Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
463,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC TIỂU LUẬN MARKETING Đề tài : “VÀNG ĐEN” CỦA NHÂN LOẠI GVHD : TSKH. NGƠ CƠNG THÀNH Nhóm SVTH : 1/ Ngũ Thị Thanh Nhàn 2/ Phan Thị Trang 3/ Trương Thị Dung LỚP : TCNN 1 – Khóa 32 TP,Hồ Chí Minh tháng 10/2008 MỤC LỤC Lời mở đầu I – GIỚI THIỆU VỀ DẦU MỎ : 1 1.Định nghĩa 1 2.Quá trình hình thành 1 3.Lịch sử 1 4.Thành phần 2 5.Chi phí sản xuất 2 II – CÁC TRUNG TÂM DẦU MỎ TRÊN THẾ GIỚI : 3 III – TỔ CHỨC VÀ CÁC NƯỚC XK DẦU LỚN TRÊN THẾ GIỚI 5 1.OPEC 5 1.1 Thành viên 6 1.2.Mục tiêu 7 1.3 Các biện pháp theo thứ tự thời gian 7 2.NGA 8 3.NAUY 9 IV – CÁC NƯỚC NHẬP KHẨU DẦU LỚN TRÊN THẾ GIỚI : 11 1.Mỹ 11 2.Trung Quốc 12 3.Ấn Độ 12 V – TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU : 13 1. Các giai đoạn biến động giá dầu : 13 1.1. Giai đoạn hậu chiến tranh thế giới (1947 – 1971) 13 1.2. Giai đoạn bất ổn 1972 – 1981 13 1.3. Giai đoạn 1981 – 1998 14 1.4. Giai đoạn 1999 đến 2003 15 1.5. Giai đoạn 2004 đến nay 17 2. Sự ảnh hưởng đối với nền kinh tế 18 VI – DẦU MỎ VIỆT NAM : 19 1. Tiềm năng dầu khí Việt Nam : 19 2. Giá xăng tại Việt Nam : 20 VII – DỰ BÁO TRONG TƯƠNG LAI : 21 VIII – KẾT LUẬN : 23 Tài liệu tham khảo LỜI GIỚI THIỆU Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen” Dầu mỏ được coi là động lực phát triển và song hành cùng thế giới trên con đường tiến tới văn minh, song nó cũng là nguyên nhân gây ra biết bao biến động chính trị. Những cuộc tranh giành quyền lực, chết chóc đau thương cũng có xuất phát điểm từ nguồn vàng đen này Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng như hiện nay thì dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế toàn cầu và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này. I - GIỚI THIỆU VỀ DẦU MỎ : 1. Định nghĩa: Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hyđrocacbon. 2. Quá trình hình thành dầu mỏ : Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ. Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hóa thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đất đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu di chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đất đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành một mỏ dầu. Cuối thế kỷ 19 nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng trái đất tạo thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ. Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất. 3. Lịch sử : Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối. Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt. Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m. 4. Thành phần : Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp parafin, nhựa đường v.v. Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon. Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH 4 (mêtan), C 2 H 6 (êtan), C 3 H 8 (prôpan) và C 4 H 10 (butan) — ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6°C, -88.6°C, -42°C, và -0.5°C tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và +31.1°F). Các chuỗi trong khoảng C 5-7 là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác. Các chuỗi từ C 6 H 14 đến C 12 H 26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C 10 đến C 15 , tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C 10 đến C 20 ) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Tất cả các sản phẩm từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng. Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) (kể cả Vadơlin®) nằm trong khoảng từ C 16 đến C 20 . Các chuỗi trên C 20 tạo thành các chất rắn, bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum. Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là: • Xăng ête: 40-70°C (được sử dụng như là dung môi) • Xăng nhẹ: 60-100°C (nhiên liệu cho ô tô) • Xăng nặng: 100-150°C (nhiên liệu cho ô tô) • Dầu hỏa nhẹ: 120-150°C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình) • Dầu hỏa: 150-300°C (nhiên liệu ) • Dầu điêzen: 250-350°C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi) • Dầu bôi trơn: > 300°C (dầu bôi trơn động cơ) • Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác 5. Chi phí sản xuất : Theo Cục Năng lượng Mỹ, chi phí sản xuất ra một gallon xăng này được phân bổ như sau: Thuế chiếm 20% Chi phí phân phối, vận hành kinh doanh: 11% Chi phí lọc: 10% Chi phí khai thác dầu thô: 59% Tất nhiên, tỷ lệ này không cố định cho mọi lúc mọi nơi, nhưng đó là bốn yếu tố cơ bản cấu thành chi phí sản xuất xăng. a. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành xăng là chi phí sản xuất và cung ứng dầu thô. Đến lượt nó, chi phí này phụ thuộc vào sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, nhất là 11 quốc gia trong khối OPEC: Algeria, Indonesia, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Ảrập Xêut, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, và Venezuela. 11 nước này cung ứng 40% sản lượng dầu thô và nắm giữ hai phần ba dự trữ dầu thô của thế giới. Ở vị thế đó, mọi sự điều chỉnh sản lượng của họ đều có ảnh hưởng quyết định đến giá dầu thô thế giới. Ngoài OPEC, một số quốc gia khác cũng có vai trò ảnh hưởng đến lượng cung ứng dầu thô của thế giới, như Mỹ, Mexico, Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng dầu thô thay đổi tùy thuộc vào quyết định chủ quan của các nước xuất khẩu lớn và vào năng lực sản xuất của họ b. Chi phí lọc dầu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá thành xăng. Được hút lên từ lòng đất, dầu thô còn cần phải qua quá trình xử lý để có thể trở thành vô số sản phẩm tiêu dùng, thành phẩm của dầu: dầu hỏa, dầu nhờn, xăng, ga… Người ta phân loại dầu thô thành loại ngọt, nhẹ và loại chua, nặng. Dầu thô loại ngọt, nhẹ dễ lọc hơn, chi phí thấp hơn, hiện nay đang cạn kiệt dần. Còn dầu thô loại chua, nặng thì trữ lượng còn nhiều, do việc lọc khó hơn và tốn kém hơn. Nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới hiện chưa đủ khả năng xử lý dầu thô loại chua, nặng. Nếu trên thị trường, vào một thời điểm nào đó, lượng cung ứng dầu thô tuy nhiều nhưng chủ yếu là dầu loại chua, nặng, thì như vậy giá dầu quốc tế vẫn có thể ở mức cao do thiếu hàng. c. Dầu thô sau khi khoan hút sẽ được vận chuyển tới nhà máy lọc, rồi từ nhà máy lọc, các chế phẩm sẽ được xuất tới hệ thống phân phối. Chi phí vận chuyển, phân phối, cũng như chi phí vận hành của công ty sản xuất, đều được tính vào giá thành sản phẩm. Theo lẽ thông thường thì trạm xăng nào nằm gần nhà máy lọc dầu, giá xăng tại đó sẽ thấp hơn nhờ được hưởng chi phí vận chuyển thấp hơn. d. Thuế cũng chiếm một tỷ lệ cao trong các yếu tố cấu thành giá xăng. Ở VN, mặt hàng xăng khi đến tay người tiêu dùng đã phải chịu VAT khi nhập khẩu và VAT khi bán hàng, cũng như một khoản phí gọi là phí xăng dầu. Thuế nhập khẩu được miễn (thuế suất bằng 0%). Ở Mỹ, tỷ lệ thuế trên giá thành xăng này là 20%. Ở Anh, con số có lúc lên tới trên 70%. Giá xăng ở châu Âu, cụ thể tại một số nước như Anh, Nauy, cao hơn ở Mỹ, do mặt hàng này chịu mức thuế cao hơn. Tại Mỹ, vào cùng một thời điểm, giá xăng có thể khác nhau tùy từng bang. Nguyên nhân lớn nhất là do các bang áp dụng biểu thuế xăng khác nhau. Có bang bắt buộc nhà sản xuất xăng phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về đảm bảo vệ sinh môi trường, vì thế mà đẩy giá xăng lên cao hơn. Bên cạnh đó, giá được các công ty kinh doanh xăng dầu tư nhân tự điều chỉnh để cạnh tranh với nhau trên thị trường. II - CÁC TRUNG TÂM DẦU MỎ TRÊN THẾ GIỚI : Theo thống kê của các tổ chức nghiên cứu năng lượng thế giới, trữ lượng dầu được xác minh của toàn thế giới (số liệu năm 2005) nằm trong khoảng từ 2.050 đến 2.390 tỷ thùng, tương đương từ 270 đến 323 tỷ tấn. Trong số đó, cho đến giờ chúng ta đã sử dụng khoảng 45 đến 70%. Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa.Các nước ở vùng Trung Đông chiếm khoảng một nửa trữ lượng dầu xác minh của thế giới, riêng Ảrập Xêut chiếm một phần tư. Châu Phi chiếm 8% dự trữ dầu mỏ toàn cầu. Hiện châu Phi đóng góp tới 12% sản lượng dầu mỏ của thế giới và dự tính đến năm 2010 châu lục này sẽ cung cấp 30% nhu cầu. Trên bản đồ tài nguyên thế giới, rõ ràng Trung Đông là kho dầu mỏ lớn nhất. Theo tính toán của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), các nước ở vùng này thường xuyên cung cấp 43% tổng lượng dầu mỏ chung cho toàn thế giới. Xếp thứ 2 sau Trung Đông là khu vực Trung á và vùng biển Ca-xpi (chưa thăm dò hết). Theo các cơ quan chuyên ngành, người ta xếp Ả-rập Xê- út là quốc gia dầu mỏ đứng đầu thế giới. Phần lớn các nước là thành viên của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nằm ở Trung Đông. Nga là quốc gia thứ 2 về xuất khẩu dầu mỏ nhưng lại xếp số 1 thế giới về khai thác khí đốt (báo chí Nga cho biết, năm 2007 Nga khai thác được 492 triệu tấn dầu và 650,76 tỉ mét khối khí). Giới chuyên môn dự đoán trong một tương lai không xa, khoảng năm 2015 đến 2020, Nga sẽ chiếm vị trí số 1 về dầu mỏ với sản lượng khai thác mỗi năm từ 550 triệu tấn đến 600 triệu tấn. Ngoài ra, ở các khu vực khác cũng có những nước có tiềm năng lớn về khai thác dầu mỏ như Ni-giê-ri-a, An-giê-ri (châu Phi), Bra-xin, Vê-nê-xu- ê-la (Mỹ La-tinh), v.v * 10 NƯỚC CÓ TRỮ LƯỢNG DẦU LỚN NHẤT THẾ GIỚI : 1. Arập Saudi ( trữ lượng dầu mỏ : 266,75 tỷ thùng): Vương quốc Ả Rập Saudi còn gọi là Ả Rập Xê Út, là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập. Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc, với Iraq về phía bắc và tây bắc, với Kuwait, Qatar, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, với Oman về phía nam và đông nam, với Yemen về phía nam, còn Vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ nằm về Tây Ả Rập Saudi thường được gọi là "xứ của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng" vì hai thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáo, Mecca và Medina, nằm trong quốc gia này. 2. Canada ( trữ lượng dầu mỏ : 178,59 tỷ thùng) : Canada (phiên âm tiếng Việt: Ca- na-đa; Hán-Việt: Gia Nã Đại), là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới, sau Liên bang Nga, và nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới. Phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp). 3. Iran (trữ lượng dầu mỏ : 138,4 tỷ thùng) : Cộng hòa Hồi giáo Iran, gọi đơn giản là Iran, là một quốc gia ở Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước này là Ba Tư. Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía bắc, Pakistan và Afghanistan về phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về phía tây. Nó cũng giáp biển Caspia về phía Bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran. 4. Iraq (trữ lượng dầu mỏ : 115 tỷ thùng) : Cộng hoà Iraq là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Saudi, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông. Nước này đang trong tình trạng bất ổn sau khi Hoa Kỳ tấn công Iraq và chiếm đóng vào năm 2003. 5. Kuwait (trữ lượng dầu mỏ : 104 tỷ thùng) : Kuwait là một quốc gia tại Trung Đông.Nằm trên bờ Vịnh Péc-xích(Persia), giáp với Arập-Xêút ở phía nam và với Irắc ở hướng Tây và hướng Bắc. Tên nước được rút ra từ trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "Pháo đài được xây dựng gần nước". Dân số gần 3.1 triệu người và diện tích lên đến 17.818 km². 6. Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) (trữ lượng dầu mỏ : 97,8 tỷ thùng). Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (cũng gọi là Emirates hay UAE, viết tắt tiếng Anh của United Arab Emirates) là một nước ở vùng Trung Đông nằm ở phía đông nam Bán đảo Ả Rập tại Tây Nam Á trên Vịnh Péc xích, gồm bảy tiểu vương quốc: Abu Dhabi, Ajmān, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Qaiwain. Trước năm 1971, các nước này được gọi là Các quốc gia ngừng bắn hay Oman ngừng bắn, có liên quan tới một sự ngừng bắn ở thế kỷ 19 giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và một số sheikh Ả Rập. 7. Venezuela (trữ lượng dầu mỏ : 87,3 tỷ thùng) : Venezuelalà một quốc gia thuộc khu vực Nam Mỹ. Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía đông, với Brazil về phía nam, Colombia về phía tây và biển Caribbean về phía bắc. Venezuela là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao nhất Mỹ Latinh. Đa phần dân cư Venezuela tập trung sinh sống tại những thành phố lớn phía bắc. Caracas là thủ đô và đồng thời cũng là thành phố lớn nhất Venezuela. 8. Nga (trữ lượng dầu mỏ : 80 tỷ thùng) : Nga hay Liên Bang Nga là quốc gia rộng nhất thế giới trải dài từ miền đông châu Âu, qua trên phía bắc châu Á, sang đến bờ Thái Bình Dương. 9. Libya ( trữ lượng dầu mỏ : 41,46 tỷ thùng) : Libya là một quốc gia tại Bắc Phi. Nước này có biên giới giáp với Địa Trung Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và Niger ở phía nam, Algérie và Tunisia ở phía tây. Với diện tích hơi lớn hơn bang Alaska, Libya là nước lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới. Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli, với 1,7 triệu trong tổng số 5,8 triệu dân cả nước. Ba khu vực truyền thống của quốc gia này là Tripolitania, Fezzan và Cyrenaica. Libya có mức thu nhập kinh tế quốc dân trên đầu người cao nhất Bắc Phi, cũng như là một trong những nước có mức GDP trên đầu người cao ở châu Phi dù nước này có tổng diện tích 1,8 triệu kilômét vuông, 90% trong đó là sa mạc. 10. Nigeria ( trữ lượng dầu mỏ : 36,2 tỷ thùng) : Nigeria, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Nigeria (tiếng Anh: Federal Republic of Nigeria) là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi đồng thời cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi và đông dân thứ 9 trên thế giới. III - CÁC NƯỚC VÀ TỔ CHỨC XUẤT KHẨU DẦU LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI : 1. OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries). OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Wien, Áo từ tháng 9 1965. Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới. Tổ chức OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên và qua đó có khả năng khống chế giá dầu. Hội nghị các bộ trưởng phụ trách năng lượng và dầu mỏ thuộc tổ chức OPEC được tổ chức mỗi năm hai lần nhằm đánh giá thị trường dầu mỏ và đề ra các biện pháp phù hợp để bảo đảm việc cung cấp dầu. Bộ trưởng các nước thành viên thay nhau theo nguyên tắc xoay vòng làm chủ tịch của tổ chức hai năm một nhiệm kỳ. 1.1 Thành viên : Hiện nay tổ chức này có 13 nước thành viên được liệt kê dưới đây với ngày tháng gia nhập. Châu Phi • Algérie (tháng 7 năm 1969) • Libya (tháng 12 năm 1962) • Nigeria (tháng 7 năm 1971) • Angola (tháng 1 năm 2007) Trung Đông : • Iran (tháng 9 năm 1960) • Iraq (tháng 9 năm 1960) (không được đếm vào phần xuất khẩu của OPEC từ năm 1998) • Kuwait (tháng 9 năm 1960) • Qatar (tháng 12 năm 1961) • Ả Rập Saudi (tháng 9 năm 1960) • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tháng 11 năm 1967) Nam Mỹ • Venezuela (tháng 9 năm 1960) • Ecuador (1973-1993, 2007) [1] Đông Nam Á • Indonesia (tháng 12 năm 1962. Đang được xem xét lại do Indonesia không còn là nước xuất khẩu dầu thực nữa.) Cựu thành viên • Gabon (Thành viên chính thức từ 1975 đến 1995) Thành viên tương lai • Bolivia, Canada, Sudan và Syria đã được OPEC mời tham gia [2] Các nước thành viên OPEC Thành viên hiện tại Cựu thành viên 1.2 Mục tiêu : Mục tiêu chính thức được ghi vào hiệp định thành lập của OPEC là ổn định thị trường dầu thô, bao gồm các chính sách khai thác dầu, ổn định giá dầu thế giới và ủng hộ về mặt chính trị cho các thành viên khi bị các biện pháp cưỡng chế vì các quyết định của OPEC. Nhưng thật ra nhiều biện pháp được đề ra lại có động cơ bắt nguồn từ quyền lợi quốc gia, thí dụ như trong các cơn khủng hoảng dầu, OPEC chẳng những đã không tìm cách hạ giá dầu mà lại duy trì chính sách cao giá trong thời gian dài. Mục tiêu của OPEC thật ra là một chính sách dầu chung nhằm để giữ giá. OPEC dựa vào việc phân bổ hạn ngạch cho các thành viên để điều chỉnh lượng khai thác dầu, tạo ra khan hiếm hoặc dư dầu giả tạo nhằm thông qua đó có thể tăng, giảm hoặc giữ giá dầu ổn định. Có thể coi OPEC như là một liên minh độc quyền (cartel) luôn tìm cách giữ giá dầu ở mức có lợi nhất co các thành viên. 1.3 Các biện pháp theo thứ tự thời gian : • 14 tháng 9 năm 1960: thành lập tổ chức theo đề xuất của Venezuela tại Baghdad. • 1965: Dời trụ sở về Wien. Các thành viên thống nhất một chính sách khai thác chung để bảo vệ giá. • 1970: Nâng giá dầu lên 30%, nâng thuế tối thiểu áp dụng cho các công ty khai thác dầu lên 55% của lợi nhuận. • 1971: Nâng giá dầu sau khi thương lượng với các tập đoàn khai thác. Tiến tới đạt tỷ lệ quốc gia hóa 50% các tập đoàn. • 1973: Tăng giá dầu tăng từ 2,89 USD một thùng lên 11,65 USD. Thời gian này được gọi là cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, OPEC khai thác 55% lượng dầu của thế giới. • 1974 đến 1978: tăng giá dầu 5-10% hầu như mỗi nửa năm một lần để chống lại việc USD bị lạm phát. • 1979: Khủng hoảng dầu lần thứ hai. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo giá dầu từ 15,5 USD một thùng được nâng lên 24 USD. Libya, Algérie và Iraq thậm chí đòi đến 30 USD cho một thùng. • 1980: Đỉnh điểm chính sách cao giá của OPEC. Lybia đòi 41 USD, Ả Rập Saudi 32 USD và các nước thành viên còn lại 36 USD cho một thùng dầu. • 1981: Lượng tiêu thụ dầu giảm do các nước công nghiệp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế và bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng dầu lần thứ nhất, do giá dầu cao, nhiều nước trên thế giới đầu tư vào các nguồn năng lượng khác. Lượng tiêu thụ dầu thế giới giảm 11% trong thời gian từ 1979 đến 1983, thị phần dầu của OPEC trên thị trường thế giới giảm xuống còn 40%. • 1982: Quyết định giảm lượng sản xuất tuy được thông qua nhưng lại không được các thành viên giữ đúng. Thị phần của OPEC giảm xuống còn 33% và vào năm 1985 còn 30% trên tổng số lượng khai thác dầu trên thế giới. Lượng khai thác dầu giảm xuống đến mức thấp kỷ lục là 17,34 triệu thùng một ngày. • 1983: Giảm giá dầu từ 34 USD xuống 29 USD một thùng. Giảm hạn ngạch khai thác từ 18,5 triệu xuống 16 triệu thùng một ngày. • 1986: Giá dầu rơi xuống đến dưới 10 USD một thùng do sản xuất thừa và do một số nước trong OPEC giảm giá dầu. • 1990: Giá dầu được nâng lên trong tầm từ 18 đến 21 USD một thùng. Nhờ vào chiến tranh vùng Vịnh giá dầu đạt đến mức đề ra. • 2000: Giá dầu đã dao động mạnh, vượt qua cả hai mức thấp và cao nhất trong lịch sử. Nếu trong quý I, chỉ với 9 USD người ta cũng có thể mua được một thùng dầu thì trong quý IV giá đã vượt trên 37 USD một thùng. Các thành viên của OPEC đồng ý giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. • 2005: OPEC quyết định giữ nguyên lượng khai thác 27 triệu thùng. Các thành viên đã nhất trí "tạm ngưng" không giữ giá dầu ở mức 22-28 USD/thùng. * BRAZIL TỪ CHỐI GIA NHẬP OPEC : Chính phủ Brazil vừa chính thức thông báo đã từ chối lời mời của Iran gia nhập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Lời mời trên được Đại sứ Iran tại Brazil chuyển tới Bộ trưởng Khoáng sản và Năng lượng Brazil Edison Lobao cách đây 2 tuần. Lý do được chính phủ Brazil đưa ra là vì thời điểm hiện nay chưa thích hợp để gia nhập OPEC. Trước đó, vào đầu năm, Brazil thông báo đã phát hiện 3 mỏ dầu lớn nằm tại lòng chảo Santos ở Đại Tây Dương với tổng trữ lượng ước tính lên tới 40 tỷ thùng. Nếu kết quả kiểm nghiệm xác thực, tổng trữ lượng dầu mỏ của Brazil sẽ tương đương với các quốc gia thành viên OPEC như Nigeria hay thậm chí là Venezuela. Hiện OPEC có 13 quốc gia thành viên, trong đó Saudi Arabia và Iran là những nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. 2/ NGA : Dầu mỏ chiếm 1/3 nguồn thu ngân sách,dứoi ¼ gdp cua Nga.Theo số liệu thống kê năm 2005 thì trữ lượng khí đốt của Nga đạt 2.048.110 tỷ feet khối, tức là chiếm 1/3 trữ lượng toàn cầu còn trữ lượng dầu thô là 80 tỷ thùng, gấp đôi trữ lượng của Bắc Mỹ và tương đương với trữ lượng toàn bộ châu Phi. Trước khi Liên Xô tan rã, sản lượng khai thác hàng năm của nước này đã vượt qua sản lượng của Arập Xêut nhưng trong thập kỷ cuối của thế kỷ 20 ngành dầu khí Nga suy sụp thảm hại, sản lượng giảm đến 60%. Trong các năm gần đây năng lực sản xuất đã được phục hồi và hiện nay đạt khoảng 9 triệu thùng/ngày, đứng thứ hai trên thế giới. Để hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của ngành dầu khí Nga, xin nhắc lại rằng ngành công nghiệp dầu khí Nga hiện nay được dựa trên một nền tảng vững chắc từ thời Liên [...]... 2004 đến nay : Nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này Năm2005: giá dầu... 1,9% và 4,7% Tất cả các nền kinh tế lớn ngoài Mỹ thuộc Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế OECD cùng với Mêxicô chiếm 13,7% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ Các chỉ số tiêu biểu của các nền kinh tế OECD tính trong xu hướng 6 tháng đã tăng trưởng 7,5% vào đầu năm 2004, trong khi đó tháng 4/2008, các chỉ số này giảm 0,5% Như vậy rõ ràng giá dầu tăng cao đã ảnh hưởng tới rất nhiều nền kinh tế, làm giảm tốc độ... theo Liên bộ Tài chính - Công Thương, khi các doanh nghiệp điều chính giá theo nguyên tắc cơ chế thị trường, cần xem xét nhiều yếu tố Doanh nghiệp theo quy định phải dự trữ lượng hàng cho 20 ngày kinh doanh, nên hiện nay lượng xăng bán ra vẫn là được nhập về từ thời điểm giá còn ở mức cao Để điều chỉnh giá xăng, doanh nghiệp cần theo dõi giá trung bình của thị trường thế giới trong vòng 20 ngày Petrolimex... thế giới đang “khát” dầu vậy Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, trước tình hình trì trệ kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, dầu có thể sẽ tiếp tục rớt giá, chỉ còn 60USD/thùng VIII - KẾT LUẬN Giá dầu chịu tác động mạnh của quan hệ cung cầu: Trong ngắn hạn, cung tác động mạnh lên giá dầu, một sự thay đổi nhỏ của cung cũng dẫn tới tác động mạnh tới giá Thực tế sự... liên minh kinh tế gắn kết là một điều khó khăn Giá dầu tăng cao thúc đẩy sản xuất ngoài liên minh đồng thời giảm cầu Mỗi thành viên của liên minh đều có động cơ để gian dối Các thành viên lớn của liên minh sẽ không muốn cắt giảm sản lượng và chứng kiến thị phần của mình giảm sút nếu như họ cân bằng phần tăng thêm ngầm của các thành viên khác Dầu mỏ ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong nền kinh tế... quá 85% Theo tính toán của Bộ Thương mại Ấn Độ, mức tăng giá một thùng dầu lên 5 USD có nghĩa là làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước này xuống 0,5% và tăng lạm phát lên 1,4% Thí dụ, năm 2004, theo kế hoạch chính thức, tổng thu nhập quốc nội của Ấn Độ tăng 7-8%, nhưng trên thực tế mức tăng không vượt quá 6% do giá dầu tăng Trong khi đó, nguồn dự trữ dầu mỏ trong nước của Ấn Độ cũng rất hạn... thảo một chương trình đặc biệt nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào động thái của thị trường dầu mỏ thế giới V – TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU : Giá dầu tăng - giảm luôn ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển, giá cả hàng hoá, an ninh xã hội của bất cứ quốc gia nào Lịch sử giá dầu phát triển ra sao và trong đó ngầm chứa những toan tính nào của những "ông lớn" ngành dầu mỏ 1 Các giai đoạn biến... triệu thùng/ngày Sự tăng lên của giá dầu không kéo dài được lâu và kết thúc vào năm 1998 khi OPEC đã làm ngơ hoặc đánh giá thấp tác động của khủng hoảng kinh tế châu Á Vào tháng 12/1997, OPEC tăng hạn ngạch thêm 2.5 triệu thùng/ngày (10%) lên 27,5 thùng/ngày có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 Sự phát triển nhanh của các nền KT châu Á đã bị chặn lại Vào năm 1998, tiêu thụ dầu của châu Á Thái Bình Dương đã... Nga trong trò chơi chính trị để đối phó lại hành động của Mỹ và Tây Âu bóp nghẹt khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga khi họ liên tục tổ chức các cuộc “cách mạng màu da cam” ở các nước trước đây thuộc Liên Xô cũ cũng như quân đội Mỹ- EU lẫn cánh tay NATO tiếp cận sâu vào khu vực Trung Á Nga tăng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước châu Á vào 2020 Tại cuộc gặp thường niên của Ủy ban Kinh tế - xã hội châu... trước tình hình trì trệ kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể dẫn đến suy thoái kinh tế, dầu có thể sẽ tiếp tục rớt giá, chỉ còn 60USD/thùng Chỉ mới hồi tháng 7/2008 vừa qua, giá dầu đã chạm mốc kỷ lục: 147USD/thùng nhưng nhanh chóng rớt giá liên tục 2 Sự ảnh hưởng đối với nền kinh tế : Cơn sốc giá dầu thường có tác động giống nhau tới các nền kinh tế: làm giảm tốc độ phát triển kinh tế và thậm chí dẫn . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC TIỂU LUẬN MARKETING Đề tài : “VÀNG ĐEN” CỦA NHÂN LOẠI GVHD : TSKH. NGƠ CƠNG THÀNH Nhóm SVTH. thành vô số sản phẩm tiêu dùng, thành phẩm của dầu: dầu hỏa, dầu nhờn, xăng, ga… Người ta phân loại dầu thô thành loại ngọt, nhẹ và loại chua, nặng. Dầu thô loại ngọt, nhẹ dễ lọc hơn, chi phí thấp. trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này. Năm2005: