Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc được xúc tiến gắn liền với sự kiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm 1991. Từ đó cho tới nay Trung Quốc đã và đang trở thành một đối tác hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam.
Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ARF Diễn đàn khu vực ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao BTO Xây dựng – Chuyển giao – Vận hành CN Công nghiệp DN Doanh nghiệp DV Dịch vụ ĐTNN Đầu tư nước ngoài EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐBA/LHQ Hội đồng bảo an/Liên hợp quốc NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TM Thương mại TNHH Trách nhiệm hữu hạn USD Đồng đô-la Mỹ WTO Tổ chức thương mại thế giới SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng số Tên bảng Trang 1.1 Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 17 2.1 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư 30 2.2 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo các ngành 33 2.3 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo địa phương 61 SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1 Tỉ trọng các dự án FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư 32 2.2 Tỉ trọng các ngành có vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam 34 SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính MỤC LỤC SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi nước ta phải có một lượng vốn khổng lồ. Cùng với việc huy động nguồn vốn đầu tư trong nước, nhất là nguồn vốn ngoài nhà nước, là việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam trong những năm qua tăng khá nhanh về chất và lượng. Tính đến nay đã có hàng ngàn DN, bao gồm cả các tập đoàn lớn nhất thế giới, từ hơn 77 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 70 tỷ USD. Việt Nam đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh đang dấy lên một làn sóng đầu tư mạnh mẽ mới vào Việt Nam. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc được xúc tiến gắn liền với sự kiện bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm 1991. Từ đó cho tới nay Trung Quốc đã và đang trở thành một đối tác hàng đầu của Việt Nam trong quan hệ kinh tế quốc tế mà đặc biệt là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Trong thời gian tới, VN vẫn tiếp tục tăng số lượng các dự án FDI, song sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của dự án. Các dự án FDI sẽ phải được chọn lọc thật kỹ, làm sao để có thể thu hút được những công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của các nước khác. Đối tượng cũng phải là những công ty xuyên quốc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ. Tuy Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động giá rẻ, song trình độ chuyên môn lại không cao. Nếu chủ quan, không đào tạo lao động tích cực hơn thì trong tương lai chất lượng đầu tư vào VN sẽ không được như mong đợi. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập tại Phòng Xúc tiến đầu tư – Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư, em đã mạnh dạn chọn SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính đề tài “Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Chương 2: Thực trạng thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Thị Nguyệt Dung – giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính quốc tế và các cô chú, anh chị trong Phòng Xúc tiến đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề của mình. SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính Chương 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế, đó là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Sự ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế. Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài còn được nhìn nhận theo nhiều cách khác nhau. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”. Theo luật FDI tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được hoàn thiện bổ sung sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996, 2000): “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài”. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm: “ một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghệp có tư cách SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 1 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư sở hữu ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Như vậy qua những cách tiếp cận khác nhau có thể rút ra bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển một khối lượng nguồn vốn kinh doanh dài hạn giữa các quốc gia nhằm thu lợi nhuận cao hơn. Đi kèm với đầu tư vốn là đầu tư công nghệ và tri thức kinh doanh nên hình thức này thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước nhận đầu tư. 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chính sau: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý kinh doanh, lỗ, lãi. Là hình thức có tính khả thi và tính hiệu quả cao, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. - Các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tùy theo quy định của từng quốc gia để có quyền trực tiếp quản lý điều hành dự án đầu tư. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Vì thế, đối với các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển thì hình thức đầu tư này tỏ ra có nhiều ưu thế hơn. - Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động ở các nước nhận đầu tư hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau. - Các chủ đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư phải tuân theo quy định pháp luật của nước nhận đầu tư. SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 2 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính - Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nước nhận đầu tư chủ đầu tư có quyền chuyển số lợi nhuận hợp pháp thu được về nước hoặc tiếp tục tái đầu tư. Tỷ lệ góp vốn là cơ sở để phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên. - Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn vì mục đích lợi nhuận nên chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực, các vùng miền có điều kiện thuận lợi mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. 1.1.3 Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện dưới 3 hình thức sau: * Hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Hình thức này có các đặc trưng: - Các bên cùng nhau hợp tác kinh doanh trên cơ sở phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ rõ ràng. - Thời hạn hợp đồng do hai bên thỏa thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. - Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải đề cập trong văn bản hợp đồng. * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức này có các đặc trưng: - Doanh nghiệp 100% vốn FDI được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. - Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 3 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan này cấp giấy phép đầu tư chấp nhận. * Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa bên hoặc các bên chủ nhà với bên hoặc các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Hình thức này có các đặc trưng: - Cho ra đời một doanh nghiệp mới,có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà. - Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định. - Đây là hình thức đầu tư mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đối với nhà đầu tư trong nước: có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tốt. Đối với nhà đầu tư nước ngoài: không bỡ ngỡ với môi trường pháp lí, đầu tư. Bên cạnh 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài nói trên còn có các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO), hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư * Môi trường chính trị - xã hội Sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, nếu môi trường chính trị không ổn định đặc biệt là thể chế chính trị sẽ khiến lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút do họ phải gánh chịu những thiệt hại. Ngoài ra khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động không theo định hướng phát SV: Vũ Quang Việt Lớp: CQ45/08.01 4 [...]... năng của mình Trong những năm gần đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng cả về vốn, số lượng các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có những đóng góp quan trọng, khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của cả nước Trung Quốc cũng là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Đầu tư trực tiếp. .. một sự lệ thu c của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc 2.1.2.2 Quan hệ hợp tác đầu tư Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam Tính đến hết tháng 12/2010, Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 770 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 3,7 tỷ USD, đứng thứ 14/92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Trong... với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 175 triệu USD, đầu tư của doanh nghiệp tham gia là 4-5 tỷ USD Dự án này đã trở thành một trong những dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay 2.3 Đánh giá thực trạng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua 2.3.1 Các kết quả đạt được Đầu tư trực tiếp Trung Quốc vào Việt Nam trong những... giới Trung Quốc là nước có trình độ công nghệ cao, do vậy tiếp nhận đầu tư của Trung Quốc, Việt Nam tiếp thu được kiến thức và kỹ thu t của họ đồng thời tiếp cận những phương thức quản lý trong một số lĩnh vực mà Trung Quốc có thế mạnh được đầu tư vào Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, góp phần đào tạo và cải thiện... trên thì FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ở các ngành còn lại chiếm 6,3% tỉ trọng về tổng vốn FDI của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam Những ngành còn lại là những ngành không được sự quan tâm nhiều của các nhà đầu tư của Trung Quốc bởi lẽ đây là những lĩnh vực hoặc không mang lại lợi nhuận cao hoặc thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro cao khó kiểm soát Như vậy cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc theo... hơn để thu hút được vốn FDI ngày càng nhiều và hiệu quả hơn SV: Vũ Quang Việt 20 Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính 2.2 Thực trạng thu hút vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua 2.2.1 Theo hình thức đầu tư Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp của Trung quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/12/2010) TT 1 2 3 4 Hình thức đầu tư 100%... nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI Ngược lại, khi có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI, ngoài ra nước chủ nhà phải thay đổi chính sách để phù hợp tình hình thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài. .. khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung cũng như đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc giúp cho Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế SV: Vũ Quang Việt 19 Lớp: CQ45/08.01 Chuyên đề cuối khóa Học viện Tài chính thế giới Trung Quốc là một quốc gia có quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới như Nhật, Mỹ và các nước Châu Âu, tham gia vào các tổ chức tài chính, tín dụng, thương mại quốc. .. được những kết quả rất khả quan, các nhà đầu tư Trung Quốc đã góp phần tạo nên sự sôi động trong bức tranh kinh tế của Việt Nam Có thể đánh giá những kết quả đạt được về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo những mặt sau: Thứ nhất: FDI của Trung Quốc là nguồn vốn bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển trong sự nghiệp... Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 8 của Hồ Nam, là đối tác thương mại, xây dựng, dịch vụ lao động lớn nhất của Hồ Nam tại Đông Nam Á Ngoài ra, không những là đầu tư lớn vào Việt Nam, Trung Quốc còn được ghi nhận là một cầu nối quan trọng đối với các nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam Như vậy có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc ở Việt Nam hoạt . 1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực. tư. 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chính sau: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư. Trung Quốc vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư 30 2.2 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo các ngành 33 2.3 FDI của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo địa phương 61 SV: Vũ Quang Việt Lớp: