II. TSCĐ vô hình
3.2.3.3 Hoàn thiện công tác kế toán sửa chữa, đổi mới tài sản cố định
Qua phân tích, đánh giá ta thấy hiện nay hệ số hao mòn của Công ty là rất cao, điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty hiện đã rất cũ, đòi hỏi phải tiến hành sửa chữa, đổi mới ;
Hầu hết tài sản tại công ty đã được đưa vào sử dụng từ rất lâu, chi phí phát sinh lớn hiệu quả không cao. Trong tình hình đó Công ty nên có kế hoạch đổi mới, dần từng bước thay thế những tài sản cũ, lạc hậu bằng các loại
tài sản mới hiện đại, có năng lực sản xuất cao, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của các công trình xây dựng ;
Trong điều kiện khó khăn về vốn, một biện pháp có thể áp dụng để duy trì khả năng làm việc của thiết bị là tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản. Khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp tài sản, nhất thiết Công ty phải tiến hành lập kế hoạch nhằm tránh tình trạng thiếu hụt thiết bị thi công dẫn đến việc ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ công trình, đồng thời không bị biến động quá lớn về vốn ;
Hiện nay, trong công tác sửa chữa lớn tài sản cố định, công ty không sử dụng tài khoản 241 - xây dựng cơ bản dở dang, các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp qua tài khoản 335 - Chi phí trả trước hoặc trực tiếp vào tài khoản 627. Việc thực hiện như vậy không cho ta thấy được một cách chính xác các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đối với từng công trình. Do đó, Công ty nên đưa vào sử dụng TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang, khi đó ta có thể theo dõi chính xác việc sửa chữa tài sản.
Ví dụ :
Với nghiệp vụ sửa chữa lớn tàu HB02 ta nên thực hiện như sau :
Sau khi việc sửa chữa lớn hoàn thành, căn cứ vào Hoá đơn GTGT kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính để thực hiện việc quản lý theo định khoản :
Nợ TK 241 : 408.871.000 (Chi tiết sửa chữa tàu HB02)
Nợ TK 133 : 20.443.550 Có TK 331 : 429.314.550
(Chi tiết Nhà máy sửa chữa tàu Phà Rừng) Nợ TK 335 : 408.871.000
Có TK 241 : 408.871.000 (Chi tiết sửa chữa tàu HB 02)