BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc. Họ và tên tác giả: Lê Thị Quỳnh Trang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bến Cừ 1 Lí do chọn đề tài: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hình thành nhân cách cho học sinh. Ở lớp có đông học sinh dân tộc, để đảm bảo duy trì sĩ số, đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo nề nếp lớp,… vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: a Đối tượng: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc. b Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đọc tài liệu. Phương pháp đàm thoại, điều tra. Phương pháp giảng giải. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 3 Đề tài đưa ra giải pháp mới: Biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên chủ nhiệm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc thực hiện các công việc: liên hệ với giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới; kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh; sắp xếp chỗ ngồi cho các em họp phụ huynh đầu năm; bầu ban cán sự lớp, xây dựng nề nếp lớp, giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng ý thức học tập… cũng như là phối, kết hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng của xã hội. 4 Hiệu quả áp dụng: Qua áp dụng, chất lượng giáo dục và nề nếp của học sinh được đảm bảo, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần trên 98% và duy trì sĩ số 100%. Áp dụng trong năm học 2013 – 2014 ở lớp 2B đơn vị trường Tiểu học Bến Cừ.
Trang 1BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc.
Họ và tên tác giả: Lê Thị Quỳnh Trang
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bến Cừ
1/ Lí do chọn đề tài:
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hình thành nhân cách cho học sinh
Ở lớp có đông học sinh dân tộc, để đảm bảo duy trì sĩ số, đảm bảo chất lượng giáo dục, đảm bảo nề nếp lớp,… vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng
2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc b/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp đàm thoại, điều tra
Phương pháp giảng giải
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Biện pháp nâng cao năng lực hoạt động của giáo viên chủ nhiệm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua việc thực hiện các công việc: liên hệ với giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới; kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh; sắp xếp chỗ ngồi cho các em họp phụ huynh đầu năm; bầu ban cán sự lớp, xây dựng nề nếp lớp, giáo dục đạo đức cho học sinh, xây dựng ý thức học tập… cũng như là phối, kết hợp với giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội, ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh và các lực lượng của xã hội
4/ Hiệu quả áp dụng:
Qua áp dụng, chất lượng giáo dục và nề nếp của học sinh được đảm bảo, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần trên 98% và duy trì sĩ số 100%
Áp dụng trong năm học 2013 – 2014 ở lớp 2B đơn vị trường Tiểu học Bến Cừ
Bến Cừ, ngày 1 tháng 04 năm 2014
Người thực hiện
Lê Thị Quỳnh Trang
Trang 2TÊN ĐỀ TÀI: Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc.
A MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Trong bối cảnh của đất nước ta hiện nay, Giáo dục Đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu Trong đó, Tiểu học là bậc nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục và giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Đối với học sinh Tiểu học, hoạt động trong nhà trường là chủ đạo Nhà trường là nơi tổ chức các hoạt động chuyên biệt, là nơi giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục của bậc học Bởi vậy, nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống của trẻ, là nơi trẻ bộc lộ khả năng, năng lực, nhân cách một cách đầy đủ, rõ ràng nhất và giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với trẻ nhất, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất
Thế giới hôm nay đang tiến tới một xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế Đó là một thách thức quan trọng với mọi quốc gia Nền kinh tế thị trường đang trở thành một không gian mang tính toàn cầu Trong bối cảnh chung đó, Việt Nam cũng chuyển mình hòa nhập, để thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước Nền kinh tế thị trường, bao hàm nét tiêu cực
và cả những nét tích cực của nó Chúng có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả
xã hội, trong đó có cả sự nghiệp giáo dục, điều mà chúng ta quan tâm nhất đó là sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, một vấn đề bức xúc mà giáo dục và đào tạo giữ vai trò rất quan trọng Để hạn chế những tác động “ tiêu cực”, phát huy những tác động “tích cực” đến nhân cách của trẻ thì cần bàn tay nhào nặn của người giáo viên chủ nhiệm
Đồng thời, xu hướng đổi mới giáo dục, để đào tạo con người thế kỷ XXI, đang đặt ra những yêu cầu mới cho giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục
Bên cạnh đó, với một địa phương thuộc vùng biên giới đặc biệt khó khăn, với phần lớn gia đình học sinh còn nghèo khó, vì gánh nặng kinh tế gia đình mà phụ huynh học sinh trông chờ chủ yếu vào nhà trường, vào giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy dỗ con em mình
Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng người mà Đảng và nhà nước giao cho, cũng như không phụ lòng tin tưởng của phụ huynh học sinh thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào tạo nên những con người “vừa hồng, vừa chuyên” cho xã hội Muốn vậy, giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên,
xã hội mà còn phải xây dựng và hình thành cho các em ý thức tự chủ, tinh thần trách nhiệm cao,… ngay từ khi các em còn nhỏ Nói cách khác, giáo viên vừa dạy chữ, vừa dạy các em cách làm người Trong đó, giáo viên chủ nhiệm không chỉ “ dạy chữ” mà còn nhận trách nhiệm chính trong việc “ dạy người”
Trang 3Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo học sinh theo mục đích giáo dục toàn diện Giáo viên vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em Từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình, đào tạo các em trở thành những con người vừa có đức, vừa có tài Muốn vậy, giáo viên phải
có những biện pháp thích hợp và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm để nâng cao chất
lượng dạy học và hiệu quả giáo dục Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc ”
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu (chủ thể): Biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp có đông học sinh dân tộc.
Khách thể: Các học sinh lớp 2B trường Tiểu học Bến Cừ năm học: 2013-2014 Vấn đề đặt ra: Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm
để tổ chức học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo được chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ giới hạn ở lớp 2B trường Tiểu học Bến Cừ, năm học: 2013-2014
4/ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc tài liệu
Phương pháp đàm thoại, điều tra
Phương pháp giảng giải
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
5/ Giả thuyết khoa học:
Một lớp học không có nề nếp, học sinh vi phạm nội quy nhiều, chất lượng dạy học giảm sút thì có nhiều nguyên nhân: ý thức của các em chưa cao; các em chưa phát huy hết năng lực của mình; gia đình các em không quan tâm đến các em; giáo viên chủ nhiệm chưa làm hết chức trách, nhiệm vụ của mình, chưa đầu tư vào công tác chủ nhiệm,…Trong đó, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là hết sức quan trọng Nếu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm thì lớp có nề nếp tốt, chất lượng dạy học được đảm bảo, duy trì được sĩ số lớp và học sinh đi học đều, đúng giờ, học sinh tham gia lao động và các phong trào của trường, của lớp đầy đủ, tích cực; học sinh cũng sẽ thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh, đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh
Trang 4B NỘI DUNG 1/ Cơ sở lí luận:
Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách con người Một mặt, giáo dục là sự tác động có mục đích, có hệ thống, theo một tổ chức chặt chẽ, nó phác thảo trước mô hình nhân cách cần đạt đến Mặt khác, giáo dục truyền lại những thành tựu của nền văn minh xã hội theo con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất Nhân cách con người được hoàn thiện bởi một nền giáo dục
xã hội và tự giáo dục toàn diện để trở thành những người vừa “hồng”, vừa “chuyên”; vừa có phẩm chất, vừa có năng lực; những công dân tốt, những cán bộ tốt, sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam mới Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi con người đều có cái thiện và ác ở trong lòng, ta phải làm thế nào cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân Thông qua giáo dục thì cái thiện trong mỗi con người sẽ ngày càng nhiều thêm và cái ác sẽ mất dần đi Người cũng đã từng nói:
“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Gần đây nhất, ngày 4.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Trong đó, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Như thế, Bác Hồ cũng như Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và đào tạo Giáo dục đào tạo luôn là quốc sách hàng đầu Trong đó, bên cạnh việc phát triển trí tuệ thì luôn chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống cho các em, nhằm đào tạo các em trở thành những người “vừa đức, vừa tài” Đối với học sinh Tiểu học, ngoài cha mẹ và người thân trong gia đình, người các em tiếp xúc nhiều nhất và gần gũi nhất, người các em tin tưởng và thần tượng nhất đó chính là giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm không chỉ là người truyền thụ kiến thức cho các em mà còn là người dạy các em những điều hay lẽ phải, uốn nắn những biểu hiện sai lệch của các em và giúp các em hình thành những nhân cách tốt đẹp
2/ Cơ sở thực tiễn:
Trường Tiểu học Bến Cừ là một trường Tiểu học nằm trên địa bàn xã Ninh Điền, một xã vùng biên giới đặc biệt khó khăn và là xã có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống Trường Tiểu học Bến Cừ cũng là trường có nhiều học sinh dân tộc nhất, với 53 học sinh dân tộc trong tổng số 232 học sinh toàn trường Trong đó, lớp 2B, lớp do tôi làm giáo viên chủ nhiệm có 9/15 em là học sinh dân tộc Ở lớp có đông
Trang 5học sinh dân tộc như lớp tôi, xuất phát điểm về chất lượng, nề nếp, ý thức của các em thường thấp hơn so với những lớp học bình thường khác Đồng thời, cha mẹ các em
đa phần là người làm thuê làm mướn, không có thời gian và cũng không quan tâm tới việc học hành, dạy bảo con cái Hầu như, ngoài việc mua sắm sách vở, dụng cụ ban đầu cho học sinh, họ phó mặc tất cả cho giáo viên chủ nhiệm Do đó, ngay từ khi được phân công chủ nhiệm và nhận bàn giao lớp, tôi đã vạch ra một phương hướng hành động cụ thể để nâng dần chất lượng giáo dục cũng như rèn luyện đạo đức cho các em được tốt hơn để đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện cho các em
3/ Nội dung vấn đề:
a.Vấn đề đặt ra:
Với một lớp học có 15 học sinh, trong đó có 9/15 ( chiếm 60%) là học sinh dân tộc Việc đảm bảo chất lượng và duy trì nề nếp cho học sinh trong một lớp học
có đông học sinh dân tộc như thế này là một vấn đề hết sức nan giải và là một thách thức đối với người giáo viên chủ nhiệm Do đó, giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm để tổ chức học sinh thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo được chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục
b Biệp pháp thực hiện:
* Liên hệ với giáo viên chủ nhiệm ở lớp dưới:
Thông thường, ngay khi nhận bàn giao lớp, giáo viên sẽ tìm hiểu từ người giáo viên chủ nhiệm cũ của các em về đặc điểm của từng em trong lớp: đặc điểm tâm
lí, nhận thức, khả năng nghe nói đọc viết của các em, khả năng làm toán, hoàn cảnh gia đình các em, sự quan tâm của gia đình các em đối với các em Nhờ sự liên hệ này, giáo viên chủ nhiệm phần nào nắm được đặc điểm, tình hình ban đầu của lớp mình chủ nhiệm Tuy nhiên, tôi đã từng chủ nhiệm các em khi các em học lớp 1 nên những
ưu, khuyết điểm, lực học của các em, hoàn cảnh gia đình của các em, tôi đều biết rất
rõ Dựa trên biểu hiện của các em trong năm học trước, tôi tiến hành phân loại các
em Nhờ sự phân loại ngay từ đầu năm học như thế này, tôi sẽ áp dụng những biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với các em, để các em ngày càng tiến bộ hơn
* Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập của học sinh:
Để học sinh học tập có hiệu quả thì yêu cầu tối thiểu nhất là học sinh phải có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập Cho nên, ngay đầu năm học, giáo viên phải kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của học sinh Những học sinh thiếu sách vở, dụng cụ, giáo viên ghi chép cụ thể vào sổ tay và thông báo với phụ huynh học sinh để phụ huynh học sinh mua kịp thời Tuy nhiên, do là lớp dân tộc, phụ huynh cũng không quen thuộc và nhận dạng đúng đồ dùng của con em mình nên giáo viên sẽ ghi tên những sách vở, dụng cụ vào tờ giấy và đưa cho phụ huynh học sinh đi mua Nếu những phụ huynh nào không có thời gian và lo ngại khi đi mua thì giáo viên chủ nhiệm cũng sẽ trực tiếp đi mua hộ Đồng thời, giáo viên dành thời gian bao bìa, dán nhãn và bấm vách ngăn cho những học sinh chưa có Bên cạnh đó, do lớp học nằm ở điểm đầu cầu, không có cửa hàng bán văn phòng phẩm nên ở trên lớp, giáo viên còn dự trữ sẵn sách (xin được từ những em đã lên lớp 3), vở, phấn, viết, thước, giấy màu… để cung cấp cho các em khi ba mẹ các em chưa mua kịp cho các em Có như thế, học sinh mới tránh được tình trạng ngồi không khi lên lớp do thiếu sách, vở, dụng cụ học tập
* Sắp xếp chỗ ngồi cho các em:
Trang 6Dựa trên lực học, tính cách, chiều cao, giới tính của các em và khả năng nghe, nói, đọc, hiểu Tiếng Việt của các em mà giáo sắp: nam - nữ xen kẽ; thấp ngồi trước, cao ngồi sau; một em học lực khá, giỏi là người Kinh ngồi cùng một em có học lực trung bình, yếu là người Khmer…để thuận lợi trong việc xây dựng “ đôi bạn cùng tiến”, giúp các em dễ dàng kèm và giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như kiểm tra bài, vở chéo cho nhau Thông thường trong một năm học, giáo viên tùy theo tình hình thực tế mà sắp xếp chỗ ngồi lại, thường là thay đổi 3 lần/ 1năm học (vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II) để tạo sự mới mẻ, hứng thú cho các em cũng như tạo ra sự thân thiết giữa các thành viên trong lớp
* Bầu ban cán sự lớp:
Dựa vào năng lực lãnh đạo, lực học, năng khiếu mà giáo viên chủ nhiệm định hướng và cho cả lớp bầu ra một đội ngũ cán sự lớp có uy tín, năng động, sáng tạo, trách nhiệm Ngay sau khi bầu chọn ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau:
Lớp trưởng: Nguyễn Thị Cẩm Tiên, có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi mọi hoạt động tự quản của cả lớp; luôn luôn có trách nhiệm quản lí lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường; điều khiển tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần, báo cáo trước lớp về các mặt: nề nếp, học tập, chuyên cần, lao động, phong trào của cả lớp trong tuần đó, báo cáo những việc xảy ra đột xuất và những biểu hiện khác thường của các bạn trong lớp; có trách nhiệm báo cáo sĩ số lớp với giáo viên chủ nhiệm và với các thầy, cô giáo dạy các môn học
Lớp phó học tập, văn nghệ: Nguyễn Nam Nhựt, có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc các hoạt động học tập trong lớp; quản lí và hướng dẫn bạn ôn bài đầu giờ, giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về học tập, kèm các bạn yếu học, báo cáo với lớp trưởng
về kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì; trao đổi với đội ngũ tự quản
để có nhận định, đánh giá hoạt động chung của lớp; điều khiển lớp hát đầu giờ, giữa giờ
Lớp phó lao động: Nguyễn Khánh Bình, chịu trách nhiệm về mặt lao động, vệ sinh của lớp; nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công, điều khiển và nhận xét, đánh giá các buổi lao động, vệ sinh của lớp Hàng tuần, lớp phó tổng hợp kết quả và báo cáo kết quả cho lớp trưởng
Tổ trưởng tổ 1: Huỳnh Thị Thảo My
Tổ trưởng tổ 2: Phan Keo Ra Ma
Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Anh Quốc
Các tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ về các mặt: nề nếp, học tập, chuyên cần, lao động, phong trào; nhắc nhở, động viên các thành viên trong tổ; tổng hợp kết quả học tập, rèn luyện hàng tuần của từng tổ viên, báo cáo các mặt hoạt động, rèn luyện của tổ cho lớp trưởng tổng hợp và báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối mỗi tuần
Giáo viên chủ nhiệm cũng phổ biến những nhiệm vụ, quyền hạn của ban cán
sự lớp cho mọi thành viên trong lớp biết Để ban cán sự lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên phải dành thời gian bồi dưỡng và huấn luyện các em Đồng thời, giáo viên còn yêu cầu các thành viên trong lớp sẽ phải đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ,
Trang 7ủng hộ và tuân theo sự lãnh đạo của ban cán sự lớp để xây dựng một tập thể tự quản tiên tiến, chăm ngoan
* Họp phụ huynh đầu năm:
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, ngoài những nội dung sinh hoạt chung theo yêu cầu của Ban giám hiệu, tôi sẽ sinh hoạt cụ thể những nội quy của nhà trường, quy định của lớp để phụ huynh biết và phối hợp, nhắc nhở các em thực hiện tốt, chẳng hạn như về trang phục, giờ giấc, lời nói,…cũng như yêu cầu phụ huynh chỉ cho học sinh nghỉ học khi bị ốm đau, hữu sự, nghỉ học phải xin phép…Giáo viên còn thu thập những thông tin cần thiết về bản thân các em và gia đình các em như: Họ tên cha, họ tên mẹ, năm sinh, nghề nghiệp của cha mẹ, địa chỉ nhà, hoàn cảnh gia đình,
số điện thoại của cha mẹ, trong gia đình có ai biết Tiếng Việt không? Về nhà phụ huynh có kèm cho con em mình học không? Con em của mình về nhà có tự giác học bài không? Trong đó, việc nắm rõ hoàn cảnh từng gia đình học sinh sẽ giúp giáo viên kịp thời hỗ trợ những khó khăn đột xuất của các em (không có vở thay khi hết vở, bút hết mực không có tiền mua…) cũng như xét để trao tặng các học bổng, các phần quà của các mạnh thường quân đúng đối tượng Riêng địa chỉ nhà và số điện thoại sẽ giúp giáo viên thuận lợi trong việc trao đổi chuyện học hành, vệ sinh cá nhân, hay những biểu hiện khác thường của học sinh cũng như liên lạc với phụ huynh khi học sinh nghỉ học, khi thông báo những lịch tập trung đột xuất của nhà trường….Đối với phụ huynh biết Tiếng Việt, tôi hướng dẫn phụ huynh chuẩn bị bài mới ở nhà cho học sinh dựa trên thời khóa biểu Riêng đối với những phụ huynh không biết Tiếng Việt, tôi nhờ phụ huynh yêu cầu các em về nhà đọc bài tập đọc nhiều lần, tự viết các bài tập đọc đã học, lên lớp giáo viên sẽ kiểm tra, sửa chữa cho các em nếu các em có đọc sai, viết sai Trong buổi họp phụ huynh đầu năm này, tôi còn khuyến khích phụ huynh nói lên những mong muốn, nguyện vọng của mình trong việc học hành của con cái
để cùng kết hợp giáo dục học sinh cho tốt hơn
* Làm sổ chủ nhiệm:
Ngoài những hồ sơ, sổ sách theo quy định chung của Ngành, là một giáo viên chủ nhiệm, tôi đặt nhiều tâm huyết trong công tác chủ nhiệm cũng như thể hiện trách nhiệm ấy trong sổ chủ nhiệm Dựa trên lực học của học sinh trong năm học trước, tình hình thực tế trong năm học này, cũng như dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch của Trường, của tổ trong từng năm, từng tháng, từng tuần mà tôi đề ra kế hoạch của lớp trong từng tháng, từng tuần sao cho phù hợp Trong phương hướng và nhận định của từng tuần, tôi phân chia thành từng mảng cụ thể: học tập, nề nếp, chuyên cần, lao động, phong trào Giáo viên cũng đi vào trọng tâm của từng mảng và đề ra phương hướng tuần sau thật cụ thể Trong sổ chủ nhiệm, giáo viên còn theo dõi vở sạch chữ đẹp và kết quả kiểm tra đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối học
kì II để biết được tình hình học tập và rèn luyện của các em Qua đó, giáo viên có biện pháp cụ thể đối với từng em một
* Xây dựng , duy trì nề nếp lớp và giáo dục đạo đức cho các em.
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng dạy học thì công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên chủ nhiệm Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp
sẽ đạt hiệu quả không cao Cho nên, ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định chỗ ngồi
Trang 8và bầu được ban cán sự lớp, giáo viên tiến hành xây dựng nề nếp lớp Muốn lớp học
có nề nếp, giáo viên phải phổ biến nội quy của trường và quy định của lớp cho học sinh được rõ, cũng như là lưu ý với các em là nếu các em ngoan, học tập tiến bộ, các
em sẽ được khen thưởng như thế nào, còn nếu các em hư, vi phạm nội quy của lớp thì các sẽ bị áp dụng hình thức xử lí nào Đồng thời, để lớp học trật tự, học sinh ngồi đúng tư thế, biết cách giơ tay phát biểu và tư thế đứng phát biểu ngay ngắn, biết cách cầm sách, nói chung là để lớp có nề nếp…, thì trong những tuần đầu, giáo viên còn hướng dẫn cụ thể, giám sát chặt chẽ những hành động của các em và nhắc nhở tên từng em khi các em vi phạm Nhờ thế, học sinh sẽ hình thành được thói quen trật tự trong giờ học Với những lúc các em chưa trật tự, ngồi chưa đúng tư thế, giáo viên sẽ điều chỉnh bằng hiệu lệnh (gõ thước xuống bàn) thì ngay tức khắc, học sinh sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình và biết trật tự trong giờ học Nhờ thế, tôi đỡ mất thời gian trong việc nhắc nhở các em Đồng thời, để học sinh không gây ra tiếng ồn trong quá trình lấy dụng cụ học tập, cũng như bày biện những đồ dùng, sách vở không cần thiết lên bàn, tôi cho các em làm quen với các kí hiệu: S/45 (sách trang 45), b (bảng), v1 (vở bài học), v2 (vở toán), v3 (vở bài tập tiếng việt), v4 (vở thực hành toán), v5 ( vở thực hành Tiếng Việt)…Học sinh khi thấy kí hiệu xuất hiện ở góc trái bảng giáo viên là kí hiệu gì thì học sinh lấy đồ dùng tương ứng ra, đặt nhẹ nhàng lên bàn, mở sách (vở) ra và dùng vách ngăn, ngăn lại ngay trang ấy
Đồng thời, học sinh cũng được yêu cầu xếp hàng ra vào lớp, ôn bài đầu giờ, hát đầu giờ và giữa giờ ngay từ tuần đầu tiên của năm học Trong những ngày đầu, giáo viên theo sát việc xếp hàng ra vào lớp, ôn bài đầu giờ của học sinh; hướng dẫn
và uốn nắn những biểu hiện sai lệch của học sinh Dần dần, lớp trưởng sẽ điều khiển
và hướng dẫn các bạn ôn bài đầu giờ, hát giữa giờ và xếp hàng ra vào lớp Những học sinh không tích cực trong ôn bài đầu giờ, hát đầu giờ và giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp, lớp trưởng sẽ báo cáo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên chủ nhiệm sẽ có hình thức xử lí kịp thời đối với các em này Tôi cũng luôn đề cao tinh thần tự quản của các
em, thường xuyên biểu dương những tập thể và cá nhân có ý thức tự quản tốt, từ đó giúp các em có ý thức học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ Cuối tuần, vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm, tôi luôn dành thời gian cho các em tự bình bầu thi đua giữa các tổ, các cá nhân
và tiến hành tổng kết thi đua vào cuối tháng theo từng chủ điểm Các tổ và cá nhân xuất sắc được tuyên dương, khen thưởng trước tập thể lớp
Song song với việc rèn nề nếp thì giáo viên cũng chú trọng giáo dục đạo đức cho các em Muốn giáo dục tốt đạo đức cho các em thì giáo viên phải phổ biến và phân tích cụ thể năm nhiệm vụ của học sinh, xem đó là chuẩn mực để yêu cầu học sinh thực hiện Đồng thời, học sinh Tiểu học thường thần tượng và bắt chước giáo viên chủ nhiệm nên bản thân người giáo viên phải thật sự gương mẫu trong lời ăn tiếng nói, gương mẫu trong việc ăn mặc và trong mọi hành động diễn ra trong và ngoài lớp học
Có như thế, giáo viên chủ nhiệm mới thật sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo Giáo viên cũng phải theo sát mọi biểu hiện của các em, động viên khuyến khích và tuyên dương những điển hình tốt và uốn nắn mọi biểu hiện lệch lạc so với năm nhiệm
vụ của học sinh Hằng tuần, giáo viên cũng nhận xét về mặt hạnh kiểm của các em, nêu những mặt các em làm được, những mặt các em chưa làm được để bản thân các em biết và điều chỉnh
Trang 9Đối với học sinh quá cá biệt, giáo viên phải gần gũi với các em thường xuyên, phải hỏi han và tâm tình với các em như những người bạn Thông thường, học sinh cá biệt lại rất dễ bị thuyết phục bởi những cử chỉ ân cần, sự quan tâm và sự động viên khích lệ của giáo viên Cho nên, giáo viên phải luôn gần gũi, quan sát và phát hiện ra những tiến bộ dù là nhỏ nhỏ nhất để khen các em Đó chính là động lực để các em phấn đấu và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn Tuyệt đối, giáo viên không được
so sánh giữa hai học sinh ngoan và chưa ngoan, cũng như là phân biệt đối xử với bất kì học sinh nào trong lớp
*Giáo viên chủ nhiệm với việc học tập của học sinh:
Ngoài nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi còn được phân công giảng dạy
2 môn Toán và Tiếng Việt Ngay từ đầu năm học, tôi điều tra học lực của các em, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng, luôn
ưu tiên đến các học sinh yếu trong lớp, giành cho các em này những câu hỏi đơn giản
để các em cảm thấy tự tin khi phát biểu ý kiến Tôi cũng luôn tạo ra trong lớp một không khí thi đua học tập sôi nổi trong mọi tiết dạy Đồng thời, khi xếp chỗ ngồi, tôi luôn chú ý xếp xen kẽ một học sinh yếu với học sinh khá, giỏi để các em tự giúp đỡ nhau trong học tập, cuối tuần luôn có bình bầu đôi bạn nào tiến bộ nhất trong tuần
đó Bên cạnh đó, để đảm bảo được chất lượng của 2 môn Toán và Tiếng Việt, tôi truyền thụ đầy đủ kiến thức cho học sinh và áp dụng những hình thức dạy học phù hợp với trình độ của học sinh trong lớp, phát huy được tính tích cực của các em Với đặc thù là lớp dân tộc, nên những kiến thức tôi sẽ truyền thụ một cách ngắn gọn, dễ hiểu, ghi những công thức toán học (tìm x), bảng nhân, bảng chia 2, 3, 4, 5,… vào giấy và phát cho học sinh, yêu cầu học sinh học thuộc, theo dõi việc học của các em sát sao qua kiểm tra bài cũ và đánh giá bài làm trên lớp hằng ngày Đối với những em chưa nắm được kiến thức Toán, Tiếng Việt và học yếu, tôi sẽ dành thời gian trong tiết thực hành để phụ đạo từng em Đặt biệt, đối với học sinh dân tộc, giáo viên phải thật sự kiên nhẫn, phụ đạo các em từng chút một, đi dần từ những gì đơn giản nhất và nâng dần yêu cầu lên đối với các em Ngoài ra, tôi còn có một cuốn sổ nhật kí để theo dõi việc học tập, rèn luyện của các em hằng ngày cũng như là minh chứng để liên hệ với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thực hành Toán, thực hành Tiếng Việt trong lớp
để biết được tinh thần, thái độ và kết quả học tập của các em trong những môn học khác cũng như kết hợp phụ đạo ngay vào điểm yếu của từng em Cuối mỗi tháng, tôi đều phát sổ liên lạc về cho phụ huynh học sinh để gia đình các em biết được việc học tập, rèn luyện của con em mình Hơn nữa, để tạo sự thi đua học tập sôi nổi giữa các
em, tôi còn đính ở tường lớp một bảng vàng “Hoa điểm 10” Trong bảng này, có ghi tên của tất cả các học sinh trong lớp, mỗi khi đạt được một điểm 10, em sẽ tự lên đánh dấu trên bảng vàng Cuối tuần, em nào được nhiều điểm 10 nhất sẽ được khen thưởng trước lớp Song song với các vấn đề trên thì trong quá trình giảng dạy, hành động của giáo viên cũng phải thật sự mẫu mực: mẫu mực trong lời giảng bài, trong việc dùng thước gạch chân môn học, chữ viết phải cẩn thận, và dùng khăn (đồ bôi) để lau bảng… Có như thế, giáo viên mới yêu cầu học sinh làm theo được
*Giáo viên chủ nhiệm với việc chuyên cần của học sinh:
Để đảm bảo được chất lượng dạy học, giáo viên cần phải đảo bảm là các em đi học đều, đúng giờ Muốn thế, giáo viên phải phổ biến giờ giấc học tập và những nội
Trang 10quy, quy định, hình thức kỷ luật khi các em đi học muộn, vắng không lí do và không xin phép Khi học sinh nghỉ học không lí do, giáo viên phải điện thoại cho phụ huynh học sinh hỏi rõ lí do và nhắc nhở phụ huynh cho em đi học đều Trong những trường hợp không liên lạc được với phụ huynh học sinh thì giáo viên viết giấy (phiếu liên lạc) và nhờ học sinh ở gần nhà em đó đưa về Vào ngày thứ hai mà học sinh vẫn chưa
đi học thì giáo viên sẽ xuống nhà học sinh và tìm hiểu nguyên nhân Nếu là do các
em không có đồ dùng, sách vở hay phương tiện đi lại thì giáo viên sẽ kịp thời hỗ trợ các em Hoặc vượt quá khả năng thì giáo viên sẽ báo với Ban giám hiệu nhà trường
hỗ trợ Nếu nguyên nhân từ phía gia đình các em hay bản thân các em chán học thì giáo viên sẽ gặp gỡ và thuyết phục gia đình các em, khơi gợi những điều tốt đẹp trong tương lai gần để thuyết phục các em Với một lớp đông học sinh dân tộc, trường hợp đi học muộn và nghỉ học thường rơi vào các em học sinh dân tộc Các em cũng đi học muộn và nghỉ học nhiều khi vào mùa mía, mùa mì và vào lễ hội của người Khmer Cho nên, vào những khoảng thời gian đó, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở các em
*Giáo viên chủ nhiệm với việc lao động và giữ vệ sinh cá nhân của học sinh:
Với học sinh Tiểu học, ý thức tự giác của các em chưa cao nên khi phân công trực nhật, giáo viên phải phân công một tổ trực nhật một tuần và trực luân phiên nhau Giáo viên cũng yêu cầu, tới lượt tổ mình trực nhật, tổ trưởng sẽ phân công từng thành viên trong tổ nhiệm vụ cụ thể trong từng ngày Lớp phó lao động sẽ giám sát
và nhắc nhở các thành viên Khi tổ nào trực nhật bê trễ và không sạch, giáo viên sẽ phạt tổ đó trực nhật thêm một tuần nữa Đối với học sinh vi phạm nội quy, giáo viên cũng phạt học sinh bằng cách nhặt rác xung quanh lớp học và tưới hoa Riêng những đợt lao động tập trung theo lịch của nhà trường, giáo viên sẽ phân công cụ thể từng học sinh mang theo dụng cụ gì Trong quá trình học sinh lao động, giáo viên cũng sẽ làm cùng học sinh Việc giáo viên lao động cùng học sinh, sẽ là động lực để học sinh làm việc thật tích cực
Song song với việc nhắc nhở và giám sát học sinh lao động, giáo viên còn giáo dục ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Việc giáo dục này sẽ được thực hiện hằng ngày qua tích hợp ở những bài học có liên quan và qua những hành động diễn ra trong lớp học Những hành động vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên bàn ghế, nếu giáo viên chứng kiến được hay có học sinh khác phát hiện và báo cáo thì giáo viên sẽ chỉnh đốn học sinh ngay tức khắc và yêu cầu học sinh phải khắc phục và sửa chữa hành động sai trái của mình Đồng thời, chính giáo viên cũng phải là người gương mẫu trong việc giữ gìn vệ sinh lớp học và phải khéo léo cho học sinh thấy bản thân mình đã giữ gìn vệ sinh như thế nào? Chẳng hạn, trong những giờ ra chơi, lúc học sinh tập trung ở sân trường đông đúc, giáo viên sẽ làm như tình cờ vứt rác vào sọt rác Hình ảnh của người giáo viên vứt rác vào sọt sẽ dấu ấn khó phai trong mỗi học sinh và là tấm gương để học sinh noi theo
Bên cạnh đó, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh giữ vệ sinh cá nhân hằng ngày Với học sinh dân tộc, quần áo, đầu tóc và tay chân của các em thường không được phụ huynh quan tâm đúng mức Cho nên, giáo viên phải nhắc nhở các em thường xuyên và mỗi tuần phải kiểm tra móng tay, móng chân các em một lần Những em nào móng tay, móng chân dài thì giáo viên phải trực tiếp cắt cho các em ở lớp và yêu