4.3.2.1. Trình duyệt.
Theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì hồ sơ trình duyệt thiết kế và tổng dự toán bao gồm:
- Tờ trình của chủ đầu tư xin phê duyệt thiết kế và tổng dự toán. - Quyết định đầu tư.
- Hồ sơ thiết kế trình duyệt. - Tổng dự toán.
Cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý xây dựng của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ do chủ đầu tư trình duyệt để tiến hành thẩm định và chuẩn bị văn bản để “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư” ký quyết định duyệt.
Chủ đầu tư là UBND huyện Yên Lập sẽ trình duyệt hồ sơ thiết kế bao gồm các thủ tục như ở trên để trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ
thẩm định theo quy định của pháp luật.
4.3.2.2. Thẩm tra.
Theo Điều 22, Nghị định số 15/2013/NĐ- CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì hồ sơ thiết kế của đơn vị tư vấn thiết kế công trình hồ chứa nước Sống Trâu, xã Ngọc Lập, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọtrước khi trình chủ đầu tư thẩm định thì phải gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi ở đây là Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ thẩm tra.
* Hồ sơ gửi Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ thẩm tra thiết kế bao gồm các hồ sơ sau:
a. Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan;
b. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
c. Hồ sơ về điều kiện nănglực của nhà thầu khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; d. Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
* Nội dung thẩm tra của Sở NN & PTNT Phú Thọ đối với hồ sơ thiết kế gồm:
a. Năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật.
b. Sự phù hợp của thiết kế với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho công trình;
c. Mức độ an toàn chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác; d. Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế hoặc thiết kế cơ sở; sự hợp lý của hồ sơ thiết kế bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư.
Kết thúc thẩm tra thiết kế, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có ý kiến bằng văn bảnvề kết quả thẩm tra gửi UBND huyện Yên Lập.
Thời gian thẩm tra thiết kế không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Phòng chuyên môn trực tiếp thực hiện công việc thẩm tra là phòng quản lý xây dựng công trình trực thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ. Tất cả quá trình nhận và trả hồ sơ đều thông qua Bộ phận một cửa của Sở; phòng chuyên môn không làm việc trực tiếp với chủ đầu tư. Trong quá trình thẩm tra, nếu hồ sơ thiết kế có vấn đề không phù hợp, Bộ phận một cửa sẽ bố trí để phòng chuyên môn làm việc với chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế để làm rõ các vấn đề còn chưa chính xác, rõ rang trong hồ sơ thiết kế.
Bên cạnh đó đội ngũ chuyên viên của phòng chuyên môn của Sở đều có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm rõ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Đội ngũ chuyên viên của phòng được tuyển chọn qua kỳ thi công chức, đảm bảo có đủ trình độ chuyên môn phù hợp với công tác và có đủ phẩm chất đại đức trong công việc.
4.3.2.3. Tổ chức thẩm định.
a) Căn cứ vào Điều 21, Nghị định số 15/2013/NĐ- CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì UBND huyện Yên Lập tổ chức thẩm định các bước thiết kế bao gồm các việc theo trình tự sau:
- Xem xét sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật, bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng, quy trình bảo trì công trình và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Gửi hồ sơ thiết kế tới Sở NN&PTNT Phú Thọ để thẩm tra theo như quy định tại Điều 21của Nghị định15/2013/NĐ-CP;
- Yêu cầu nhà thầu thiết kế giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ thiết kế trên cơ sở ý kiến thẩm tra, đánh giá, xem xét nêu trên;
- Trong quá trình thẩm định thiết kế, khi cần thiết chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra thiết kế đối với các phần việc mà mình thực hiện.
b) Nội dung phê duyệt thiết kế:
- Các thông tin chung về công trình: Tên công trình,hạng mục công trình (nêu rõ loại và cấp công trình); chủ đầu tư, nhàthầuthiết kế xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất;
- Quy mô, công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công trình;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng; - Các giải pháp thiết kế chính của hạng mục công trình và toàn bộ công trình; - Những yêu cầu phải hoàn chỉnh bổ sung hồ sơ thiết kế và các nội dung khác (nếu có).
4.3.2.4. Tổ chức nghiệm thu hồ sơ thiết kế.
Theo Thông tư số 10/2013-BXD hướng dẫn chi tiết Nghị định 15/2013 NĐ- CP thì chủ đầu tư UBND huyện Yên Lập nghiệm thu công tác công tác thiết kế, gồm những nội dung sau:
* Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: - Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;
- Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế bước trước đã được phê duyệt; - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định và phê duyệt.
* Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
- Trưởng ban quản lý dự án (người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư). - Giám đốc công ty tư vấn thiết kế (người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế).
- Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình. * Nội dung biên bản nghiệm thu:
Nội dung biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình bao gồm: đối tượng nghiệm thu; thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu; đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu
cầu kỹ thuật và yêu cầu của hợp đồng; kết luận nghiệm thu; chữ ký,họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu pháp nhân của các thành phần trực tiếp nghiệm thu.