1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt nam

40 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 685,14 KB

Nội dung

G ia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là cơ hội, là điều kiện tốt để Việt Nam hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là sân chơi có nhiều quy định khá chặt chẽ. Dưới đây là một số vấn đề về hàng rào kỹ thuật thương mại, một số quy định của thị trường EU và thị trường Hoa Kỳ, với hy vọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức đầy đủ và có giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại trong điều kiện mới, đạt hiệu quả cao. 1. Hàng rào kỹ thuật Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một trong các hàng rào phi thuế quan, liên quan tới việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm và hàng hóa có chất lượng đáp ứng u cầu của người tiêu dùng. Mỗi một quốc gia đều cần thiết xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào kỹ thuật hợp pháp để đảm bảo an tồn và sức khỏe cho con người, vật ni, cây trồng, bảo vệ mơi trường, an ninh quốc gia, chống gian lận thương mại… Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hàng rào kỹ thuật được dựng lên để hạn chế thương mại của các nước khác hoặc mang tính phân biệt đối xử như dành ưu đãi cho nước này song lại khắt khe với nước khác, nới lỏng quản lý đối với hàng hóa trong nước nhưng lại quản lý chặt chẽ với hàng nhập khẩu… Những hàng rào như vậy thực sự trở thành rào cản đối với thương mại quốc tế và trái với các ngun tắc của thương mại tự do mà WTO đã đề ra. Để loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại, WTO đã sử dụng Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (gọi tắt là Hiệp định TBT) như là một luật chung để điều chỉnh các hoạt động về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp giữa các thành viên của WTO. Các nước khi gia nhập WTO đều phải cam kết thực hiện Hiệp định TBT nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại. Các mục tiêu và phạm vi cơ bản của Hiệp định TBT: Thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT); khẳng định và thừa nhận tầm quan trọng của tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống quốc tế về đánh giá sự phù hợp trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh thương mại; đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp khơng gây ra các trở ngại cho thương mại quốc tế; đồng thời khơng ngăn cản các nước áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu, bảo vệ sức khỏe, an tồn cuộc sống của con người, động thực vật, bảo vệ mơi trường, chống gian lận thương mại, đảm bảo an ninh quốc gia; loại bỏ các rào cản kỹ thuật khơng phù hợp với các ngun tắc thương mại tự do của WTO nói chung và nêu trong Hiệp định TBT nói riêng. Hiệp định TBT được áp dụng tại cấp độ khác nhau như: Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Theo Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam 2 CLCSCN No2/ 2013 Hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh gia tăng chính sách bảo ho ä Điều 1.3 của Hiệp định TBT thì tất cả các sản phẩm, bao gồm sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp đều là đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Hiệp định, có thể thấy rằng những lĩnh vực và vấn đề mà Hiệp định đề cập tới rất rộng, không chỉ đối với những quy trình liên quan trực tiếp đối với sản phẩm mà còn cả những quy trình không liên quan trực tiếp đối với sản phẩm, như: Việc chứng nhận môi trường, ghi nhãn sinh thái… Các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định TBT: Tránh sự cản trở không cần thiết cho thương mại; không phân biệt đối xử; nguyên tắc hài hòa tiêu chuẩn; nguyên tắc tương đương của các quy chuẩn kỹ thuật; thừa nhận lẫn nhau trong các quy trình đánh giá sự phù hợp và tính minh bạch hóa. Theo nguyên tắc minh bạch hóa của Hiệp định WTO/TBT, các nước thành viên của WTO phải thông báo cho các thành viên khác về các biện pháp kỹ thuật có khả năng gây trở ngại thương mại giữa các nước thành viên thông qua Cơ quan thông báo về TBT của mỗi nước. Các thành viên phải thông báo khi các biện pháp kỹ thuật đưa ra không có một tiêu chuẩn quốc tế tương ứng, hoặc nội dung kỹ thuật của một biện pháp đề xuất không phù hợp với nội dung kỹ thuật của tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị quốc tế liên quan hoặc các biện pháp kỹ thuật có thể ảnh hưởng đáng kể tới thương mại của các thành viên khác. Các yếu tố sau cần được xem xét để ước định ảnh hưởng tới thương mại của các quy chuẩn kỹ thuật, đó là: Tác động tăng nhập khẩu, giảm nhập khẩu, hoặc khó khăn cho các nhà sản xuất tại các nước thành viên khác trong việc tuân thủ với các quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp dự thảo. Có thể nhận thấy, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại có xu hướng gia tăng rõ rệt. Một số thông tin về hàng rào kỹ thuật mới đối với một số mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam tại thị trường EU và Hoa Kỳ được nêu và phân tích tác động dưới đây để các doanh nghiệp tham khảo. 2. Một số quy định của thị trường EU - Quy định REACH (Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng các loại hóa chất): Quy định (EC) số 1907/2006 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 18/12/2006 đã thành lập Cơ quan Hóa chất châu Âu. Mục đích chính của REACH là: Đảm bảo mọi hóa chất sử dụng ở EU, dù nhập khẩu hay sản xuất trong khu vực phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn; buộc các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu phải có trách nhiệm đối với việc sử dụng và xử lý an toàn các hóa chất do mình tạo ra; thay thế các chất có nhiều khả năng nguy hại nhất bằng những chất ít nguy hại hơn trong khả năng có thể; thành lập Cơ quan Hóa chất Châu Âu để đăng ký, đánh giá, phê duyệt việc sử dụng mọi hóa chất. - Chỉ thị FLEGT: Đề xuất kế hoạch hành động của EU về tăng cường thực thi luật pháp, quản lý và thương mại lâm sản. Các thành viên WTO hiện còn bất đồng về việc các biện pháp môi trường có phải là vấn đề TBT được điều chỉnh bởi Hiệp định TBT của WTO hay không, nếu có thì sẽ phải được thông báo như quy định kỹ thuật TBT. Một số thành viên đề xuất các biện pháp như vậy phải được giải quyết trong khuôn khổ Ủy ban Thương mại và môi trường của WTO. EU không đưa các Chỉ thị này vào các thông báo TBT của mình. Tuy nhiên, xin lưu ý là các doanh nghiệp xuất Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 3 khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam cần tuân thủ các Chỉ thị này tương tự như các quy định TBT. - Chỉ thị WEEE (Chất thải là các thiết bị điện và điện tử): Chỉ thị 2002/96/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 27/1/2003 về chất thải là thiết bị điện và điện tử (WEEE) nhằm giảm số lượng các sản phẩm điện và điện tử sản xuất ra và khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế và thu hồi các bộ phận cấu thành khi sản phẩm bị thay thế hoặc trở nên lỗi thời. Chỉ thị này cũng quy định về việc sử dụng biểu tượng (logo) WEEE. Các nhà sản xuất và nhập khẩu bắt buộc phải chịu chi phí xử lý rác thải, tái chế hoặc thu hồi các loại sản phẩm cung ứng ra thị trường. Mặc dù Chỉ thị WEEE chỉ áp dụng trực tiếp đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu của EU, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm điện và điện tử của Việt Nam cũng phải tuân thủ để tiếp cận được thị trường EU. - Chị thị RoHs (Hạn chế sử dụng một số loại hóa chất độc hại trong các thiết bị điện và điện tử): Chỉ thị 2002/95/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 27/1/2003 về việc hạn chế sử dụng các chất độc hại trong các sản phẩm điện và điện tử. Chỉ thị RoHs có liên quan chặt chẽ với Chỉ thị WEEE và được xây dựng nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn rác thải thông qua thiết kế sản phẩm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế và thu hồi các bộ phận, cấu thành của các thiết bị điện và điện tử lưu hành trên thị trường. Chỉ thị này cấm việc sử dụng chì, thủy ngân, cadimi, crom 6+, poly-bromi- nated biphenyls (PBB) hay polybrominated diphenyl ethers (PBDE) với hàm lượng vượt quá mức tối đa cho phép trong các sản phẩm điện và điện tử bán trên thị trường. Hiện nay, Ủy ban châu Âu đang đưa ra một số đề xuất điều chỉnh các Chỉ thị WEEE và RoHs để các bên liên quan có thể thực hiện các chỉ thị này một cách hiệu quả hơn. Chỉ thị 2006/66/EC của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 6/9/2006 về pin và ắc quy, các loại pin và ắc quy thải loại, bãi bỏ hiệu lực của Chỉ thị 91/157/EEC. Chỉ thị này áp dụng đối với các loại pin sử dụng cho các sản phẩm điện và điện tử, được xây dựng nhằm bảo vệ môi trường thông qua việc ngăn chặn rác thải, tái sử dụng, tái chế và thu hồi các sản phẩm điện và điện tử. - Quy định IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing regulation): Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008 thành lập một hệ thống cấp cộng đồng để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo hay không tuân thủ quy định, sửa đổi các Quy định (EC) số 2847/93, (EC) số 1936/2001 và (EC) số 601/2004 và bãi bỏ hiệu lực của các Quy định (EC) số 1093/94 và (EC) số 1447/1999. Quy định này cũng yêu cầu phải có chứng nhận về cá được đánh bắt hợp pháp để cung ứng cá và các sản phẩm cá ra thị trường EU. Mặc dù Chỉ thị IUU đã có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2010, kể từ đây tất cả các lô hàng hải sản xuất khẩu sang EU phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…), nếu thiếu sẽ không được phép nhập vào thị trường này. Tuy nhiên, cho đến nay, sự chuẩn bị của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam vẫn còn mơ hồ, lúng túng chưa sẵn sàng, việc bắt buộc doanh nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm được theo quy định của EU còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam phải nhận thức rõ ràng để có các biện pháp thích Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam 4 CLCSCN No2/ 2013 ứng, nếu không sẽ gặp trở ngại lớn trong hoạt động xuất khẩu của mình và có thể bị mất thị trường này. 3. Một số qui định của thị trường Hoa Kỳ - Đạo luật cải thiện an toàn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) có hiệu lực thi hành từ ngày 12/11/2008. Đạo luật này có nhiều quy định và các quy định có lộ trình hiệu lực khác nhau. Đạo luật này đã tạo ra một môi trường đảm bảo an toàn sản phẩm tiêu dùng được sản xuất và nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau trên thế giới vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đạo luật này, hàng hóa xuất khẩu cần có giấy chứng nhận Hợp chuẩn tổng quát với mỗi chuyến hàng. Đạo luật được mở rộng nhiều yêu cầu so với trước, do vậy doanh nghiệp Việt Nam phải rất lưu ý khi đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Trước đây, các sản phẩm tiêu dùng phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn theo Đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, nhưng theo Đạo luật CPSIA/2008, Hoa Kỳ đã mở rộng đáng kể yêu cầu chứng nhận hiện hành, cụ thể các sản phẩm tiêu dùng phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn theo các đạo luật khác nữa, như Đạo luật các chất gây hại liên bang, vải sợi dễ cháy, bao bì ngăn ngừa nhiễm độc, an toàn hồ bơi và hồ nước mát xa,… Mục 102 của CPSIA yêu cầu tăng cường thử nghiệm sản phẩm để cấp chứng nhận hợp chuẩn tống quát cho các sản phẩm tiêu dùng có kiểm soát và yêu cầu thử nghiệm bởi bên thứ ba với các sản phẩm cho trẻ em. Các sản phẩm cho trẻ em cần được thử nghiệm bởi một “Cơ quan đánh giá hợp chuẩn độc lập” - Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC). Theo quy định của luật, CPSC là cơ quan có quyền công nhận phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam không nhất thiết phải nhờ một cơ quan đánh giá hợp chuẩn ở Hoa Kỳ mà có thể chọn một cơ quan đánh giá hợp chuẩn tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn chung trong danh sách được CPSC công nhận. Theo Đạo luật, sản phẩm không có giấy chứng nhận nếu vi phạm quy chuẩn mà vẫn xuất hiện ở Hải quan Hoa Kỳ thì sẽ bị tiêu hủy ngay, thay vì xuất trả lại nơi đã xuất hàng đi như trước kia vẫn quy định. Đạo luật cũng quy định giấy chứng nhận phải được công nhận bằng tiếng Anh, có thể thêm một thứ tiếng khác, có ghi tên nhà sản xuất, ngày và nơi sản xuất, thông tin liên lạc đối với các cá nhân quản lý hồ sơ thử nghiệm…; Giấy chứng nhận phải kèm theo sản phẩm hay chuyến hàng và phải có sẵn cho CPSC và Hải quan Hoa Kỳ khi có yêu cầu. Có thể xem xét một ví dụ về tác động của Đạo luật này đối với hàng dệt - may xuất khẩu của Việt Nam. Theo Đạo luật này, tất cả các sản phẩm dệt- may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tuân thủ theo những quy định chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2009, Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ tăng cường giám sát nghiêm ngặt hơn nữa các quy định an toàn sản phẩm như tính dễ cháy của vải, cấm tuyệt đối các sản phẩm có dây thắt ở vùng cổ trên áo, đặc biệt là áo trẻ em. Trước đây luật quy định buộc tái xuất các sản phẩm vi phạm an toàn khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, thì nay quy định mới cho phép CPSC có quyền tiêu hủy các sản phẩm vi phạm về tính an toàn. Ngoài ra, mức phạt đối với các nhà nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ khi vi phạm cũng sẽ tăng lên đến 15 triệu USD, trước đây mức phạt này tối đa là vài triệu USD. Sở dĩ các quy định mới nghiêm ngặt hơn là do các vi phạm về an toàn của sản phẩm nhập khẩu có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 5 Như vậy, khi những quy định mới được áp dụng một cách nghiêm ngặt hơn đối với nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ thì cũng đồng nghĩa là các nhà nhập khẩu tại Hoa Kỳ sẽ đặt ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng và tính an toàn của hàng dệt may nhập khẩu. Đây là điều mà các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt - may Việt Nam cần phải lưu ý. Thông tin cần thiết về các quy định mới và ngày có hiệu lực đối với hàng dệt - may khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ có đăng tải trên trang web của CPSC www.cpsc.gov. - Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill): Đạo luật Nông nghiệp 2008 đã được Quốc hội Hoa Kỳ chính thức thông qua vào ngày 18/6/2008. Mang số hiệu H.R.6124, Farm Bill 2008 có tên đầy đủ là “Đạo luật quy định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và các chương trình khác của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tới năm tài chính 2012 và quy định một số vấn đề khác”, tên ngắn gọi là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation and Energy Act of 2008). Theo quy định của Luật này, tất cả các loại cá thuộc chủng cá da trơn catfish nhập khẩu từ nước ngoài phải có chứng nhận về kỹ thuật chế biến. Quy trình sản xuất, chế độ kiểm tra chất lượng phải tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Hoa Kỳ mà Bộ Nông nghiệp đang áp dụng. Cũng giống như thủy sản, gỗ và các sản phẩm gỗ khi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng bị điều chỉnh bởi luật Farm Bill 2008. Như vậy, có thể nhận thấy Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại là một trong các hàng rào phi thuế quan được các nước thành viên WTO khai thác triệt để nhằm xây dựng và duy trì cho mình một hàng rào kỹ thuật hợp pháp và hợp lý, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con người, vật nuôi, cây trồng, bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia, chống gian lận thương mại… Việc không tuân thủ theo các quy định về TBT tại mỗi nước sẽ đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu và lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu tại các nước này. Một số khó khăn tiềm năng có thể gây tác động tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là: (1) Không nắm bắt kịp thời hoặc mơ hồ, không sẵn sàng về những thay đổi tương lai của các quy định TBT tại các thị trường nhập khẩu, ví dụ như là các quy định đã nêu trên tại thị trường EU hoặc Hoa Kỳ; (2) Các doanh nghiệp sẽ phải chi phí tiềm ẩn cho các quy trình đánh giá sự phù hợp và chứng nhận; (3) Các doanh nghiệp sẽ có khả năng phải đầu tư mới vào công nghệ sản xuất và đào tạo về vận hành. Tất cả những khó khăn tiềm ẩn này có thể sẽ làm giảm khả năng tiếp cận với thị trường xuất khẩu và gây thất thu về xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các Hiệp hội ngành hàng ngày càng có vai trò quan trọng trong việc liên kết các doanh nghiệp thành viên để hợp tác và phát triển. Các Hiệp hội ngành hàng cần xây dựng năng lực nòng cốt trong việc tuân thủ các quy định TBT của ngành hàng mình khi xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm có nhiều tiềm năng, nhằm tư vấn cho các thành viên trong Hiệp hội và đề xuất các ý kiến góp ý cho các dự thảo văn bản luật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp,… có khả năng gây cản trở và tác động đến thương mại của các doanh nghiệp trong ngành hàng. Các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp có thể khai thác lợi ích từ Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam), cổng thông tin điện tử TBT, cũng như mạng lưới TBT tại Việt Nam./. Nguồn: T/c Nghiên cứu Kinh tế Biên tập: Thanh Hằng Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam 6 CLCSCN No2/ 2013 C ơng nghiệp Dệt - May có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Đây là ngành có tiềm lực phát triển khá mạnh và được coi là một trong những ngành cơng nghiệp trọng điểm trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dệt - may Việt Nam đạt 17 tỷ USD và là năm thứ 4 liên tiếp giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu của cả nước, trong đó xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ đạt 7,62 tỷ USD, Nhật Bản là 2,03 tỷ USD và châu Âu là 2,56 tỷ USD. Dự báo năm 2013, ngành Dệt - May Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 18,5 - 19 tỷ USD. Hiện Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu dệt - may lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) với kim ngạch xuất khẩu hàng năm ln tăng cao. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường khá “sang trọng” và “khó tính” với những u cầu khắt khe về hàng rào kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm may mặc, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam cần có các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng rào cản để mở rộng thị phần ở thị trường tiềm năng này. I. Hệ thống rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng may mặc nhập khẩu Cùng với xu thế chung trong thương mại quốc tế, các nước EU khơng sử dụng nhiều biện pháp hạn ngạch, thuế quan mà tập trung hướng đến xây dựng hàng rào phi thuế quan, trong đó rào cản kỹ thuật là biện pháp phổ biến nhất. Là thành viên của tổ chức WTO nên chế độ quản lý nhập khẩu của EU cũng dựa trên những ngun tắc của tổ chức này nhằm bảo hộ người tiêu dùng và nền sản xuất trong nước. Riêng đối với hàng dệt - may, hệ thống rào cản kỹ thuật của thị trường này cũng hết sức khắt khe. Bao gồm: 1. Quy định về mơi trường, an tồn sức khỏe con người Theo quy định này, EU cấm nhập khẩu và bán các mặt hàng dệt - may có chứa các chất bị cấm (RS). EU đã ban hành một loạt các thơng tư, quy chuẩn, luật, sắc luật liên quan đến vấn đề này. Cần lưu ý những quy định sau: Quy định REACH: Đây là quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về việc “đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hóa chất” đối với một số mặt hàng nhập khẩu vào EU, trong đó có các sản phẩm dệt - may. Để thực hiện tốt quy định REACH, các doanh nghiệp dệt - may cần xây dựng mơ hình quản lý các chất trong ngun liệu dùng cho sản xuất (chất nào được dùng, đặc tính của chất, có thể cung cấp thơng tin về chất đó cho EU khi có u cầu ) và thực hiện quản lý chuỗi cung cấp thơng qua các hoạt động, như: Đề ra các u cầu đối với nhà cung cấp hóa chất, nhà cung cấp hóa chất phải cung cấp cho khách hàng phiếu an tồn dữ liệu, vật liệu theo mẫu tn thủ với REACH. Tiêu chuẩn về chất lượng: Hiện tại, hai hệ thống tiêu chuẩn mang tính phổ biến nhất áp dụng tự nguyện cho hàng may mặc nhập khẩu vào EU là tiêu chuẩn ISO 14001 và EMAS ( The European Eco - Management and Audit scheme). Cả hai đều dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của WTO là ISO 9000. Đối với bộ tiêu chuẩn EMAS, chủ yếu được áp dụng rộng rãi nhất là tại Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó đối với doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí vì vậy, các doanh nghiệp nên áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 14001. Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 7 Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của EU đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam 2. Quy định về đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn sản phẩm Quy định này được thực hiện theo Thông tư 96/74/EC quy định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt - may bán tại EU. Cụ thể: Đóng gói: Ngoài tác dụng bảo vệ sản phẩm tránh bị mất mát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển, việc đóng gói sản phẩm cần đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu và các khách hàng về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu kỹ lưỡng về bao bì đóng gói, sao cho các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, những thay đổi về nhiệt độ, xử lý không cẩn thận và mất cắp Nhãn hiệu: Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ sợi của sản phẩm. Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng. Kích cỡ: Đối với hàng dệt may, 4 số đo cơ bản về cơ thể thường được dùng để xác định số kích cỡ của sản phẩm là: Chiều dài cơ thể, vòng ngực, dài vai và vòng hông. Hiện nay, trong nội bộ các nước EU chưa có sự thống nhất về việc ghi nhãn kích cỡ sản phẩm. Hơn nữa, các kích cỡ theo yêu cầu của mỗi khách mua có thể khác nhau rất nhiều nên mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc lớn đều có xu hướng lập bảng kích cỡ cụ thể của riêng mình. Ghi nhãn sản phẩm: Việc ghi nhãn phải đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho người tiêu dùng. Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn bao gồm: Thành phần chính tạo nên sản phẩm, thông tin an toàn cho người sử dụng. 3. Các điều kiện về lao động Cùng với các quy định về chất lượng sản phẩm, khâu đóng gói bao bì EU cũng quan tâm đến việc cải thiện điều kiện lao động trong ngành công nghiệp Dệt - May. Những quy định về điều kiện lao động và trách nhiệm xã hội được EU áp dụng theo tiêu chuẩn SA 8000 và SA 8001. Theo đó, một số chiến dịch được thực hiện, như: Chiến dịch quần áo sạch, quy tắc đạo đức, điển hình là quy tắc thương mại công bằng trong ngành may mặc, trong đó xem xét các vấn đề về chi phí ăn uống, mức độ tự do trong công ty, không phân biệt đối xử, điều kiện về an toàn và sức khỏe nơi làm việc… 4. Quy định về xuất xứ hàng hóa EU đặc biệt quan tâm tới vấn đề xuất xứ hàng hóa, vì nó liên quan đến việc có được hưởng chế độ ưu đãi thuế của EU hay không? Việc xem xét và đánh giá nguồn gốc xuất xứ hàng dệt - may xuất khẩu vào EU là dựa trên cơ sở nguyên liệu sản xuất tại chính nước đó. Đặc biệt, kể từ ngày 1/1/2011, EC vừa thông qua quy định mới về Quy tắc xuất xứ, quy định này bao gồm một số điểm mới, như: - Đơn giản hóa quy định về Quy tắc xuất xứ gồm 1 trong 4 tiêu chí: Hàm lượng giá trị nội địa, chuyển mục hoặc tiểu mục thuế, các hoạt động gia công, chế biến theo quy định, việc sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tại nước thụ hưởng (khoáng sản, sản phẩm nuôi trồng đánh bắt trên lãnh thổ). - Mức độ tỷ trọng linh động theo nước (nếu là nước chậm phát triển thì hàm lượng chỉ 30% hoặc tương đương) hoặc theo ngành hàng (yêu cầu cụ thể với từng ngành như đánh bắt ngoài lãnh hải- mức độ vốn sở hữu tại tàu tối thiểu 50%) hay tỷ trọng giá trị nguyên liệu (ví dụ sợi ni lông (hàm lượng 20%), sợi nhựa hoặc nhôm (hàm lượng 30%) hay hàm lượng chế biến (ví dụ không cho phép pha vào đường bất cứ chất gì để chuyển xuất xứ của đường ). - EU được phép quy định hàm lượng giá trị nội địa linh động cho các nước căn cứ vào tình hình thiên tai, tình hình kinh tế hay một chương trình ưu đãi riêng theo sáng kiến của EU. - Điều chỉnh cộng gộp xuất xứ. Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam 8 CLCSCN No2/ 2013 II. Thực trạng khả năng đáp ứng rào cản của doanh nghiệp dệt - may Việt Nam Trước hết, để có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật, các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất may mặc Việt Nam cần có những hiểu biết sâu rộng về các loại rào cản này cũng như tầm quan trọng của chúng. Sau khi tiến hành khảo sát điều tra mẫu các doanh nghiệp dệt - may Việt Nam có quan hệ xuất khẩu hàng may mặc với thị trường EU, với 151 phiếu hợp lệ (tương ứng với 151 doanh nghiệp) có đầy đủ các thông tin cơ bản. Các doanh nghiệp tham gia điều tra đã được hỏi về mức độ nhận biết của họ về hệ thống rào cản kỹ thuật tại thị trường EU. Kết quả thu được là 90,1% số doanh nghiệp có khả năng nhận biết về hệ thống rào cản kỹ thuật vào thị trường EU, còn lại 9,9% chưa nắm được các quy định của hệ thống rào cản này. Như vậy vẫn còn một số doanh nghiệp chưa có khả năng nhận biết các loại rào cản kỹ thuật áp dụng cho hàng may mặc vào thị trường EU chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi hệ thống rào cản mà EU đang vận hành. Để hiểu biết sâu hơn về thực trạng khả năng đáp ứng rào cản của doanh nghiệp xuất khẩu dệt - may Việt Nam sang thị trường EU, bài viết phân tích khả năng đáp ứng rào cản này dựa trên các nhóm cụ thể: 1. Nhóm rào cản kỹ thuật liên quan đến chất lượng và đặc tính sản phẩm Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng họ có khả năng nhận biết các quy định của EU về đặc tính và chất lượng sản phẩm dệt - may nhập khẩu vào thị trường này. Nó bao gồm hệ thống những thông tư, quy chuẩn… liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và sức khỏe con người; các quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may. Nhận biết được rào cản, tuy nhiên khả năng đáp ứng được các yêu cầu này đối với doanh nghiệp may Việt Nam là một bài toán khó. Do những khó khăn về điều kiện sản xuất, năng lực có hạn nên thực trạng đáp ứng rào cản liên quan đến chất lượng và đặc tính sản phẩm của dệt - may Việt Nam vào EU còn ở mức thấp. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 23,2% doanh nghiệp tham gia phỏng vấn điều tra (tương đương với số lượng 35 doanh nghiệp) cho rằng họ có khả năng đáp ứng những rào cản kỹ thuật từ thị trường nhập khẩu dệt - may EU một cách tốt và rất tốt. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho rằng mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của họ ở thị trường EU hiện ở mức trung bình là 40,4%. Đặc biệt, 36,4% doanh nghiệp phỏng vấn (tương đương với 55 doanh nghiệp), khả năng đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật dệt may của EU còn ở mức kém và rất kém. Điểm trung bình cho thực trạng về khả năng đáp ứng rào cản của doanh nghiệp Việt Nam ở thị trường này là 2,8/5 điểm, tức là doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa những yêu cầu kỹ thuật mà thị trường EU đề ra. Tuy nhiên, khi được hỏi về tiềm năng đáp ứng mọi rào cản này trong tương lai, nhiều doanh nghiệp dệt - may Việt Nam cho kết quả khả quan hơn. 51% doanh nghiệp tự tin cho rằng họ có tiềm năng đáp ứng đầy đủ những rào cản kỹ thuật mà thị trường EU đặt ra. Dù còn nhiều hạn chế song doanh nghiệp sẽ cố gắng phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có để nâng cao năng lực vượt rào về chất lượng và đặc tính sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường EU. 2. Nhóm rào cản liên quan đến quy trình sản xuất Theo kết quả điều tra, 81,5% doanh nghiệp được phỏng vấn có khả năng nhận biết về rào cản liên quan đến quy trình sản xuất. Tuy nhiên, cũng giống như với rào cản về chất lượng và đặc tính sản phẩm, thực trạng đáp ứng của doanh nghiệp dệt - may Việt Nam liên quan đến qui trình sản xuất chưa cao. 28,4% doanh nghiệp cho rằng họ có thể vượt qua những rào cản liên quan đến quy trình sản Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 9 xuất ở mức độ tốt và rất tốt, 38,4% ở mức trung bình và còn lại ở mức yếu kém. Tiềm năng đáp ứng rào cản này, 51% doanh nghiệp tin rằng họ có khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của EU, 19,9% cho rằng tiềm năng này đối với họ là không lớn. Điểm số trung bình về tiềm năng đáp ứng rào cản liên quan đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam tham gia phỏng vấn là 3,4/5 điểm. 3. Nhóm rào cản về bao bì, nhãn mác sản phẩm Nhãn mác - bao bì có ảnh hướng lớn đến hiệu quả xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn 15,2% doanh nghiệp được phỏng vấn không biết đến rào cản kỹ thuật vào thị trường EU liên quan đến nhãn mác, bao bì. Thực tế, đây vẫn là rào cản lớn đối với dệt - may xuất khẩu Việt Nam mà nhiều doanh nghiệp không thể vượt qua. Thực trạng đáp ứng rào cản này vào thị trường EU là rất thấp. Chỉ có 29,8% doanh nghiệp trả lời rằng họ có thể đáp ứng được rào cản bao bì, nhãn mác của thị trường EU ở mức tốt và rất tốt; 33,8% ở mức trung bình, còn lại là yếu kém. Nhãn mác và bao bì vẫn còn là một rào cản khó vượt đối với nhiều doanh nghiệp dệt - may Việt Nam. Hy vọng trong tương lai, khả năng này sẽ được nâng cao đáng kể khi 54,3% doanh nghiệp tin rằng, họ có khả năng vượt qua hệ thống rào cản liên quan đến nhãn mác và bao bì sản phẩm dệt may. Những phân tích ở trên về năng lực vượt rào kỹ thuật của dệt - may Việt Nam sang thị trường EU cho thấy năng lực đáp ứng các rào cản của các doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này chủ yếu là do nguồn nguyên liệu đầu vào không đảm bảo chất lượng, việc quản lý và tổ chức sản xuất không hiệu quả, nguồn nhân lực thiếu kiến thức và kỹ năng, trong khi đó nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật yếu và thiếu. Đây cũng chính là những khó khăn của dệt - may Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU. Để tiếp cận sâu hơn thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong các hoạt động vượt rào của mình và cần có sự phối hợp của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan. III. Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật 1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt - may, Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp cần thiết như: Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin phổ biến pháp luật và chính sách thương mại của EU, trong đó chú trọng đến các rào cản kỹ thuật. Chính phủ làm tốt công tác thông tin cho doanh nghiệp thông qua các kênh như: Tạp chí chuyên ngành dệt - may, các website cung cấp thông tin về hoạt động xuất khẩu dệt - may của Việt Nam. Thứ hai, tăng cường cơ chế giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội. Chính phủ tăng cường các hoạt động hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn để áp dụng trong nước cho phù hợp với yêu cầu của quốc tế và thị trường EU. Đồng thời, thực hiện cơ chế giám sát chặt chẽ đối với việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật và giám sát chất lượng hàng may mặc. Thứ ba, cần tăng cường công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp để đảm bảo các doanh nghiệp có động lực hoàn thiện qui trình sản xuất và tăng hiệu quả vượt rào cản kỹ thuật. Vấn đề này cần được thực hiện kịp thời, đặc biệt cần được thực hiện chặt chẽ nhất tại các doanh nghiệp dệt và nhuộm. Bên cạnh cơ chế giám sát và xử lý vi phạm, nhà nước cần chú trọng xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu trọng điểm. Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế nhằm kêu gọi Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam 10 CLCSCN No2/ 2013 và thu hút đầu tư cho toàn bộ nền kinh nói chung và cho ngành Dệt - May nói riêng. Bên cạnh đó, thực hiện cải cách sửa đổi các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, thay đổi theo hướng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp may Việt Nam. Thứ năm, tiến hành thường xuyên các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường mối quan hệ hợp tác thương mại hữu nghị với các quốc gia trên thế giới, trong đó đặc biệt lưu tâm đến đối tác chính như EU; nâng cao vai trò của các Đại sứ quán của Việt Nam, các Phòng thương mại ở nước ngoài; phối hợp với Hiệp hội Dệt - May Việt Nam thường xuyên tổ chức những buổi thăm quan, tham gia triển lãm thương mại quốc tế để doanh nghiệp dệt - may Việt Nam có cơ hội được học hỏi, giao lưu và nâng cao năng lực của mình. 2. Đối với ngành Dệt - May - Ngành cần có đầu mối thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu chính và các thị trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên, đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng rãi trong một mục riêng trên website của Vinatex và Viện Dệt - May. - Ngành cần trợ giúp thông tin và cho doanh nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường, hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng công nghệ cho các quá trình sản xuất thân thiện với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn về hóa chất hài hòa với các quy chuẩn hiện hành trên thế giới. - Nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành: Tổ chức nhiều hơn nữa các khóa học ngắn hạn cho cán bộ, các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như năng suất lao động trong các doanh nghiệp dệt may. Hiệp hội Dệt - May có thể kết hợp với Chính phủ và các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo chuyên ngành về Dệt - May nhằm hình thành được đội ngũ các chuyên viên cao cấp về các ngành thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng và tổ trưởng, quản lý chất lượng, quản lý kho hàng, quản lý xuất nhập khẩu. - Cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Hiện nay nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may vẫn phải nhập khẩu tính chủ động trong nguyện liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, phụ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác không đảm bảo được chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm dệt - may. 3. Đối với doanh nghiệp dệt - may Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp vượt rào một cách đồng bộ và kịp thời. - Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh điều tra nghiên cứu thị trường về nhu cầu, sở thích, mức độ tiêu dùng của người châu Âu; hệ thống luật pháp và những quy định liên quan đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này, những quy định chung và các quy định riêng của từng quốc gia, hệ thống chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho sản phẩm dệt - may. - Tăng cường hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu, phối hợp với Hiệp hội Dệt - May Việt Nam trong việc phát triển hệ thống kênh phân phối, cũng như những chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hình ảnh của dệt - may Việt Nam tại thị trường EU. (Xem tiếp trang 24) Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 11 [...]... để các doanh nghiệp hiểu rõ hơn và áp dụng tốt hơn các quy định của REACH khi xuất khẩu hàng hố sang thị trường châu Âu Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu các rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may của Tập đồn Dệt May Việt Nam; Báo Cơng Thương điện tử Biên tập: Quỳnh Vân Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Thực trạng Doanh nghiệp Công nghiệp Việt Nam trước các rào cản thương mại. .. điều cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Luật về Vệ sinh an tồn thực phẩm: Ngồi ra, các luật, bộ luật về vệ sinh an tồn thực phẩm của các nước phát triển cũng quy định rất khắt khe đối với hàng thủy sản tiêu thụ trên thị trường các nước này Điển hình như Luật Bảo vệ người tiêu dùng thủy sản thương mại của Hoa... an tồn sản phẩm tiêu dùng năm 2008 (CPSIA) có ảnh hưởng nhiều đến hàng hóa của Việt Nam khi đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt hơn đối với lượng chì trong các sản phẩm cho trẻ em No1/ 2013 CLCSCN 17 Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Và đạo luật Farm Bill 2008 được Quốc hội Hoa Kỳ thơng qua ngày 18/6/2008 với 15 Chương và 600 mục Đối với gỗ, sản phẩm gỗ và các sản phẩm có... nghiệp chưa nhạy bén Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam trong việc đưa ra các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là hợp tác kinh doanh và vai trò quy tụ của các hiệp hội Sản xuất sản phẩm có giá trị cao của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá thấp Vì sản xuất những đơn hàng giá trị cao để tránh bị kiện bán phá giá, do đó doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng... vượt rào cản thương mại trên thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm gỗ Việt Nam 18 CLCSCN No2/ 2013 1 Những ưu điểm trong việc vượt rào cản trên thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam Đối với các thủ tục hải quan, dán nhãn xuất xứ, quy tắc dán nhãn: Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam đã áp dụng đúng, đủ các thủ tục hải quan của Hoa Kỳ, các quy tắc dán nhãn để xuất khẩu sản. .. độ ẩm của sản phẩm gỗ, phải lưu ý đến tấm quan trọng của mẫu mã sản phẩm và tập trung đầu tư cho đội ngũ thiết kế Nguồn: goviet.com.vn; vinamap.vn; agro.gov.vn Biên tập: Hồng Hiệp Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Rào cản và thách thức đối với xuất khẩu hàng thực phẩm và đồ uống của Việt Nam sang thò trường Hoa Kỳ N hững năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa... Biên tập: Bích Thủy Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Rào cản kỹ thuật đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 1.Tình hình xuất khẩu thủy sản sang một số thị trường lớn Mặt hàng thủy sản của Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước Năm 2009 là năm có nhiều khó khăn đối với xuất khẩu nói chung và đối với mặt hàng thủy sản nói riêng Số liệu của... quan hệ bạn hàng chiến lược và lâu dài Các bạn hàng ở thị trường mục tiêu sẽ là nhân tố hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và vượt qua được rào cản kỹ thuật của các thị trường này (Xem tiếp trang 31) No1/ 2013 CLCSCN 27 Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam Các rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất khẩu Thủy sản Việt Nam vào thò trường Nhật N hật Bản, quốc... Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, hàng của các doanh nghiệp Việt Nam mới được hưởng thuế nhập khẩu tối huệ quốc Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - một thị trường đã có nhiều đối thủ có vị trí và “đứng” khá No1/ 2013 CLCSCN 21 Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam chắc Do vậy, Việt Nam gặp... thơng qua ngày 18/6/2008 2 Đối với rào cản về giấy chứng nhận FSC Các doanh nghiệp cần chú trọng đến nguồn ngun liệu gỗ và nguồn gốc xuất xứ gỗ Khi có đơn hàng từ đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần có No1/ 2013 CLCSCN 19 Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm Sản phẩm gỗ phải có nguồn gốc . các doanh nghiệp xuất Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam No1 / 2013 CLCSCN 3 khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam cần tuân thủ các Chỉ thị này tương tự như các quy định. các tổ chức phi chính phủ. Theo Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm cơng nghiệp Việt Nam 2 CLCSCN No2/ 2013 Hàng rào kỹ thuật của các nước đối với hàng xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh. cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu, các doanh nghiệp chưa nhạy bén Các rào cản thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp Việt Nam 18 CLCSCN No2/ 2013 trong việc đưa ra các sản phẩm mới nhằm

Ngày đăng: 10/06/2015, 23:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w