Nhà thầu khảo sát địa hình

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 79)

Công tác lập hồ sơ mời thầu khảo sát địa hình tương tự như công tác lập hồ sơ mời thầu khảo sát địa chất; tuy nhiên các yêu cầu được đưa ra trong hồ sơ mời thầu dự chỉ định thầu như sau:

- Các yêu cầu về kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu khảo sát địa hình và các cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát địa hình tương tự như đối với công tác khảo sát địa chất công trình; tuy nhiên yêu cầu kinh nghiệm và năng lực chú trọng vào công tác khảo sát địa hình hơn.

- Tùy theo tính chất công việc, chủ đầu tư đưa ra yêu cầu về các loại máy toàn đạc, máy thủy bình và các dụng cụ khác phục vụ cho công tác khảo sát địa hình.

4.2.2.2. Lựa chọn nhà thầu khảo sát địa hình.

Theo Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thì với công trình hồ chứa nước Sống Trâu chi phí tưvấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán dưới 3 tỷ nên áp dụng hình thức chỉ định thầu với nhà thầu đủ năng lực.

- Từ các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, chủ đầu tư sẽ đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu theo các thang điểm quy định trong hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu. Cụ thể; việc đánh giá Hồ sơ dự chỉ định thầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong Hồ sơ mời chỉ định thầu. Nhà thầu phải đạt từ 70% tổng số điểm về kỹ thuật trở lên sẽ được mở túi đề xuất về tài chính để đánh giá tiếp về tài chính. Sau khi đánh giá phần tài chính có sai lỗi số học < 15 %, sai lệch < 10% và có giá đánh giá ≤ giá gói thầu thì nhà thầu được chọn là đơn vị được chỉ định thầu.

4.2.2.3. Tổ chức giám sát kiểm tra quá trình thực hiện.

Trong quá trình khảo sát địa hình ngoài thực địa công tác địa hình luôn được giám sát cẩn thận; đơn vị làm công tác giám sát cũng luôn nêu cao tình thần trách nhiệm. Công tác khảo sát địa hình được giám sát trong tất cả các khâu đo đạc ngoài thực địa và đều được ghi chép trong nhật ký.

- Bên cạnh đó tất cả các tài liệu đo đạc tại thực địa, kết quả xử lý số liệu, kiểm tra bản đồ, đối soát tại thực địa được kiểm tra cẩn thận, phát hiện những sai sót nhỏ và khắc phục, chỉnh sửa hoàn chỉnh.

- Người kỹ thuật trực tiếp làm công tác khảo sát địa hình đã tự kiểm tra 100% sản phẩm mình làm ra từ hiện trường đến trong phòng theo từng công đoạn thực hiện

- Kỹ thuật trưởng đã kiểm tra toàn bộ 100% công tác khảo sát địa hình tại hiện trường và trong phòng.

- Chủ nhiệm địa hình đã kiểm tra xác suất ngoại nghiệp và toàn bộ công tác nội nghiệp:

+ Chọn điểm chôn mốc khống chế

+ Tài liệu ghi chép, đo đạc ngoài thực địa + Mật độ điểm đo chi tiết địa hình

+ Khốilượng và tiến độ thực hiện. - Đánh giá chất lượng sản phẩm:

+ Độ chính xác các hạng mục phù hợp với quy định và quy phạm hiện hành. + Tính thống nhất đồng bộ đảm bảo.

+ Hình thức tu chỉnh sản phấm sạch, đẹp, đúng quy cách.

4.2.2.4. Tính toán, công bố các tài liệu địa hình.

Việc tính toán các tài liệu địa hình đều thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn, quy phạm về khảo sát địa hình hiện có.

Hình 4.1: Qui trình khảo sát đo vẽ địa hình

Thành lập lưới đường chuyền cấp II Đo vẽ bình đồ, trắc dọc, trắc ngang

Xử lý số liệu, biên tập bản đồ In bản đồ

Các phần mềm được dùng để tính toán gồm: Phần mềm tính toán bình sai lưới khống chế mặt bằng và độ cao: ProNet V3.8 của Trường Đại học Mỏ Địa chất; phần mềm vẽ và biên tập bản đồ: Topo 2005 và AuToCad 2009.

* Đo đạc và tính bình sai lưới đường chuyền cấp II

Trước khi đo lưới đường khống chế đường chuyền cấp II, máy và dụng cụ đo được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn theo qui phạm hiện đang được áp dụng.

Lưới đường chuyền cấp II được phát triển trực tiếp từ lđiểm tọa độ địa chính cơ sở cấp hạng tương đương hạng II và III. Đồ hình lưới được thiết kế dạng lưới đường chuyền phù hợp có đo nối phương vị.

Góc trong lưới được đo theo phương pháp đo góc đơn, với 4 vòng đo, vị trí các vòng đo thay đổi một lượng 1800, góc đo được lấy đến phần giây.

Cạnh trong lưới được đo bốn lần, đo đi và đo về, chiều cao máy và chiều cao gương được đo chính xác đến mm.

Lưới đường chuyền cấp II được bình sai chặt chẽ theo phương pháp bình sai gián tiếp, tính tự động bằng chương trình ProNet V3.8 của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Đối chiếu với qui phạm, các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới đều đạt yêu cầu. * Thành lập lưới độ cao kỹ thuật

- Lưới độ cao kỹ thuật được đo để truyền độ cao kỹ thuật đến tất cả các điểm thuộc lưới đường chuyền cấp II và được đo kết hợp trong quá trình đo lưới đường chuyền theo phương pháp đo chênh cao lượng giác. Lưới độ cao kỹ thuật gồm 1 lưới đường chuyền phù hợp, sơ đồ lưới giống như các lưới đường chuyền cấp II. - Máy đo là toàn đạc điện tử và gương sào đo đồng bộ.

- Điểm gốc là tọa độ địa chính cơ sở cấp hạng tương đương hạng II vàIII. Từ điểm gốc, tiến hành đo chuyền độ cao đến các điểm lưới đường chuyền cấp II bằng một đường chuyền phù hợp.

- Trong quá trình đo, độ cao máy và cao gương được đo chính xác đến mm, chênh cao giữa hai điểm được đo 4 lần theo chiều đo đi, đo về và đo theo chương trình đo chênh cao tự động trên máy, giá trị chênh cao được lấy bằng trung bình của bốn lần đo.

- Sau khi đo đạc, kiểm tra chất lượng đo ngoài thực địa, tiến hành bình sai lưới độ cao. Phương pháp bình sai được sử dụng là phương pháp gián tiếp và chạy tự động bằng phần mềm ProNet V3.8 của Trường Đại học Mỏ Địa chất.

- Đo vẽ bình đồ, mặt cắt ngang, cắt dọc địa hình.

+ Đo vẽ bình đồ:

Bình đồ lòng hồ và bình đồ đầu mối

Bình đồ lòng hồ: tỷ lệ 1/2000, đồng mức, h = 1 m Bình đồ khu đầu mối: tỷ lệ 1/500, đồng mức, h = 1m Đo vẽ mặt cắt ngang, cắt dọc địa hình

+ Các tuyến công trình đo vẽ cắt dọc và cắt ngang theo tỷ lệ như sau: Cắt dọc đập: cao 1/100, dài 1/500

Cắt ngang đập: cao 1/200, dài 1/200 Cắt dọc tràn: cao 1/100, dài 1/500 Cắt ngang tràn: cao 1/200, dài 1/200 Cắt dọc cống: cao 1/100, dài 1/500 Cắt ngang cống: cao 1/200, dài 1/200 Cắt dọc đường ống: cao 1/100, dài 1/1000 Cắt ngang đường ống: cao 1/100, dài 1/100

Cắt ngang: mật độ 20m đo 1 mặt cắt, chiều rộng trung bình mặt cắt 15 – 20m. Sau khi xác định được vị trí theo mặt cắt dọc và ngang tiến hành đo vẽ bình đồ và mặt cắt. Đo chi tiết địa hình theo tỷ lệ đo vẽ, từ các cọc mặt cắt đã có cao độ và toạ độ sử dụng máy toàn đạc điện tử để đo các điểm chi tiết của mặt cắt. Những chỗ địa hình phức tạp, biến đổi nhiều đo dày hơn, đặc biệt mặt cắt ngang qua suối mật độ điểm chi tiết đo dày hơn để biểu diễn được địa hình lòng suối, ao, hồ.

Các tài liệu địa hình sau khi được tính toán, kiểm tra kỹ càng bởi người làm trực tiếp, chủ nhiệm đồ án khảo sát sẽ được đưa vào báo cáo khảo sát địa hình để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả.

4.2.2.5. Báo cáo công tác khảo sát địa hình.

Theo TCVN 8478:2010 Công trình thủy lợi – yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong các giai đoạn lập dự án và thiết kế; báo cáo công tác khảo sát địa hình bao gồm:

* Thuyết minh địa hình

- Cơ sở pháp lý thành lập tài liệu địa hình.

- Mô tả tóm tắt quy mô công trình (vị trí, điều kiện địa hình và quy mô công trình).

- Yêu cầu nội dung khảo sát địa hình, khối lượng khảo sát địa hình. - Các quy trình, quy phạm sử dụng thành lập tài liệu địa hình. - Biện pháp kỹ thuật thực hiện khảo sát địa hình.

- Phân tích, đánh giá điều kiện địa hình phục vụ cho yêu cầu của dự án và của cácgiai đoạn thiết kế.

- Kết luận và kiến nghị.

- Phần phụ lục là các sơ đồ vị trí công trình, vị trí địa lý, các tuyến khống chế địa hình, phạm vi đo vẽ bản đồ, bình đồ, kết quả tính toán bình sai, sơ họa, thống kê cao, tọa độ các điểm khống chế, vết lũ, các hố khoan, đào…

* Tài liệu địa hình

- Các tập bản đồ, bình đồ khu dự án (Có xác định vị trí các tuyến công trình) - Các tập mặt cắt các tuyến công trình

- Khi lưới khống chế lớn, có thể thành lập tập tính toán, bình sai lưới khống chế mặt bằng, cao độ riêng biệt khỏi thuyết minh địa hình.

Hồ sơ giao nộp đầu tư gồm các bộ tài liệu in (số lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư) và đĩa CD kèm theo.

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)