được cập nhật và làm mới để theo kịp với thời đại và đảm bảo cho các kết quả tính toán thiết kế luôn đạt độ chuẩn xác cao nhất.
- Luôn cập nhập các thông tư, nghị định, tiêu chuẩn, quy chuẩn của nhà nước để tránh tình trạng lạc hậu, sử dụng sai các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho các hạng mục công trình.
- Có các phần mềm lưu trữ tài liệu của đơn vị, để tiện ích cho việc tra cứu cũng như việc tham khảo các tài liệu cần thiết của cán bộ công nhân viên trong đơn vị.
Kết luận chương 3:
Trong chương này nêu ra một số biện pháp để tăng cường công tác quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế công trình.
Đối với công tác khảo sát địa chất, địa hình việc quản lý chất lượng công tác khảo sát được thực hiện trong tất cả các khâu từ lựa chọn các tiêu chuẩn tính toán, lựa chọn nhà thầu, kiểm tra giám sát trong quá trình thực hiện và nghiệm thu kết
quả. Việc này giúp cho công tác quản lý chất lượng khảo sát công trình được đảm bảo tốt nhất tránh những sai sót trong quá trình khảo sát gây ra các sự cố đối với công trình.
Đối với công tác thiết kế, công tác quản lý chất lượng được thực hiện trong tất cả các khâu từ việc lựa chọn nhà thầu, lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế, trình duyệt, thẩm định, thẩm tra. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng của các đơn vị làm công tác tư vấn thiết kế từ tổ chức thực hiện công việc đến năng lực trình độ của từng cá nhân làm công tác thiết kế cũng được quan tâm vì đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo chất lượng công trình.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC KHẢO SÁT,
THIẾT KẾ ĐỂ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC SỐNG TRÂU.