Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
250 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Tiểu luận: Quản trị doanh nghiệp Đề tài: GVHD: Thầy Vương Văn Đức NHểM: Huỳnh Thị Kim Anh Ngô Thị Thanh Vân Vương Thị Mỹ An Tp.HCM, ngày 11/11/2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………… ĐIỂM: LỜI MỞ ĐẦU o0o Con người là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức, các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức chỉ đạt được thông qua con người. Con người là nguồn lực sáng tạo chủ yếu của xã hội. Trong một tổ chức, nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng nhất. Sự thành công của một tổ chức phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực, sự tích cực, nhiệt tình đóng góp của đội ngũ này. Giống như Ngạn ngữ Trung Hoa cú cõu “Ai có được nhân tài là được cả thiên hạ”, có lẽ vì vậy mà thị trường nhân sự cao cấp luôn là điểm nóng đối với nhiều doanh nghiep. Và với một nền kinh tế đang nỗ lực để hội nhập, phát triển như VN thì vấn đề con người càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nhân viên xuất sắc thường hay bị "săn đuổi" và được các công ty khác chào đón nồng nhiệt. Chẳng thế mà, việc giữ chân những nhân viên giỏi này và ngăn ngừa "chảy máu chất xám" luôn là vấn đề khiến các sếp đau đầu. Giữ chân nhân viên giỏi đúng là thứ nghệ thuật mà không phải ai cũng dễ dàng nắm bắt. Trong tình trạng nhân sự cao cấp cung không đủ cầu như hiện nay doanh nghiê phải làm gì để đối phó với nạn “săn” người từ đối thủ, làm gì để DN mỡnh khụng trở thành “lũ đào tạo” nhân viên cho DN khác và đâu là “bớ quyết’ giữ chân người tài? Góp phần vào những nghiên cứu, phân tích, trong bài tiểu luận này chúng tôi cũng xin được trình bày những suy nghĩ của mình về một vấn đề phức tạp, đa dạng và vô cùng quan trọng này thông qua đề tài ô doanh nghiệp làm gì để giữ chân nhân viên giỏi ằ. Với kiến thức còn nhiều thiếu sót, cơ sở dữ liệu thống kê còn chưa thật đầy đủ và tính phức tạp của đề tài nên trong bài viết không thể tránh khỏi những khuyết điểm, vì vậy rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn TS Phan Thị Minh Châu đã giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các bạn đó cú những đóng góp quý báu và nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn. I. Sơ lược về quản trị lao động trong doanh nghiệp và vai trò của Quản trị lao động trong doanh nghiệp 1. Khái niệm: Quản trị lao động trong doanh nghiệp liên quan đến hai vấn đề cơ bản là quản trị và nguồn lao động. Vậy thế nào là quản trị? Thế nào là nguồn lao động? Quản trị là quá trình làm cho những hoạt động được hoàn thành với hiệu quả cao bằng và thông qua người khác. Nguồn lao động của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Quản trị lao động nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ chức ở tầm vi mô ( như doanh nghiệp ) và có hai mục tiêu cơ bản là: - Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhằm tăng năng suất lao động và năng cao tính hiệu quả của tổ chức. - Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, tạo niềm tin, lòng trung thành và tận tâm với doanh nghiệp. Quá trình phát triển của quản trị lao động trong doanh nghiệp có thể nói ngày càng nhận ra rằng nguồn lực lao động khác với các nguồn lực khác trong doanh nghiệp; nó là nguồn lực đầu tiên và là nguồn lực quý báu nhất, quyết định nhất. Khởi đầu là quản trị nhân sự với việc chú trọng đơn thuần là quản trị hành chánh nhân viên, đến quản trị trên cơ sở khoa học, rồi đến quản trị theo mối quan hệ của con người và hiện nay là quản trị nguồn lao động; với quan điểm “con người không còn đơn thuần chỉ là một yếu tố của quá trình sản xuất mà là nguồn tài sản quý báu của tổ chức, của doanh nghiệp”. Các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành sang đầu tư vào nguồn lao động để có lợi thế cạnh tranh hơn, lợi nhuận cao hơn, hiệu quả cao hơn”. 2. Vai trò của quản trị lao động trong doanh nghiệp: Nguồn lao động của một tổ chức doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhân có đặc điểm vai trò vị trí khác nhau, có khả năng cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành cỏc nhúm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hay tác động của mụi truũng xung quanh và liên kết với nhau theo những mục đích nhất định…Do đó, Quản trị lao động giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp; cụ thể: - Quản trị lao động giúp doanh nghiệp đề ra các chính sách về nhân viên từ đó xây dựng tiêu chuẩn, chuẩn mực áp dụng thống nhất cho toàn doanh nghiệp. - Quản trị lao động có vai trò cố vấn về lao động cho các bộ phận trong một tổ chức. - Quản trị lao động giúp thực hiện về lao động như quản lý hồ sơ tuyển dụng, lao động đào tạo và phát triển lao động. Như chúng ta biết, trong nguồn lao động của một doanh nghiệp, một công ty không phải tất cả các cá nhân đều hoàn thành tốt công việc của mình. Không phải ai cũng là nhân tài, nhân viên giỏi. Một doanh nghiệp thu hút được càng nhiều nhân viên giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy, Quản trị lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn thỡ cỏch doanh nghiệp giữ chân được nhân viên giỏi lại càng khó khăn hơn. II. Chân dung, vai trò nhân viên giỏi trong công ty II.1. Thế nào là nhân viên giỏi? Đây là câu hỏi khụng khú trả lời nhưng chưa hẳn người chủ doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra được đối tượng chủ chốt này trong công ty mình. Thông thường, nhân viên giỏi chỉ được hiểu là những người làm việc giỏi, làm tốt công việc mà họ đảm nhiệm trong công ty. Ngoài kiến thức và kỹ năng vững vàng để làm việc tốt, người nhân viên giỏi còn có khả năng làm việc chắc chắn, ổn định, có vị trí nhất định trong công ty; có khả năng lãnh đạo. Chưa hết, họ là người có khả năng học hỏi và phát triển hơn nữa trong tương lai, có sức hút trên thị trường, khó tuyển dụng và chi phí tuyển dụng cao; nếu mất họ, công ty sẽ bị thiệt hại nặng nề - thạc sĩ Nguyễn Quốc Nam, giảng viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Giám đốc nhân sự Công ty Kimberly-Clark Việt Nam cho biết. Ông Nam còn nhấn mạnh thêm chúng ta có thể tìm ra nhân viên giỏi thông qua đánh giá kết quả cuối năm cùng với những hành vi trong năm. Ông Nam cho biết nhóm nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp thường giữ một vị trí nhất định, từ cấp quản lý đến trưởng phòng. Đây là những người có khả năng làm việc giỏi; năng lực ổn định và phát triển theo thời gian; có khả năng lãnh đạo; có kiến thức và kỹ năng tốt. Nhìn chung, điểm cơ bản để xác định nhân viên giỏi là họ phải có “sức hỳt” trờn thị trường nhân lực; công ty bị thiệt hại nếu họ nghỉ việc; tuyển dụng loại nhân viên này rất khó, hoặc với chi phí cao. Các nhân viên hàng đầu luôn khẳng định được giá trị bản thân. Đồng thời họ cũng biết rằng có nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác dành cho mình ở mọi thời điểm. Đôi khi, họ cũng là những người hơi lập dị và vô kỷ luật, khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn hơn. Để đánh giá chính xác nhân viên giỏi người ta đưa ra các chỉ tiêu như sau: Các tiêu chí định tính: - Luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc - Đảm trách công việc đòi hỏi kỹ năng/ kiến thức thị trường lao động - Thành quả cá nhân đóng góp vào thành quả của doanh nghiệp - Không ngừng cải tiến hiệu quả làm việc - Tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp Các tiêu chí định lượng: - "Năng lực + thành tích" chính là cơ sở để xác định nhân viên giỏi trong doanh nghiệp. Hầu hết mọi người đều khẳng định nhân viên giỏi trong một doanh nghiệp là những cá nhân làm việc gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, đề cao giá trị chung của tập thể. Họ làm việc luụn cú sự cân nhắc công việc với các quan hệ xã hội, làm việc với lòng tự trọng và có nhu cầu khẳng định tài năng rất lớn. và họ là những người đề cao sự logic, khoa học, không chấp nhận những điều áp đặt vô lý Một số dấu hiện chứng tỏ nhân viên là nhân viên giỏi: 1. Người đó có tham vọng, cầu tiến, cống hiến hết sức mình cho công việc của công ty. 2. Người đó có khả năng giải quyết vấn đề. Phương pháp , tư duy của anh ta được người xung quanh coi trọng, điều này được thể hiện ở việc người đó thường được nhiều người trong công ty cầu cứu khi có vấn đề xảy ra, họ chỉ gặp lãnh đạo để báo cáo công việc khi đã xong hơn là xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo. 3. Người đó có khả năng lôi kéo người khác cùng hoàn thành công việc. Họ để ý xem ai là người có thể tác động đến người khác để cụng viờc được trôi chảy, đạt kết quả, điều đó thể hiện anh ta có tài quản lý. 4. Cách người đó đưa ra một quyết định. Một nhà quản lý cao cấp thường lập tức đưa ra được quyết định khi có đầy đủ thông tin liên quan. 5. Một người thật sự xuất sắc có thể hoàn thành công việc nhanh hơn bình thường và sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới khi được cấp trên yêu cầu. 6. Nhõn viờn giỏi là người dám chịu trách nhiệm. II.2. Vai trò của nhân viên giỏi trong doanh nghiệp: 1. Nhân viên giỏi đem lại cho doanh nghiệp những khách hàng tốt nhất và giúp doanh nghiệp tăng doanh số: Nhân viên tốt có ảnh hưởng như thế nào đối với doanh nghiệp? Là rất quan trọng. Michelle (Nichols), một nhà tư vấn, diễn giải về lĩnh vực bán hàng và tiếp thị ở RENO (Bang Nevada, Mỹ) đã khẳng định rằng những nhân viên giỏi sẽ đem lại cho doanh nghiệp những khách hàng tốt nhất và giúp doanh nghiệp tăng doanh số. Nichols cho rằng, các nhân viên như một “trục bán lẻ” , có thể tạo ra tác động rất lớn tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp, theo cả hướng tích cực cũng như tiêu cực. Một nhân viên tốt có thể làm cho doanh nghiệp tăng thêm 100 khách hàng, ngược lại một nhân viên không tốt có thể làm cho doanh nghiệp mất đi 100 khách hàng. Và nếu điều này xảy ra, doanh nghiệp có thể phải sử dụng 10 nhân viên tốt để tìm những khách hàng mới để thay thế cho những khách hàng bị mất đi hay hàn gắn quan hệ với những khách hàng không hài lòng. Đó là chưa kể đến những tổn thất vô hình do những khách hàng không hài lòng nói cho những khách hàng khác nghe những bực dọc của họ về sản phẩm hay dịch vụ của doanh ngiệp. Để minh họa, có thể hình dung sau khi bạn nhận được sự phục vụ khủng khiếp từ một người bán hàng. Có thể bản thân bạn sẽ không quay trở lại cửa hàng đó mà còn kể cho những người khác về câu chuyện tồi tệ đó và có thể họ không mua gì của người bán hàng đó nữa. Đó là ví dụ minh họa về việc nhân viên tồi làm mất khách hàng như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn nhận được sự phục vụ tốt thì bạn sẽ quay lại và tiếp tục mua hàng ở đó. Bạn có thể kể cho bạn bè và có thể họ sẽ quay lại mua hàng ở đó. Đú chớnh là tác dụng của đòn bẩy trong hành động. Ngoài ra, những khách hàng trong cửa hiệu nhìn thấy người khác mua hàng thì bản thân họ cũng muốn mua. Ví dụ như, một hãng photocopy có một nhân viên tên là Steve. Anh ta luôn mỉm cười và chào một vị khách nào đú:”Hi Michelle”, rồi nhanh chóng bắt đầu công việc. vị khách có tên Michelle đó biết không chỉ đối với riờng cụ mà với tất cả những khách hàng khác Steve đối xử với họ như vậy. Có thể nói rằng Steve đã tạo một sự khác biệt với những người khác, bởi lẽ khi đến hàng photocopy mà không có Steve ở đó, và nếu không cần gấp lắm thì Michelle có thể sẽ quay về để một ngày khác đến đó sẽ gặp Steve và được anh chào hỏi, giúp đỡ. Nếu như nhân viên nào cũng như Steve thì chúng ta sẽ thấy doanh số bán hàng của công ty sẽ tăng nhanh như thế nào. Quả thật nhân viên giỏi có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của công ty.Một doanh nghiệp có những con người làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hướng đến những mục đích cao đẹp thì tương lai của doanh nghiệp sẽ rất phát triển bởi có nội lực giỏi là những nhân viên cú tõm và có tài. 2. Đội ngũ nhân viên giỏi sẽ tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực và vốn là hai yếu tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp. Nguồn vốn tài chính giúp công ty đảm bảo bộ mặt bên ngoài của tổ chức nhưng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi đó chính là thế và lực của doanh nghiệp đú.Nhõn viờn giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp bởi họ tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức. Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt để kinh doanh thành công. Có chiến lược đúng đắn thì khả năng kinh doanh thành công đến 50%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về chiến lược kinh doanh bởi có một thực trạng là tỷ lệ nhân viên giỏi xin thôi việc ở công ty để sang làm cho doanh nghiệp nước ngoài ngày càng có xu hướng tăng. Thực trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nghiêm trọng bởi khi nguồn tài sản nhân lực bị mất đi thì doanh nghiệp đó bị mất đi nguồn chất xám to lớn. Doanh nghiệp sẽ không thể đưa ra được các chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp không còn khả năng đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả thì tất yếu không thể vượt qua những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt bởi Thế và Lực của họ mạnh hơn. Và kinh doanh sẽ thất bại là hiệu quả tất yếu. 3. Đội ngũ nhân viên giỏi sẽ tạo ra nguồn nhân lực vững mạnh: Sự cạnh tranh cốt lõi không phải đến từ một năng lực cụ thể mà đến từ nguồn nhân lực. Tài nguyên nhân lực chính là nguồn độc nhất của doanh nghiệp không thể sao chép hay bắt chước nguyên bản từ một công ty nào khác. Tài nguyên nhân lực cũng chính là nhân tố quan trọng để làm tăng giá trị của công ty. Ưu thế về nguồn nhân lực cũng chính là ưu thế của doanh nghiệp. Có con người, các mặt khác của doanh nghiệp như tiêu thụ, kỹ thuật, sáng tạo sản phẩm mới… sẽ phát triển. Có thể nói, nếu các doanh nghiệp chú trọng vào việc đầu tư xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh và giữ vững thương hiệu nhân lực của công ty mỡnh thỡ chắc chắn sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh hữu hiệu. 4. Nhân viên giỏi tác động mạnh mẽ đến các nhân viên khác: Một nhân viên giỏi của một công ty ra đi không chỉ làm cho hiệu quả sản xuất giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng tâm lý làm việc của các nhân viên khác mà trong lĩnh vực du lịch thì ảnh hưởng này còn nặng nề hơn nhiều. Đối với các công ty cung cấp dịch vụ,cỏc nhân viên giỏi nhất giữ các chức vụ chủ chốt ra đi sẽ kéo theo hàng loạt mối quan hệ, hệ thống khách hàng, thậm chí là cả bộ phận tác chiến công việc của công ty cũng có nguy cơ đi theo nhân viên đó. Trường hợp nhân viên đi ra làm việc cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay mở rộng công ty mới trong cùng lĩnh vực thì sẽ có những khó khăn hơn nữa cho công ty bị mất người. II.3. Nhân viên giỏi cần gì ở doanh nghiệp? Chúng ta ai cũng thường nghĩ rằng mức lương là điều quyết trong việc thu hút các nhân viên. Cõu chuyên sau đây sẽ cho chúng ta thấy được điều này. Đó là câu chuyện đi thuê CEO được báo chí quan tâm nhất - việc Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vinamilk đích thân sang Thái Lan mời Giám đốc marketing của Pepsicola Trần Bảo Minh về phụ trách phần kinh doanh cho Vinamilk. Mặc dù mức lương không được tiết lộ nhưng chắc chắn, ông Minh có mức thu nhập không thể kém công việc tương tự tại một Tập đoàn toàn cầu là Pepsicola. Mặc dù từ một tập đoàn toàn cầu về làm việc cho một công ty nội địa với thương hiệu không “hoành trỏng” bằng nhưng ông Trần Bảo Minh vẫn rất tự hào: “Tụi thực sự thấy vui vì đang giúp cho một doanh nghiệp Việt đứng vững và có một thị phần dẫn đầu ở thị trường trong nước. Đây là điều không nhiều doanh nghiệp Việt làm được”. Rõ ràng, đằng sau câu chuyện tiền lương còn là môi trường làm việc và khát vọng của mỗi nhân vật đang nắm giữ các cương vị chủ chốt này. Như chúng ta thấy không phải với mức lương cao là có thể tìm được những nhân viên giỏi. Cái mà những nhân viên giỏi cần ngoài lương còn là những yếu tố sau: 1. Học và phát triển trong công việc. Những nhân viên giỏi luôn ham học hỏi, để từ đó nâng cao năng lực và cả kỹ năng của mình cả trong công việc và trong cuộc sống. Họ có thể tự học, tiếp tục học hỏi và dấn thân vào một chân trời mới, học hỏi qua cá nhân hay công việc đều quan trọng như nhau. Nhân viên trở thành nhân viên giỏi khi họ không nghừng phấn đấu, tự phát triển và tự khẳng định mình, vì vậy họ luôn mong muốn được thăng tiến trong công việc. 2. Làm công việc được thử thách và có ý nghĩa. Yếu tố nội dung công việc (nhiệm vụ, dự án và các hoạt động liên quan) thường là vấn đề được quan tâm nhất hoặc là rất đáng quan tâm của nhân viên. Đặc biệt đối với những nhân viên hàng đầu, họ đến công ty, doanh nghiệp làm việc với mong muốn không phải chỉ được thuê chỉ để làm đi làm làm lại những công việc giống nhau mà họ còn yêu cầu một vị trí làm việc linh động, phát huy được sự sáng tạo của họ 3. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp Những nhân viên giỏi thường cạh tranh với nhau khiến cho sự tác động qua lại giữa họ rất quan trọng để đạt được sự hài lòng trong công việc. Và họ cũng cần cộng tác với nhau để đạt được hiệu quả cao trong công việc 4. Mối quan hệ công việc với nhà quản lý Mối quan hệ giữa nhân viên với nhà quản lý hiện nay đã trở thành một yếu tố hàng đầu trong việc giữ chân nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi sẽ nhìn nhận người quản lý như một người cố vấn hay huấn luyện hơn là một người giám sát, giúp đỡ họ phát triển cá nhân sự nghiệp và quản lý trách nhiệm công việc của họ. 5. Môi trường làm việc Với nhân viên làm việc trong một doanh nghiệp với một thời gian nhất định thì môi trường làm việc là một hằng số trong cuộc sống hằng ngày của họ. Những vấn đề như quy tắc trang phục, khả năng cá nhân hóa môi trường làm việc, vị trí của họ trong doanh nghiệp và phong cách giao tiếp của nhà quản lý cấp cao với các nhân viên và giữa các nhân viên với nhau. Đú chớnh là những yếu tố mà nhân viên quan tâm khi đến làm việc tại một doanh nghiệp. Trên thực tế, họ quan tâm đến khả năng làm việc ở một môi trường thoải mái. 6. Văn hóa doanh nghiệp Mọi doanh nghiệp dù trong bất kể ngành nghề kinh doanh hay lĩnh vực hoạt động nào cũng đều có một văn hóa riêng. Mọi nhân viên sẽ gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp nếu văn hóa của doanh nghiệp đó làm họ cảm thấy thoải mái như ở trong gia đình mình chứ không phải một kiểu văn hóa mang tính ép buộc và đe dọa. Khi nắm được những yêu cầu của nhân viên thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút và giữ chân nhân viên giỏi. 7. Tự chủ và cảm giác kiểm soát được trong công việc Nhân viên đánh giá cao sự tự chủ trong cách tiến hành công việc. Cảm giác tham gia vào việc gì đó và có cơ hội tham gia vào việc ra quyết định thường làm giảm căng thẳng, nó cũng tạo ra sự tin cậy và thứ văn hóa tổ chức mà mọi người muốn làm chủ vấn đề giải pháp của họ 8. Các đóng góp của họ được thừa nhận Các nhà lãnh đạo xuất sắc thừa nhận thành tích và nỗ lực của nhân viên và làm như vậy với họ nhiều lần II.4. Tại sao nhân viờn giỏi ra đi? Cách giải quyết? Nhân viên xin nghỉ có nhiều lý do nhưng tựu trung lại có 5 lý do quan trọng sau: - Khả năng không phù hợp với yêu cầu công việc. - Không cảm thấy thoải mái với không khí và văn hoá của tổ chức. - Cảm thấy thù lao không tương xứng với công sức bỏ ra. - Thiếu sự giao tiếp giữa các cá nhân, đồng nghiệp và cấp quản lý. - Ít cơ hội hoặc triển vọng phát triển nghề nghiệp. Cách giải quyết: 1. Nhận diện và loại bỏ những nhà quản lý kém năng lực: Mối quan hệ với người quản lý là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhân viên ra đi. Một phần của chiến lược giữ chân nhân viên mà bạn có thể thực hiện ở công ty mình là tổ chức lấy ý kiến của toàn bộ nhân viên về người quản lý của họ. Nhân viên sẽ bỏ phiếu kín, đánh giá nhân viên theo thang điểm từ A đến D. Khi cho điểm dưới B, các nhân viên sẽ ghi kèm theo đó một vài lời giải thích. Sau khi hoàn thành, lãnh đạo sẽ sắp xếp những lời ghi chú, giải thích và đưa ra các kế hoạch hành động cụ thể nhằm cải thiện điều đó. 2. Hãy giữ những người quản lý biết chịu trách nhiệm về việc nhân viên ra đi: Bộ phận nhân sự hành chính sẽ có nhiệm vụ đặc biệt trong việc giữ chân nhân viên. Bạn có thể tổ chức các khóa đào tạo những nhà quản lý để họ hiểu rằng những gì sẽ giữ chân nhân viên và làm cho họ thoả mãn hơn với công việc hiện tại. Hãy "tạo ra" những nhà quản lý thực sự quan tâm đến việc giữ chân nhân viên trong bộ phận của mình, đồng thời sẵn sàng chuyển đổi vị trí công việc của nhà quản lý nếu anh ta để lượng nhân viên phải thay thế quá nhiều. Khuyến khích các nhà quản lý có thái độ cư xử phù hợp với giá trị, văn hóa và triết lý của doanh nghiệp bạn. 3. Xây dựng môi trường làm việc tích cực: Tiền bạc và lợi nhuận có thể đưa những nhân viên giỏi đến với bạn, nhưng chính môi trường làm việc không như ý sẽ khiến họ ra đi. Các cuộc nghiên cứu về thay đổi lực lượng lao động, gia đình và công sở đã chứng minh rằng các quyền lợi về tài chính chỉ chiếm 3%, trong khi chất lượng công việc và các hỗ trợ tại nơi làm việc chiếm đến trên 70% trong việc đánh giá các yếu tố khiến người lao động thỏa mãn với công việc của mình. 4. Phát triển chương trình "hoà nhập" trong 90 ngày đầu tiên: Bạn đừng tuyển dụng để rồi bỏ mặc cho các nhân viên mới tự xoay sở. Hãy bảo đảm rằng họ sẽ nhận được sự hỗ trợ, đào tạo và trợ giúp nếu cần. Quint Studer, CEO của tập đoàn Studer, một công ty tư vấn tại vịnh Breeze, Florida, đã thấy rằng các công ty tiến hành từng bước "tuyển dụng - hỗ trợ" nhân [...]... tính đến trường hợp, nếu nhân viên đó không muốn làm việc lâu dài, công ty cũng có đủ thời gian để đào tạo nhân sự thay thế Nói chung, việc giữ chân nhân viên là điều không đòi hỏi nhiều tiền bạc, mà chỉ cần sự quan tâm chân thành của lãnh đạo doanh nghiệp Nếu đem so sánh, việc tuyển dụng nhân viên mới sẽ lấy đi của bạn nhiều kinh phí và thời gian hơn là giữ chân một nhân viên đang làm việc Vậy thì... hút và giữ lại nhân viên giỏi là chiến lược lâu dài: Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời Vì vậy, phải có chiến lược giữ người từ 4 "mặt trận": thu hút và tuyển dụng nhân sự, bổ nhiệm và sử dụng nhân sự, huấn luyện và phát triển nhân sự, khích lệ và duy trì nhân sự Thu hút và tuyển dụng nhân sự: Danh tiếng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng thu hút người giỏi bên... CEO sáng suốt và thông minh trong việc vận dụng những chính sách thu hút và giữ chân nhân viên giỏi trong doanh nghiệp của mình TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Quản trị doanh nghiệp – bộ môn quản trị doanh nghiệp Sách: Nghệ thuật giữ chân nhân viên giỏi – tác giả: J Leslie McKeown Sách : Quản trị nguồn nhân lực – Trần Kim Dung http://www.vnexpress.net http://www.lantabrand.com http://dddn.com.vn http://www.vneconomy.vn... tổng thể dài hạn của doanh nghiệp Bổ nhiệm và sử dụng nhân sự: Đa phần doanh nghiệp đợi đến khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ,mới tìm cách "nớu chõn", trong khi việc giữ người đúng phải bắt đầu ngay từ lúc nhân viên mới "bước vào cửa", doanh nghiệp phải hướng dẫn cho nhân viên mới hội nhập nhanh chóng Trong quá trình cộng tác, doanh nghiệp luôn minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong... Bởi lẽ, khi cho phép nhân viên giỏi nắm giữ cổ phiếu công ty thì sẽ tăng thêm cam kết giữa cá nhân và tổ chức Vì lợi ích cá nhân phụ thuộc vào lợi ích của công ty Ngoài ra, với vai trò là một nhà quản lý, các nhà lãnh đạo nên gần nhân viên, thay đổi quan điểm : Nhân viên là một khoản chi phí mà họ phải bỏ ra Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực Đặc biệt là... nhân viên mới sẽ lấy đi của bạn nhiều kinh phí và thời gian hơn là giữ chân một nhân viên đang làm việc Vậy thì bạn còn chần chừ gì nữa mà không soạn thảo những chiến lược nhằm giữ chõn cỏc nhân viên trung thành của mình, cho dù vì thế mà bạn phải thay đổi đôi chút trong tổ chức của mỡnh Hóy là những CEO sáng suốt và thông minh trong việc vận dụng những chính sách thu hút và giữ chân nhân viên giỏi. . .viên mới sẽ thúc đẩy công việc và giảm tỷ lệ nhân viên mới bỏ việc trong 3 tháng đầu đến 66% 5 Khuyến khích giao tiếp giữa các đồng nghiệp, quản lý và tổ chức: Để tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa những nhà quản lý và nhân viên, một bộ phận trong công ty sẽ thực hiện một số điều gọi là "săn nhân viên" Một hoặc hai lần trong năm, họ sẽ trình danh sách 5 nhân viên được lựa chọn ngẫu nhiên Nhà quản. .. của họ (Đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước) Tất yếu họ phải ra đi Do đó, các nhà quản lý nên giao cho những nhân viên giỏi các công việc mang tính mới mẻ, gia tăng tính thử thách trong công việc, giúp nhân viên vượt qua bản thân họ, giúp nhân viên tự tin hơn, yêu công việc hơn c) Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp cũng rất quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy nguồn nhân lực Một môi trường... đúng người, tránh tình trạng nhân viên vào thử việc sau vài tháng lại thấy không phù hợp phải nhảy việc Ngày nay, đa số các doanh nghiệp đều nhận thức được rằng các nhân viên giỏi có tác động rất lớn lên kết quả kinh doanh, vì vậy cuộc đua thu hút nhân tài giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng căng thẳng không kém gì những cuộc đua chinh phục những khách hàng tốt “Hóy lấy đi 20 nhân vật quan trọng nhất... lực của mình công ty có kết quả kinh doanh khá, nhờ đó chế độ đãi ngộ cho nhân viên không hề thấp Tuy nhiên, công ty ông cũng đang đối mặt với tình trạng rất nhiều kỹ sư giỏi của mình ra đi theo lời mời của chớnh cỏc đối tác và khách hàng của công ty Ông Sơn núi, ụng không biết làm thế nào để giữ lại các nhân viên giỏi khi họ đó cú đơn xin nghỉ Và mỗi lần một nhân viên giỏi ra đi đó gõy nhiều ảnh hưởng . công việc với nhà quản lý Mối quan hệ giữa nhân viên với nhà quản lý hiện nay đã trở thành một yếu tố hàng đầu trong việc giữ chân nhân viên giỏi. Nhân viên giỏi sẽ nhìn nhận người quản lý như một. viên giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác. Vì vậy, Quản trị lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề khó khăn thỡ cỏch doanh nghiệp giữ chân được nhân viên giỏi lại. theo từng năm. V. Chiến lược để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi: V.1. Tại sao thu hút và giữ lại nhân viên giỏi là chiến lược lâu dài: Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp