Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI) là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình phát triển của đất nước
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
1.1.2 Các hình thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 3
1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.2.1 Với chủ đầu tư .4
1.2.2 Với nước thu hút đầu tư 5
1.2.2.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển 5
1.2.2.2 Góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ 5
1.2.2.3 Thúc đẩy quá trình làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5
1.2.2.4 Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động 6
1.3 Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 6
1.3.1 Đối sử bình đẳng quốc gia 6
1.3.2 Cải cách về thủ tục hành chính 6
1.3.3 Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI 7
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 8
2.1 Mối quan hệ Việt - Hàn và vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 8
2.1.1 Mối quan hệ Việt – Hàn 8
2.1.1.1 Lịch sử quan hệ Việt – Hàn 8
2.1.1.2 Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay 9
2.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc với Việt Nam 9
2.1.2.1 Bổ sung nguồn vốn cho phát triển 10
2.1.2.2 Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 10
Trang 22.1.2.3 Góp phần tạo việc làm 10
2.1.2.4 Góp phần tăng thu ngân sách 11
2.2 Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 11
2.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 11
2.2.1.1 Ngành Công nghiệp - Xây dựng 12
Đầu tư vào công nghiệp nhẹ 13
Đầu tư vào công nghiệp nặng 14
Đầu tư vào xây dựng 15
Đầu tư vào dầu khí 16
2.2.1.2 Ngành dịch vụ 16
Xây dựng văn phòng - căn hộ 17
Khách sạn - du lịch 19
Văn hoá - Y tế - Giáo dục 19
2.2.1.3 Ngành Nông-lâm-ngư nghiệp 19
2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương 21
2.3 Phân tích tình hình thu hút vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam 23
2.3.1 Những kết quả đạt đã đạt được 23
2.3.1.1 Về các dự án 23
2.3.1.2 Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ 24
2.3.2 Những tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc và nguyên nhân 25
2.3.2.1 Những tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam 25
Vốn thực hiện thấp 25
Phân bổ dự án đầu tư chưa đồng đều 25
Bất cập trong quan hệ giữa chủ đầu tư và người lao động 25
2.3.1.2 Nguyên nhân 26
Sự tăng giá của những yếu tố sản xuất 26
Trang 3 Vấn đề về thủ tục hành chính 26
Vấn đề về xúc tiến đầu tư của ta 26
Vấn đề về cơ sở hạ tầng 27
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 28
3.1 Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách 28
3.1.1 Tránh chồng chéo, xung đột giữa các Luật 28
3.1.2 Tạo sự nhất quán và ổn định trong Luật 28
3.1.3 Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư 29
3.2 Nhóm giải pháp về cải cách thủ tục hành chính 29
3.2.1 Thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch 29
3.2.2 Chỉ dẫn cụ thể về thực hiện thủ tục hành chính 30
3.3 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng 30
3.3.1 Chuẩn bị cơ sở hạ tầng trước khi thu hút đầu tư 30
3.3.2 Chú trọng các yếu tố của sản xuất 30
3.3.3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng 31
3.4 Nâng cao công tác xúc tiến đầu tư 31
3.4.1 Xác định lĩnh vực thu hút đầu tư trọng điểm 31
3.4.2 Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư 31
3.4.3 Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến 32
Kết luận……… 33
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment- FDI) là một bộphận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp một phần không nhỏ cho quá trình pháttriển của đất nước Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại nguồn vốn đáng kể chophát triển, góp phần chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất, khai thác hiệuquả các nguồn lực có thế mạnh của đất nước Việt Nam vừa gia nhập WTO và cơhội đón nhận làn sóng FDI đang mở ra với sự đầu tư của hàng nghìn doanh nghiệp
từ các châu lục
Hai năm gần đây, Hàn Quốc liên tục là quốc gia dẫn đầu về đầu tư trực tiếpnước ngoài tại Việt Nam với 1.857 dự án và 14,39 tỷ USD Nhiều tập đoàn có têntuổi của Hàn Quốc đang kinh doanh thành công tại Việt Nam trong nhiều ngành,nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau
Về phía Việt Nam, chúng ta đã và vẫn đang tiếp tục nỗ lực để thu hút và sửdụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, của Hàn Quốc nóiriêng bằng các cải cách và chính sách đầu tư mới
Việt Nam đang được tiếp nhận làn sóng đầu tư lớn từ các doanh nghiệp HànQuốc, nhưng thực sự việc thu hút và sử dụng vốn FDI Hàn Quốc vẫn chưa tươngxứng với mong đợi của 2 quốc gia Xuất phát từ thực trạng đó, em chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn
Quốc vào Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình Từ việc nghiên cứu
thực trạng của đầu tư, luận văn xin được đề xuất những biện pháp chủ yếu tăngcường thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam
Trang 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng: đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
- Phạm vi: những vấn đề về FDI Hàn Quốc từ 1988 tới nay
Phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích, tổng hợp và thống kê
Kết cấu của luận văn (ngoài phần lời mở đầu và phần kết luận), luận văn
gồm 3 chương lớn:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vàoViệt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
Do những hạn chế về thời gian và hiểu biết trong nhìn nhận vấn đề của bảnthân, chắc chắn trong luận văn của em sẽ có nhiều thiếu sót Kính mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chânthành tới thầy giáo - Thạc sỹ Nguyễn Bá Dư - người đã hướng dẫn và chỉ bảo tậntình cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn, và Cục Đầu tư nước ngoài -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là các cô chú và anh chị phòng Tổng hợp chínhsách đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian thực tập Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm2008
Sinh viên
Vũ Thị Hương Quỳnh
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện nay, có rất nhiều cách định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment)
(FDI-Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa như sau về FDI:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam định nghĩa:
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài” là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Nói một cách đơn giản hơn: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình
di chuyển vốn từ nước này sang nước khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận
Với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: người chủ sở hữu vốn đồngthời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn Cho nên, họtrực tiếp kiểm soát hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định có lợi cho mình vàchịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh
Trang 71.1.2 Các hình thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được
đầu tư vào Việt Nam theo 3 hình thức: Liên doanh, 100% vốn nước ngoài và Hợp
đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật về đầu tư
nước ngoài nói riêng cũng như hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế thị trường nói
chung, tình hình đầu tư nước ngoài theo hình thức đầu tư cũng có những thay đổi
TỔNG SỐ VỐN ĐẦU TƯ ĐĂNG KÝ
( USD)
VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ( USD) 100% vốn nước ngoài 6.743 52.437.099.250 11.324.296.112
Liên doanh 1.640 24.574.544.436 11.144.796.904
Hợp đồng hợp tác KD 226 4.578.597.287 5.661.119.003
(Nguồn:Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Trong giai đoạn đầu của thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, liên doanh là
hình thức khá phổ biến Nhưng hiện nay, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài
lại chiếm ưu thế Những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chủ yếu là các doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như sản xuất giầy dép,
quần áo Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh đa phần xuất hiện trong các
ngành khai thác dầu khí, viễn thông, in ấn, phát hành báo chí
1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nơi thu
hút đầu tư
Trang 81.2.1 Với chủ đầu tư
Với vai trò là nhà đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp doanh nghiệp tậndụng được những lợi thế sẵn có của nước thu hút đầu tư: như lợi thế về nguyên vậtliệu, tài nguyên, lao động…Trong khi những lợi thế này ở nước của nhà đầu tư cóthể đang cạn kiệt hoặc chi phí cao
Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các nhà đầu tư nước ngoài mởrộng hơn thị trường tiêu thụ của mình và thực hiện việc quay vòng sản phẩm Mộtsản phẩm ở giai đoạn bão hoà ở nước sở tại, có thể là giai đoạn trưởng thành hoặcgiai đoạn phôi thai ở nước thu hút đầu tư Thêm vào đó, thị trường của nhà đầu tưkhông chỉ bó gọn trong quốc gia của mình mà còn mở rộng sang nhiều quốc giakhác
1.2.2 Với nước thu hút đầu tư.
1.2.2.1 Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và bổsung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Nhờ có nguồn vốn FDI, nước sở tại có thêmvốn cho đầu tư phát triển, trước hết là những ngành được đầu tư Nói một cáchkhác, rộng ra, sự phát triển của một ngành sẽ kích thích, ảnh hưởng tới nhiều bộphận của nền kinh tế và toàn ngành kinh tế nói chung Chỉ tính riêng 6 tháng đầunăm 2008, số vốn đầu tư FDI đăng ký vào Việt Nam đạt mức kỷ lục là 31,6 tỷUSD Đây là con số ý nghĩa rất lớn cho việc đầu tư phát triển kinh tế và cơ sở hạtầng mà không dễ gì một sớm một chiều huy động được từ trong nước
1.2.2.2 Góp phần thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ.
FDI góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ Hầu hết nhữngnước chủ đầu tư đều có thế mạnh về một ngành hay một lĩnh vực nhất định Đâychính là cơ sở để những nước thu hút đầu tư được học hỏi hoặc kế thừa những kiếnthức công nghệ, điểm mạnh của nước đầu tư Đồng thời là cơ hội cho người laođộng được tiếp xúc với máy móc hiện đại, phương thức quản lý, sản xuất mới
1.2.2.3 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trang 9Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá Trước đây, đầu tư trực tiếp nước ngoàivào Việt Nam tập trung ở các lĩnh vực sản xuất của công nghiệp nhẹ như dệt, maymặc để tận dụng nguồn tài nguyên và lợi thế lao động Việt Nam đông, rẻ, khéo léo
và có tay nghề cao Thế nhưng một vài năm gần đây, tại Việt Nam đang diễn ramột xu hướng đầu tư mới: tập trung đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng vànhững lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao Xu hướng này làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
từ đầu tư chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp nhẹ, sang các lĩnh vực công nghiệp nặng
và những lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao Sự chuyển đổi này giúp nâng cấp
cơ sở máy móc hạ tầng của đất nước, làm thay đổi diện mạo đất nước theo hướngphát triển hơn
1.2.2.4 Tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động.
FDI giải quyết bài toán việc làm cho nhiều người lao động ở nước thu hútđầu tư Với mục đích tìm kiếm nguyên vật liệu sản xuất và tận dụng nguồn laođộng dồi dào ở nước sở tại, FDI tạo ra công việc trực tiếp hay gián tiếp cho nhiềulao động Việt Nam Như tính đến cuối tháng 10 năm 2006, các doanh nghiệp FDI
đã trực tiếp tạo việc làm cho hơn 1,1 triệu lao động và gián tiếp tạo việc làm chohàng triệu lao động khác Thêm vào đó, người lao động có cơ hội tiếp xúc máymóc thiết bị mới, phương thức quản lý tân tiến, cùng với những cơ hội được đàotạo để phát triển bản thân (đi học để nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận máy móc hiệnđại ), chất lượng lao động sẽ dần được nâng cao
1.3 CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM.
1.3.1 Đối sử bình đẳng quốc gia.
Một trong những chính sách lớn của Việt Nam về thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài đó là thực hiện những cam kết của nước ta trong việc đối sử ngangbằng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: xóa bỏ phân biệt về giá và lệ phívới các nhà đầu tư nước ngoài, không phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu
tư trong nước Đặc biệt sau khi Việt Nam vào WTO, những cam kết này càng
Trang 10được thực hiện nghiêm ngặt hơn Đây là cơ sở để các doanh nghiệp trong và ngoàinước được cạnh tranh ngang bằng Bên cạnh việc mở rộng quan hệ kinh tế với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam còn ký kết nhiều hiệp định song phương
về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo tiền đềcho quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp các nước
1.3.2 Cải cách về thủ tục hành chính.
Việt Nam đang thực hiện những cải cách về thủ tục hành chính từ trungương đến điạ phương, kết hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật cùng với những sửađổi, bổ sung những quy định mới trong thu hút đầu tư (như quy định về thuế, quyđịnh làm thủ tục đầu tư…) giúp các doanh nghiệp cắt giảm thời gian và có hiệuquả hơn trong việc đầu tư Thêm vào đó, những công tác xúc tiến đầu tư đa dạngcùng với những chính sách ưu đãi nhà đầu tư luôn được Chính phủ quan tâm:những cuộc thảo luận nghiên cứu về công tác xúc tiến đầu tư, các chính sách mới
ưu đãi về thuê cơ sở hạ tầng…Những thay đổi tích cực, phù hợp này khuyến khích
và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài
1.3.3 Chính sách hỗ trợ và khuyến khích kịp thời các doanh nghiệp FDI.
Nhà nước luôn có những chính sách hỗ trợ và giúp đỡ hoặc khuyến khíchkịp thời các doanh nghiệp FDI Như, những ưu đãi về thuế của Chính phủ: chínhsách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp FDI (như tháng8/2000, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ mức 5%, 7%, 10% được giảmxuống còn 3%, 5%, 7%) Hay gần đây, Việt Nam đang tiến hành cổ phần hoánhiều doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp không chỉ chịu sự quản lý củariêng Nhà nước như trước kia nữa, mà giờ đây có thể chịu sự quản lý của nhiềudoanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư Cổ phần hoá doanh nghiệp quốc doanh
là một hình thức mới mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia đầu tư Hỗtrợ về cơ sở hạ tầng để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài, thành phố Hà Nội đã cónhiều giải pháp hay: đền bù giải toả trước hoặc tổ chức đấu giá đất đã hoàn thành
hạ tầng kỹ thuật; với các dự án ưu tiên, thành phố Hà Nội chịu một phần chi phí
Trang 11đền bù, giải phóng mặt bằng; với dự án đặc biệt, thành phố sẽ ứng trước tiền đền
bù giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư hoàn trả lại sau
Từng bước từng bước một, Việt Nam đang có những chính sách thu hútđầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Chương 2
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM
2.1 MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN VÀ VAI TRÒ ĐẦU TƯ CỦA HÀN QUỐC
VÀO VIỆT NAM.
2.1.1 Mối quan hệ Việt – Hàn.
2.1.1.1 Lịch sử quan hệ Việt – Hàn.
Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước cùng ở Châu Á và khu vực Đông Á, cónhiều điểm tương đồng về văn hoá và lịch sử Lịch sử giao lưu giữa Việt Nam vàHàn Quốc được bắt đầu từ thế kỷ XIII Nhưng sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai
và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ của hai nước đã bị gián đoạn một thờigian dài
Tuy nhiên, mối quan hệ của hai nước thực sự khăng khít từ sau ngày22/12/1992, khi Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã cùng Bộtrưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Lee Sang Ok ký Tuyên bố chung thiết lập quan
hệ ngoại giao cấp Đại sứ, mở ra một chương mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam
và Hàn Quốc Từ đây, hai nước bắt đầu tiến trình thực hiện bình thường hoá quan
hệ, phát triển sự hợp tác hữu nghị hướng tới tương lai Sau tuyên bố chung, hainước đã ký được nhiều hiệp định có tính chất quan trọng thể hiện mối quan hệ hợp
Trang 12tác khăng khít của hai bên: Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học - Kỹ thuật(tháng 2/1993); Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư - sửa đổi (tháng 9/2003);Hiệp định Thương mại (tháng 5/1993); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (tháng5/1994); Hiệp định Vận tải biển (tháng 4/1995); Hiệp định Hải quan (tháng3/1995); Hiệp định Khoa học - Công nghệ (tháng 4/1995); Hiệp định về việc Sửdụng hòa bình năng lượng hạt nhân (tháng 11/1996); Hiệp định Miễn thị thực cho
hộ chiếu ngoại giao và công vụ (tháng 12/1998); Hiệp định về Hợp tác du lịch(tháng 8/2002)…
Về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam, nếu giai đoạn1988- 1992, mới có 23 dự án với tổng số vốn đầu tư là 176,29 triệu USD thì saunăm 1992, số dự án và số vốn đầu tư có tăng lên, như năm 1996 với 51 dự án và
số vốn là 940,26 triệu USD Từ năm 1997-2000 do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng tiền tệ khu vực, nên FDI Hàn Quốc vào Việt Nam giảm hơn Tuy vậy, từnăm 2000 trở lại đây đánh dấu sự trở lại của đầu tư Hàn Quốc với việc liên tụctăng lên cả về số lượng và chất lượng dự án Riêng năm 2007, Hàn Quốc đầu tư tạiViệt Nam với 432 dự án, và vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD Trong các năm gần đây,Hàn Quốc luôn giữ vị trí là nhà đầu tư nước ngoài số một tại Việt Nam với số vốn
và quy mô đầu tư lớn nhất
2.1.1.2 Xu hướng đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam hiện nay.
Trước kia, Hàn Quốc coi Trung Quốc là thị trường chiến lược của mình,nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực.Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại việc tập trungđầu tư quá lớn ở một thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có sức cạnhtranh cao, đang cạn dần về tài nguyên và có thể có nhiều rủi ro xảy ra Họ nghĩ đếnđầu tư ở một nước khác có nhiều lợi thế hơn và để hạn chế được rủi ro trong đầu
tư Do có những điểm tương đồng về văn hoá và kinh tế của hai nước, cộng vớiviệc Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định và kinh tế đang trên đàtăng trưởng với tốc độ cao, nên Việt Nam được nhiều nhà đầu tư của Hàn Quốc lựachọn là thị trường chiến lược của mình
Trang 13Từ trước đến nay, FDI Hàn Quốc chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệpnhẹ, tận dụng lợi thế Việt Nam có đội ngũ lao động đông và rẻ, đồng thời cácdoanh nghiệp Hàn Quốc cũng muốn thăm dò thị trường Nhưng một vài năm gầnđây (từ năm 2000), FDI Hàn Quốc đang có một sự chuyển dịch đáng kể: gia tăngđầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, công nghiệp nặng và các ngành có côngnghệ cao Đây là một tín hiệu đáng mừng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đạihoá ở Việt Nam.
2.1.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc với Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đang ngày càng tăng mạnh ởViệt Nam Điều đó có vai trò vô cùng to lớn cho quá trình phát triển Kinh tế củaViệt Nam Vai trò to lớn này được biểu hiện trên các mặt sau đây:
2.1.2.1 Bổ sung nguồn vốn cho phát triển
Nguồn vốn thu được từ đầu tư trực tiếp Hàn Quốc đang trở thành một bộphận hữu cơ của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thực hiện đưa đất nước theo conđường công nghiệp hoá - hiện đại hoá Nguồn vốn này đang ngày một tăng lên Chỉtính riêng năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký của Hàn Quốc vàoViệt Nam đã xấp xỉ 5 tỷ USD chiếm 25% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng kýcủa hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trở thành quốc gia dẫn đầu về đầu tư nướcngoài tại Việt Nam Nếu tính chung quãng thời gian từ 1988 tới nay, tổng vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài Hàn Quốc vào Việt Nam chiếm 16% Đây là những con số
có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của đất nước khi mà nước ta còn nghèo,nhiều dự án phát triển sẽ không đủ vốn nếu chỉ huy động nguồn vốn trong nước
2.1.2.2 Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là một bộ phận của đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, FDI Hàn Quốc
nói riêng đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.Trước đây, FDI Hàn Quốc trong thời gian tìm hiểu thị trường, chủ yếu tập trungđầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nhẹ để tận dụng lợi thế lao động Việt Nam
rẻ, đông và khéo léo, thì nay, bên cạnh duy trì việc đầu tư trong lĩnh vực côngnghiệp nhẹ, có một sự chuyển đổi tích cực trong luồng vốn FDI Hàn Quốc khi
Trang 14nhiều doanh nghiệp đầu tư ở lĩnh vực công nghiệp nặng và xây dựng, đặc biệt là
xây dựng khu chung cư - văn phòng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào ngành Công nghiệp - Xâydựng ở Việt Nam đã có 1.472 dự án, đạt tỷ lệ 76,42% số vốn đầu tư, chiếm phầnlớn số vốn đầu tư tính theo ngành Điều đó cho thấy, ngành Công nghiệp - Xâydựng đã được các nhà đầu tư Hàn Quốc hết sức chú trọng và tập trung khai thác
2.1.2.3 Góp phần tạo việc làm
Một vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam
là tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, nhất là trong các lĩnh vực dệt, maymặc, sản xuất giầy dép…giải quyết bài toán cho hàng nghìn lao động ở điạ phương
và các vùng lân cận khác Tính đến nay, FDI Hàn Quốc đang tạo công ăn việc làmcho hơn 500 nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp của Việt Nam Đồng thời, cácdoanh nghiệp FDI Hàn Quốc cũng mở ra những cơ hội cho người lao động ViệtNam được tiếp xúc với cách quản lý mới và máy móc thiết bị hiện đại Nhiềungười lao động nước ta đã được tuyển dụng vào các vị trí quản lý của các doanhnghiệp FDI Hàn Quốc và công nhân làm việc ở đây có tay nghề kỹ thuật ngày càngđược nâng cao
2.1.2.4 Góp phần tăng thu ngân sách:
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại ViệtNam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sáchngày càng tăng Riêng 2 năm 2006 và 2007, khu vực này đã nộp ngân sách trên 3
tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996 – 2000 và bằng 83% thời kỳ 2001- 2005
2.2 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 2.2.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành.
Biểu 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam phân
theo ngành (từ 1988 đến 4 tháng đầu năm 2008)
ĐĂNG KÝ
VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN
Trang 15Số lượng (dự án)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (USD)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (USD)
Tỷ trọng (%) Công nghiệp -
Xây dựng 1.472 76,42 8.931.218.521 59,70 4.060.286.377 67,25Nông – lâm -
ngư nghiệp 108 5,60 216.290.868 1,45 129.048.475 2,14Dịch vụ 346 17,98 5.812.503.182 38,85 1.847.479.873 30,61
Tổng số 1926 100 14.960.012.571 100 6.036.814.725 100
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhìn chung, sau 20 năm thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, FDI Hàn
Quốc có nhiều biến chuyển đáng mừng: tăng nhanh về tổng vốn đăng ký và cơ cấucũng có sự biến động theo hướng tích cực Hiện nay, Hàn Quốc đang đầu tư ở ViệtNam với 3 ngành chính: Công nghiệp - Xây dựng, Nông - lâm - ngư nghiệp, vàDịch vụ
2.2.1.1 Ngành Công nghiệp - Xây dựng.
Công nghiệp - Xây dựng là ngành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài củaHàn Quốc lớn nhất Việt Nam hiện nay với 1.472 dự án và số vốn đăng ký đầu tư là8,93 tỷ USD Như vậy trong tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc ở cả 3 ngành, Côngnghiệp - Xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất của các dự án đầu tư, xấp xỉ 76,42% vàvới số vốn đầu tư cũng dẫn đầu khoảng 59,7% Rõ ràng, ngành Công nghiệp - Xây
dựng đang đóng góp cho Việt Nam một lượng vốn đáng kể (Xem biểu 2)
Một vài năm gần đây, số lượng các dự án đầu tư trong ngành Công nghiệp Xây dựng đang tăng dần Thời kỳ từ 1988-1995, số lượng các dự án đầu tư vàocông nghiệp còn ít, do đây là thời kỳ đầu Việt Nam mở cửa thu hút các nhà đầu tưnước ngoài, các chính sách, luật pháp của ta chưa đồng bộ, chưa thông thoáng vàcòn nhiều điều làm cho các nhà đầu tư nước ngoài nghi ngờ và thăm dò Đến thời
-kỳ từ 1996-2000, mặc dù đã có nhiều năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài,song số lượng dự án cũng như số vốn đầu tư vẫn còn hạn chế Nguyên nhân chính
là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở khu vực năm 1997, nên số lượng dự
Trang 16án thời kỳ này dù có tăng so với thời gian trước, song cũng chưa nhiều Đặc điểmnổi bật của các dự án thời kỳ trước năm 2000 là quy mô các dự án đầu tư của HànQuốc chủ yếu là vừa và nhỏ Sau năm 2000, với nhiều chính sách thông thoánghơn, cùng với dòng vốn đổ vào đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tưtrực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam bắt đầu tăng lên cả về số dự án,
cả về lượng vốn cho mỗi dự án Đặc biệt riêng năm 2007 đã có 297 dự án đầu tư
của Hàn Quốc vào Việt Nam (xem biểu 3).
Biểu 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong ngành
Công nghiệp – Xây dựng (1988-2007)
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đầu tư vào công nghiệp nhẹ.
Trong ngành Công nghiệp - Xây dựng, tổng số dự án của lĩnh vực côngnghiệp nhẹ là 900 dự án, chiếm 61,14% tổng số dự án với số vốn đầu tư đăng ký
chiếm 38,85%, vốn thực hiện là 828 triệu USD, chiếm 36,90% (xem biểu 4).Riêng
năm 2007, số vốn đầu tư trong công nghiệp nhẹ (708 triệu USD), gấp đôi số vốnđầu tư trong năm 2006 (370 triệu USD) Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, HànQuốc đầu tư nhiều vào may mặc, dệt, sản xuất giầy dép Thời kỳ đầu, các doanhnghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam chủ yếu để thăm dò thị trường và hầu hết các dự
án đều có quy mô vừa và nhỏ Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này muốn tận dụng
Trang 17nguồn lao động của nước ta là đông, rẻ, cần cù và khéo léo để giảm chi phí trongsản xuất Sau một thời gian kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốctiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của mình: như tập đoàn Teachang -một liên doanh giữa tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực may mặc vớitập đoàn Dệt may Việt Nam và công ty TNHH Thiên Nam - sau thời gian ổn địnhkinh doanh ở khu công nghiệp Phố Nối (Hưng Yên) nay tiếp tục mở rộng quy môsản xuất sang tỉnh Nam Định với tổng công suất 30 triệu mét vải/ năm và tổng vốnđầu tư là 40 triệu USD.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài của HànQuốc vào Việt Nam có chuyển hướng tích cực: tiếp tục duy trì đầu tư ở lĩnh vựcCông nghiệp nhẹ, tăng cường đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực công nghiệpnặng, năng lượng và những lịch vực đòi hỏi công nghệ cao
Biểu 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong ngành
Công nghiệp – Xây dựng (từ 1988-4/2008)
lượng (dự án)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (USD)
Tỷ trọng (%)
Số lượng (USD)
Tỷ trọng (%)
( Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đầu tư vào công nghiệp nặng.
Trang 18Nếu trước kia, công nghiệp nhẹ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư
Hàn Quốc, thì gần đây, những nhà đầu tư này tỏ ra quan tâm hơn tới đầu tư trong
các lĩnh vực: công nghiệp nặng, năng lượng, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao với sự
tham gia của nhiều tập đoàn lớn và quy mô đầu tư lớn Điển hình là dự án sản xuất
gang thép của tập đoàn Posco (Hàn Quốc) với số vốn đăng ký là 1,12 tỷ USD
Trong công nghiệp nặng, giai đoạn đầu mở cửa thị trường, những năm
1988-1995, lĩnh vực có 30 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 622 triệu USD, chủ yếu
là các dự án đầu tư về linh kiện điện tử và sản xuất thép… Một vài năm gần đây, từ
năm 2003, số dự án cho công nghiệp nặng tăng lên và cũng theo dòng vốn đầu tư
của FDI Hàn Quốc, năm 2007 được coi là năm thu hút thành công các dự án cho
công nghiệp nặng với 96 dự án và 532,45 triệu USD vốn đầu tư Rõ ràng, công
nghiệp nặng do FDI Hàn Quốc đang tạo ra những con số có ý nghĩa, góp phần bổ
sung vốn cho đầu tư phát triển và đang được tăng cường tại Việt Nam (xem biểu 5)
Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam trong
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Đến nay, số dự án đầu tư vào công nghiệp nặng là 426 dự án, chiếm
28,94% số dự án trong toàn ngành với số vốn đầu tư xấp xỉ 3,79 tỷ USD, chiếm
42,52% So với công nghiệp nhẹ, số lượng dự án đầu tư vào công nghiệp nặng chỉ
chiếm một nửa số dự án, song số vốn đầu tư vào lĩnh vực đã phản ánh hiện trạng
của đầu tư FDI Hàn Quốc hiện nay: đầu tư lớn về quy mô cho công nghiệp nặng
Vốn đầu tư thực hiện của công nghiệp nhẹ chiếm 36,90% và công nghiệp
nặng chiếm 48,82% so với toàn ngành Công nghiệp - Xây dựng Tỷ lệ vốn thực
Trang 19hiện khá cao, nó thể hiện việc đầu tư đang tiến triển tốt đẹp và cho thấy các nhàđầu tư ngày càng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư Việt Nam Đây là một tínhiệu đáng mừng trước những nỗ lực của nước ta trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài (xem biểu 4).
Đầu tư vào Xây dựng (xem biểu 4).
Lĩnh vực xây dựng thời gian từ 1988- 4/2008 có 107 dự án đầu tư chiếm7,28% số dự án toàn ngành Công nghiệp - Xây dựng và số vốn đầu tư là 1,32 tỷUSD chiếm 14,84% Hiện nay, không chỉ công nghiệp nặng đang thu hút nhiềunhà đầu tư Hàn Quốc, mà xây dựng cũng đang tạo ra những chú ý đáng kể Nhiềucông ty có quy mô lớn đầu tư lớn trong xây dựng: Dự án xây dựng khu trung tâmVăn hoá - Thương mại Giảng Võ và khu triển lãm Mễ Trì (Hà Nội) với số vốn 2,5
tỷ USD do tập đoàn Kumho Asiana - một trong 7 tập đoàn xây dựng lớn của HànQuốc hay dự án xây dựng tổ hợp văn phòng khách sạn Lanmark Tower với số vốnxấp xỉ 1 tỷ USD
Đầu tư vào dầu khí:
Một điểm đáng chú ý trong ngành Công nghiệp - Xây dựng là số dự án đầu
tư cho dầu khí chỉ chiếm một con số rất nhỏ 3 dự án/ 1.472 dự án toàn ngành với
số vốn đầu tư chỉ là 134 triệu USD, nhưng vốn thực hiện lại vượt lên gần gấp đôi
là 250 triệu USD Nguyên nhân là số vốn đầu tư của ngành dầu khí chỉ là số vốncam kết sẽ đầu tư còn thực tế các nhà đầu tư có thể dành nhiều vốn hơn cho hoạt
động kinh doanh của mình trong lĩnh vực này (Xem biểu 4)
Nhìn chung, với 76,42% số dự án, cùng số vốn đầu tư chiếm 59,70% trongtổng vốn FDI Hàn Quốc, ngành Công nghiệp - Xây dựng đã thể hiện được sức hấpdẫn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc Sự tăng mạnh đầu tư vào công nghiệp nặngtrong những năm gần đây đã thể hiện một xu hướng đầu tư kinh doanh mới của cácnhà đầu tư Hàn Quốc: sự chuyển dịch đầu tư từ công nghiệp nhẹ sang những lĩnhvực đòi hỏi máy móc công nghệ cao Sự chuyển dịch đầu tư này góp phần thựchiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa của đất nước Tuy nhiên, qua tìmhiểu ngành Công nghiệp – Xây dựng, ta cũng thấy một thực trạng: dù đầu tư đang