1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn tâm lý đại cương

8 2,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên, là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, những đặc điểm, bản chất của tâm lý tồn tại, khắc họa lên hầu hết những sự việc, những quan điểm của đời sống con người. Câu thành ngữ “cha truyền con nối” cũng là một trong số những quan điểm biểu hiện rõ nhất về sự gắn bó của hiện tượng tâm lý đối với đời sống xã hội. B. Giải quyết vấn đề.

A. Đặt vấn đề. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên, là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, những đặc điểm, bản chất của tâm lý tồn tại, khắc họa lên hầu hết những sự việc, những quan điểm của đời sống con người. Câu thành ngữ “cha truyền con nối” cũng là một trong số những quan điểm biểu hiện rõ nhất về sự gắn bó của hiện tượng tâm lý đối với đời sống xã hội. B. Giải quyết vấn đề. I. Ý nghĩa câu thành ngữ “Cha truyền con nối” và sự biểu hiện của những đặc điểm của hiện tượng tâm lý. I.1. Ý nghĩa câu thành ngữ “Cha truyền con nối”. Mỗi thế hệ chúng ta không phải là một dòng sông, chúng ta chỉ là một khúc sông của con sông truyền thống. Con sông ấy là sự vươn xa tiếp nối của những thế hệ kế cận và dòng sông ấy được tạo nên từ những giá trị truyền thống “ cha truyền con nối”. “ Cha truyền, con nối” có thể hiểu là sự kế thừa từ đời nọ sang đời kia những tính chất hoặc chức tước, địa vị, đức tính của cha ông. Câu thành ngữ “cha truyền con nối” xuất phát từ tục lệ của chế độ quân chủ chuyên chế ( kế tục chức tước địa vị cha truyền con nối truyền từ đời này sang đời khác). Thời phong kiến, không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới đều có hiện tượng này. Câu thành ngữ này chỉ rõ ra rằng cha làm vua làm quan sẽ truyền ngôi, truyền chức vị lại cho con. Còn có câu “ Con nối cha truyền, phụ truyền tử kế”. Câu ca dao sau như lột trần bản chất câu thành ngữ này trong thời kỳ phong kiến: " Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa lại quét lá đa". Hiểu rộng ra, cởi mở hơn câu thành ngữ này còn mang ý nghĩa những truyền thống tốt đẹp của gia đình, xã hội được nhiều thế hệ lưu truyền gìn giữ từ đời này sang đời khác. Câu thành ngữ thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam, luôn trân trọng giữ gìn đồng thời phát huy những giá trị mà ông cha ta để lại. Thế hệ đi trước dựng xây, kiến tạo cho thế hệ đời sau tạo nên mối quan hệ hai chiều: truyền – tương đương với sự sáng tạo, gây dựng, lưu truyền những gì ông cha ta tạo ra. Đáng quý nhất, cũng chính nhờ “cha truyền con nối” mà lòng yêu nước, khí chất quật cường của ông cha cũng được truyền lại cho đời sau giúp cho dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù ngoại xâm không hề chùn bước. Nếu như trước đây có Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lê Lợi…đi vào sử vàng với những chiến công hiển hách thì trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Phan Đình Giót, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc và rất rất nhiều những anh hùng khác nữa. Hơn nữa, những tinh hoa đó không chỉ dừng lại ở một thời kỳ mà chắc chắn rằng truyền thống quý báu này còn được truyền từ đời này sang đời khác. Nói cách khác, dường như mỗi người con Việt Nam khi sinh ra đã có sẵn trong máu lòng tự tôn dân tộc, quả cảm quật cường nhờ được cha ông truyền lại và sẽ còn mãi đến về sau. Câu thành ngữ thể hiện được mối quan hệ mật thiết có tính tương quan chặt chẽ ( quan hệ nhân quả). Thế hệ đi trước sẽ luôn có trách nhiệm với những gì mình làm, tạo tiền đề tốt đẹp cho thế hệ sau, thế hệ đời sau sẽ có nền tảng ngay từ đầu và có nghĩa vụ gìn giữ, lưu truyền, phát huy, làm giàu hơn những gì chúng ta đã có, giúp cho những giá trị được bền vững hơn. Tạo nên văn hóa truyền thống cổ truyền có tính ổn định, thống nhất. Bên cạnh đó, thế hệ đi sau cũng có nghĩa vụ tiếp nhận những giá trị đó, đồng thời, kết hợp những tinh hoa của nhân loại phù hợp để phát huy những truyền thống đó ngày càng tốt đẹp hơn. Thực tế, truyền thống “ cha truyền con nối” là một tục lệ vẫn còn giá trị cho đến bây giờ. Hiện nay, nhiều làng nghề làm gốm, làm đồ hàng mã vẫn tiếp tục gìn giữ, duy trì sự nghiệp ông cha ta để lại. Gần giũ hơn là việc chúng ta duy trì nòi giống, thắp hương thờ cúng tổ tiên cũng là một khía cạnh nhỏ của truyền thống ấy. Thành ngữ là bài học để thế hệ sau này luôn có ý thức gìn giữ giá trị cha ông để lại. Nó còn có ý nghĩa ứng dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Bác hồ nói “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải có công giữ lấy nước.” Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải cố gắng cống hiến hết sức mình cho tổ quốcđể bảo vệ, duy trì và phát triển mhuwngx thành quả mà các đời vua Hùng gây dựng nên. I.2. Những đặc điểm của hiện tượng tâm lý thể hiện qua câu thành ngữ “cha truyền con nối”. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội. Hiện tượng tâm lý mang những đặc điểm cơ bản là: tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử. Như vậy với câu thành ngữ “ cha truyền con nối” đã thể hiện được đặc điểm tâm lí con người mang bản chất xã hội lịch sử. Theo C. Mác bản chất của con người là “ tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, con người sống trong những môi trường xã hội nhất định và chính mối quan hệ xã hội đã quyết định bản chất tâm lý con người. Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định với những ảnh hưởng của nền văn hóa xã hội, yếu tố chính trị, giao tiếp, hoạt động sẽ có sự khác nhau đến sự phát triển của con người. Vì thế mà tâm lý con người cũng thể hiện tính lịch sử. Bản chất xã hội, tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Con người bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có con người nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi điều kiện sống xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài người đã tích lũy được vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộc sống và truyền đạt từ thế này sang thế hệ khác. Cá nhân nắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến thành kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lý các nhân. Do đó, ở loài người bên cạnh sự di truyền sinh học còn có “di sản xã hội” tức là khả năng truyền lại toàn bộ tâm lý đang phát triển của cả loài người cho mỗi cá nhân. Bởi vì tâm lý con người được hình thành qua các sự việc, mối quan hệ, giao tiếp hàng ngày trong xã hội. Vì thế ứng dụng của nó phụ thuộc vào xã hội mà chúng ta đang sống Ví dụ : một bạn nam sinh ra trong một gia đình cha mẹ là người có học thức và lao động trí óc. Họ nuôi dạy con rất khoa học và nề nếp. Lớn lên trong môi trường đó, bạn nam được giáo dục tốt và dẫn tới tâm lí rằng bạn nam đó học tập tốt và noi gương cha mẹ. Đây chính là môi trường gia đình hay chính là một xã hội thu nhỏ. Như vậy, câu thành ngữ đã thể hiện tâm lí có tính nguồn gốc xã hội. Nội dung của tâm lí chính là các mối quan hệ xã hội. Ở đây, mối quan hệ xã hội mà ta thấy là mối quan hệ cha – con máu mủ đây là mối quan hệ xã hội trong phạm vi xã hội thu nhỏ ta gọi là gia đình hay khi ta mở rộng ra phạm vi xã hội thì đấy chính là mối quan hệ giữa thế hệ trước – thế hệ cha ông và thế hệ sau – thế hệ con cháu. Giữa họ tồn tại những sự liên kết, liên quan, ràng buộc. Tâm lí con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Ví như khi ta đang chơi thể thao cầu lông cùng cô bạn của mình. Khi cả hai chơi cùng tốt và phối hợp đồng đều cầu ít rơi, khi đó tạo cho ta cảm giác thoải mái vui vẻ. Chính cái tâm lí thoải mái vui vẻ đó là sản phẩm của hoạt động của ta và bạn trong hoạt động chơi thể thao cầu lông. Trong giao tiếp ví dụ khi ta nói chuyện với một người bạn về chủ đề mà ta ưa thích ta sẽ nói rất tích cực hồ hởi, điều đó chứng tỏ tâm lí của ta đang thoải mái. Còn khi ta đang tranh cãi với ai đó về một việc gì đó ta sẽ có trạng thái tâm lí khó chịu. Tổng hợp lại thì dù là thoải mái hay khó chịu thì đó đều là sản phẩm của quá trình giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử , loài người đã tích lũy được vô vàn kinh nghiệm . Những kinh nghiệm đó được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là biểu hiện của cha truyền con nối. Như các phong tục tập quán tết âm lịch, gói bánh trưng, thờ cúng ông bà tổ tiên. Các cá nhân nắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến nó thành kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lí cá nhân. Trong câu nói trên, “cha” sống trong một thời kì, một lịch sử xã hội tuy khác với con, nhưng đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm, tri thức về nghề nghiệp, hình thành cho mình một tâm lý riêng. Sau đó “cha” truyền đạt lại cho hế hệ “con” thông qua hoạt động giao tiếp,giáo dục, “con” tiếp thu tri thức của “cha” và xử lí, biến nó thành tri thức của mình, kinh nghiệm của mình, mặc dù “con” không hề trải qua lịch sử xã hội của cha. Con nắm kinh nghiệm và tri thức của cha, cộng với tri thức của mình trong lịch sử xã hội của mình đã biến nó trở thành tâm lý cá nhân. Hay nói cách khác thì tâm lý cuả con là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu kinh nghiệm xã hội, văn hóa xã hội thông qua hoạt động giao tiếp với cha. Thông qua sự liên quan và tác động giữa các thế hệ mà thế hệ sau đã bị ảnh hưởng từ thế hệ trước cả về mặt tốt và xấu. Từ giao tiếp , từ tiếp xúc xã hội, từ lao động ,vui chơi , hoạt động mà con người ta có điều kiện trao đổi học hỏi. Từ đó thế hệ sau đã tiếp được làm quen biết đến những kiến thức cách làm cách chơi của thế hệ trước và dần dần tiếp thu hình thành thói quen và tâm lí . Ví dụ , trong lao động , khi người nông dân cùng con cái ra ruộng đồng để cấy lúa thì con cái họ sẽ học theo qui trình và cách thức trong quá trình cha mẹ chúng làm mẫu , hướng dẫn thông qua giao tiếp truyền đạt . Thế là qua hoạt động lao động cấy lúa, họ đã thu được kết quả là kiến thức về kinh nghiệm cấy lúa từ cha mẹ. Và chính cha mẹ họ cũng đã học được từ thế hệ trước đúng theo qui trình như thế. Các thế hệ truyền cho nhau cách thức cấy lúa và nhận thức trong tâm lí. Như vậy, tâm lí mỗi cá nhân chính là kết quả của quá trình lĩnh hội tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội, thông qua hoạt động và giao tiếp. Thứ hai, câu thành ngữ mang tính lịch sử. Tức là gắn với mỗi thời điểm lịch sử, tâm lí con người cũng sẽ có những sự khác biệt khác nhau. Ví dụ , trong thời phong kiến, người xưa coi trọng nam giới theo quan niệm trọng nam khinh nữ vì vậy chỉ cho con trai đi học. Vì vậy, những người con gái sống trong thời điểm đó họ thấy rất bình thường và thản nhiên chấp nhận việc không được đi học vì tại thời điểm đó thì điều đó được cho là đúng và cả xã hội chấp nhận, họ được giáo dục được “ cha truyền ”như thế và họ biết là như thế. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh hiện nay, mà người con gái không được quyền đi học đương nhiên họ sẽ rất khó chịu và bất mãn vì thời đại này là hiện đại, tất cả mọi người đều công nhận quyền bình đẳng. Như vậy, tâm lí của mỗi con người luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động và phát triển của xã hội. Ứng vào câu thành ngữ trên, trong giai đoạn phong kiến thì nó chỉ được hiểu theo một nghĩa rất hẹp đúng như từng từ của câu thành ngữ đó là cha - truyền- con - nối. Nói cách khác, đó là việc cha truyền lại cho con chức tước, quyền lực thường được ám chỉ cho hình thức truyền ngôi giữa vua - con và quan lại với nhau. Như vậy ta mới thấy có những dòng họ làm vua đến 10 đời, vị quan này về nghỉ tuổi già thì con cái sẽ lên thay. Nhưng ở giai đoạn xã hội hiện đại thì không còn tình trạng như vậy nữa. Một mặt, việc truyền ngôi đã không còn mà những người có địa vị quan trọng trong quốc gia hầu hết được hình thành bằng con đường bầu cử hoặc bổ nhiệm bởi những người được pháp luật quy định có quyền bổ nhiệm. Mặt khác, ý nghĩa của câu nói ngoài việc chỉ đề cập đến vấn đề kế tụng quyền lực thì nó còn mang thêm nhiều ý nghĩa khác nữa. Đó là sự truyền tiếp những giá trị văn hóa của dân tộc, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng, tinh thần; những trách nhiệm mà người đi trước và người đi sau đều phải có để lưu giữ lại những thành quả, tinh hoa của đất nước Việt Nam. II. Ứng dụng bản chất xã hội lịch sử của hiện tượng tâm lí vào việc duy trì và phát huy những truyền thống dân tộc. Đất nước ta là một quốc gia đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta cũng rất nhiều và có những nét đặc sắc nổi bật. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những giá trị truyền thống đó vẫn được bảo tồn và ngày một được phát triển hơn. Có được như hôm nay không thể không nhắc đến tác động của hiện tượng tâm lý mà cụ thể là tính xã hội, lịch sử tác động đến con người giúp chúng ta giữ gìn được những truyền thống quý báu của cha ông. Bản chất tâm lý con người được quyết định bởi các quan hệ kinh tế - xã hội, các mối quan hệ đạo đức pháp quyền, các mối quan hệ con người - con người từ quan hệ gia đình, làng xóm, quê hương, các quan hệ cộng đồng… Mặt khác, thông qua hoạt động giao tiếp đã khắc họa đầy đủ dấu ấn xã hội, lịch sử trong tâm lý con người. Do đó có thể nói, thông qua hoạt động giao tiếp chính là một công cụ hữu hiệu nhất để giúp lưu truyền những giá trị truyền thống của dân tộc. Ví dụ như truyền thống gói bánh chưng ngày tết của nước ta. Trước hết, thông qua quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, văn hóa xã hội, con người biết đến truyền thống này được hình thành từ đời Vua Hùng thông qua lời kể của cha mẹ, ông bà và cả trong chương trình giáo dục tiểu học. Từ đó, những ấn tượng về việc gói bánh chưng vào Tết Nguyên Đán ăn sâu vào tiềm thức con người, khiến họ thực hiện công việc này hàng năm. Ngoài ra, vì tâm lý con người gắn với các quan hệ xã hội tức là chịu sự chế ước của xã hội, cộng đồng. Do đó, việc một người tách ra khỏi cộng đồng, không làm theo những người xung quan khiến họ sinh ra cảm giác lạc lõng, sợ bị dư luận dèm pha. Chính vì vậy, dù là hình thức tự nguyện hay bắt buộc thì nhờ bản chất xã hội con người vẫn tiếp tục thực hiện truyền thống gói bánh chưng đó cho đến ngày nay. Hơn nữa, là chủ thể của nhận thức, con người còn chủ động sáng tạo. Bên cạnh việc tiếp nhận những truyền thống, con người còn phát huy truyền thống đó cùng với việc kết hợp những tinh hoa nhân loại để ngày hôm nay, bánh chưng không chỉ còn được gói vào mỗi dịp tết mà vào mỗi ngày lễ lớn, nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng. Vừa là sum họp gia đình, vừa là kể cho nhau nghe những câu chuyện xung quan chiếc bánh chưng. Mặt khác, đây cũng là nét sinh hoạt văn hóa riêng của mỗi gia đình mà lại có thể tiếp tục thông qua hoạt động giao tiếp truyền đạt truyền thống này, tâm tư, nguyện vọng cho các thế hệ sau. Tâm lý con người luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động phát triển của xã hội. Nhờ đặc điểm này mà những giá trị truyền thống của con người khi được thế hệ sau tiếp nhận luôn biết cách làm mới cho phù hợp với xã hội hiện tại nhưng vẫn không làm mất đi bản chất ban đầu của nó, giúp cho những truyền thống lâu đời đù truyền tiếp đến bao đời vẫn không bị lạc hậu. Đơn cử như truyền thống con cái phải phụng dưỡng cha mẹ. Ở xã hội xưa, đây là một đạo lý làm người mà người con nào cũng hiểu, cũng phải làm theo. Tuy nhiên, ở một xã hội phát triển mạnh như hiện tại, kinh tế, tiền tài, địa vị đôi khi đã làm con người quên đi nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ của mình. Thậm chí, có những người biến chất đã không ngần ngại đối xử tệ bạc đối với chính đấng sinh thành của mình, có trường hợp con trai xuống tay giết chết mẹ đẻ. Đây là những trường hợp rất đau lòng cho thấy mặt trái của xã hội phát triển mạnh mà đạo đức con người thì đi xuống. Để có thể tiếp tục lưu giữ và phát triển truyền thống đó, pháp luật đã vào cuộc, dùng sức mạnh cưỡng chế của mình để đưa những người nhận thức sai lệch trở về khuôn khổ. Đây chính là cách nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội để cải tạo, giáo dục con người mà bản chất lịch sử của hiện tượng tâm lý đề cập đến. Ngoài ra, bằng việc tăng cường tuyên truyền quảng bá, giáo dục, nâng cao nhận thức của con người về các truyền thống dân tộc như “uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”; các lễ hội; các giá trị đạo đức, đối nhân xử thế giữa người với người… chính là một cách giúp con người lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, văn hóa xã hội. Từ đó hình thành cho họ tâm lý tôn trọng, muốn giữ gìn. Cùng với đó, việc chịu tác động của cộng đồng hay còn gọi là tâm lý đám đông kích thích họ cùng với toàn xã hội giữ gìn và phát huy những truyền thống đó. Từ đó, truyền thống dân tộc sẽ có thể có những bước tiến đáng kể thông qua hoạt động sáng tạo, vừa là giữ gìn, vừa là đưa truyền thống nước ta trở thành những nét đặc sắc chỉ có ở con người Việt Nam, nâng cao giá trị con người Việt Nam khiến cho các dân tộc khác ngày càng ngưỡng mộ. C. Kết luận. Câu thành ngữ “cha truyền con nối” là một ứng dụng tiêu biếu của bản chất lịch sử xã hội của hiện tượng tâm lý. Thông qua bản chất này giúp ta có thể ứng dụng vào đời sống trong việc duy trì và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc một cách tối đa để bản sắc dân tộc Việt Nam mãi rực rỡ, là niềm tự hào của mỗi con dân Việt Nam. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Đại học Luật Hà Nội, giáo trình “Tâm lý học đại cương”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2008 ( phần II: Bản chất của hiện tượng tâm lý, trang 16- trang 21) 2. Nguyễn Quang Uẩn, giáo trình “Tâm lý học đại cương”, Nxb Đại học Sư phạm, 2008. ( phần 1.2: Bản chất xã hội của tâm lý người, trang 24- trang 26) 3. http://www.dinhpsy.com/2012/12/tam-ly-mang-ban-chat-xa-hoi-lich- su.html 4. http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Ban-sac-van-hoa/Giai- thich-thanh-ngu-tuc-ngu-/2012/02/47A57683/ 5. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-dinh-nghia-tam-ly-nguoi-va- chung-minh-tam-ly-nguoi-mang-ban-chat-xa-hoi-lich-su-40073/ . A. Đặt vấn đề. Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên, là hoạt động thần kinh và hoạt động. được pháp luật quy định có quyền bổ nhiệm. Mặt khác, ý nghĩa của câu nói ngoài việc chỉ đề cập đến vấn đề kế tụng quyền lực thì nó còn mang thêm nhiều ý nghĩa khác nữa. Đó là sự truyền tiếp. thế. Nhưng nếu đặt trong hoàn cảnh hiện nay, mà người con gái không được quyền đi học đương nhiên họ sẽ rất khó chịu và bất mãn vì thời đại này là hiện đại, tất cả mọi người đều công nhận quyền

Ngày đăng: 05/06/2015, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w