Nhóm giải pháp về luật pháp và chính sách

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 31 - 39)

3.1.1. Tránh chồng chéo, xung đột giữa các Luật.

Bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào khi tiến hành đầu tư ở một nước, họ đều phải tìm hiểu về hệ thống luật pháp, môi trường kinh doanh ở nước đó. Vì vậy, hệ thống pháp luật chính sách như một nhân tố đầu tiên thu hút đầu tư nước ngoài. Theo trung tâm xúc tiến đầu tư Kotra của Hàn Quốc, nhà đầu tư đang bị hấp dẫn bởi Việt Nam có môi trường kinh doanh ổn định và hệ thống chính sách ngày một hoàn chỉnh hơn. Tuy nhiên họ cũng nhận thấy những bất cập và chồng chéo trong bộ Luật của ta. Việc hoàn thiện Luật một sớm một chiều là điều rất khó. Song luật pháp của ta nên được nhất quán và tránh chồng chéo xung đột giữa các Luật Đầu

tư và Luật chuyên ngành (như Luật đất đai, Luật lao động). Vì vậy, những nhà làm Luật phải dựa trên cơ sở thực tế đưa ra những hoạch định, những chính sách phù hợp, tạo sự thống nhất và phối hợp giữa các ban ngành liên quan, để Luật không bị chồng chéo, có thể gây cản trở nhau khi thực hiện các điều khoản của luật.

3.1.2. Tạo sự nhất quán và ổn định trong Luật.

Việt Nam đang nỗ lực rất nhiều để mang lại cho nhà đầu tư các nước một bộ hệ thống luật pháp, chính sách nhất quán và ổn định. Song với kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp còn quá ít cho nên việc cần phải chỉnh sửa để hoàn thiện luật nhằm mục đích phù hợp với tình hình biến động của kinh tế, phù hợp với lợi ích của nhà đầu tư là không tránh khỏi. Nếu những thay đổi này diễn ra chóng vánh, liên tục sẽ gây tâm lý hoang mang bất ổn cho nhà đầu tư. Vì vậy, Việt Nam cần có một tầm nhìn lâu dài hơn về Luật. Để có được điều này, việc thay đổi luật cần có sự tham khảo ý kiến, bàn bạc kỹ lưỡng, cân nhắc của các nhà đầu tư trong nước, các chuyên gia tư vấn, tham khảo ý kiến của các quốc gia đã thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

3.1.3. Có những chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư.

Hàn Quốc là đất nước đang giữ vị trí số 1 về đầu tư ở Việt Nam. Giữ chân các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng như thu hút thêm các doanh nghiệp của họ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Vì vậy, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư. Hiện nay, chúng ta cũng đã thực hiện một số ưu đãi cụ thể với nhà đầu tư như: giảm thuế thu nhập của người lao động nước ngoài, giảm chi phí thành lập văn phòng đại diện, đơn giản hoá trong thủ tục hành chính…Trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng: họ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn trong khâu cơ sở hạ tầng và đăng ký giấy phép. Vì vậy, những chính sách ưu đãi trong khâu này là rất quan trọng. Trung ương và địa phương nên có những chính sách ưu đãi như: quy định số vốn đăng ký nào thì sẽ được giảm thủ tục trong đăng ký giấy phép, hay có những chính sách giảm thuế thuê cơ sở hạ tầng, hoặc miễn giảm bao nhiêu tiền thuê đất với số vốn đăng ký lớn, hoặc các dự án vào các tỉnh còn ít đầu tư của nước ngoài.

3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.

Tại một cuộc hội nghị được tổ chức tháng 12/2007, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã bầy tỏ quan điểm và cho rằng thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà và họ phải mất một khoản phí cho “ phí quan hệ” trong khi đăng ký thủ tục hành chính. Vấn đề nổi cộm của thủ tục hành chính của ta là rắc rối và “hành là chính” gây mất thời gian và tâm lý không thoải mái cho nhà đầu tư.

3.2.1. Thủ tục hành chính đơn giản và minh bạch.

Để cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam, thủ tục hành chính cần đơn giản gọn nhẹ và minh bạch. Nhà nước và các ban ngành nên thông báo công khai các quy trình tiến hành đầu tư trên báo đài hoặc các trang báo, website chuyên ngành. Thực hiện thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa, tại chỗ” tránh gây mất thời gian cho nhà đầu tư, và tránh tình trạng tham nhũng do làm thủ tục hành chính theo nhiều cửa có thể gây ra. Một động thái mới giải quyết vấn đề thủ tục hành chính mà Nhà nước vừa đưa ra gần đây là phân cấp trong quản lý. Cách làm này đang được nhiều nhà đầu tư tán thành.

3.2.2. Chỉ dẫn cụ thể về thực hiện thủ tục hành chính.

Các cơ quan quản lý cần có những chỉ dẫn cụ thể chính xác về quy trình làm thủ tục hành chính: quy trình cấp giấy phép, thuê cơ sở mặt bằng, cam kết kinh doanh…Xử lý nhanh chóng, dứt điểm các vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hành chính. Nhiều tỉnh đã thành lập các đường dây nóng để nhà đầu tư kịp thời phản ánh những vướng mắc trong quá trình làm thủ tục, những nhũng nhiễu mà cán bộ quản lý hành chính gây ra với nhà đầu tư.

3.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG.

3.3.1. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng trước khi thu hút đầu tư.

Sau những khó khăn về thủ tục hành chính, nhà đầu tư còn tiếp tục phải đối mặt với nhiều “cửa ải”. Theo giám đốc trung tâm nghiên cứu thị trường Kotra cho biết: tiền thuê đất ở các khu công nghiệp gần Hà Nội đã tăng lên 60% trong đầu những năm 2007, lên tới 42-45USD/m²/ năm. Việc giá đất lên cao, chưa kể nhiều dự án đã được cấp phép song chưa có cơ sở hạ tầng để bắt đầu triển khai dự án đã

đặt cả các nhà đầu tư và cả các cấp quản lý trước bài toán khó. Trước tình trạng này, Nhà nước đã khuyến cáo các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài nên có những công tác chuẩn bị trước khi tiến hành mời gọi nhà đầu tư: chuẩn bị đất đai, cơ sở hạ tầng, điện đủ khả năng sản xuất, tiến hành cưỡng bức xử lý với những trường hợp các dự án vi phạm pháp luật…Cũng giải quyết bài toán thiếu đất, nhà nước đã có những kế hoạch hỗ trợ và giúp đỡ các tỉnh bé, tận dụng cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh, tạo cơ hội cho các tỉnh có thể thu hút được nhiều FDI hơn.

3.3.2. Chú trọng các yếu tố của sản xuất.

Không chỉ đứng trước vấn đề đất đai cho xây dựng mà yếu tố trong sản xuất cũng chưa được đáp ứng đầy đủ. Việc độc quyền điện của Tổng Công ty Điện lực hiện nay làm giá điện cao và gần đây việc thiếu điện ở các cơ sở liên tục diễn ra. Vì vậy, Nhà nước nên có những chính sách mở cửa “thị trường điện”, cho phép các dự án đầu tư của nước ngoài vào thị trường này, đồng thời cho nghiên cứu thu hút đầu tư vào các dự án tìm ra năng lượng có thể thay thế bổ sung.

3.3.3. Nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Ở một số vùng kinh tế lớn, cơ sở hạ tầng tiếp tục được nâng cấp: giải quyết tình trạng tắc đường ở các đô thị mới, nâng cấp những cơ sở hạ tầng vốn có. Ở những vùng kinh tế còn chưa phát triển, nên chú trọng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, xây dựng những con đường nối liền với các thành phố lớn. Nhiều tỉnh sẽ không đủ kinh phí để đầu tư xây dựng hạ tầng. Khắc phục tình trạng này, gần đây Hải Dương đã áp dụng biện pháp: để nhà đầu tư tự bỏ tiền xây dựng cơ sở hạ tầng của mình trước khi vào kinh doanh, gắn trực tiếp trách nhiệm của nhà đầu tư với cơ sở hạ tầng.

3.4. NÂNG CAO CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ. 3.4.1. Xác định lĩnh vực thu hút đầu tư trọng điểm. 3.4.1. Xác định lĩnh vực thu hút đầu tư trọng điểm.

Hàn Quốc đang là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam. Để nâng cao chất lượng và đầu tư có hiệu quả, Việt Nam nên có một định hướng thu hút đầu tư cụ thể. Như trong một vài năm tới, Việt Nam cần tập trung và khuyến khích đầu tư FDI Hàn

Quốc ở các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp nặng, kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực xây dựng (xây dựng sân bay hoặc cơ sở hạ tầng…).

3.4.2. Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh đất nước qua các chuyến đi của các vị lãnh đạo, tổ chức các cuộc gặp mặt, trao đổi giữa doanh nghiệp hai nước, tổ chức tốt các cuộc hội thảo mang tầm cỡ quốc tế, hay giới thiệu về đất nước bên lề các hội nghị quốc tế.

Theo ông Kim Woo Ho- giám đốc Kotra thì kết quả điều tra tâm lý nhà đầu tư Hàn Quốc, khó khăn trong thu thập thông tin với nhà đầu tư là 34,6% còn ngôn ngữ là 18,9%. Vì thế, việc mở rộng các hình thức đưa thông tin tới nhà đầu tư cũng là một cách thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay có nhiều website chuyên ngành và các ấn phẩm báo chí để quảng bá hình ảnh đất nước với hai ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Việt và tiếng Anh. Song những công cụ này còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn về nội dung và hình thức thể hiện, chưa đưa được thông tin đầu tư và tình hình kinh tế trong nước. Những trang website có tiếng Hàn xem ra còn thiếu tính cập nhật. Để nâng cấp thu hút đầu tư, các trang website và ấn phẩm này nên thường xuyên được quan tâm hơn nữa, cập nhật những thông tin diễn biến tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước cho nhà đầu tư. Bên cạnh những website và ấn phẩm tiếng Anh, cần hơn nữa những website tiếng Hàn và xây dựng đội ngũ tư vấn, giải quyết thắc mắc online tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các địa phương cũng có thể tạo những trang website, ấn phẩm riêng của mình để quảng bá hình ảnh của địa phương.

3.4.3. Phối hợp hoạt động giữa các cơ quan xúc tiến.

Hiện nay, Việt Nam có 3 trung tâm xúc tiến đầu tư lớn cho 3 miền: Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra, mỗi địa phương đều có những cơ quan xúc tiến riêng của mình. Như vậy, hệ thống xúc tiến của ta khá nhiều từ trung ương đến địa phương, nhưng việc hoạt động của các trung tâm này còn trùng lặp, tràn lan, gây lãng phí và không mang lại hiệu quả cao, ví dụ như việc tổ chức hội thảo xúc tiến tràn lan. Vì vậy, các trung tâm xúc tiến cần phối hợp nhịp nhàng để bổ sung thông tin và hỗ trợ

lẫn nhau. Đồng thời, các cơ quan này cũng cần phối hợp với Bộ Ngoại Giao để nắm bắt thông tin nhanh chóng.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, Việt Nam đang đón nhận được sự quan tâm tin tưởng đầu tư của nhiều bạn hàng khắp châu lục. Với những gì mà Hàn Quốc đã và đang thực hiện, họ trở thành nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Bản thân Chính phủ Việt Nam cũng ý thức được cơ hội đầu tư của Hàn Quốc nói riêng và FDI nói chung thông qua việc thay đổi nhiều chính sách, luật pháp, tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo cơ hội thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài…để đón nhận cơ hội và nguồn vốn đầu tư này. Tuy vậy, trong quá trình còn ngắn khi tham gia hội nhập quốc tế, cùng với vốn kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn ít so với nhiều quốc gia khác, những tồn tại trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài là điều không tránh khỏi: như sự thay đổi nhanh chóng luật pháp, thủ tục hành chính phiền hà …Và chúng ta cũng đang đứng trước thực tế về thực trạng thu hút FDI Hàn Quốc: sự đầu tư

không đồng đều giữa các địa phương, hay những tồn tại về quan hệ chủ thợ trong doanh nghiệp…Nhưng sự tăng trưởng trong số vốn và số dự án của FDI Hàn Quốc, cũng như sự xuất hiện đầu tư của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc vẫn là những tín hiệu vui cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Những biện pháp về luật pháp, chính sách, xúc tiến, cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết những gì còn đang tồn tại và gợi mở những phương án tháo gỡ những mặt còn chưa tốt của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam.

Một lần nữa, em mong nhận được sự đóng góp, trao đổi ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè, để luận văn cũng như những hiểu biết của em về vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam được đầy đủ hơn hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đối ngoại (2005), Bộ Ngoại giao - Học viện quan hệ quốc tế

2. Cục Đầu tư nước ngoài (2007) “Tổng quan 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, 20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới

3. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo tổng kết ĐTNN tại Việt Nam từ năm 1988 - 2007.

4. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước

ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam năm 2007, Hà Nội.

5. Cục Đầu tư nước ngoài (2007), Báo cáo Tổng kết tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc tại Việt Nam tháng 12/2007, Hà Nội.

6. Website của Viện nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam (2007), Cơ cấu FDI theo ngành của Hàn Quốc tại Việt Nam, Hà Nội

7. Website của Viện nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam (2007), Phân bổ FDI Hàn Quốc theo vùng tại Việt Nam, Hà Nội

8. Các trang website:

- http://www.vnexpress.net - http://www.vnn.vn

- http://www.mpi.gov.vn : Website của Bộ Kế hoạch - Đầu tư - http://fia.mpi.gov.vn : Website của Cục Đầu tư nước ngoài - http://www.mof.gov.vn : Website của Bộ Tài Chính

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

TIẾNG VIỆT

CN Công nghiệp

KCN - KCX Khu Công nghiệp- Khu chế xuất

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

XD Xây dựng

VĐT Vốn đầu tư

TIẾNG ANH

BCC- Blind Carbon Copy Hợp đồng hợp tác kinh doanh EU - European Union Liên minh Châu Âu

FDI - Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài WTO - World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM (Trang 31 - 39)