1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương

23 2,3K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật

Trang 1

phần I: Giới thiệu chuyên đề 1

phần II: Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin 2

I thời gian, phương pháp tìm hiểu và nguồn thu thập thông tin 2

1 Thời gian tìm hiểu và thu thập thông tin 2

2 Nguồn thu thập và phương pháp thu thập thông tin 3

II công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại cao bằng 5

1 Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng 5

2 Thực trạng chấp hành pháp luật tại Cao Bằng 9

3 vị trí, vai trò của Sở Tư pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.10 phần III: Kết quả xử lý thông tin tư liệu 13

phần IV: Nhận xét và kiến nghị 17

I Đánh giá chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng 17

1 Kết quả……… 17

2 Khó khăn và tồn tại 17

II một số đề xuất kiến nghị 18

1 Luôn bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương 18

2 Yêu cầu về chuyên môn 19

Danh mục tài liệu tham khảo 21

Trang 2

Phần I Giới thiệu chuyên đề

Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng hoạt động phổbiến và giáo dục pháp luật, đây là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi phápluật, là cầu nối để truyền tải pháp luật vào cuộc sống Vì thực hiện pháp luật dùbằng hình thức nào như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luậthay áp dụng pháp luật thì trước hết đều phải có hiểu biết pháp luật Bên cạnh đóviệc giáo dục pháp luật còn giúp hình thành ý thức pháp luật trong nhân dân, tạolòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng pháp luật cho mọi côngdân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong cuộc sống xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc

Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật không ngừng được tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh thực hiện và đặt ranhững kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc thù riêng của địa phương mình Tuynhiên trên thực tế Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn

ý thức pháp luật trong nhân dân còn nhiều hạn chế do đó đòi hỏi công tác phổbiến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành thường xuyên liên tục với nhiềubiện pháp thích hợp hơn Là một sinh viên cuối khoá được phân công về thựctập tại Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng, trong quá trình thực tập em đã được tiếp cận,tìm hiểu với công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật qua đó thấyđược phần nào những khó khăn vướng mắc cũng như những kết quả đã đạtđược của công tác này tại địa phương Do đó em chọn đề tài “ Công tác tuyêntruyền, phổ biến và giáo dục pháp luật ở địa phương” là nội dung chính trongchuyên đề của mình

Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập không dài nênkhông thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được ý kiếnđóng góp của thầy cô và các bạn để nhận thức của em về vấn đề này được hoànthiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

Phần II Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin

I thời gian, phương pháp tìm hiểu và nguồn thu thập thông tin

1 Thời gian tìm hiểu và thu thập thông tin

Thực hiện kế hoạch thực tập cho sinh viên cuối khoá của Trường Đại họcLuật Hà Nội nhằm đưa sinh viên năm cuối về thực tập tại các đơn vị ở địaphương với mong muốn một mặt giúp cho sinh viên trước khi ra trường được cọsát thực tế, làm quen với môi trường thực sự và vận dụng một phần kiến thứcnhà trường vào công việc thực tế tại một số địa phương, tránh tình trạng bỡ ngỡthiếu thực tế chỉ có lý thuyết suông của một số sinh viên khi mới ra trường Mặtkhác, tạo điều kiện cho sinh viên có thể định hướng cho công việc, ngành nghềkhi ra trường phù hợp với nguyện vọng và trình độ của mình Kế hoạch nàyđược thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 9 tháng 1 năm 2008 đến hết ngày

18 tháng 4 năm 2008

Sau gần 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường em đã tiếp thu được cácphương pháp nghiên cứu khoa học, thu thập được nhiều kiến thức từ các buổilên lớp, tự nghiên cứu, tiếp thu các văn bản pháp luật để có thể rút ra đượcnhững kiến thức pháp luật cơ bản nhất Theo kế hoạch thực tập của nhà trường

đã đề ra, em được phân công về Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng để thực tập Quátrình thực tập tại đây em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo của cán bộ, lãnh đạo

Sở trong việc tạo điều kiện cho sinh viên thực tập phát huy tốt những kiến kiếnthức đã học để có thể vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống Theo lịchphân công thực tập của Sở Tư pháp chúng em lần lượt thực tập ở từng phòng:Phòng Văn bản từ ngày 07/07/2008 đến ngày18/01/2008; Trung tâm trợ giúppháp lý từ ngày 21/01/2008 đến ngày 01/02/2008; phòng tuyên truyền pháp luật

Trang 4

từ ngày 11/02/2008 đến ngày 22/02/2008; Bộ phận thi hành án dân sự tỉnh từngày 25/02/2008 đến ngày 07/03/2008

Trong hơn một tháng còn lại theo đúng nguyện vọng của bản thân là đượcphân công về thực tập tại phòng Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của

Sở Tư pháp tỉnh Trong thời gian thực tập tại phòng em đã được trực tiếp thamgia vào công việc chung của phòng, được nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quanđến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tổng hợp số liệu báo cáohàng năm, tham gia một số công việc chung như các cuộc họp tổng kết công tác

tư pháp, các buổi họp tuyên truyền, các hội nghị về tuyên truyền, cùng cán bộtrong phòng thực hiện việc in ấn và phân công phát tờ rơi về pháp luật, tổng hợpcác bài viết và tham gia biên tập bản tin tư pháp, chuẩn bị cho các cuộc thi tìmhiểu pháp luật Ngoài ra em còn được hướng dẫn về đề cương tìm hiểu phápluật… Qua đó giúp ích cho em rất nhiều trong công việc nâng cao kiến thứcthực tế, biết vận dụng kiến thức đã học vào công việc chuyên môn, và tạo điềukiện thuận lợi cho em có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập mà mình đãchọn

2 Nguồn thu thập và phương pháp thu thập thông tin.

Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dụcpháp luật đối với việc thi hành pháp luật trên thực tế nhằm nâng cao ý thức phápluật góp phần xây dựng một xã hội sống và làm việc theo hiến pháp và phápluật Trong thời giam thực tập tại phòng Tuyên truyền và giáo dục pháp luật của

Sở Tư pháp Cao Bằng em đã được tiếp xúc và tìm hiểu với rất nhiều các quyđịnh của đảng và nhà nước về vấn đề này, cũng như các hoạt động cụ thể tại địaphương, như qua việc tìm hiểu một số văn bản pháp luật như:

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 02/1998/CT-TTgngày 7 tháng 1năm 1998 về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạnhiện nay

- Quy định số 03/1998/QĐ-TTg ngày7 tháng 1 năm 1998 về việc banhành triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm

2002 thành lập hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Trang 5

- Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Thủtướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phổ biến , giáo dục phaps liật từnăm 2003 đến năm 2007

- Chỉ thị số 32/CT/TW ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Ban bí thư trungương Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức phápluật trong nhân dân

- Báo cáo tổng kết chương trình phổ biến , giáo dục pháp luật của chínhphủ từ năm 2003-2007

- Các kế hoạch, đề án thuộc chương trình hoạt động quố gia phổ biến giáodục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thịtrấn từ năm 2006 đến năm 2010

- Một số văn bản pháp luật của địa phương hướng dẫn chi tiết, các kếhoạch cụ thể cho từng năm,quý hay đợt tuyên truyền giữa các cơ quan banngành có liên quan

- Hướng dẫn nghiệp vụ tư pháp cấp xã của Bộ tư pháp năm 2003

Việc thu thập và tổng hợp thông tin trong các năm được thực hiện quaviệc tìm hiểu các báo cáo tổng kế công tác tư pháp cảu Sở Tư pháp từ năm 2003đến năm 2007và kế hoạch triển khai trong năm 2008 qua đó hiểu được nhữngcông việc cụ thể cần phải làm trong công tác này, rút ra những điểm mạnh,những điều chưa đạt được cũng như những mặt còn hạn chế nhất định còn mắcphải

Quá trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin đã thu thập được cóthể nêu ra một số phương pháp mà em đã sử dụng như sau:

- Phương pháp tổng hợp thống kê nhằm tập hợp và phân tích những sốliẹu cụ thể để từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá cần thiết trong việc nắm bắtnhững số liệu hàng năm, qua đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể, phương hướnghành động cụ thể cho từng quý, từng năm

- phương pháp so sánh dùng cho việc so sánh đối chiếu các số liệu,thông tin thu thập được giữa các đơn vị cùng cấp về hiệu quả của việc triển khai

Trang 6

công tác cùng một kế hoạch,so sánh giữa các năm để từ đó rút ra những mặt đãđạt được và chưa đạt được để có biện pháp kịp thời bổ sung, đồng thời xem xétnhững vướng mắc để tìm hướng giải quyết.

- Phương pháp phân tích, đánh giá giúp phân tích các số liệu, báo cáotổng kết hàng năm, hàng quý, đợt tuyên truyền để từ đó rút ra kế hoạch cụthể,nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật tronggiai đoạn tiếp theo

II công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật tại cao bằng

1 Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại Cao Bằng

Điều đầu tiên khi tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại CaoBằng là cần phải tìm hiểu phong tục tập quán tâm lý xã hội của người dân địaphương, vì khác với đa số địa phương khác Cao Bàng là một tỉnh miền núi vớiphần đông là dân tộc thiểu số có tín ngưỡng, bản sắc, phong tục tập quán vànhận thức riêng Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên khó nhăn, phức tạp với phầnđông là các xã vùng sâu vùng xa,giao thông đi lại khó khăn Trong nhiều nămqua Sở Tư pháp tỉnh Cao Bằng đã có nhiều cố gắng chủ động đưa thông tin phápluật đến với nhân dân qua các hình thức phương pháp khác nhau phù hợp vớiđiều kiện của từng địa phương với những đối tượng cụ thể Thấy rõ được rằngmặc dù đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạnchế nhưng như vậy thì việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa các thông tin

về chính sách của Đảng và nhà nước cần thiết hơn bao giờ hết Công tác đưapháp luật vào đời sống cảu đônhg bào dân tộc làm cho họ thêm tin và đi theoĐảng, nghe theo cách mạng là việc làm hết sức quan trọng và phải luôn được đặt

ra hàng đầu Sở tư pháp trong những năm qua không những chủ động trong việc

tổ chức và phối hợp chỉ đạo công tac phổ biến, giáo dục pháp luật theo sát cácnhiệm vụ chính trị của trung ương cũng như của địa phương đặt ra, chủ độngphối hợp với các nghành như Sở giáo dục, sở VH-TT, Hội phụ nữ, hội cựu chiếnbinh, Công an, Đoàn thanh niên…để tổ chức việc tuyên truyền có hiệu quả đếnmọi tầng lớp nhân dân và đã đạt được một số thành quả có thể kể đến như sau:

a) Tuyên truyền miệng:

Trang 7

Đây là hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được thục hiệnchủ yếu, thường xuyên ở các cấp, các ngành, các thôn, xóm Hình thức nàychiếm ưu thế và phát huy tích cực hơn so với các hình thức phổ biến giáo dụcpháp luật khác vì qua đó người nói trao đổi trực tiếp với người nghe những nộidung cần phổ biến và ngược lại người nghe có thể hỏi hoặc cùng trao đổi nhữngvấn đè mà mình chưa hiểu hoặ chưa rõ ràng trong năm năm qua toàn tỉnh đã tổchức được trên 12.281 cuộc với hơn 335.142 lượt người nghe.

b) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:

+ Đài phát thanh,truyền hình :

Nhằm làm phong phú,đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật Hộiđồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh đã thực hiệnchuyên mục phổ biến giáo dục pháp luật trên đài Phát thanh, Truyền hìnhtỉnh

để giới thiệu các nội dung văn bản pháp luật, hỏi đáp pháp luật vào tối thứ 3hành tuần

+ loa truyền thanh ỏ cơ sở:

Đã góp phần không nhỏ trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địabàn Đến nay toàn tỉnh đang có 93 loa đang hoạt động

Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến qua phát thanh, truyền hình thì hìnhthức tuyên truyền qua báo địa phương, thông tin, tạp chí cũng là hình thức,phương tiện tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả đối với nhân dân địa phương.Cuốn bản tin Tư pháp được phát hành thường xuyên mỗi quay 01 số, mỗi số

1000 cuốn đăng tải những nội dung thông tin, bài về họat động của ngành Tưpháp Cao Bằng nói chung và các lĩnh vực chuyên môn nói riêng.ngoài ra bảntin cũng chuyển tải thêm một số lĩnh vực về công tác đấu tranh phòng, chốngtội phạm,các văn bản pháp luật mới được ban hành, trao đổi nghiệp vụ,hỏiđáp pháp luật gửi cho các Sở, ban , ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị và

xã, phường, thị trấn

c) biên soạn nội dung phát hành tài liệu tuyên truyền:

Đây là hình thức được chú ý khai thác và sử dụng thường xuyên song songvới hình thức tuyên truyền miệng Tài liệu được biên soạn nội dung chủ yếu

Trang 8

thường ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với đối tượng được tuyên truyền, một sốtài liệu được dịch ra tiếng dân tộc như Quy ước nếp sống văn hoá ngườiMông, Dao, Luật Bầu cử, Luật Hôn nhân và gia đình…Bên cạnh đó Sở tưpháp là Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợpcông tác phổ biến giáo dụcpháp luật tỉnh trong những năm qua đã in ấn được 28.630 tờ rời tìm hiểupháp luật về ma tuý, HIV/AIDS, Đất đai; 1634 băng cassette bằng tiếng kinh,Mông; Sở nội vụ phát hành được 775 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dụcpháp luật; Liên đoàn lao động tinhr phát hành được 30.000 tài liệu tờ rời,tranh cổ động, áp phích các loại về tuyên truyền, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, Tư vấn cho 300 Lượt cán bộ công nhân viên chức và người laođộng…

d) Tủ sách pháp luật-Bưu điện văn hoá:

Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tương đối hiệu quả Thông quacác tủ sách pháp luật và các điểm văn hoá xã, cán bộ và nhân dân có điềukiện tìm đọc, nghiên cứu những thông tin cần thiết góp phần nâng cao hiểubiết pháp luật Đến nay toàn tỉnh có 189/194 xã, phường, thị trấn có tủ sáchpháp luật (05 xã mới chia tách địa giới hành chính) Sở Tư pháp dâng chỉ đạoxây dựng tủ sách, mỗi tủ có từ 150 đến 200 đầu sách; thực hiện thông tư liêntịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH-TLDLĐVNngày 07 tháng 06 năm 2006 về hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác tủsách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dântỉnh Cao Bằng đã ban hành kế hoạch số 1321/KH-UBND ngày 09 tháng

08 năm 2006 về việc xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật ở cơquan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp Đến nay có trên 70% các cơ quan,đơn vị, doanh nghiệp, trường học đã xây dựng được tủ sách pháp luật và đãtrang bị được một số đầu sách cơ bản phục vụ cho công tác tuyên truyền,nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật

đ) Thi tìm hiểu pháp luật:

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luậtcấp tỉnh đã chủ độngtham mưu choUBND tỉnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cấp tỉnh và

Trang 9

dự thi cấp trung ương qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đã thui hút đượcđông đảo các tầng lớp cán bộ và nhân dân địa phương tham gia tìm hiểu phápluật Kết quả tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007:

- Luật giao thông đường bộ có 42.466 bài dự thi

- Pháp lệnh dân số có: 16.037 bài dự thi

- Hội thi hoà giải viên giỏi ở cơ sở có: 13 đội thanm dự

- Hội thi văn nghệ quần chúng toàn dân tham gia phòng, chống Ma tuýcó: 15 đội tham dự

- Thi tìm hiểu Luật Bảo hiểm xã hội có 17 đội tham dự

- Hội thi tìm hiểu Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có: 03 đội dựthi

- Hội diễn tìm hiểu kiến thức phòng, chống tệ nạn xã hội có: 13 đội dựthi

- Thi tìm hiểu Bộ luật dân sự và nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký

và quản lý hộ tịch: có 20.811 bài dự thi

- Thi tìm hiểu Luật Cư trú có: 16.019 bài dự thi

Bên cạnh các cuộc thi tìm hiểu pháp luật do trung ương, tỉnh phát động các

Sở, ban, ngành cũng tổ chức các cuộc thi trong phạm vi mình quản lý, góp phầnnâng cao hiểu biết pháp luậtcho cán bộ và nhân dân

e) Phổ biến giáo dục pháp luật thông qua công tác hoà giải ở cơ sở:

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng cảu công tác hoà giải ở cơ sởđối với công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhândân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, các cơ quan chuyên môn của tỉnh

đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho các cán

bộ làm công tác hoà giải được 19 lớp với 1246 học viên tham gia học tập Các

tổ hoà giải được củng cố và hoạt động ngày càng có hiệu quả đến nay toàn tỉnh

có 2456 tổ hoà giải với 2.460 xóm hành chính, trên 16.000 hoà giải viên, tỉ lệhoà giải thành đạt bình quân mỗi năm từ 80% trở lên, đã giải quyết kịp thời, tại

Trang 10

chỗ những xích mích, tranh chấp các vụ việc có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi

vi phạm pháp luật, góp phần làm giảm các vụ khiếu kiện vượt cấp

g) Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ:

toàn tỉnh hiện có 06 câu lạc bộ pháp luật và 12 câu lạc bộ trợ giúp pháp lýđang hoạt động tại các xã, phường, thị trấn và đoàn cơ quan dân chính Đảngtỉnh, nội dung sinh hoạt chủ yếu là tuyên truyền các văn bản pháp luật mới đượcban hành và các văn bản pháp luật mà hội viên quan tâm Do vậy hình thức này

đã thu hút được tương đối số lượng hội viên tham gia sinh hoạt

h) Phổ biến pháp luật thông qua công tác trợ giúp pháp lý:

Với chức năng, nhiệm vụ của mình Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tưpháp từ khi thành lập đến nay hoạt động ngày càng có hiệu quả Trung tâm đãchủ động phối hợp với Hội nông dân, Ban dân tộc và ban yôn giáo, Hội phụ nữtỉnh…thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí được trên 2.630 vụ việc chủ yếu vềcác lĩnh vực: Đất đai, Hôn nhân gia đình, Dân sự…cho các đối tượng là ngườidân tộc,phụ nữ, đối tượng chính sách, ở vùng sâu, vùng xa…tổ chức trên 100đợt trợ giúp pháp lý lưu động đến vùng đồng bào dân tộc Có thể nói qua côngtác trợ giúp pháp lý,các cuộc trợ giúp lưu động đã góp phần giải toả được nhữngthắc mắc của nhân dân, làm cho người dân hiểu rõ hơn các chính sách của Đảng,pháp luật của nhà nước

h)tuyên truyền pháp luật thông qua hương uớc, quy ước.

Đến nay 100% xóm, làng, bản ở tỉnh có hương ước, quy ước theo đúng quyđịnh Thông qua quy ước, hương ước đã cụ thể hoá một số quy định của phápluật như: luật hôn nhân và gia đình, đất đai, bảo vệ và phát triển rừng… gắn vănbản pháp luật với quy ước và hương ước và đã được đồng bào thực hiện nghiêmtúc

2 Thực trạng chấp hành pháp luật tại Cao Bằng

Trong những năm gần đây ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhândân tỉnh Cao Bằng từng bước được nâng lên, đồng bào dân tộc đã có nhiềuchuyển biến về mặt nhận thức, ý thức được vai trò pháp luật đối với cuộc sống

Trang 11

của mình Công tác tuyên truyền pháp luật kết hợp với nhiều cơ quan ban ngànhkhác đã triển khai một cách nghiêm túc các kế hoạch, hình thức tuyên truyềnphong phú chuyển tải kịp thời các văn bản pháp luật đến với nhân dân đi vàocuộc sống để nhân dân cảnh giác tránh xa tội lỗi

Do Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới phía bắc, có diệntích tự nhiên 6.714,5 Km2 với trên 311 Km đường biên giới tiếp giáp với tỉnhQuảng Tây Trung Quốc Toàn tỉnh có 12 huyện 01 thị xã và 194 xã, phường, thịtrấn trong đó có 115 xã đặc biệt khó khăn, 09 huyện biên giới với 44 xã giápbiên;có 08 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn, dân tộc thiểu số chiếmtrên 95% Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, miền Có những xã cótới gần 50% dân mù chữ, trẻ em không được đến trường, giao thông đi lại cònkhó khăn nên nhiều văn bản pháp luật quan trọng đến được tay đồng bào đã khó

mà còn không đọc được, do đó tình trạng mù chữ,địa hình cách`` trở dẫn đếnkhông hiểu biết pháp luật là không thể tránh khỏi Mặc dù mấy năm gần đây đờisống kinh tế có phần được cải thiện,song tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao so với cảnước, trên 40% hộ nghèo, bên cạnh đó tệ nạn xã hội như Ma tuý, mại dâm, cờbạc, mê tín dị đoan và các vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, tranh chấpđất đai, vi phạm pháp luật giao thông chưa giảm Điều đáng báo động là tìnhtrạng trẻ em chưa thành niên phạm tội ngày càng nhiều, đặc biệt là các tệ nạnnhư mại dâm, vi phạm các quy định về an toàn giao thông, cố ý gây thương tích,giết người… như vào năm 2006 Toà án nhân dân tỉnh Cao Bằng đã xét xử vụ ánmại dâm lớn PU14 với những người phạm tội còn ở lứa tuổi chưa thành niên Cónhững đối tượng mặc dù nhận thức được khá đầy đủ về sự nguy hiểm của hành

vi của mình nhưng do hoàn cảnh khó khăn, bị kích động,xuý giục nên vẫn phạmtội

Bên cạnh đó việc tuyên truyền pháp luật lại còn có nhiều hạn chế do kinhphí còn hạn hẹp, cán bộ còn thiếu, công tác chưa thực sự hiệu quả, ngay cảnhững đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý có quy mô lớn, có kế hoạch từ trung ương

và có kinh phí hoạt động nhưng việc tổ chức cũng còn nhiều hạn chế dẫn đếnviệc thông tin chuyển tải đến người dân quá chậm và không đạt hiệu quả Tình

Ngày đăng: 10/04/2013, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w