Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
382 KB
Nội dung
Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng Tuần 20 Tiết 20 Ngày dạy: Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. 2/ Kĩ năng: Nhận biết được các quyền cơ bản của trẻ em. 3/ Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ các quyền cơ bản của mình và của trẻ em theo như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Tìm hiểu kĩ về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989, tranh ảnh thể hiện các quyền cơ bản của trẻ em. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu truyện đọc, tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em, liên hệ các quyền của bản thân. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) Trẻ em là tương lai của dân tộc và toàn nhân loại. Do đó trẻ em cần phải được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ đúng mức. điều này đã được ghi nhận rất rõ trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Công ước này để hiểu rõ hơn các quyền cơ bản của trẻ em. - Tiến trình bài dạy:(40’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. ? Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội diễn ra như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em nơi đây? Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Đọc nội dung truyện đọc SGK. - Diễn ra trong không khí vui tươi, ấm áp cảu đại gia đình. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cuộc sống đầy đủ, ấm áp tình người: Chị Đỗ chăm lo cho các em từ miếng ăn đến I/ Truyện đọc: Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội. - Diễn ra trong bầu không khí vui tươi, ấm áp. - Các em được chị Đỗ chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương hết mực Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét: Tuy là những đứa trẻ mồ côi nhưng khi đưa về đây các em được sống cuộc sống cuộc sống của một gia đình với không khí vui tươi, ấm áp tình yêu thương. ? Những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật có ý nghĩa như thế nào? - Nhận xét. ? Em đã được hưởng những quyền gì? Suy nghĩ của các em khi được hưởng những quyền đó? - Nhận xét, liên hệ giáo dục. giấc ngủ đến cả đời sống tinh thần bằng tất cả tình yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ để các em được phát triển toàn diện như các bạn cùng trang lứa. Các em được học tập, vui chơi, giait trí, được phát triển toàn diện. - Nghe. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. ? Các quyền trên của trẻ em giúp cho trẻ em được điềi gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, nhấn mạnh: Các quyền trên tạo diều kiện để mỗi trẻ em phát triển một cách tốt nhất. Các quyền này đã dược ghi nhận trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. ? Vậy Công ước đã xếp các quyền của trẻ em thành những nhóm quyền nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ và giải thích cho học sinh từng nhóm quyền của trẻ em. - Treo tranh trẻ em khuyết tật học tập, biểu diễn văn nghệ. ? Những bức tranh này nói lên điều gì? Hoạt động 2: Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Giúp các em có thể tồn tại, phát triển một cách toàn diện. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Thành 4 nhóm quyền: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Quan sát. - Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, xã hội đối với II/Nội dung bài học: - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó được chia thành 4 nhóm quyền: + Nhóm quyền sống còn. + Nhóm quyền bảo vệ. + Nhóm quyền phát triển. + Nhóm quyền tham gia. Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ mimh họa. người khuyết tật và thể hiện quyền được bảo vệ, quyền phát triển của trẻ em - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. Hoạt dộng 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. * Củng cố: ? Em đã được đảm bảo đầy đủ các quyền này chưa? Cho ví dụ chững minh? - Nhận xét, kết luận toàn bài: Mỗi trẻ em sinh ra đều được hưởng các quyền bình đẳng như nhau. Do đó các em cần phải biết rõ về các quyền này để tự bảo vệ mình và các trẻ em khác khi có hành vi vi phạm xảy ra. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a: + Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9. + Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8,10. - Nhận xét, bổ sung. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập a: + Việc làm thể hiện quyền của trẻ em: 1, 4, 5, 7, 9. + Việc làm vi phạm quyền trẻ em: 2, 3, 6, 8,10. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài hôm sau: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (tt) + Tìm hiểu kĩ hơn vê các quyền cơ bản của trẻ em, liên hệ các quyền này của bản thân. + Tìm hiểu ý nghĩa của Công ước và trách nhiệm của chúng ta trong việc thực hiện Công ước. + Mỗi tổ xây dựng và thể hiện các nhóm quyền của trẻ em. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tuần 21 Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng Tiết 21 Ngày dạy: Bài 12 : CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (TT) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân và mọi người đối với các quyền của trẻ em. 2/ Kĩ năng: - Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - Học sinh thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm. 3/ Thái độ: - Tự hào là tương lai của nhân loại. - Biết ơn những người đã có công chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Tìm hiểu kĩ về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989, tranh ảnh thể hiện các quyền cơ bản của trẻ em. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu ý nghĩa các quyền cơ bản của trẻ em, liên hệ các quyền của bản thân; mỗi tổ xây dựng và sắm vai một tình huống thể hiện quyền của trẻ em. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: , 6A2: , 6A3: , 6A4: 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989 đã ghi nhận những quyền cơ bản nào của trẻ em? Bản thân em đã được đảm bảo các quyền này hay chưa? Dự kiến phương án trả lời: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989 ghi nhận những quyền cơ bản của trẻ em được chia thành 4 nhóm: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. Liên hệ bản thân. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Sự ra đời của Công ước này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em? Và chúng ta cần phải làm gì để thực hiện tốt Công ước này được thực hiện tốt? Chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi này qua bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (tt). - Tiến trình bài dạy:(35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiếp nội dung bài học. Hoạt động 1: Rút ra bài học và liên hệ bản thân. II/Nội dung bài học: (tt) Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng - Đưa tình huống: Bà A vì ghen tuông với vợ cũ của chồng nên đã đánh đập, hành hạ con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội phụ nữ đã can thiệp nhiều lần nhưng bà không nghe nên đã lập hồ sơ đưa bà ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này. ? Em có nhận xét gì về việc làm của bà A? Nếu là người chứng kiến em sẽ làm gì? Hội phụ nữ địa phương trong tình huống có gì đáng quý? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, nhấn mạnh: Các quyền trên tạo diều kiện để mỗi trẻ em phát triển một cách tốt nhất. ? Vậy đối với những việc làm xâm phạm quyền trẻ em chúng ta cần phải làm gì? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ về vụ việc đánh đập trẻ em trong nhà trẻ ở Đồng Nai. ? Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa như thế nào đối với trẻ em? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ minh họa. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập d, đ SGK. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Vậy để các qyền này của trẻ em được thực hiện tốt trẻ em cần phải làm gì? - Quan sát, đọc tình huống. - Bà A đã vi phạm quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, học tập của trẻ em. Nếu là người chứng kiến em sẽ báo với người, cơ quan có thẩm quyền biết việc này. Hội phụ nữ là những ngườiđã lên tiếng phê phán, kiểm điểm việc làm xâm phạm các quyền của trẻ em. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cần phải lên án, phê phán và xử lí nghiêm theo pháp luật. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Giúp trẻ em được sống ổn định và phát triển. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Đọc, làm bài tập d, đ: + Bài d: Lan sai vì đòi hỏi của lan vượt quá khả năng của gia đình. Nếu là Lan em sẽ không đòi hỏi vì gia đình còn nghèo. + Bài đ: Quân phải giải thích cho bố mẹ hiểu. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Cần phải biết cách tự bảo vệ quyền củ mình, tôn trọng người khác và thực hiện tốt bổn phận của mình. - Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc. - Công ước này tạo điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. - Mỗi chúng ta cần phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận của mình. Hoạt dộng 2: Hoạt động 2: Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập e. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Tổ chức cho học sinh các tổ sắm vai tình huống thể hiện quyền của trẻ em. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét. * Củng cố: ? Em đãthực hiện bổn phận của mình đối với bố mẹ, thầy cô và những người xung quanh như thế nào? - Nhận xét, kết luận toàn bài: Mỗi trẻ em sinh ra đều được hưởng các quyền bình đẳng như nhau. Do đó các em cần phải biết rõ về các quyền này để tự bảo vệ mình và các trẻ em khác khi có hành vi vi phạm xảy ra. Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập e: + Báo cho người, cơ quan có thẩm quyền điều tra. + Báo cho thầy cô giáo và gia đình bạn biết. + Cố gắng vận động bố mẹ bạn ấy cho bạn đi học, chỉ cho bạn biết chữ - Nhận xét, bổ sung. - Các tổ chuẩn bị và thể hiện tình huống về quyền trẻ em. - Nhận xét. - Nghe. - Liên hệ bản thân, trả lời. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập e: + Báo cho người, cơ quan có thẩm quyền điều tra. + Báo cho thầy cô giáo và gia đình bạn biết. + Cố gắng vận động bố mẹ bạn ấy cho bạn đi học, chỉ cho bạn biết chữ 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Tìm hiểu tình huống SGK. + Tìm hiểu về một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với đất nước. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng Tuần 22 Tiết 22 Ngày dạy: Bài 13 : CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được công dân là dân của một nước, mang quốc tịch nước đó; công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. - Nắm được nguyên tắc xác định quyền quốc tịch của công dân. 2/ Kĩ năng: Biết phân biệt được công dân của nước Cộng hòa xã hhội chủ nghĩa VIệt Nam với công dân của các nước khác. 3/ Thái độ: Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV; điều 4, điều 6 Luật quốc tịch Việt Nam (1998); khoản 1 điều 19, khoản 1 điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; bảng phụ. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu tình huống SGK, tìm hiểu một số quyền cơ bản của công dân Việt Nam. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: , 6A2: , 6A3: , 6A4: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em? Lấy ví dụ chứng minh. - Em có cách ứng xử như thế nào trong trường hợp sau: Em thấy một người lớn đánh đập một em nhỏ? Dự kiến phương án trả lời: - Công ước này thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện thuận lợi để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương. - Cách xử lí: Tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới có cách ứng xử cho phù hợp. 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) Chúng ta luôn tự hào là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ ngiã VIệt Nam. Vậy công dân là gì? Căn cứ nào để khẳng định công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Chúmg ta sẽ cùng tìm hểu qua bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tiến trình bài dạy:(35’) TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống SGK. I/ Tình huống: Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng huống SSGK. - Gọi học sinh đọc tình huống SGK. ? Theo em bạn A- li - a có phải là công dân Việt Nam hay không? Vì sao? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét: Trong trường hợp này quốc tịch của bạn A - li - a do bố mẹ thỏa thuận. Nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam thì bạn mang quốc tịch Việt Nam. - Treo bảng phụ: Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào trẻ em là công dân Việt Nam? 1. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người Việt Nam. 2. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam. 3. Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài. 4. Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét. ? Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được xem là công dân Việt Nam hay không? - Nhận xét. ? Người nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không? - Nhận xét. - Đọc tình huống SGK. - A - li - a có thể là công dân nước Việt Nam nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam: 1. Trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người Việt Nam. 3. Trẻ em có cha (mẹ) là người Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài (nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam) 4. Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam không rõ bố mẹ là ai. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. - Không được xem là công dân Việt Nam. - Nghe. - Được xem là công dân Việt Nam nếu họ tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam. - Nghe. Câu chuyện về quốc tịch của A - li - a. A - li - a có thể là người Việt Nam nếu bố mẹ thỏa thuận lấy quốc tịch Việt Nam. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học và liên hệ bản thân. ? Qua nội dung đẫ tìm hiểu ở trên em hãy cho biết: Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước? - Nhận xét. Hoạt động 2: Rút ra bài học và liên hệ bản thân. - Công dân là dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thẻ hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công đân của nước đó. - Nghe. - Là người mang quốc tịch Việt II/Nội dung bài học: - Công dân là dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thẻ hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công đân của nước đó. - Công dân nước Cộng Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng ? Công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là người như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, lấy ví dụ mimh họa. Nam. - Nhận xét, bổ sung. - Nghe. hòa XHCN Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Hoạt dộng 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập a. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Gọi học sinh đọc, làm bài tập b. * Củng cố: ? Khi nào một công dân không còn là công dân Vịêt Nam? - Nhận xét, kết luận toàn bài. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố. - Đọc, làm bài tập a: + Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. + Người Việt Nam phạm tội bị tù giam. + Người Việt Nam dưới 18 tuổi - Nhận xét, bổ sung. - Đọc, làm bài tập b: Hoa là công dân Việt Nam vì hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm. - Khi họ thôi không theo quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam. - Nghe, củng cố bài học. III/ Luyện tập: - Bài tập a: + Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. + Người Việt Nam phạm tội bị tù giam. + Người Việt Nam dưới 18 tuổi - Bài tập b: Hoa là công dân Việt Nam vì hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm. 4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’) - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở. - Chuẩn bị bài hôm sau: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tt) + Tìm hiểu một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. + Xen trước bài tập c, d, d SGK. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Trường THCS Phú Thành A – Giáo án GDCD 6 – GVBM: Lê Thị Kim Hằng Tuần 23 Tiết 23 Ngày dạy Bài 13 : CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM(TT) I/ Mục tiêu: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước. 2/ Kĩ năng: - Biết cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nước. - Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân. 3/ Thái độ: - Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Mong muốn được xây dựng Nhà nước và xã hội. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tấm gương học tập của học sinh, công dân Việt Nam. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu truyện đọc, bài hoc. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: , 6A2: , 6A3: , 6A4: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: Căn cứ để xác định công dân của một nước là gì? Nêu một số trương hợp được công nhận là công dân Việt Nam? Dự kiến phương án trả lời: - Căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch. - Một số trường hợp được xem là công dân Việt Nam: Người mang quốc tịch Việt Nam, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ bố mẹ là ai 3/ Giảng bài mới: - Giới thiệu bài:(1’) Khi đã là công dân của một nước thì mỗi người cần phải có trách nhiệm đối với Nhà nước và Nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với công dân của đất nước mình. Vậy công dân của nước Việt Nam phải thực hiện quyền và nghĩa vụ ra sao? Phần còn lại của bài 13: Công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tt) sẽ giúp các em thấy rõ vấn đề đó. - Tiến trình bài dạy:(35’) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: Cô gái của thể thao Việt Nam. - Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK. ? Vận động viên Thúy Hiền đã có Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam. - Đọc nội dung truyện đọc SGK. I/ Truyện đọc: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam. . sắm vai một tình huống thể hiện quyền của trẻ em. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: , 6A2: , 6A3: , 6A4: 2/ Kiểm tra bài cũ: ( 5’) Câu hỏi: Công ước. hiểu một số quyền cơ bản của công dân Việt Nam. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’) Kiểm tra sĩ số: 6A1: , 6A2: , 6A3: , 6A4: 2/ Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu hỏi: - Công ước. nước và xã hội. II/ Chuẩn bị: - Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tấm gương học tập của học sinh, công dân Việt Nam. - Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu truyện đọc, bài hoc. III/ Hoạt động dạy