MỤC LỤC A . Mở đầu I . Lý do chọn đề tài......................................................................................... II . Mục đích nghiên cứu.................................................................................. III . Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. IV . Đối tượng nhiên cứu................................................................................... V . Phạm vi , giới hạn nghiên cứu ................................................................... VI . Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... VII . Đóng góp của đề tài .................................................................................. B . Nội dung I . Cơ sở lý luận 1 . Một số khái niệm liên quan...................................................................... 2 .Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho HSTH II . Thực trạng của giáo dục đạo đức ở trường Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi Thành 1 . Một số đặc trưng về nhân cách của HSTH 2 . Vài nét về trường Võ Thị Sáu 3 . Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu III . Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu 1 . Về phía nhà trường 2 . Về phía gia đình 3 . Về phía xã hội 4 . Đối với Bộ, sở giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành. C . Kết luận D . Tài liệu tham khảo
Trang 1MỤC LỤC
A Mở đầu
I Lý do chọn đề tài
II Mục đích nghiên cứu
III Nhiệm vụ nghiên cứu
IV Đối tượng nhiên cứu
V Phạm vi , giới hạn nghiên cứu
VI Phương pháp nghiên cứu
VII Đóng góp của đề tài
B Nội dung I Cơ sở lý luận 1 Một số khái niệm liên quan
2 Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho HSTH
II Thực trạng của giáo dục đạo đức ở trường Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi Thành
1 Một số đặc trưng về nhân cách của HSTH
2 Vài nét về trường Võ Thị Sáu
3 Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu
III Đề xuất một số giải pháp trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu
1 Về phía nhà trường
2 Về phía gia đình
3 Về phía xã hội
4 Đối với Bộ, sở giáo dục và đào tạo cùng các ban ngành
C Kết luận
D Tài liệu tham khảo
Trang 2A MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
1 Về mặt lý luận
Như chúng ta đã biết đạo đức là một mặt không thể thiếu của một con người Bác Hồ đã từng dạy : " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó "
Thật vậy, một con người có tài giỏi đến mấy mà không có đạo đức thì cũng như không Trong báo cáo chính trị của đại hội VII Đảng ta đã khẳng định rằng : Đất nước ta đang chuyển mình trong xu thế đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, tất cả đang đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đổi mới công tác tư tưởng chính trị phải " Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ Đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của CN Mác - Lê Nin, tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, những quan điểm đường lối của Đảng " Nhưng trong xu thế xã hội hiện nay thì đạo đức đang bị suy thoái rất nhiều và đã thấy xuất hiện bên cạnh những mặt tích cực tốt đẹp của nó không biết bao nhiêu hiện tượng tha hóa, lừa đảo, buôn bán gian lận, chạy theo cuộc sống đồng tiền, làm ăn phi pháp mà quên đi cái lương tâm đạo đức vốn có của mình
Đối với nhà trường tiểu học giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng của hoạt động giáo dục nhằm hình thành những con người có đầy đủ phẩm chất : Đức, trí, thể, mỹ nhằm xây dựng những tính cách nhất định và đối với mọi người trong xã hội Nó là nền tảng của giáo dục toàn diện Vì vậy công tác giáo dục trước tiên là phải chăm lo bồi dưỡng đạo đức cho học sinh, coi đó là căn bản, cái gốc cho sự phát triển nhân cách, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : " Bây giờ phải học, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu khoa học và yêu đạo đức "
Và trường tiểu học là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ Nhà trường là nơi không những dạy chữ mà còn dạy về nhân cách, lẽ sống ở đời cho học sinh để làm chủ tương lai của đất nước sau này Bác Hồ đã từng nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ".Vì thế trong nền giáo dục từ trước cho đến nay việc giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nói riêng luôn đòi hỏi phải có sự quan tâm rất lớn từ nhiều phía
2 Về mặt thực tiễn.
Nước ta đang bước vào thời kì hội nhập kinh tế, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm : Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, sự xâm nhập của các văn hóa phẩm đồi trụy làm xóa mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Hiện nay trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi Thành nói riêng có dấu hiệu sa sút về đạo đức, về nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc kém ý thức trong quan hệ cộng đồng , không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu Và nhà trường vốn là nơi hình thành nhân cách đầu tiên cho học
Trang 3sinh nhưng sự quan tâm của nhà trưòng đến vấn đề đạo đức của học sinh còn bị hạn chế, giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm vừa phụ trách Đội trong lớp nên
tổ chức các hoạt động còn lỏng lẻo chưa phát huy, chưa thực hiện đúng chức năng của mình Các đoàn thể còn thiếu sự quan tâm đầu tư cho kế hoạch trong hoạt động giáo dục Sự quan tâm nhận thức của phụ huynh còn quá hời hợt Thêm vào đó trong phương pháp giáo dục còn để lại nhiều lỗ hỏng, sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội chưa được nhịp nhàng, đồng bộ.Chính vì thế
mà ở học sinh tiểu học vấn đề về đạo đức các em đang xuống cấp Cho nên giáo dục đạo đức là một vấn đề cấp bách đặt ra cho toàn xã hội hiện nay cần được giải
quyết nhanh chóng và kịp thời Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Thực trạng
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu - Thị trấn Núi Thành” để nghiên cứu.
II Mục đích nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để đưa ra biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu
III Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về cơ sở lý luận của vấn đề
- Nhiệm vụ 2 : Thực trạng giáo dục đạo đức cho HSTH trường Võ Thị Sáu
- Nhiệm vụ 3 : Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức
Nghiên cứu về thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường
Võ Thị Sáu
V Phạm vi , giới hạn nghiên cứu
- Giáo dục đạo đức
- Học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu
VI Phương pháp nghiên cứu.
- Đọc tài liệu
- Trò chuyện để tiếp cận giáo viên và học sinh
- Lấy ý kiến chuyên gia về lĩnh vực này ( Thầy, cô )
VII Đóng góp của đề tài
Bằng việc chỉ ra thực trạng về vấn đề đạo đức của học sinh tiểu học từ đó đưa ra và chia sẽ với đồng nghiệp, ban lãnh đạo, các cấp, các ngành để tìm ra những pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Trang 4B NỘI DUNG
I Cơ sở lý luận:
1 Một số khái niệm liên quan
a Giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu xã hội trong những giai đoạn lịch
sữ nhất định Thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp
- Nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác diễn ra trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội Đó là một quá trình trọn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người
- Nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt đạo đức, tư tưởng và hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ và những thói quen, hành vi cư xử đúng đắn trong xã hội
Như vậy giáo dục trước hết là sự tác động của những nhân cách này đến những nhân cách khác, tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục cũng như tác động của những người được giáo dục với nhau Chính thông qua những loại hình hoạt động của người học được thực hiện trong những mối quan hệ xã hội nhất định mà nhân cách của người học được hình thành và phát triển
b Đạo đức:
- Là hệ thống những nguyên tắc chuẩn mực, quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân trong quan hệ của nó đối với xã hội, đối với cá nhân khác và đối với bản thân mình làm hành động của
cá nhân phù hợp với lợi ích của xã hội
- Là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề đánh giá tốt/xấu, đúng/sai, lành/ác, dữ/hiền Trong phạm vi lương tâm con người hệ thống phép tắc đạo đức
là trừng phạt mà đôi lúc còn được gọi là giá trị đạo đức Đạo đức gắn liền với văn hóa, chủ nghĩa nhân văn triết học và pháp luật của một người hay nói một cách dễ hiểu đạo đức là khuynh hướng tốt trong tâm hồn con người mà khuynh hướng đó tạo nên những lời nói, hành vi bên ngoài phù hợp với những quy tắc
xử sự của cộng đồng xã hội khiến cho mọi người xung quanh được an vui, lợi ích Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được chuẩn hóa thành lời và hành vi tốt đẹp bên ngoài tức là con người có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng
Trang 5c Học sinh tiểu học:
Cấp tiểu học có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5 dành cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi (Đối với một số trẻ em không có điều kiện bình thường để đi học đúng tuổi có thể muộn hơn 1 - 2 năm Nghĩa là học sinh tuổi học có thể có trẻ em ở tuổi 13 - 14)
Là lứa tuổi hồn nhiên đang hình thành và phát triển nhân cách đến trường học tập là một bước ngoặt thực sự quan trọng có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời của các em Các em thực sự trở thành một học sinh Nhà trường tiểu học thực sự
mở ra trước mắt các em một thế giới mới lạ với những quan hệ mới và phức tạp hơn Các em chuyển từ vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non sang học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo có tính quyết định những biến đổi tâm lý cơ bản ở tuổi học trò
d Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của nhân cách học sinh dưới những tác động và ảnh hưởng có mục đích được tổ chức có
kế hoạch có sự chọn lựa về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủ đạo cuả giáo viên
- Là một quá trình giáo dục lâu dài được hình thành từ thấp đến cao từ những việc cụ thể trong cuộc sống đời thường từ đó phát triển rộng lên Giáo dục nhân cách hành vi đạo đức con người là một quá trình giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng bởi vì quá trình đó làm cho con người nhận được những yếu tố sau: Làm chủ tập thể, yêu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội, có lòng yêu nước, biết đoàn kết giúp đỡ nhau, biết coi trọng mọi người
2 Vai trò của giáo dục đạo đức trong việc hình thành nhân cách cho học sinh.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động hình thành cho học sinh ý thức, tình cảm, niềm tin và thói quen hành vi đạo đức, thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với gia đình, cộng đồng, làng xóm, với bạn bè, tập thể
Và giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân biết được giá trị xã hội, biết hành động theo lẽ phải, biết sống vì mọi người, vì sự tiến bộ và phồn vinh của đất nước Sản phẩm của giáo dục đạo đức là hành vi, thói quen đạo đức được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày Đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất của nhân cách là nền tảng để xây dựng thế giới tâm hồn của mỗi con người
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng Vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu " Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức, đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng" Giáo dục đạo đức còn
có ý nghĩa lâu dài được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ
Trang 6không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có đòi hỏi cấp bách
Trong nhà trường Tiểu học giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối liên hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác
II Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở trường Tiểu học
1 Một số đặc trưng về nhân cách của học sinh Tiểu học.
a Về tính cách
- Ở học sinh Tiểu học những nét tính cách của các em mới được hình thành và chưa ổn định nên có thể thay đổi dưới tác động của gia đình, nhà trường
và xã hội Rất dễ nhận ra tính xung động trong hành vi của các em Do vậy mà hành vi của học sinh Tiểu học dễ có tính tự phát, dễ vi phạm nội quy và thường
bị xem là "Vô kỷ luật " Tính cách của các em có nhược điểm thường bất thường, bướng bỉnh
- Học sinh Tiểu học thường có nhiều nét tính cách tốt như tính hồn nhiên ham hiểu biết, lòng thương người, lòng vị tha ở các em tính bắt chước vẫn còn đậm nét Thích hoạt động và thích làm việc gì đó phù hợp với mình nên có thể sớm hình thành ở các em thói quen đối với lao động
b Nhu cầu nhận thức.
Khi trở thành một học sinh Tiểu học thì nhu cầu nhận thức của trẻ phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết mọi thứ có liên quan.Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học là nhu cầu tinh thần Nó có ý nghĩa đăc biệt đối với sự phát triển của các em
c Tình cảm.
Học sinh tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của mình.Tính dễ xúc cảm được thể hiện trước hết qua quá trình nhận thức: Quá trình tri giác, tưởng tượng, tư duy Hoạt động trí tuệ của các em đượm màu sắc xúc cảm, tư duy của các em cũng đượm màu sắc xúc cảm.Dễ xúc cảm đồng thời học sinh tiểu học cũng hay xúc động.Chưa biết kìm chế tình cảm của mình, chưa biết kiểm tra sự biểu hiện tình cảm ra bên ngoài, các em bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật nhiều khi vụng về thiếu tinh tế.Tình cảm của học sinh tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc
2 Vài nét về trường Võ Thị Sáu:
- Địa bàn dân cư: Thị trấn Núi Thành tuy không rộng nhưng dân số tập trung khá đông nằm dọc đường quốc lộ 1A, các cơ quan trường học, bệnh viện đều nằm rải rác khắp nơi.Người dân ở đây chủ yếu là bản địa, đa số nhân dân là gia đình cách mạng hưu trí và phần lớn sống bằng nghề nông và nghề biển
- Đặc điểm của trường : Trường Võ Thị Sáu nằm ngay trong thị trấn Núi Thành cách đường quốc lộ về phía Tây khoảng 1000m Đây là điểm thu hút học sinh từ nhiều xã đến học Học sinh số đông là con gia đình lao động, đời sống
Trang 7kinh tế chưa cao song hầu hết các gia đình cũng tạo điều kiện để con em đến trường được học hành, giáo dục
- Đội ngũ giáo viên: theo số liệu tìm hiểu được thì đội ngũ giáo viên của trường có tất cả là 33 trong đó phần lớn là giáo viên nữ, có địa bàn sinh sống tại Núi Thành và các xã lân cận Theo trình độ văn hóa thì hầu hết đã tốt nghiệp trung học sư phạm (12+2) và trong đó có 8 giáo viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm Đội ngũ giáo viên của trường đã thực hiện tốt trách nhiệm của Đảng và nhà nước giao phó và đào tạo thế hệ trẻ Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó các thầy
cô giáo đem hết tài năng vốn có của mình nhằm mục đích trang bị kiến thức cho học sinh hình thành dần dần từng bước xây dựng trường càng đi lên và đạt được thành tích cao trong nhiều năm học
Nhà trường nhiều năm liền được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, trong đó:
Học sinh tốt nghiệp: 100/100
Tỷ lệ học sinh lên lớp : 97-99%
Tỷ lệ học sinh giỏi đạt: 95-96%
Tất cả những thành tích mà trường đạt được phần lớn là do thầy và cô trường Võ Thị Sáu nổ lực phấn đấu vươn lên vượt khó và nhờ có sự quản lý linh hoạt nắm bắt tình hình thực tế nhạy bén kịp thời điều chỉnh các hoạt động còn thiếu của trường từng bước gặt hái được những thành tựu to lớn đó
2 Thực trạng giáo dục đạo đức ở trường tiểu học Võ Thị Sáu
a Nhận thức của giáo viên, học sinh về đạo đức.
- Nhận thức của giáo viên: Qua việc tiếp xúc trò chuyện với thầy cô tôi thấy đa số đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học Võ Thị Sáu có quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra học sinh về các mặt đạo đức vào cuối tuần để khiển trách nhắc nhở những học sinh vi phạm, giúp các em ngày càng ý thức được nhiệm vụ của mình Giáo viên làm công tác Đôi- sao cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm, chủ đề trong năm nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cho học sinh.Đồng thời cũng tổ chức các hoạt động: Vòng tay bè bạn, đôi bạn giúp nhau Nhằm rèn luyện cho các em những đức tính tốt và nhanh nhẹn Nói chung đa số đội ngũ giáo viên trong trường đều có các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc và chưa nhiệt tình với công tác giảng dạy
- Nhận thức của học sinh : Qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu các em thì tôi được biết khả năng nhận thức của học sinh cũng tương đối tốt Có được điều này phần lớn là nhờ ở các thầy cô Khả năng nhận thức của học sinh phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng nhận thức của giáo viên.Bởi lẽ các em còn nhỏ nên chưa ý thức được các hành vi của mình các em phần lớn là học theo cách bắt chước giáo viên.Vì vậy muốn học sinh nhận thức tốt thì người giáo viên phải gương mẫu trong mọi công việc, giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em Tuy nhiên bên cạnh học sinh nhận thức đúng đắn chiếm phần lớn thì vẫn còn tồn tại một số
Trang 8phần tử chưa có nhận thức đúng đắn Vì vậy công tác tổ chức của nhà trường vẫn còn phải cố gắng thêm để nâng cao nhận thức của học sinh
b Thực trạng giáo dục đạo đức của trường Võ Thị Sáu.
* Những công việc trường đã làm được:
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hai hình thức, hai con đường chủ yếu và được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau
- Giáo dục đạo đức thông qua công tác dạy học:
Các môn học ở trường tiểu học đều có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh.Thông qua việc giảng dạy, học tập các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn giúp học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và các phẩm chất của nhân cách; giúp học sinh tự chiếm lĩnh một cách có hệ thống những tri thức đạo đức, giúp các em có định hướng đúng trước những hiện tượng xã hội( tốt, xấu )từ đó lựa chọn cách thức ứng xử đứng đắn trong các tình huống đạo đức
+Ví dụ: Trong các bài học tự nhiên xã hội" Họ nội, họ ngoại" nhà trường
đã giáo dục được cho học sinh tình yêu thương những người trong gia đình, họ hàng,bước đầu đã hình thành cho các em giá trị đạo đức rất gần gũi với những người xung quanh từ đó các em đã dần dần có thể khái quát rộng hơn và sâu xa hơn
Ở lứa tuổi các em trong hoạt động nhận thức chủ yếu dùng tư duy trực quan chính vì thế mà trong các tiết học,bài học giáo viên đã biết dùng những hình ảnh trực quan, các mô hình thông qua đó thì giáo viên đã kết hợp giảng giải để gợi ý hướng tới giá trị đạo đức cần cung cấp
+Trong các tiết học thể dục qua các trò chơi cũng đã rèn luyện cho các em tính nhanh nhẹn, nhạy bén, có tinh thần kỷ luật, tính tập thể cao.Trong các tiết tự nhiên xã hội đã giáo dục cho các em có được mối quan hệ xã hội và tự giác bảo
vệ môi trường
-Trong đó thì nhà trường đã đặc biệt chú trọng trong việc giảng dạy môn đạo đức.Bởi vì môn đạo đức có nhiệm vụ giúp cho học sinh nắm vững những điều sơ đẳng của phép ứng xử trong cuộc sống hằng ngày.Nắm được nội dung và
ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đạo đức trong các hoạt động và các mối quan
hệ xã hội.Đặc biệt là hình thành cho học sinh được đức tính là mỗi khi có lỗi thì biết tự nhận lỗi và sửa chữa.Ngoài ra còn luyện cho học sinh những cử chỉ, thái
độ lễ phép với thầy cô, thói quen ứng xử tốt với bạn bè Nhà trường vận dụng nhiều phương pháp dạy học môn đạo đức để mang lại hiệu quả giáo dục tôt nhất cho các em.Không chỉ có những tiết học lý thuyết đơn thuần mà bên cạnh đó còn cho các em tập đóng vai để thực hành cách ứng xử trong từng tình huống khác nhau Hay chỉ đơn giản từ những việc rất nhỏ nhặt nhưng rất thiết thực đó là khen thưởng cho những em tiến bộ những em đạt điểm cao, khuyến khích các
em có những hành động tốt trong học tập
- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Trang 9Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động nối tiếp giữa quá trình dạy học trên lớp với thực hành, trong cuộc sống hằng ngày hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện củng cố những kiến thức đã học Đồng thời còn giúp cho học sinh chuyển tải những tri thức đó thành hành động thực tế hằng ngày
Nó bao gồm nhiều loại hình hoạt động, có rất nhiều hình thức giáo dục khác nhau được thực hiện chủ điểm tháng ,trong tiết sinh hoạt, tiết chào cờ đầu tuần Và trong những năm vừa qua nhà trường đã tổ chức được rất nhiều những hoạt động bổ ích cho các em:
+Hoạt động theo chủ đề, chủ điểm: Trong đó nhà trường đã tổ chức cho các em kỷ niệm những ngày lễ lớn như vào ngày 1-5 thì tổ chức cuộc thi "Lao động và học tập " các em vừa thi đua vừa tham gia lao động Qua đó ôn lại truyền thống đấu tranh của công nhân thế giới đòi quyền bình đẳng trong lao động nhằm giáo dục các em tình yêu lao động Kỷ niệm ngày 20-11 có cuộc thi
"Hoa hồng tặng cô" nhằm giáo dục cho các em lòng biết ơn và tôn kính thầy cô.Hay kỷ niệm ngày 22-12 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức thi "Em yêu chú bộ đội " nhằm giáo dục các em truyền thống đấu tranh của Quân đội và dân tộc ta
+ Nhà trường còn tổ chức cho học sinh đi tham quan vào dịp hè cho học sinh khối 4,5; cắm trại vào ngày 26-3, văn nghệ chào mừng năm học mới và vào dịp mừng Đảng đón xuân.Tổ chức hội khỏe Phù Đổng hằng năm nhằm giáo dục cho các em tinh thần tập thể, tinh thần tự quản, có ý thức kỷ luật cao.Tổ chức các phong trào " Diệt ốc bươu vàng ", "Diệt chuột "để các em thêm yêu cuộc sống, yêu lao động "Trồng cây xanh" để các em thêm yêu quý cây xanh bảo vệ môi trường
+ Các tiết hoạt động tập thể hàng tuần : Đây là một tiết hoạt động dành cho tập thể học sinh tiến hành những hoạt động xây dựng tập thể, là tiết dành cho nhi đồng, đội thiếu niên, lớp tiến hành sinh hoạt tập thể dưới sự hướng dẫn của thầy cô Các buổi sinh hoạt dưới cờ với các trò chơi thú vị để các em khởi đầu cho tuần học mới như : Đố vui để học, trò chơi phỏng theo chương trình " Rung chuông vàng " Bên cạnh đó tổ chức hội thi " Vở sạch chữ đẹp", "Kể chuyện theo sách" Thông qua công tác Đội còn tổ chức thi đua giữa các chi đội lẫn nhau, đại hội liên chi đội
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là môi trường giao tiếp mang tính xã hội đối với các em, tạo điều kiện cho các em học hỏi lẫn nhau Những em nhút nhát có thể dạn dĩ lần, những em có đạo đức chưa tốt có thể nhìn bạn bè để sửa đổi Nhìn chung với tất cả mọi hoạt động đó đều hướng tới sự hình thành ở các em những
tư tưởng tình cảm đã được xác định trong từng nội dung hoạt động
- Giáo dục đạo đức thông qua những hoạt động khác:
+ Giao tiếp với bạn bè: như chúng ta biết giao tiếp điều chỉnh hành vi của con người, nhờ có chức năng này mà giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người Con người tahm gia vào quá trình giao tiếp thì tác động lẫn nhau và chịu ảnh hưởng lẫn nhau về mặt tâm lý, ý thức
Trang 10Do đó qua việc giao tiếp với bạn bè tốt thì học sinh sẽ ý thức được mục đích cuộc sống, ý thức được quan hệ xã hội từ đó điều chỉnh tốt hành vi của mình Điều này được thể hiện rõ trong các giờ ra chơi hãy để học sinh thoải mái vui đùa cùng bạn bè, cụ thể nhà trường đã tạo mọi điều kiện để trẻ có thể hòa đồng cùng các bạn tham gia mọi hoạt động của nhà trường Thường xuyên cho trẻ đến những nơi đông người như các khu vui chơi, các lễ hội dành cho thiếu nhi để các em có thể học hỏi được nhiều điều từ bạn bè cùng trang lứa Giao tiếp nhiều sẽ giúp trẻ dạn dĩ, thông minh lanh lợi hơn từ đó sẽ hình thành những nhân cách tốt đẹp cho các em
+ Qua nhân cách của người giáo viên : Giáo dục đạo đức không chỉ thực hiện trong các giờ chính khóa mà cần thực hiện mọi lúc mọi nơi Chính vì lẽ đó nên nhà trường đã chỉ rõ mỗi giáo viên cần là một tấm gương sáng ngời để các
em noi theo Tấm gương trong xưng hô nói năng, trong từng cử chỉ hành động, trong cách cư xử với mọi người Hằng năm nhà trường có tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi
* Những mặt hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức của trường :
Hiện nay nhà trường đã và đang thực hiện các hoạt động trên một cách tích cực nhưng bên cạnh những mặt làm được thì nhà trường còn để lại một số sai sót dẫn đến học sinh chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục Về mặt nhận thức, về mặt mọi hoạt động của bản thân các em chưa thực hiện được nhất là về đạo đức dẫn đến các em còn hư hỏng trong cách ứng xử của mình và trong hoạt động của các em đang làm
Ở trường lâu nay trong quá trình giảng dạy thiên về giáo dục trí dục, chỉ quan tâm đến tỉ lệ học sinh lên lớp chứ ít quan tâm đến học sinh ngoan hay không Dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời Mỗi tuần học sinh được học một tiết đạo đức, theo truyền thống thì thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng và trả bài theo khuôn thước lịch sử Về chương trình học bắt học sinh phải nhớ những nội dung rất xa vời và thiếu thực tế
Về việc tổ chức các phong trào cuộc vận động điều đó là tốt nhưng lại mắc phải những thiếu sót trong khâu tổ chức nên học sinh chưa lĩnh hội hết được nội dung của chương trình Bên cạnh đó đối với những em thuờng xuyên chơi và tiếp xúc nhiều với những trẻ hư hỏng thì tình trạng đạo đức ngày một xuống cấp đi.Đó cũng là mối lo ngại hàng đầu của gia đình và nhà trường hiện nay Với đội ngũ giáo viên hùng hậu thì đa số đều có nhân cách tốt nhưng cũng có một số ít trong đó chưa ý thức được trong từng cung cách ứng xử của mình dẫn đến các
em học những điều không hay từ đó
Kết quả của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trường Võ Thị Sáu được phản ánh qua việc xếp loại hạnh kiểm cuối năm học :