1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo tài chính , báo cáo kết quả kinh doanh

34 398 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Báo cáo tài chính doanh nghiệp luôn giữ một vai trò rất quan trọng trongdoanh nghiệp Mọi thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, hoạt động của doanhnghiệp đều được phản ánh trên hệ thống báo cáo tài chính, hay nói cách khác nó làđại diện cho hiện thực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy mọi đối tượngquan tâm tới doanh nghiệp đều tìm hiểu doanh nghiệp trước hết qua hệ thống báocáo tài chính Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ với cơ quan, đơn vị và cá nhân bênngoài doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc chỉ đạo, điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bằng việc xem xét, phân tích báo cáotài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khảnăng sinh lãi và triển vọng của đơn vị Do vậy báo cáo tài chính là mối quan tâmcủa rất nhiều đối tượng khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhàđầu tư, các cổ đông, ngân hàng, các nhà bảo hiểm, các chủ nợ…kể cả các cơ quanchính phủ và bản thân người lao động Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế củanước ta đang hòa mình vào với sự phát triển chung của thế giới, đồng thời với đó làthị trường chứng khoán đang phát triển rất nhanh và rất nóng, các công ty đều có xuhướng cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán, số lượng các cổ đôngcũng ngày một đông đảo Việc minh bạch và công khai các báo cáo tài chính là mộtyêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp Vì vậy các báo cáo tài chính của doanhnghiệp càng được nhiều đối tượng trong xã hội lưu tâm, để ý hơn Mặt khác, báocáo tài chính chính là sản phẩm cuối cùng của bộ phận kế toán trong doanh nghiệp,đối với mỗi người kế toán viên việc am hiểu và trình bày các báo cáo tài chính là vôcùng quan trọng

Trong mọi hệ thống báo cáo tài chính của các nước trên thế giới thì báo cáokết quả kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu được, nó phản ánh kết quả hoạtđộng trong kì của doanh nghiệp Trong đề án này em xin được làm rõ một số vấn đề

về báo cáo kết quả kinh doanh và việc phân tích tình hình tài chính trong doanhnghiệp

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi nhữngsai sót Em kính mong cô sẽ thông cảm và cho ý kiến để bài viết được hoàn thiệnhơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2007

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I) Tìm hiểu chung về báo cáo tài chính , báo cáo kết quả kinh doanh

1) Khái niệm:

Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành có định nghĩa:

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp là những báo cáo tổng hợp nhất về tìnhhình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinhdoanh trong kì của doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiệntrình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho nhữngngười quan tâm

Báo cáo tài chính là những báo cáo mang tính bắt buộc do Nhà nước quy định.Thông tin được phản ánh trên các báo cáo tài chính là những thông tin tóm tắt, kháiquát tình hình chung của doanh nghiệp Số lượng và nội dung các chỉ tiêu trên cácbáo cáo tài chính không phải do doanh nghiệp quy định mà phải theo chế độ Nhànước ban hành

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tổnghợp doanh thu, chi phí và kết quả của các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.Đây là một báo cáo bắt buộc phải lập trong hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp sau mỗi kì hoạt động Các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong kì gồm có: kết quả hoạt động kinh doanh ( hoạt động bán hàng và cungcấp dịch vụ, hoạt động tài chính ) và hoạt động khác

2) Vai trò của báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng đối với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống , quá trình hoạtđộng và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nó là tài liệu hữu ích đối với việc quản trịdoanh nghiệp và đồng thời cũng là nguồn thông tin tài chính chủ yếu cho các đốitượng quan tâm ở bên ngoài doanh nghiệp Bằng việc xem xét, phân tích báo cáo tàichính , người sử dụng thông tin có thể đánh giá được sức mạng tài chính, khả năngsinh lãi, triển vọng phát triển của doanh nghiệp Cụ thể về một số vai trò cơ bản củabáo cáo tài chính như sau:

- Báo cáo tài chính cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết giúpcho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình thực hiện các mục tiêu kinh tế tài chính chủ yếu của doanh nghiệp , tìnhhình chấp hành các chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp , Hội đồngquản trị, Ban giám đốc… về tiềm lực của doanh nghiệp , tình hình công nợ, tìnhhình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinhdoanh…để đề ra các kế hoạch chiến lược trong kinh doanh, quyết định về nhữngcông việc phải làm, phương pháp tiến hành, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹpquy mô của một bộ phận hoặc của toàn doanh nghiệp …

Trang 3

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ, các ngânhàng, đại lí, các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, sản xuất, kinh doanh,triển vọng tăng trưởng, thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanhnghiệp….để quyết định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định có cho vay haythu hồi lại vốn, quyết định có liên doanh hay không…

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quanquản lí Nhà nước đế kiểm soát tình hình kinh doanh của đơn vị có đúng chính sách,đúng chế độ luật pháp hay không, để ra những quyết định cho những vấn đề xãhội… và đặc biệt đó là cơ sở để xác định các khoản thuế phải nộp, nghĩa vụ củadoanh nghiệp

- Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu làm tiền đề để tính ra cácchỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quátrình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, pháthiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng để đưa ra các quyết định vềquản lí, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp củachủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp

- Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế

kĩ thuật, tài chính của doanh nghiệp , là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thốngcác biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng cao lợinhuận cho doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh là một bộ phận cấu thành nên hệ thống báo cáo tàichính vì vậy các vai trò của hệ thống báo cáo tài chính đều ẩn chứa trong đó vai tròcủa báo cáo kết quả kinh doanh , hay nói cách khác vai trò của báo cáo kết quả kinhdoanh là một phần chính yếu cấu thành nên vai trò của báo cáo tài chính

3) Phân loại báo cáo kết quả kinh doanh :

Báo cáo kết quả kinh doanh có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khácnhau Ví dụ như:

 Theo kì lập báo cáo: có các loại báo cáo kết quả kinh doanh năm, báo cáokết quả kinh doanh giữa niên độ hoặc theo tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…

 Theo phạm vi lập báo cáo thì có báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị độclập, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tếhoặc ngân hàng và tổ chức tín dụng tương tự, báo cáo kết quả kinh doanh của cácđơn vị đặc thù……

II) Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng:

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (International AccountingStandards) hiện hành thì chuẩn mực đầu tiên đó là chuần mực quy định về việc lập

và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp ( Presentation of Financial Statements IAS I ) Do mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau, do đó chế độ kế toán giữa

Trang 4

-từng quốc gia cũng có nhiều điểm khác nhau và chế độ báo cáo tài chính cũngkhông giống nhau Vì vậy chuẩn mực này không đưa ra các mẫu chuẩn tuyệt đối màchỉ đưa ra các quy định chung, thiết lập khuôn khổ và trách nhiệm của việc trìnhbày các báo cáo tài chính, hướng dẫn cấu trúc và yêu cầu nội dung tối thiểu trên cácbáo cáo tài chính và được áp dụng cho tất cả các báo cáo tài chính trên cơ sở chuẩnmực kế toán quốc tế.

Theo IAS I thì một hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ gồm có:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả kinh doanh

- Báo cáo khác phản ánh tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu, cụ thể là:

* Những thay đổi về vốn chủ sở hữu

* Những thay đổi của vốn chủ sở hữu ngoài các nghiệp vụ góp vốn vàphân chia cho chủ sở hữu

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Các chính sách kế toán và các thuyết minh khác

Ngoài ra các đơn vị được khuyến khích trình bày thêm vào trong báo cáo tàichính các thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan

Các báo cáo tài chính được yêu cầu đầu tiên là trình bày trung thực tình trạngtài chính, hoạt động tài chính và dòng tiền của một doanh nghiệp Ngoài ra, một sốyêu cầu chủ yếu cần được bảo đảm tuân thủ khi trình bày báo cáo tài chính là :

- Tính kịp thời

- Tính khả dụng của các phương pháp được áp dụng

- Nêu các chuẩn mực áp dụng trước kia

- Cơ sở cho việc lựa chọn một chính sách kế toán và cách thức trình bày các

cơ sở này

- Quy tắc cho việc bù trừ tài sản và công nợ, bù trừ chi phí và doanh thu

- Các chỉ tiêu mang tính so sánh

Các nguyên tắc cơ bản phải tuân theo khi lập báo cáo tài chính là:

- Nguyên tắc hoạt động liên tục

- Nguyên tắc nhất quán với năm trước

- Nguyên tắc dồn tích

- Nguyên tắc trọng yếu

Về báo cáo kết quả kinh doanh hay còn gọi là báo cáo thu nhập( Incomestatement) phải được trình bày theo những hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành,nghĩa là phải trình bày thu nhập (lãi, lỗ) theo hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạtđộng tài chính và hoạt động đầu tư Theo IAS I, các thông tin tối thiểu cần phảiđược trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh đó là:

Trang 5

 Chi phí khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh

 Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh

 Thu nhập từ hoạt động tài chính

 Thu nhập từ hoạt động đầu tư

 Lãi (lỗ) trước thuế thu nhập doanh nghiệp

 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Lãi (lỗ) thuần của kì

 Lợi nhuận giữ lại (lợi nhuận chưa phân phối) đầu kì

 Lợi nhuận giữ lại (chưa phân phối) cuối kì

Các thông tin khác có thể được trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanhhoặc trong các thuyết minh:

 Phân tích chi phí theo bản chất (hay nội dung như chi phí nguyên vật liệu,chi phí khấu hao, chi phí nhân viên….) và theo chức năng (giá vốn hàng bán, chiphí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp…)

 Nếu đơn vị phân loại theo chức năng của chi phí thì phải công bố:

-Chi phí khấu hao tài sản hữu hình

-Chi phí hao mòn tài sản vô hình

-Chi phí cho nhân viên

 Cổ tức trả cho từng cổ phiếu được công bố hoặc dự tính

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp độc lập, hệ thốngchuẩn mực kế toán quốc tế còn có các chuẩn mực khác cũng đề cập đến hệ thốngbáo cáo tài chính hoặc các yếu tố trong hệ thống báo cáo tài chính như IAS 27 :báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán hoạt động đầu tư vào công ty con, IAS 18 :doanh thu, IAS 29 : báo cáo tài chính trong các nền kinh tế siêu lạm phát, IAS 27 :báo cáo tài chính hợp nhất và thanh toán các khoản đầu tư vào công ty con, IAS 30 :nội dung công bố trong báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tín dụngtương tự, IAS 31 : báo cáo tài chính cho các khoản góp vốn trong liên doanh, IAS

34 : báo cáo tài chính giữa kì

III)Kinh nghiệm lập và sử dụng báo cáo tài chính nói chung và báo cáo kết quả kinh doanh nói riêng của một số nước trên thế giới:

1 ) Mỹ:

Hệ thống báo cáo tài chính tại Mỹ bao gồm có:

 Báo cáo của quản lí

 Báo cáo của kiểm toán viên độc lập

 Các báo cáo cơ bản ( Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh,Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo về sự thay đổi của vốn chủ sở hữu)

 Sự thảo luận của đội ngũ quản lí và phân tích tình hình kinh doanh, tìnhhình tài chính

 Thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo so sánh về tình hình kinh doanh trong 5 hoặc 10 năm

 Các dữ liệu theo quý khác

Trang 6

Khác với rất nhiều nước khác, kế toán của Mỹ không được quy định bởi luậtpháp mà được quy định bởi một số tổ chức kinh tế là “Hội đồng chuẩn mực kế toántài chính- FASB”, “Ủy ban chứng khoán và ngoại hối- SEC” và viện Kế toán viêncông chứng – AICPA Hệ thống báo cáo tài chính của Mỹ không có các yêu cầumang tính pháp lí trong việc công bố các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theođịnh kì.

Về báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu cũng gần với chuẩn mực kế toánquốc tế, cụ thể xem tại bảng phụ lục, trang 36

2) Anh :

Anh là nước có nền kinh tế sớm phát triển , đó là nước đầu tiên trên thế giớixây dựng và phát triển ngành kế toán, di sản của chế độ kế toán ở Anh để lại cho thếgiới thực sự là có giá trị

Hệ thống báo cáo tài chính của Anh gồm có:

 Báo cáo của giám đốc điều hành

 Tài khoản lãi (lỗ ) và bảng cân đối kế toán

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

 Báo cáo tổng các khoản lãi (lỗ)

 Báo cáo về các chính sách kế toán

 Thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo của kiểm toán viên

(Với báo cáo kết quả kinh doanh xem bảng phụ lục trang 37 )

3) Pháp:

Cộng hòa Pháp là nước đi đầu trong việc ủng hộ một hệ thống kế toán thốngnhất Theo hệ thống kế toán thống nhất hiện hành của Pháp thì hệ thống các báo cáotài chính bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán

 Báo cáo kết quả kinh doanh

 Các thuyết minh báo cáo tài chính

 Báo cáo của giám đốc điều hành

 Báo cáo của kiểm toán viên

Ngoài ra với các công ty lớn còn bắt buộc phải lập các quy định liên quan tới

sự phá sản của các doanh nghiệp và các báo cáo xã hội khác Đây là điểm khác biệtchỉ có tại Pháp Và để có được các báo cáo tài chính đảm bảo yêu cầu trung thực thìcác báo cáo tài chính phải tuân thủ theo luật

(Với báo cáo kết quả kinh doanh xem bảng phụ lục)

Khác với Việt Nam, các báo cáo tài chính của đa số các nước đặc biệt là cácnước phát triển đều yêu cầu bắt buộc phải có sự kiểm toán của các kiểm toán viên.Việt Nam hiện nay đã gia nhập WTO , việc tuân theo các chuẩn mực kế toán quốc

tế và tiến gần hơn với hệ thống kế toán của các nước đang phát triển là một điều rấtcần thiết, chúng ta nên bổ sung báo cáo này trong hệ thống báo cáo tài chính trở

Trang 7

thành một báo cáo bắt buộc chứ không chỉ là báo cáo đính kèm của các công ty đãthực hiện kiểm toán.

IV) Thực trạng báo cáo kết quả kinh doanh tại Việt Nam

1) Sự biến đổi của báo cáo kết quả kinh doanh theo các thời kì lịch sử:

Đất nước ta sau bao năm phải chiến tranh và chịu đô hộ nên nền kinh tế cònnhiều lạc hậu so với các nước trên thế giới Tuy nhiên trong từng giai đoạn pháttriển của nền kinh tế, hệ thống kế toán cũng đã phát triển từng bước và là công cụphục vụ đắc lực cho việc quản lí kinh tế, đáp ứng nhu cầu về thông tin cho các đốitượng sử dụng Đánh dấu cho sự ra đời của hệ thống báo cáo kế toán đó là Quyếtđịnh 223/CP ban hành ngày 1/12/1970 của Hội đồng Chính phủ Kể từ đó đến nay,

hệ thống báo cáo kế toán đã có nhiều những biến đổi theo từng giai đoạn phát triểnkinh tế của đất nước Chỉ xét riêng trong giai đoạn từ sau đổi mới (từ sau năm 1986)

đã có rất nhiều các quyết định, các thông tư hướng dẫn về việc lập và trình bày báocáo tài chính Cụ thể như sau:

@Trong giai đoạn 10 năm sau đổi mới (từ năm 1987 đến năm 1996):

Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình đổi mới, cùng với việc xác định lạichức năng của quản lí kinh tế của Nhà nước, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nướcvào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , Nhà nước đã ban hành đồng

bộ các chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng đổi mới, xóa bỏ bao cấp

+Trên tinh thần chung đó, Bộ tài chính đã ban hành Chế độ báo cáo kế toánđịnh kì áp dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh theo quyết định số224-TC/CĐKT ngày 18/4/1990 Theo quyết định này thì hệ thống báo cáo tài chínhgồm có :

 Bảng tổng kết tài sản

 Báo cáo kết quả kinh doanh

 Báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố

 Bản giải trình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tình hình vàkết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.Báo cáo này gồm 2 phần chính là:

- Phần I : Thu nhập và phân phối thu nhập : Phần này phản ánh thu nhập vàchi phí của các loại hoạt động kinh doanh, và nó được trình bày theo kiểu 2 bên,tách biệt bên chi phí và bên thu nhập Bên trái là “Chi phí” phản ánh toàn bộ chiphí của từng loại hoạt động kinh doanh và kết quả thu nhập Còn bên phải là “Thunhập” phản ánh thu nhập của từng loại hoạt động kinh doanh và phân phối kết quảkinh doanh của doanh nghiệp

- Phần II : Thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước phản ánh số phai nộp

và số đã nộp (trong kì và lũy kế từ đầu năm) theo từng nội dung

Ngoài ra với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (đơn vị, xí nghiệp, công ty

tư doanh, các hợp tác xã và tổ chức kinh doanh tập thể ) thì Bộ Tài chính có quyđịnh chế độ lập và nộp báo cáo theo quyết định 598-TC/CĐKT ngày 8/12/1990

Trang 8

Theo quyết định này, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ phải lập và nộp 3 báocáo định kì là : Bảng tổng kết tài sản, Báo cáo kết quả kinh doanh, và Báo cáo tồnkho vật liệu, sản phẩm, hàng hóa Về cơ bản các báo cáo này thống nhất với các báocáo kế toán định kì của các doanh nghiệp quốc doanh tuy có đơn giản hơn.

+ Sau một thời gian vận dụng vào thực tế, hệ thống báo cáo tài chính theoquyết định 224-TC/CĐKT ngày 18/4/1990 của Bộ Tài chính đã bộc lộ khá nhiềunhững khiếm khuyết, chưa thực sự phù hợp với hoàn cảnh, yêu cầu của nền kinh tếlúc bấy giờ Vì vậy, Bộ Tài chính đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệthống kế toán doanh nghiệp cải cách theo cơ chế thị trường theo quyết định số 1206QĐ/CĐKT ngày 14/12/1994 và thực hiện thí điểm ở một số đơn vị rồi tổng kết vàban hành chính thức theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995, ápdụng cho các doanh nghiệp (trong đó có chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp ).Đây có thể được coi là một trong những cơ sở, nền tảng để xây dựng và hoàn thiện

hệ thống báo cáo tài chính sau này

Theo quyết định này thì hệ thống báo cáo tài chính cũng bao gồm 4 biểu mẫu

là : Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B-01 DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(Mẫu B-02 DN), Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B-03 DN) và Thuyết minh báo cáo tàichính (Mẫu B-09 DN) Ngoài ra để phục vụ cho yêu cầu quản lí kinh tế, chỉ đạođiều hành… các ngành, các công ty liên doanh, tập đoàn sản xuất… có thể quy địnhthêm các báo cáo chi tiết khác Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết thì cóthể sửa đổi bổ sung hoặc chi tiết các chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm sản xuấtkinh doanh của đơn vị nhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận Báo cáo tài chínhđược lập và gửi vào cuối mỗi quý và cuối mỗi niên độ kế toán để phản ánh tình hìnhtài chính của quý đó, niên độ đó Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chínhhàng tháng phục vụ cho việc quản lí và điều hành

Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT gồm có 2 phần:

*Phần I: phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gồm hoạtđộng kinh doanh và hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêu này đều trình bày kèm theo

cả số liệu ở kì trước, tổng số phát sinh trong kì báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đếncuối kì báo cáo, rất tiện lợi cho việc so sánh và phân tích số liệu của năm nay vớicác năm trước Phần này gồm các chỉ tiêu :

 Chi phí quản lí doanh nghiệp

 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh

 Thu nhập hoạt động tài chính

 Chi phí hoạt động tài chính

 Lợi tức hoạt động tài chính

Trang 9

 Các khoản thu nhập bất thường

 Chi phí bất thường

 Lợi tức bất thường

 Tổng lợi tức trước thuế

 Thuế lợi tức phải nộp

 Lợi tức sau thuế

*Phần II: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhànước về các vấn đề : Thuế, BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản phải nộp khác Cácchỉ tiêu này cũng trình bày theo các nội dung: số còn phải nộp kì trước, số phải nộp

kì này, số đã nộp trong kì này, số còn phải nộp đến cuối kì này Ở phía dưới cònphản ánh thêm chỉ tiêu “tổng số thuế còn phải nộp năm trước chuyển sang kì này”trong đó chi tiết theo chỉ tiêu “Thuế lợi tức”

(Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT trích ởphần phụ lục trang 28)

@ Giai đoạn từ 1997 đến 2006: Nền kinh tế mở cửa và xu hướng toàn cầuhóa kéo theo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản lídoanh nghiệp, ngày 25/10/2000 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành quyết định167/2000/QĐ/BTC quy định chế độ báo cáo tài chính thống nhất cho mọi loại hìnhdoanh nghiệp (Và sau đó có thông tư hướng dẫn là Về cơ bản thì số lượng và nộidung của các báo cáo chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống báo cáo tài chính ban hànhtheo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 Tuy nhiên số lượng và nộidung các chỉ tiêu cùng với trật tự sắp xếp và thời hạn lập thì đã có những thay đổi.Đối với các doanh nghiệp nhà nước, báo cáo tài chính phải lập và nộp hàng quý,hàng năm; còn đối với các loại hình doanh nghiệp khác (như doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH….) báo cáo tài chính phải đượclập và nộp hàng năm Số lượng các báo cáo tài chính bắt buộc phải lập và nộp cũnggiống như trong quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT

Về báo cáo kết quả kinh doanh đã có sự thay đổi rõ rệt so với trước Đó làviệc tách riêng phần thuế GTGT thành một phần mới Cụ thể báo cáo kết quả kinhdoanh gồm 3 phần :

+Phần I: “Lãi, lỗ” : phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác Tất cả các chỉ tiêuđều được trình bày : tổng số phát sinh trong kì báo cáo; số liệu của kì trước ( để sosánh) ; số lũy kế từ đầu năm đến cuối kì báo cáo Nhìn chung các chỉ tiêu trongphần này đều tương tự như báo cáo kết quả kinh doanh ban hành theo quyết định1141/TC/QĐ/CĐKT trước đây cả về nội dung, thứ tự sắp xếp

+Phần II: “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước” : phản ánh tình hìnhthực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế , phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.Các chỉ tiêu được trình bày: số còn phải nộp đầu kì, số đã nộp trong kì báo cáo, sốphải nộp lũy kế từ đầu năm và số lũy kế đã nộp từ đầu năm đến cuối kì báo cáo, sốcòn phải nộp đến cuối kì báo cáo

+Phần III: “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGThàng bán nội địa” : phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được

Trang 10

khấu trừ cuối kì; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn lại cuối kì;thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kì; thuế GTGT hàng bánnội địa còn phải nộp đầu kì, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng bán nộiđịa đã nộp vào Ngân sách nhà nước và còn phải nộp cuối kì Phần này được chi tiếttheo 4 mục:

 Thuế GTGT được khấu trừ

 Thuế GTGT được hoàn lại

 Thuế GTGT được giảm

 Thuế GTGT hàng bán nội địa

(Mẫu chi tiết của báo cáo kết quả kinh doanh theo quyết định167/2000/QĐ/BTC trích ở phần phụ lục trang 30 )

Mặc dù quyết định này được quy định áp dụng thống nhất cho mọi loại hìnhdoanh nghiệp nhưng do quá phức tạp và nhiều chỉ tiêu nên rất khó áp dụng trongcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã ra thêm quyết định144/2001/QĐ-BTC về việc áp dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa vànhỏ (bao gồm các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp

tư nhân, hợp tác xã- trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng) hàng nămphải lập 3 báo cáo là : Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh , thuyếtminh báo cáo tài chính Đối với báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập vàgửi thêm 2 phụ biểu là: Bảng cân đối tài khoản và tình hình thực hiện nghĩa vụ vớiNSNN Nhìn chung các báo cáo này dựa trên cơ sở là quyết định167/2000/QĐ/BTC, tuy nhiên đã được lược bớt các chỉ tiêu và nội dung của các chỉtiêu thì cũng đơn giản hơn

Bước sang năm 2006, Việt Nam tích cực chuẩn bị cho tiến trình hội nhậpWTO, theo đó chế độ kế toán cũng cần có những sự thay đổi để phù hợp thời đạimới, tiến gần hơn đến chế độ và chuẩn mực kế toán quốc tế Ngày 20/3/2006, Bộtrưởng Bộ Tài chính đã kí quyết định 15/2006/QĐ/BTC về việc áp dụng chế độ kếtoán mới trong hệ thống các doanh nghiệp

2) Đánh giá khái quát về báo cáo kết quả kinh doanh qua các thời kì:

Qua từng thời kì biến đổi của đất nước, hệ thống kế toán đã không ngừng hoànthiện, cải tiến và đổi mới mình, giai đoạn sau luôn có bước phát triển, cải tiến hơn

so với giai đoạn trước và phù hợp hơn với sự phát triển cơ chế quản lí kinh tế hiệntại Đương nhiên, ngay tại thời điểm áp dụng, cũng không có một chế độ, một quyếtđịnh nào là hoàn hảo, ví dụ như quyết định 167/2000/QĐ/BTC thiết kế không đượckhoa học cho lắm.Trong Báo cáo kết quả kinh doanh, biểu mẫu cũng như việc bố trícác chỉ tiêu quá rối rắm, phức tạp, không hợp lí, không phù hợp với tính chất củabáo cáo Chính vì vậy luôn cần có sự điều chỉnh, thay đổi để hệ thống báo cáo tàichính ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 11

3)Yêu cầu và nguyên tắc lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành:

Báo cáo kết quả kinh doanh là một bộ phận quan trọng của hệ thống báo cáotài chính , khi lập báo cáo kết quả kinh doanh cần phải tuân thủ các yêu cầu vànguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kế toán số 21 : “Trình bày báo cáo tài chính” thì việc lập vàtrình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu sau:

+ Trung thực và hợp lý; phản ánh chính xác tình hình tài chính và kết quả kinhdoanh và các luồng tiền của doanh nghiệp Để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp líthì hệ thống báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên nguyên tắc tuân thủcác chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các văn bản, quy định pháp luật hiện hành.+ Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từngchuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra cácquyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy,khi:

- Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp;

- Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơnthuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

- Trình bày khách quan, không thiên vị;

- Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

- Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

+ Mặt khác, báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các thông tin kể cả cácchính sách kế toán nhằm cung cấp thông tin phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và

dễ hiểu kể cả các thông tin bổ sung khi quy định trong chuẩn mực kế toán không đủ

để giúp cho người sử dụng hiểu được tác động của các giao dịch hoặc những sựkiện cụ thể đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Về nguyên tắc thì khi lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp cần phảituân thủ các nguyên tắc sau :

Nguyên tắc “hoạt động liên tục”:

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu)doanh nghiệp cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt độngliên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khidoanh nghiệp có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹpđáng kể qui mô hoạt động của mình Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứngđầu) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sựkiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liêntục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ Nếu báocáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần đượcnêu rõ, cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanhnghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục Để đánh giá khả năng hoạt động

Trang 12

liên tục của doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanh nghiệp cần phảixem xét đến mọi thông tin có thể dự đoán được tối thiểu trong vòng 12 tháng tới kể

từ ngày kết thúc niên độ kế toán

Nguyên tắc “cơ sở kế toán dồn tích”:

Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo cơ sở kếtoán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền.Điều đó có nghĩalà: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứvào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tàichính của các kỳ kế toán liên quan Các khoản chi phí được ghi nhận vào Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

Nguyên tắc này cũng cho phép doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chínhtheo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lạicách trình bày báo cáo tài chính Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉđược thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương laihoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng Khi có thay đổi, thìdoanh nghiệp phải phân loại lại các thông tin mang tính so sánh sao cho bảo đảmtính so sánh được, ngoài ra phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đótrong phần thuyết minh báo cáo tài chính

Nguyên tắc “trọng yếu và tập hợp” :

Khi trình bày báo cáo tài chính, một thông tin được coi là trọng yếu nếukhông trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệchđáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụngbáo cáo tài chính Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các khoảnmục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không đượctrình bày riêng biệt Tuỳ theo các tình huống cụ thể, tính chất hoặc quy mô của từngkhoản mục có thể là nhân tố quyết định tính trọng yếu Ví dụ, các tài sản riêng lẻ cócùng tính chất và chức năng được tập hợp vào một khoản mục, kể cả khi giá trị củakhoản mục là rất lớn hoặc có thể tài sản này là có giá trị lớn so với công ty này và làkhoản mục trọng yếu nhưng với công ty khác là có giá trị nhỏ thì không được coi làkhoản mục trọng yếu

Nguyên tắc “trọng yếu và tập hợp” chỉ rõ từng khoản mục trọng yếu phảiđược trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính Các khoản mục không trọng yếuthì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùngtính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc thuyết minh báo cáo tàichính Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể đượctrình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để phải

Trang 13

trình bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính Theo nguyên tắctrọng yếu, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bàybáo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không cótính trọng yếu.

Nguyên tắc “bù trừ”:

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên báo cáo tài chính khôngđược bù trừ, trừ khi một chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi được quyđịnh tại một chuẩn mực kế toán khác; hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quanphát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tínhtrọng yếu

Một số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệpthì được bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính, ví dụ:

- Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn:

Lãi (lỗ) bán chứng khoán =

Thu bán chứng khoán -

Giá gốc Chứng khoán

- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Lãi (lỗ) mua, bán ngoại tệ = Thu bán ngoại tệ - Giá mua ngoại tệ

Các khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần)

Nguyên tắc “so sánh”:

Yêu cầu của nguyên tắc này đó là các thông tin bằng số liệu trong báo cáo tàichính kì này phải đảm bảo so sánh được với các thông tin bằng số liệu trong báocáo tài chính của kỳ trước Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tindiễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõđược báo cáo tài chính của kỳ hiện tại

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáotài chính, thì phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thựchiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tínhchất, số liệu và lý do việc phân loại lại Nếu không thể thực hiện được việc phânloại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu rõ lý

do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện.Trường hợp không thể phân loại lại các thông tin mang tính so sánh để so sánh với

kỳ hiện tại, như trường hợp mà cách thức thu thập các số liệu trong các kỳ trướcđây không cho phép thực hiện việc phân loại lại để tạo ra những thông tin so sánh,thì doanh nghiệp cần phải trình bày tính chất của các điều chỉnh lẽ ra cần phải thựchiện đối với các thông tin số liệu mang tính so sánh

Cụ thể đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Trang 14

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánhtheo từng chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Nămtrước);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày

số liệu của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý

và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước)

@Nói thêm về trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính ,theo quy định của chế

độ thì tất cả các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập vàgửi báo cáo tài chính vào cuối mỗi quý Giám đốc (hoặc người đứng đầu) doanhnghiệp chịu trách nhiệm về lập, trình bày và gửi báo cáo tài chính theo đúng các quyđịnh của chế độ Về thời hạn lập và nơi nhận báo cáo có thể chi tiết trên bảng sau:Loại

Nơi nhận báo cáo

Cơ quantài chính Cục thuế

Cơ quanthống kê

Doanhnghiệpcấp trên

Cơ quanđăng kíkinhdoanh1.DN

Về đối tượng áp dụng : Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất

cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế Riêng cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định chung tại phần này và nhữngqui định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chế độ kế toándoanh nghiệp vừa và nhỏ Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng

và tổ chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22

"Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tươngtự" và các văn bản quy định cụ thể Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của cácdoanh nghiệp ngành đặc thù tuân thủ theo quy định tại chế độ kế toán do Bộ Tàichính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành Công ty mẹ và tập đoàn lậpbáo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán “Báo cáotài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” Đơn vị kế toán cấptrên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo

mô hình không có công ty con phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định tạiThông tư hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25“Báo cáo tài chínhhợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” Hệ thống báo cáo tài chính giữa

Trang 15

niên độ (Báo cáo tài chính quý) được áp dụng cho các DNNN, các doanh nghiệpniêm yết trên thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp khác khi tự nguyện lậpbáo cáo tài chính giữa niên độ Trong giới hạn của đề tài này, em xin được làm rõ

về báo cáo kết quả kinh doanh năm của doanh nghiệp

4) Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định hiện hành ( quyết định 15/2006/QĐ/BTC) :

- Về nội dung: Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tổng hợp doanh thu, chiphí và các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì hoạt động.Trong báo cáo này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt độngkinh doanh và các chỉ tiêu liên quan đến thu nhập, chi phí khác cũng như toàn bộkết quả các hoạt động của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này đều được theo dõi chi tiết

số năm trước, năm nay và số thứ tự chỉ tiêu được giải trình ở Bản thuyết minh báocáo tài chính

- Kết cấu của một bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm có 5 cột Cụ thể:

 Cột 1 “Chỉ tiêu”: phản ánh các chỉ tiêu của báo cáo

 Cột 2 “Mã số”: phản ánh mã số của các chỉ tiêu trong bảng

 Cột 3 “Thuyết minh” : phản ánh chỉ tiêu trên bản thuyết minh báo cáo tài chính

 Cột 4 “Năm nay” : phản ánh trị số của các chỉ tiêu trong kì báo cáo

 Cột 5 “Năm trước”: số liệu để ghi vào cột này được căn cứ vào số liệu ghicủa báo cáo năm trước theo từng chỉ tiêu tương ứng

5) Cơ sở số liệu và phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên nguồn số liệu sau:

 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kì trước

 Hệ thống sổ kế toán tổng hợp , sổ chi tiết kì này các tài khoản từ loại 5 đếnloại 9

+Cách lập bảng và tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh :Với cột 1 ta ghi tên các chỉ tiêu, yêu cầu phải ghi đúng và ghi đủ tên các chỉtiêu theo như quy định hiện hành Mã số ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáotài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất Số liệu ghi vào cột 3 “Thuyếtminh” thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tàichính năm Số liệu ở cột 5 “Năm trước” kì này căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Nămnay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo kết quả kinh doanh kì trước Cột 3phản ánh các chỉ tiêu có trên báo cáo thuyết minh tài chính Các chỉ tiêu của nămnay sẽ được tính toán như sau:

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) : phản ánh tổng sốdoanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trongnăm báo cáo của doanh nghiệp Số liệu phản ánh vào chỉ tiêu này là lũy kế số phátsinh bên Có TK 511 –“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” và TK 512 –

“doanh thu bán hàng nội bộ”

2 Các khoản giảm trừ (Mã số 02) : phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừvào tổng doanh thu trong năm, bao gồm : chiết khấu thương mại, giảm giá hàngbán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và thuế GTGT theo

Trang 16

phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định trong kìbáo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số lũy kế phát sinh bên Nợ TK 511, 512đối ứng với bên Có TK 521, 531, 532, 3331, 3332, 3333.

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) : Chỉ tiêu nàyphản ánh số doanh thu bán hàng hóa , thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấpdịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ

Mã số 10 = Mã số 01- Mã số 02

4 Giá vốn hàng bán (Mã số 11): Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hànghóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trựctiếp của khối lượng dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giávốn hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kì báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêunày là lũy kế số phát sinh Có TK 632- “Giá vốn hàng bán” trong kì báo cáo đối ứngvới bên Nợ TK 911

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) : Chỉ tiêu nàyphản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng hóa, thành phẩm, bấtđộng sản đầu tư và cung cấp dịch vụ với giá vốn trong kì báo cáo Số liệu của chỉtiêu này được tính như sau:

Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11

6 Doanh thu hoạt động tài chính ( Mã số 21) : Chỉ tiêu này phản ánh tổng sốdoanh thu hoạt động tài chính thuần ( Tổng số doanh thu trừ thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp) phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghivào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 515 – “Doanh thu hoạt động tàichính” đối ứng với bên Có TK 911

7 Chi phí tài chính ( Mã số 22): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí tàichính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanhphát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy

kế số phát sinh bên Có TK 635 – “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911.Chi phí lãi vay (Mã số 23) : phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chiphí tài chính trong kì báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính căn cứ vào

sổ kế toán chi tiết TK635

8 Chi phí bán hàng ( Mã số 24): Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàngphân bổ cho thành phẩm, hàng hóa đã bán trong kì Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là tổng cộng phát sinh Có TK 641 – “Chi phí bán hàng” với phát sinh có TK 1422 –

“Chi phí chờ kết chuyển” chi tiết phần chi phí bán hàng, đối ứng với Nợ TK 911–“Xác định kết quả kinh doanh kì báo cáo”

9 Chi phí quản lí doanh nghiệp (Mã số 25) : Chỉ tiêu này phản ánh tổng chiphí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho thành phẩm, hàng hóa đã bán trong kì Số liệu

để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng phát sinh Có TK 642 – “Chi phí quản lí doanhnghiệp” và phát sinh Có TK 1422 – “Chi phí chờ kết chuyển” chi tiết phần chi phíquản lí doanh nghiệp , đối ứng với bên Nợ TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh

kì báo cáo”

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30): Chỉ tiêu này phảnánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính trong kì báo

Trang 17

cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận thuần về bán hàng và cungcấp dịch vụ cộng doanh thu hoạt động tài chính trừ đi chi phí tài chính, chi phí bánhàng, chi phí quản lí doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đãtiêu thụ trong kì báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 + 21 – 22 – 24 – 25

11.Thu nhập khác (Mã số 31) : Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác( sau khi đã trừ đi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) ngoài hoạt động sản xuấtkinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kì báo cáo Số liệu để ghi vào chỉtiêu này là phát sinh Nợ TK 711 – “Thu nhập khác”, đối ứng với bên Có TK 911 –

“Xác định kết quả kinh doanh kì báo cáo”

12.Chi phí khác (Mã số 32): chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác phátsinh trong kì báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là phần phát sinh Có TK 811 –

“Chi phí khác” đối ứng với bên Nợ TK 911

13 Lợi nhuận khác (Mã số 40) : Chỉ tiêu này phản ánh khoản chênh lệchgiữa các khoản thu nhập khác với chi phí khác

Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( Mã số 50): Chỉ tiêu này cho biết tổng

số lợi nhuận kế toán thực hiện được trong năm báo cáo của doanh nghiệp trước khitrừ đi chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khácphát sinh trong kì báo cáo

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51): Phản ánh chiphí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo Số liệu đểghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ

TK 911 hoặc số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 [ trườnghợp này ghi bằng số âm (…) ]

16 Chi phí thuế doanh nghiệp hoãn lại ( Mã số 52) : Phản ánh chi phí thuếthu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập hoãn lại phát sinhtrong năm báo cáo Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số phát sinh bên Có

TK 8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 hoặc số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứngvới bên Có TK 911 [ Trường hợp này ghi bằng số âm (…) ]

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60) : phản ánh tổnglợi nhuận thuần (hoặc lỗ) sau thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp (sau khi trừ đichi phí thuế thu nhập doanh nghiệp) phát sinh trong năm báo cáo

Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70) : chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối vớicác công ty cổ phần Chỉ tiêu này được xác định dựa vào công thức:

Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sởhữu cổ phiếu phổ thông

Số bình quân gia quyền của cổ phiếu đanglưu hành trong kì

Ngày đăng: 09/04/2013, 16:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BROADCOM CỦA MĨ - báo cáo tài chính , báo cáo kết quả kinh doanh
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BROADCOM CỦA MĨ (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w