Sang kien kinh nghiem lop 4 hay tuyet

10 681 9
Sang kien kinh nghiem lop 4 hay tuyet

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRƠNG ANA Trường Tiểu học Trần Quốc Toản  S ÁNG KI ẾN – KINH NGHI ỆM ******************* MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MƠN TỐN 4 PHẦN PHÂN SỐ    Họ và tên : Huỳnh Thị Tuyết Nhung. Đơn vò : Trường Tiểu học Trần Quốc Toản. Trình độ chun mơn: Cao đẳng Tiểu học 1 Năm học: 2010 - 2011 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Đầu năm học, tơi được nhà trường phân cơng chủ nhiệm lớp 4C phân hiệu Ea chai. Một lớp chỉ có 12 học sinh nhưng phần đa các em học rất yếu, tiếp thu bài rất chậm. Học sinh yếu chiếm tỉ lệ rất nhiều. Nhưng có một điều đáng lưu ý là đa số các em khơng chịu học bài, làm bài tập về nhà, khơng đọc bài, soạn bài khi đến lớp, nghỉ học không có lí do. Vậy thì ngun nhân nào dẫn đến như vậy? Qua quá trình tìm hiểu, tiếp xúc, gần gũi các em, thăm dò địa phương tôi đã tìm ra được những ngun nhân sau: 1/ Lí do khách quan: a. Từ phía gia đình học sinh: - Đa số gia đình học sinh ở Ea chai đời sống rất khó khăn khơng quan tâm đến các em, suốt ngày cha mẹ đi làm ở ngoài đồng, đi chài lưới,… còn việc học hành của các em ra sao thì ra. Thậm chí có một số học sinh cha mẹ cho một buổi đến lớp còn một buổi phải đi ở th cho họ để kiếm sống. Sách vở khơng chịu mua cho con học. b. Về phía địa phương: - Điểm trường nằm ở vùng sâu, xa, đời sống khó khăn, thiếu thốn, đi lại phải qua sơng, qua đò cách trở khó khăn. c. Về phía giáo viên: - Trong công tác chủ nhiệm giáo viên các năm trước chưa thật sự gần gũi, quan tâm đến các em, chưa đi sâu, đi sát các em, chưa tận tình giúp đỡ các em, chưa có nhiều biện pháp thiết thực tác động, khuyến khích đến các em, chưa biết cách khai thác tiềm năng sẵn có trong các em. d. Về phía nhà trường: - Chưa tổ chức được nhiều hoạt động giao lưu giữa các lớp, các khối lớp 2 như: Thi đố vui để học, thi tìm hiểu về tự nhiên- xã hội qua chương trình đã học,… để các em được giao lưu, học hỏi. 2/ Lí do chủ quan: - Các em chưa ý thức được việc học là gì, chưa xác đònh được mục đích học tập. Các em khơng có tư tưởng học tập, khơng học bài, khơng làm bài. Hoặc có những em còn rụt rè, nhút nhát không muốn cởi mở với các bạn và thầy cô giáo nên dẫn đến kết quả học tập còn thấp. II. ĐỐI TƯNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Học sinh lớp 4C - Phân hiệu Ea chai - Trường TH Trần Quốc Toản. - Phương pháp: Phương pháp điều tra. III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 1/ Giải pháp mục tiêu: Từ kết quả của việc phân tích, điều tra, tìm hiểu nguyên nhân thực tế cùng với những trăn trở làm thế nào để tất cả các em học sinh đều nhanh nhẹn, thi đua trong học tập cũng như trong tất cả các mặt hoạt động để các em có kết quả học tập tốt hơn, tôi quyết đònh tiến hành tìm hiểu và đúc rút được một số biện pháp giúp tất cả học sinh trong lớp đều nhanh nhẹn, thi đua phấn đấu trong học tập. Đó cũng là mục tiêu, nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi: Điểm tựa để học sinh nhanh nhẹn, thi đua học tập qua đề tài về công tác chủ nhiệm. 2/ Giải quyết vấn đề: a, Hướng dẫn, quy đònh đối với học sinh ngay từ đầu năm: Đầu năm học, tôi cùng học sinh bầu ban cán sự lớp, trong đó có: Lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng 1, 2. Và tôi quy đònh như sau: - Đối với lớp trưởng, lớp phó: 1 tháng thay đổi 1 lần. - Đối với tổ trưởng: 1 tuần thay đổi 1 lần. - Ở lớp: Tôi sắp xếp 2 em ngồi 1 bàn( 1học sinh giỏi và 1 học sinh yếu hoặc 1 học sinh khá và 1 học sinh trung bình; 1 học sinh chữ đẹp ngồi cạnh 1 học sinh chữ xấu.). - Ở nhà: Tổ chức học nhóm 6 em ở gần nhà nhau, em học khá giỏi làm nhóm trưởng. - Bởi vì tâm lí học sinh tiểu học là các em rất thích được khen, thích được cơ giáo thưởng cho phần thưởng dù đó chỉ là một cục tẩy, một cái thước,… Các em thích được làm cán sự lớp dù là tổ trưởng hay tổ phó hay một nhiệm vụ 3 nào đó. Dựa vào tâm lí đó tôi đưa ra các điều kiện để học sinh phấn đấu thực hiện như sau: - Đối với lớp trưởng và lớp phó: Những học sinh nào trong một tháng có số điểm cao nhất sẽ được làm lớp trưởng. Học sinh nào có số điểm cao thứ nhì lớp sẽ làm lớp phó. - Đối với các tổ trưởng: Những học sinh nào có số điểm cao nhất trong tuần sẽ được làm tổ trưởng. b. Nội quy thực hiện của lớp: Điều1: Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trên nhường dưới đối với thầy cô giáo và người lớn tuổi. Biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ. Điều 2: Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. Trong lớp, hăng say phát biểu xây dựng bài. Không nói chuyện riêng trong lớp. Điều 3: Đi học mang đầy đủ dụng cụ học tập và sách vở. Điều 4: Không ăn quà vặt khi đến trường. Điều 5: Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy của nhà trường đề ra. Điều 6: Tuân thủ và thực hiện tốt điều lệ đội. Điều 7: Thường xuyên rèn chữ viết ở tất cả các môn học và xây dựng tốt phong trào vở sạch chữ đẹp. Điều 8: Tham gia và thực hiện tốt mọi phong trào như: thu gom giấy vụn làm kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, ủng hộ bão lụt, công tác từ thiện,…. Điều 9: Đi học đúng giờ, chuyên cần, nghỉ học phải có giấy phép của cha mẹ. Điều 10: Đọc và soạn bài mới đầy đủ trước khi đến lớp,… c. Tiến hành: Bởi vì ở học sinh Tiểu học, ngày nào giáo viên cũng chấm điểm, ít nhất là 1 đến 2 con điểm, nên cách tiến hành như sau: - Nếu học sinh nào vi phạm một trong những nội quy của lớp đề ra thì bò trừ điểm. Ví dụ: + Không học bài (trừ 10 điểm) + Không làm bài tập ( trừ 10 điểm) + Không mang đồ dùng học tập ( trừ 10 điểm) + Đi học chậm ( trừ 10 điểm) + Nghỉ học không có giấy phép của cha mẹ (trừ 10 điểm) 4 + Chưa soạn bài trước khi đến lớp (trừ 10 điểm) - Đối với lớp trưởng, lớp phó: Vi phạm 1 lỗi trừ 20 điểm - Đối với tổ trưởng :Vi phạm 1 lỗi trừ 15 điểm. - Đối với các thành viên trong lớp: Vi phạm 1 lỗi trừ 10 điểm - Những em nào luôn hăng say phát biểu xây dựng bài, đạt nhiều thành tích trong tuần thì được cộng thêm 50 điểm. - Những em nào có tiến bộ hơn tuần trước thì được cộng thêm 30 điểm. - Bên cạnh đó, những em nào tiến bộ, vượt lên làm tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng hoặc nhóm trưởng giúp bạn tiến bộ sẽ được thưởng kịp thời. Ví dụ: 1 quyển vở hoặc 2 quyển vở tùy theo sự tiến bộ của học sinh. Riêng nhóm trưởng giúp bạn học tiến bộ sẽ được thưởng nhiều hơn. Bởi vì những em làm cán sự lớp thì phải gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động nên khi phạm lỗi thì số điểm bò trừ có chênh lệch so với các em học sinh khác. Và điểm hàng ngày của các em được ghi và thực hiện qua các phiếu theo dõi hàng tuần do tổ trưởng thực hiện vào cuối các buổi học. - Sau đây là kết quả học tập tuần thứ tám của tổ 1 lớp tôi. T ổ 1: HỌ TÊN ĐIỂM TRONG TUẦN TỔNG ĐIỂM TRONG TUẦN LỖI VI PHẠM ĐIỂM BỊ TRỪ TỔNG ĐIỂM CÒN LẠI Nguyễn Thị Bơng 9; 10; 8; 9; 9; 10; 9; 8; 10; 10 92 92 Võ V ăn Hàng 5; 6; 7; 7; 5; 6; 6; 6; 6; 8 62 Không học bài cũ, quên vở 20 42 Trần Thành Nhân 9; 10; 7; 9; 10; 9; 8; 9; 10; 10 91 91 Võ Thò Yến 8; 9; 7; 7; 8; 8; 8; 8; 9; 9 81 Quên bút 10 71 Phạm Thị Nhỏ 4; 5; 7; 5; 7; 7; 5; 6; 8; 6 62 62 Phạm Thị Lan 5; 6; 6; 6; 6; 5; 7; 6; 7; 5 58 Chưa soạn bài, không 20 38 5 học bài cũ. - Ngồi sự khuyến khích, động viên các em thi đua học tập qua cơng tác chủ nhiệm thì bản thân tơi là giáo viên cũng giúp đỡ các em rất nhiều. Những học sinh nào học yếu hay có khó khăn gì ở nhà thì tơi mời phụ huynh lên trường để giải bày tâm sự, phân tích cho họ hiểu việc học của các em là quan trọng, là cần thiết. Ở lớp, tơi tận tình giúp đỡ từng em, yếu chỗ nào tơi kèm chỗ đó. Kiến thức của các em lũng chỗ nào tơi vá chỗ đó. Tơi ln nhắc nhở, động viên các em, khuyến khích các em qua từng ngày, từng buổi học, từng mơn học. Đặc biệt là đối với mơn tốn và tiếng Việt, tơi ln hướng dẫn giúp đỡ các em nói thành câu, hướng dẫn các em cách dùng từ, đặt câu, cách viết đoạn văn, chỉnh sửa cho các em từng câu, từng chữ cho đến các dấu câu ở mơn tập làm văn,…Qua một tuần học tơi ra đề kiểm tra kiến thức đã học cho các em xem thử các em nắm kiến thức như thế nào để kịp thời củng cố lại kiến thức cho các em. Tạo cho các em ham học, thích học, hứng thú với việc học, làm cho các em thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” Cứ như vậy, cuối tuần có buổi sinh hoạt lớp, các tổ tổng hợp điểm nêu lên trước lớp và lớp chọn ra những em cao điểm nhất tổ làm tổ trưởng của tuần sau và chọn ra những em có tiến bộ hơn tuần trước. Sau mỗi tuần giáo viên lại phát thưởng cho các em tiến bộ vượt lên. Sau mỗi tháng, em nào có tổng điểm cao nhất sẽ được làm lớp trưởng, em nào cao điểm thứ nhì thì được làm lớp phó và tiếp tục được nhận phần thưởng cơ trao. 3/ Kết quả đạt được: - Sau 18 tuần thực hiện của học kì I kết quả cho thấy như sau: * Tuần 2: Có 3 em học bài và soạn bài. * Tuần 3: Có 5 em học bài và soạn bài. * Tuần 4: Có 7 em học bài và soạn bài. * Tuần 5: Có 8 em học bài và soạn bài. * Tuần 6: Có 9 em học bài và soạn bài. * Đến thời điểm bây giờ: Tất cả các em đều học bài và soạn bài. Không còn em nào nghỉ học, các em đều đi học đúng giờ và đều đặn. - Cán sự lớp cũng có sự thay đổi liên tục. Lớp phó vươn lên làm lớp trưởng, tổ trưởng vươn lên làm lớp phó. Các em thi đua, ganh nhau từng điểm để vươn lên hơn bạn. So với khảo sát chất lượng đầu năm chất lượng học tập của các em đã vươn lên rõ rệt. Trong học kì I vừa qua, kết quả học sinh đạt trung bình trở lên đạt hơn 80%. Có một điều làm tôi rất 6 cảm động đó là: có những em chỉ vì thua bạn có một điểm đã chuyển vò trí cho bạn và các em đã khóc nức nở. Với cách thực hiện trên, tôi thấy kết quả đạt được rất cao, hiệu quả rõ rệt. - Tất cả học sinh trong lớp đều thi đua phấn đấu học tập. Em nào cũng cố gắng cẩn thận làm bài thật tốt, học tốt bài cũ và chuẩn bò bài mới chu đáo để đạt điểm cao nhất. Hầu hết các em học sinh đã tiến bộ , cán sự lớp đã có sự thay đổi. Kết quả cho thấy có tới khoảng hơn 80% số học sinh đã nhanh nhẹn và lực học vượt trội hẳn lên. - Tất cả các em học sinh ngày nào còn rụt rè, nhút nhát, lười biếng, trầm bây giờ không còn nữa mà thay vào đó là những em nhanh nhẹn, năng nổ, tháo vát trong mọi hoạt động của lớp. - Điều đặc biệt nữa là các em có thể tự đứng ra tổ chức, quán xuyến mọi hoạt động do trường, các đoàn thể tổ chức mà không cần đến sự chỉ đạo của giáo viên. - Thiết nghó, là một lớp có nhiều đối tượng học sinh như vậy, nhưng các em đã có nhiều cố gắng tôi rất mừng và tôi cho rằng phương pháp trên của tôi là có khả quan. IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: - Về phía nhà trường: + Các đoàn thể cần thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt giao lưu như thi đố vui, đố vui để học,… Để các em được giao lưu, học hỏi. + Hàng tháng nên tổ chức cho các em thi giữa các khối lớp về các kiến thức đã học về tự nhiên- xã hội để các em được học hỏi và củng cố kiến thức cũ. Đồng thơiø cũng có hình thức khen thưởng, khuyến khích tuyên dương kòp thời để các em ham thích tìm tòi, tìm kiếm thêm kiến thức. - Về phía giáo viên: + Thường xuyên đi thực tế gia đình học sinh để nắm bắt hoàn cảnh gia đình các em, tìm hiểu tâm lí các em để có cách giáo dục tốt hơn. + Luôn tìm tòi, học hỏi cách dạy, phương pháp dạy, kinh nghiệm dạy học ở trường bạn qua các buổi chuyên đề, tập huấn,…để có hướng dạy học tốt nhất cho mình. +Thường xuyên động viên, khuyến khích các em, nhiệt tình giúp đỡ các em để các em có sự hứng thú tích cực thi đua học tập. Tổ chức nhiều hình thức thi đua để kích thích, tạo hứng thú học tập cho các em. 7 + Luôn tâm huyết với nghề, quan tâm, gần gũi các em nhiều hơn nữa, giúp các em tháo gỡ những khó khăn để các em cởi mở, tự tin hơn trong học tập. V. KẾT LUẬN: - Vậy để các em nhanh nhẹn, thi đua học tập là cả một quá trình đòi hỏi cần phải có sự kiên trì, bền bỉ nhiều thời gian, bồi đắp dần cho các em như “ Mưa dầm thấm đất”. Qua thực tế tôi thấy rằng, để các em nhanh nhẹn, tự tin, thi đua học tập thì trước hết đó là tâm huyết của người giáo viên, mỗi giáo viên cần có một tấm lòng say mê với công việc. Hãy tự tìm hiểu, gần gũi, quan tâm đến các em, tận tình với các em nhiều hơn nữa, động viên, khuyến khích các em bằng nhiều hình thức, giúp các em tháo gỡ những khó khăn thì tôi tin rằng kết quả đạt được sẽ cao hơn. Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Chắc rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót mà bản thân thân tôi chưa chỉ ra được. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp, hội đồng ban giám khảo góp ý và bổ sung ý kiến thêm để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp ngày càng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn. Trần Quốc Toản, tháng 3 năm 2010 Người viết Huỳnh Thò Tuyết Nhung 8 Nhận xét của hội đồng chấm cấp trường Chủ tòch hội đồng (Kí tên, đóng dấu) Nhận xét của hội đồng chấm cấp huyện 9 Chủ tòch hội đồng ( Kí tên, đóng dấu) 10 . ANA Trường Tiểu học Trần Quốc Toản  S ÁNG KI ẾN – KINH NGHI ỆM ******************* MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MƠN TỐN 4 PHẦN PHÂN SỐ    Họ và tên : Huỳnh Thị. trưởng 1, 2. Và tôi quy đònh như sau: - Đối với lớp trưởng, lớp phó: 1 tháng thay đổi 1 lần. - Đối với tổ trưởng: 1 tuần thay đổi 1 lần. - Ở lớp: Tôi sắp xếp 2 em ngồi 1 bàn( 1học sinh giỏi và 1 học. dù đó chỉ là một cục tẩy, một cái thước,… Các em thích được làm cán sự lớp dù là tổ trưởng hay tổ phó hay một nhiệm vụ 3 nào đó. Dựa vào tâm lí đó tôi đưa ra các điều kiện để học sinh phấn đấu

Ngày đăng: 06/06/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan