Các sự cố do công tác khảo sát địa chất gây ra

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 41)

2.3.1.1. Xác định sai các chỉ tiêu của đất đắp đập.

- Vỡ đập Am Chúa ở Khánh Hoà: Đập được hoàn thành năm 1986, sau khi chuẩn bị khánh thành thì lũ về làm nước hồ dâng cao, xuất hiện lỗ rò từ dưới mực nước dâng bình thường rồi từ lỗ rò đó chia ra làm 6 nhánh như những vòi của con bạch tuộc xói qua thân đập làm cho đập vỡ hoàn toàn chỉ trong 6 tiếng đồng hồ có một phần nguyên nhân do khảo sát xác định sai chỉ tiêu của đất đắp đập, không xác định được tính chất tan rã, lún ướt và trương nở của đất nên không cung cấp đủ các tài liệu cho ngườithiết kế để có biện pháp xử lý.

2.3.1.2. Xác định sai các chỉ tiêu cơ lý của địa chất khu vực xây dựng.

* Nơi xảy ra: Hồ Tả Trạch – Tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguyên nhân: Nguyên nhân trước hết là do đơn vị khảo sát địa kỹ thuật đã không xác định đúng chỉ tiêu cơ lý của địa khối đá phong hóa không đều (đáng ra phải thí nghiệm tại hiện trường, không thể dùng mẫu nhỏ thí nghiệm trong phòng) nên dẫn đến sập mái. Sau này phải xử lý bằng cách bạt thấp đỉnh, dịch đường quản lý vào sâu trong núi, làm soải mái và xây tường chắn ở chân mái.

* Hồ Sông Mực (Thanh Hóa)

Nguyên nhân: Khảo sát địa chất đường dẫn nước của tràn cắt qua eo núi chỉ có 2 hố đào tại tim. Không có hô đào trên sườn dốc, không có hố khoan qua đáy kênh. Tài liệu khảo sát ít ỏi như vậy mà tư vấn khảo sát địa kỹ thuật vẫn có thông báo về địa tầng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố cho công trình hồ Sông Mực, tỉnh Thanh Hóa.

2.3.1.3. Một số sự cố khácdo công tác khảo sát địa chất gây nên.

- Sự cố thấm trong thân đập: Một phần nguyên nhân sự cố này có thể do kết quả khảo sát địa chất công trình sai thực tế, cung cấp sai các chỉ tiêu cơ lý lực học, do khảo sát sơ sài, khối lượng khảo sát thực hiện ít, không thí nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý, lực học cần thiết, từ đó đánh giá sai chất lượng đất đắp.

- Sự cố thấm ở nền đập: Một phần nguyên nhân là do đánh giá sai tình hình địa chất nền, để sót lớp đất thấm mạnh không được xử lý.

Như vậy có thể thấy phần lớn các sự cố công trình nếu không tính đến các sai sót trong thiết kế do tư vấn thiết kế xảy ra trong lựa chọn các chỉ tiêu thiết kế, các loại hình công trình, bố trí các hạng mục của công trình, sử dụng vật liệu, tính toán kết cấu công trình, phương pháp tính không chuẩn, trường hợp tính không điển hình và đủ, do thi công thì những sự cố trong hồ đập đều có liên quan trực tiếp đến chất lượng tài liệu địa kỹ thuật. Nhiều sự cố nghiêm trọng xuất phát từ sai lạc trong địa chất công trình gây ra. Việc nêu ra nguyên nhân cũng để thấy rằng việc quản lý chất lượng tài liệu khảo sát địa chất là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các công trình hồ đập vì đấy là tài liệu đầu vào quyết định lựa chọn các phương án thiết kế và tính toán kết cấu tiếp theo của công trình.

Một phần của tài liệu Đề xuất các biện pháp quản lý trong công tác khảo sát, thiết kế để đảm bảo chất lượng công trình hồ chứa nước Sống Trâu, tỉnh Phú Thọ (Trang 41)