PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vấn đề soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức. Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình. Chính vì vậy việc quan tâm đúng mực đến soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Là một học viên lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời là một cán bộ quản lý tại trường mầm non xã Kim Sơn , ý thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tìm hiểu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản nên khi học xong chuyên đề Xây dựng và quản lý văn bản quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo, tôi đã chọn đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn làm đề tài tiểu luận. Việc làm này không ngoài mục đích tìm hiểu thực tế về công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại cơ quan, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân đồng thời bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Hiện nay trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước vấn đề soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan là một vấn đề hết sức quan trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức Việc soạn thảo và ban hành văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan diễn ra một cách có hệ thống, đảm bảo hơn nữa tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết công việc của cơ quan mình Chính vì vậy việc quan tâm đúng mực đến soạn thảo và quản lý văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng và quản lý nhà nước nói chung
Là một học viên lớp Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời là một cán bộ quản lý tại trường mầm non xã Kim Sơn , ý thức được tầm quan trọng và
sự cần thiết của việc tìm hiểu về công tác soạn thảo và ban hành văn bản nên khi
học xong chuyên đề "Xây dựng và quản lý văn bản quản lý nhà nước trong giáo dục và đào tạo", tôi đã chọn đề tài "thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn" làm đề tài tiểu luận Việc làm này không ngoài mục đích tìm
hiểu thực tế về công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại cơ quan, đánh giá thực trạng và tìm hiểu nguyên nhân đồng thời bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn – Tỉnh Bắc Giang
2.Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu công tác soạn thảo tại Trường mầm non Kim Sơn
- Báo cáo chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, khảo sát thực tiễn, so sánh dựa trên các tài liệu thu thập được
3 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của tiểu luận được chia thành ba chương, gồm:
Chương 1 Văn bản và tầm quan trọng của văn bản trong Trường mầm non Kim Sơn;
Trang 2Chương 2 Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non Kim Sơn;
Chương 3 Một giải pháp nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non Kim Sơn
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VĂN BẢN VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN HÌNH
THÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
1 Khái quát chung về văn bản quản lý nhà nước
1.1 Khái niệm văn bản
Theo nghĩa rộng, văn bản là “bản viết hoặc in, mang nội dung là những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng”, hoặc “chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay nói chung những ký hiệu thuộc một hệ thống nào đó, làm thành một chỉnh thể mang một nội dung ý nghĩa trọn vẹn”(1); tác phẩm văn học hoặc khoa học, kỹ thuật; công văn, giấy tờ, khẩu hiệu, băng ghi âm, bản vẽ… ở cơ quan, tổ chức được gọi chung là văn bản Khái niệm này được sử dụng một cách phổ biến trong nghiên cứu về văn bản, ngôn ngữ học, văn học, sử dụng từ trước đến nay ở nước ta
Theo nghĩa hẹp, văn bản được gọi chung là các công văn, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu,…(2) được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế Theo nghĩa này, các loại giấy tờ dùng để quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan, tổ chức như Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, Báo cáo, Tờ trình, Đề án… đều được gọi là văn bản Khái niệm này được sử dụng rộng rãi trong các cơ quan, tổ chức
1.2.Khái niệm văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nhà nước qua lại giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân
1.3.Khái niệm văn bản hành chính
Trang 3Theo nghĩa rộng từ hành chính “thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước” Với nghĩa này, văn bản hành chính
là văn bản viết hoặc in, chứa đựng những thông tin có nội dung thuộc phạm vi chỉ đạo, quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước Trong thời đại hiện nay, văn bản hành chính có thể là bản viết hoặc in trên giấy, trên phim nhựa, trên băng từ hoặc trong các file điện tử; nhưng hình thức phổ thông nhất là
in trên giấy
2.Phân loại hệ thống văn bản quản lý nhà nước.
Văn bản quản lý Nhà nước là hệ thống những văn bản hình thành trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, là công cụ biểu thị ý chí và lợi ích của Nhà nước, đồng thời là hình thức chủ yếu để cụ thể hóa pháp luật Theo Điều 4 của Nghị định số 110 /2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác Văn thư, có thể phân loại văn bản quản lý Nhà nước gồm các hình thức như sau:
2.1.Văn bản quy phạm pháp luật.
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật ngày 03/6/2008 thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002)
2.2.Văn bản hành chính.
2.2.1.Văn bản hành chính cá biệt:
Văn bản hành chính cá biệt (VBHCCB) là phương tiện thể hiện quyết định quản lý do các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành trên cơ sở những quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của cơ quan mình nhằm giải quyết các công việc cụ thể;
VBHCCB thường gặp là quyết định nâng lương, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt việc tốt…
2.2.2.Văn bản hành chính thông thường:
Trang 4Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc trong các cơ quan, tổ chức
Đây là một hệ thống văn bản rất phức tạp và đa dạng, bao gồm hai loại chính:
- Văn bản không có tên loại: công văn;
- Văn bản có tên loại: thông báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án, chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy ủy nhiệm…), các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu trình…)
2.2.3.Văn bản chuyên ngành:
Đây là một hệ thống văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật Những
cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng hệ thống văn bản này thì phải theo quy định của các cơ quan đó, không được tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của chúng
Những loại văn bản này liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa…
3 Hệ thồng văn bản hình thành trong quá trình hoạt động của trường mầm non Kim Sơn.
* Văn bản do cấp trên gửi xuống
* Văn bản do các cơ quan, tổ chức ngang cấp
* Văn bản do cá nhân gửi tới
* Văn bản do nhà trường ban hành
4.Vai trò của văn bản trong hoạt động của trường
- Văn bản đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước;
- Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý nhà nước;
- Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo
và quản lý;
- Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật
Trang 5Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
1.Tình hình soạn thảo văn bản tại nhà trường
Trong thời gian qua, công tác soạn thảo văn bản của Nhà trường cơ bản đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được giao Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật, luôn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các hoạt động cụ thể của Nhà trường
Trường mầm non Kim Sơn hoạt động theo chế độ Thủ trưởng, có Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng phụ trách các lĩnh vực và giúp việc cho Hiệu trưởng Cơ cấu tổ chức của Nhà trường chia ra làm các bộ phận, mỗi bộ phận phụ trách những công việc, nhiệm vụ riêng Trong quá trình giải quyết công việc của mình, các bộ phận sẽ có nhiệm vụ soạn thảo văn bản liên quan đến phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc đó
Nhiệm vụ của phòng, ban, bộ phận chuyên môn là tham mưu, giúp việc và hậu cần cho Hiệu trưởng, nên các văn bản được soạn thảo chủ yếu là các văn bản hành chính Các văn bản hành chính thường soạn thảo là bao gồm các văn bản sau: quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông cáo, thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển
2 Quy trình soạn thảo văn bản hành chính
bảo được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư Qua đó Văn phòng đã cụ thể hóa quy định vào trong hoạt động của mình, quá trình soạn thảo văn bản hành chính của Nhà trường bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo
Khi cán bộ được phân công soạn thảo văn bản, đầu tiên phải xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản cần soạn thảo
Thu thập, xử lý các thông tin có liên quan tới nội dung văn bản (thông tin quá khứ, thông tin thực tiễn, thông tin dự báo và thông tin pháp luật)
Bước 2: Soạn thảo văn bản
Trang 6Đảm bảo thể thức theo quy định về soạn thảo văn bản của Thông tư liên tịch
số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm
2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính Trong trường hợp cần thiết người soạn thảo có thể đề xuất với người lãnh đạo cơ quan việc tham khảo ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu để hoàn chỉnh bản thảo
Bước 3: Trình duyệt bản thảo kèm theo tài liệu có liên quan
Bản thảo do người có thẩm quyền (người ký văn bản) duyệt Trường hợp có sửa chữa, bổ sung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt xem xét, quyết định
Bước 4: Đánh máy, nhân bản
Đánh máy đúng nguyên bản thảo, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản Nhân bản đúng số lượng quy định ở mục “Nơi nhận” văn bản Người đánh máy phải giữ bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản đúng thời gian quy định của người lãnh đạo cơ quan Trong trường hợp nếu phát hiện
có lỗi của bản thảo đã được duyệt, người đánh máy báo lại cho người duyệt văn bản hoặc người thảo văn bản biết để kịp thời điều chỉnh
Bước 5: Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản mà mình soạn thảo
Chánh Văn phòng; người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan quản lý công tác văn thư phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản
Bước 6: Ký chính thức văn bản
Văn bản đã được hoàn chỉnh, kiểm tra, trình người có thẩm quyền ký theo quy định phân công của người đứng đầu cơ quan (người đã duyệt bản thảo)
Bước 7: Phát hành văn bản tại văn thư cơ quan
Văn bản sau khi ký chính thức chuyển cho văn thư cơ quan, cán bộ văn thư thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ký hiệu
và ngày, tháng, năm của văn bản
- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có)
- Đăng ký vào sổ công văn đi
Trang 7- Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi Văn bản
đã làm thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo
- Lưu văn bản đã phát hành: mỗi văn bản lưu ít nhất hai bản chính: một bản lưu tại văn thư cơ quan, một bản lưu ở đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn thảo Nhà trường soạn thảo các văn bản hành chính trong thời gian qua đã đảm bảo được các yêu cầu về quy trình, trình tự các bước khi soạn thảo Qua đó, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng mà các văn bản soạn thảo ra trong quá trình ban hành văn bản của mình Việc soạn thảo văn bản của Nhà trường cũng dựa
trên các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý; nguyên tắc đảm bảo tính khoa học; nguyên tắc đảm bảo tính đại chúng; nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3 Những tồn tại và hạn chế trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Nhà trường
3.1.Về xác định thẩm quyền ban hành văn bản: cả về nội dung lẫn hình thức
của cơ quan soạn thảo của Nhà trường còn chưa thống nhất Nội dung quy định trong các văn bản đã được soạn thảo có tính khả thi cao, tuy nhiên còn một số văn bản do quá trình xây dựng chưa thực tế nên tính khả thi còn bị hạn chế
3.2.Về quy trình xây dựng và ban hành văn bản: văn bản được soạn thảo của
Nhà trường nhìn chung đã tuân thủ theo các bước của quy trình xây dựng và ban hành văn bản Bên cạnh đó, do yêu cầu của công việc, tính giải quyết nhanh một vấn đề nào đó mà nhiều khi các bước không được tiến hành hoàn chỉnh Điều
này cũng sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng của văn bản được soạn thảo
3.3 Về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: lỗi sai chủ yếu về thể thức của văn
bản là số, ký hiệu văn bản, ở phần nơi nhận; kỹ thuật trình bày văn bản còn chưa thống nhất về cỡ chữ, kiểu chữ, định lề văn bản… Có nhiều văn bản sai về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản của Nhà trường chủ yếu vì chưa có sự thống nhất của các chủ thể, cơ quan soạn thảo trong việc thực hiện theo quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 và Thông tư 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính Đồng
thời, Văn phòng cần tiến tới tiêu chuẩn hóa các văn bản quản lý của mình.
Trang 83.4.Về văn phong, ngôn ngữ của văn bản: công tác soạn thảo văn bản của Nhà
trường là do các bộ phận soạn thảo, mỗi bộ phận có những chuyên viên phụ trách về các lĩnh vực cụ thể Việc soạn thảo văn bản cũng phụ thuộc vào nhiệm
vụ của các lĩnh vực đó nên mỗi chuyên viên sẽ soạn thảo văn bản liên quan đến nhiệm vụ của mình dưới sự quản lý, điều hành của người lãnh đạo Do đó, sẽ tồn tại những lỗi chủ quan của người soạn thảo đến nội dung của văn bản như: sử dụng từ không đảm bảo tính chất văn phong hành chính; tiếng lóng, từ địa phương; tự tiện ghép từ, ghép nghĩa; hành văn không được rõ ràng… Bên cạnh
đó còn một số lỗi như: lỗi về vần, thanh điệu, viết hoa, viết tắt tùy tiện không khoa học… Cần quan tâm đến văn phong hành chính trong quá trình soạn thảo văn bản của mình và sử dụng đúng đắn, chuẩn mực
3.5 Nguyên nhân của những hạn chế
- Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho quá trình soạn thảo và quản lý văn bản: các phương tiện được sử dụng vào quá trình cơ giới hóa và tự động hóa việc soạn thảo và quản lý văn bản chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay Thiết bị phục vụ cho soạn thảo; thiết bị để nhân bản; thiết bị để truyền đạt thông tin trong văn bản; thiết bị phục vụ cho việc bảo quản, lưu trữ văn bản; thiết bị tìm kiếm văn bản còn thiếu và đang ở mức lạc hậu
- Lề lối làm việc trong cơ quan nhà nước của chúng ta thể hiện rõ của cơ chế quan liêu, bao cấp cho nên những sản phẩm của hoạt động quản lý này là những văn bản được ban hành thiếu quy cũ, chồng chéo lẫn nhau, khối lượng lớn nhưng chất lượng thông tin chứa trong đó thấp, nhiều văn bản trùng lặp, thừa, không có hiệu lực
- Hệ thống thuật ngữ, các nghiên cứu về văn phong trong văn bản hành chính của chúng ta cũng còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ Ảnh hưởng đến việc sử dụng từ ngữ, văn phong tùy tiện, khó hiểu, không được giải thích rõ ràng, làm cho văn bản hạn chế tính khả thi
- Sự nhận thức chưa đầy đủ của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều cán bộ quản
lý, soạn thảo về vai trò, chức năng của văn bản và hệ thống các văn bản Năng lực, trình độ của cán bộ công chức nhằm đáp ứng công tác soạn thảo, thẩm định, kiểm tra và xử lý văn bản còn nhiều hạn chế; việc mở các lớp tập huấn về nghiệp
vụ soạn thảo, kiểm tra, quản lý và xử lý văn bản chưa đạt hiệu quả cao, chưa được chú trọng
Trang 9Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI TRƯỜNG MẦM NON KIM SƠN
Chất lượng, hiệu quả của văn bản quản lý hành chính nhà nước thông qua nhiều tiêu chí khác nhau, song cơ bản vẫn là các tiêu chí như: văn bản phải được phản ánh được nhiệm vụ chính trị của địa phương; được ban hành đúng thẩm quyền; điều chỉnh được thực tiễn xã hội; hợp với lòng dân Việc soạn thảo và quản lý văn bản cũng đóng một ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý, điều hành của cơ quan khi ban hành ra một văn bản quản lý hành chính nhà nước Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả soạn thảo và quản lý văn bản của Nhà Trường
1 Xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản
Việc tuân thủ về thẩm quyền về nội dung và hình thức cũng là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi Nhà trường phải nghiêm chỉnh chấp hành Tại Nhà trường cần coi trọng thẩm quyền ký các văn bản hành chính thông thường, đòi hỏi phải được quy định chặt chẽ và cụ thể đối với các chủ thể ban hành
Với các văn bản hành chính thông thường mà Nhà trường thường soạn thảo như: công văn hành chính, thông báo, thông cáo, báo cáo, tờ trình, kế hoạch, đề
án, phương án, chương trình, hợp đồng, biên bản, công điện, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy giới thiệu, phiếu gửi, giấy mời cũng phải đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền về hình thức và nội dung khi soạn thảo văn bản Có những quy định cụ thể về thẩm quyền ký các loại văn bản Trong quá trình xây dựng và ban hành, chủ thể ban hành, cá nhân, đơn vị soạn thảo cần lưu ý về việc sử dụng các hình thức văn bản hành chính thông thường
2 Đảm bảo về trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản
Trường mầm non chủ yếu ban hành các văn bản hành chính thông thường trong giải quyết các công việc của mình Chính vì vậy, chủ thể ban hành, cá nhân, đơn vị soạn thảo phải đảm bảo trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản của Nhà trường là rất cần thiết và quan trọng bởi vì một mặt, đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của của văn bản, mặt khác đây là điều kiện quan trọng quyết định chất lượng của một văn bản
Trang 10Tại Trường mầm non Kim Sơn, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quản lý nhà nước, hầu hết các văn bản quản lý nhà nước được ban hành chủ yếu dựa trên quy định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên Việc các cơ quan nhà nước phải xác định một trình tự, thủ tục cho việc xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước nói chung là rất khó, đặc biệt Nhà trường là một đơn vị nhỏ trong hệ thống giáo dục Tùy theo tính chất, nội dung và hiệu lực pháp lý của từng loại văn bản mà
có thể xây dựng một quy trình ban hành sao cho thích hợp
Quy trình chi tiết cho việc soạn thảo một văn bản hành chính được xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế đặt ra đối với văn bản đó Tuy nhiên có thể khái quát quy trình này bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định mục đích và nội dung các vấn đề cần văn bản hóa Xác
định tên loại văn bản và đối tượng của văn bản;
Bước 2: Xây dựng dự thảo trên cơ sở các thông tin có chọn lọc; hoàn thiện
bản thảo về thể thức, ngôn ngữ;
Bước 3: Thông qua lãnh đạo;
Bước 4: Xử lý kỹ thuật, ký văn bản và ban hành theo thẩm quyền quy định.
3 Thực hiện đúng quy định của nhà nước về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
- Về thực hiện đúng quy định của nhà nước về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011
4 Nâng cao trình độ cán bộ soạn thảo
Đối với cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản : cần phải xây dựng kế hoạch tập huấn,
bồi dưỡng, cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác văn bản với những hình thức phong phú, hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan, đơn vị mình Cần phải có chế độ khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ công chức này, có chính sách hỗ trợ kịp thời và thỏa đáng về kinh phí cũng như thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phục
vụ công tác soạn thảo và quản lý văn bản của cán bộ công chức
Đối với cán bộ công chức, viên chức làm công tác soạn thảo và quản lý văn bản: cần phải cập nhật liên tục những thông tin, quy định mới nhất về công tác