1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

luyen tap dua cac yeu to tu su va mieu ta vao bai van nghi luan

18 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,52 MB

Nội dung

Tiết 120: Tập làm văn:Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận... Ôn tập lí thuyết:- Hai yếu tố yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bà

Trang 2

Tiết 120: Tập làm văn:

Luyện tập đưa các yếu tố tự

sự và miêu tả vào bài văn

nghị luận

Trang 3

A Ôn tập lí thuyết:

- Hai yếu tố yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho

việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ

ràng, cụ thể sinh động hơn và do đó có sức

thuyết phục mạnh mẽ hơn.

- Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm

luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm

và không phá vỡ mạch lạc văn bản nghị luận

của bài văn

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B Luyện tập:

* Đề bài: Trang phục và văn hóa.

Trang 4

Mét sè h×nh ¶nh

vÒ trang phôc

Trang 5

A Ôn tập lí thuyết:

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B Luyện tập:

* Đề bài: Trang phục và văn hóa.

1 Định hướng làm bài:

Tình huống:

Một số bạn đang đua đòi

theo những lối ăn mặc

không lành mạnh, không

phù hợp với lứa tuổi học

sinh, truyền thống văn

hóa của dân tộc và hoàn

cảnh gia đình Em hãy

viết một bài nghị luận để

thuyết phục các bạn đó

thay đổi cách ăn mặc cho

đúng đắn hơn.

- Kiểu bài: Nghị luận giải thích

- Vấn đề nghị luận:

trang phục của học sinh và văn hoá Chạy đua theo mốt không phải người học sinh có văn hoá.

Trang 6

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A Ôn tập lí thuyết:

B Luyện tập: * Đề bài: Trang phục và văn hóa.

1 Định hướng làm bài:

a, Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

b, Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

c, Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

d, Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma tuý và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

e, Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống

2 Xác lập luận điểm:

- Khi làm bài văn nghị luận việc xác định luận điểm là quan trọng vì nó tập trung làm nổi bật vấn đề nghị luận.

- Không được đưa ra luận điểm thừa.

* Mở bài: Có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

- Nêu vai trò của trang phục và văn hóa, vai trò của mốt đối với xã hội, con người nói chung.

- Nêu thực trạng trong lớp hiện nay về vấn đề mốt trang phục và văn hóa để từ đó giải thích về trang phục đối với học sinh.

* Kết bài:

-Tự nhận xét về trang phục bản thân và hướng phấn đấu.

- Lời khuyên đối với các bạn đang chạy theo mốt.

Trang 7

A Ôn tập lí thuyết:

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B Luyện tập: * Đề bài: Trang phục và văn hóa.

1 Định hướng làm bài:

2 Xác lập luận điểm:

3 Sắp xếp luận điểm:

* Mở bài: Có thể chọn 1 trong 2 cách sau:

- Nêu vai trò của trang phục và văn hóa, vai trò của mốt đối với xã hội, con người nói chung.

- Nêu thực trạng trong lớp hiện nay về vấn đề mốt trang phục và văn hóa

để từ đó giải thích về trang phục đối với học sinh.

* Kết bài:

- Tự nhận xét về trang phục bản thân và hướng phấn đấu.

- Lời khuyên đối với các bạn đang chạy theo mốt.

* Thân bài: a, c, e, b.

Trang 8

A Ôn tập lí thuyết:

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B Luyện tập:

1 Định hướng làm bài:

2 Xác lập luận điểm:

3 Sắp xếp luận điểm:

Sắp xếp luận điểm khoa học sẽ làm cho bài văn

nghị luận chặt chẽ, rành mạch.

4 Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:

Trang 9

a, Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một

bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền

để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu

và thủng gối Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!

Trang 10

b, Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới

tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu” Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người Nhưng

các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả

Giuốc- đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo

bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn” Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, Ông Giuốc- đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải) Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa,

có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!

Trang 11

Câu hỏi thảo luận

đoạn văn trên?

đưa vào đoạn văn như thế nào?

trong đoạn văn trên thì đoạn văn sẽ như thế nào?

Trang 12

a, Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào một chiếc áo phông loè loẹt, trước ngực loằng ngoằng hàng dãy chữ nước ngoài và sau lưng là hình ảnh của một bộ phim đang “ăn khách”, một hình ảnh vừa thiếu đứng đắn lại vừa hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi thiếu niên Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền

để diện đến trường, nhưng đó lại là chiếc quần xé gấu

và thủng gối Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra một bạn của lớp mình Bên dưới mái tóc nhuộm một đường đỏ hoe, và bên trên đôi giày to cao quá khổ là chiếc áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình (mặc dù bạn vốn là người gầy nhỏ) và chiếc quần trắng ống rộng lùng thùng Sự ăn mặc của các bạn sao lại thay đổi nhiều đến thế!

Trang 13

b, Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới

tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu” Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người Nhưng các

bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục mà

chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc- đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng

hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn” Nhưng

do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, Ông Giuốc- đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải) Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm Vậy thì sự sang trọng, cả sự

“sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!

Trang 14

Yếu tố tự sự

+ Nhờ lớp kịch vừa học:

Ông Giuốc- đanh mặc lễ

phục.

+ Ông trưởng giả đặt may

lễ phục.

+ Ông tưởng hễ mặc lễ

phục quý tộc là sẽ có cái

sang của nhà quý tộc;

+ Ông tự biến mình thành

trò cười.

+ Ông còn bị tên thợ may

và đám thợ phụ lột cả….

Yếu tố miêu tả

+ Hãnh diện ngẩng cao đầu;

+ Hăm hở đặt may.

+ Bo bo giữ kiểu quần áo trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn.

+ Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn;

+ Đám thợ phụ lột cả cái

áo lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm.

Trang 15

A Ôn tập lí thuyết:

Tiết 120 – LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

B Luyện tập:

1 Định hướng làm bài:

2 Xác lập luận điểm:

3 Sắp xếp luận điểm:

4 Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:

Viết đoạn văn: Triển khai luận điểm phần thân bài.

b Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác

hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu

đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

e Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi, hoàn cảnh sống

Trang 16

Không đưa

câu văn thừa (có nội dung không sát với luận điểm).

Xác lập luận

điểm

Sắp xếp luận

điểm

Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự

sư và miêu tả

Tiết 120 LUYỆN TẬP ĐƯA CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

- Việc xác định

luận điểm là

quan trọng vì nó

tập trung làm nổi

bật vấn đề nghị

luận trong bài

văn nghị luận.

- Không được

đưa ra luận điểm

thừa.

Sắp xếp luận điểm khoa học

sẽ làm cho bài văn nghị luận chặt chẽ, rành mạch.

Trang 17

Hướng dẫn về nhà

câu) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự

về chủ đề học tập.

7 (thời gian 90 phút).

Ngày đăng: 10/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w