1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm hình sự 1

13 2,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

A (30 tuổi) đã lôi kéo B (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi bắt cóc em họ của B là C (5 tuổi) để đòi bố mẹ C phải nộp tiền chuộc là 150 triệu đồng. Hành vi của A và B bị xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 134 BLHS.Câu hỏi:

Trang 1

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

1 BLHS – Bộ luật Hình sự

2 CTTP – Cấu thành tội phạm

3 TNHS – Trách nhiệm hình sự

Trang 2

A LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đời sống

cá nhân trong xã hội được nâng cao thì nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của mỗi người trở thành nhu cầu không thể thiếu Điều đó đã là một nhân tố tác động và ảnh hưởng đến diễn biến tội phạm ở nước ta ngày càng được mở rộng, phức tạp và có chiều hướng tăng về số vụ cũng như hình thức, cách thức tiến hành Dù đã Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách nhằm ngăn ngừa cũng như có những chế tài xử lí nghiêm minh mang tính chất dăn đe với những hành vi phạm tội nhưng trên thực tế thì số lượng tội phạm vẫn ngày càng ra tăng với tính chất ngày càng tinh vi và xảo quyệt Bên cạnh những tội phạm nguy hiểm mang tính chất xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người thì các tội về xâm phạm sở hữu cũng ngày càng nhiều lên hơn hết bởi nó dễ thực hiện và đối tượng của việc thực hiện tội phạm này chính là các giá trị về vật chất phục

vụ trực tiếp nhu cầu của tội phạm hướng đến Để tìm hiểu thêm về vấn đề

này nhóm 01 xin chọn bài làm nhóm môn luật hình sự Việt Nam đề bài số

03 Phân tích một trong các tình huống có liên quan đến tội bắt cóc nhằm

chiếm đoạt tài sản ( điều 134, BLHS)để giải quyết và xem xét các vấn đề có liên quan

Đề 3:

Trang 3

A (30 tuổi) đã lôi kéo B (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi bắt cóc em

họ của B là C (5 tuổi) để đòi bố mẹ C phải nộp tiền chuộc là 150 triệu đồng Hành vi của A và B bị xử lý về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 134 BLHS

Câu hỏi:

1 Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy xác định hành vi phạm tội của A và B thuộc loại tội phạm nào?

2 Xác định những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vụ án nêu trên

3 Trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao?

4 Phân tích lỗi của A và B trong tình huống trên

5 Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm đối với hành vi phạm tội của

A và B trong tình huống trên

B GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1 Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy xác định hành vi phạm tội của A và B thuộc loại tội phạm nào?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 8 BLHS, hành vi phạm tội của A

và B thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng

Giải thích

Khoản 3 điều 8 BLHS quy định về cách phân loại tội phạm như sau:

“ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hành phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc

Trang 4

biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Vận dụng vào tình huống trên, ta thấy hành vi phạm tội của A và B đã

bị xử lí về tội bắt cố nhằm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 điều 134 BLHS:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm :

a)Có tổ chức;

b)Có tính chất chuyên nghiệp;

c)Tái phạm nguy hiểm;

d)Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Đối với trẻ em;

e) Đối với nhiều người;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

h) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

i) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt theo quy định tại khoản 2 điều 134 BLHS là 12 năm Căn cứ vào khoản 3 điều 8 ở trên thì có thể xác

định hành vi phạm tội của A và B thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng

2 Xác định những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vụ án nêu trên.

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan Hay nói cách khác, mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội, Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như

Trang 5

mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội ( công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…)

Trong CTTP, không phải tất cả biểu hiện của mặt khách quan được phản ánh là dấu hiệu của CTTP Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội

là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả các CTTP cơ bản Các nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ được phản ánh trong những CTTP nhất định có thể là CTTP cơ bản hoặc CTTP tăng nặng

Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện

cơ bản Những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian… khi không có hành vi khách quan Những biểu hiện của mặt chủ quan

là lỗi, mục đích, động cơ cũng luôn luôn gắn liền với hành vi khách quan cụ thể Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động của tội phạm và do vậy là nguyên nhân của sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm Hành vi khách quan là cầu nối giữa khách thể và chủ thể Không thể có chủ thể của tội phạm khi không có hành vi khách quan

Với đặc điểm như vậy, hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các CTTP, không có hành vi khách quan thì không có tội phạm Theo Luật hình sự Việt Nam, hành vi khách quan của tội phạm có ba đặc điểm đó là:

Có tính nguy hiểm cho xã hội; Là hoạt động có ý thức và ý chí đồng thời nó

là hành vi trái pháp luật hình sự Về hình thức thể hiện thì hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện qua hành động hoặc qua không hành động Trong đó, hành động ( phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội

Trang 6

phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm Và, không hành động (phạm tội) là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện

để làm

Dấu hiệu thứ hai thuộc mặt khách quan của tội phạm là hậu quả nguy hiểm cho xã hội Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây

ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự Và những thiệt hại đó thể hiện dưới các dạng: thiệt hại về vật chất, thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tinh thần và các biến đổi khác

Nếu coi hành vi khách quan là nội dung biểu hiện thứ nhất và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là nội dung biểu hiện thứ hai thì nội dung biểu hiện thứ ba của yêu tố mặt khách quan là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Đây là mối quan hệ khách quan luôn luôn tồn tại giữa hành vi khách quan và hậu quả của hành

vi khách quan Trong cấu thành tội phạm, nếu hậu quả đã được phản ánh là dấu hiệu khách quan thì quan hệ nhân quả cũng sẽ là dấu hiệu khách quan Như vậy, việc định tội theo CTTP loại này không chỉ đòi hỏi phải xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà còn đòi hỏi xác định cả mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm cho xã hội Con người chỉ phải chịu TNHS về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả nguy hiểm đó do chính hành vi khách quan của họ gây ra hay nói cách khác nếu giữa hành vi khách quan đã thực hiện của họ và hậu quả nguy hiểm đó có quan hệ nhân quả với nhau

Áp dụng vào tình huống ta thấy mặt khách quan của vụ án trên đó là

Trang 7

Hành vi bắt cóc C của A và B là hành vi bắt giữ nguời trái pháp luật, đấy là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội

Hành vi bắt cóc C là hành vi có ý thức và ý chí của A và B, tức A và

B nhận thức được hành vi bắt cóc của mình là sai trái nhưng vẫn thực hiện hành vi đó

Hành vi bắt cóc của A và B nhằm mục đích gây áp lực đòi bố mẹ C giao 150 triệu đồng để đổi lấy sự an toàn của C, và hành vi bắt cóc C của A

và B có thể gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần… cho C Đây là hành vi trái pháp luật hình sự, đã được pháp luật hình sự quy định

Như vậy với phân tích trên thì hành vi của A và B đã thỏa mãn những dấu hiệu về mặt khách quan của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ( điều

134 BLHS)

3 Trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao?

Trả lời: Trong vụ án trên có đồng phạm

Lí giải:

Theo khoản 1 Điều 20 – BLHS 1999: “Đồng phạm là trường hợp có

từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Điều đó có nghĩa là,

để được coi là đồng phạm thì cần phải thỏa mãn những dấu hiệu sau:

Dấu hiệu về mặt khách quan:

Có ít nhất hai người trở lên và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm( có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)

Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý)

Căn cứ theo vụ án trên thì chúng ta mặc nhiên thừa nhận A và B có năng lực trách nhiệm hình sự Vấn đề xác định độ tuổi chịu trách nhiệm hình

sự của A và B, theo quy định tại điều 12 của BLHS:

Trang 8

“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Theo đó, A( 30 tuổi) hoàn toàn chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của mình gây ra( bởi anh ta nhận thức được hành vi và kiểm soát được hành vi của mình), còn B do phạm tội rất nghiêm trọng như trên phân tích nên vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Đồng thời, A đã lôi kéo B cùng thực hiện hành vi bắt cóc em họ của

B là C, cả hai cùng tham gia bắt cóc nên cả hai cùng thực hiện tội phạm Chính vì vậy, trong vụ án trên dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm đã được thỏa mãn

Dấu hiệu về mặt chủ quan: dấu hiệu này đòi hỏi những nguwoif

cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý

Về lý trí, họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội

và biết được hành vi của người khác cũng nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả hành vi của mình thực hiện và hậu quả chung của tội phạm mà

họ tham gia thực hiện

Về ý chí, họ cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn

hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả phát sinh

Áp dụng vào tình huống ta thấy, A và B đã cùng thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, mục đích là đòi được bố mẹ của C 150 triệu đồng tiền chuộc A và B đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, đều biết hành vi cùng nhau thực hiện bắt cóc em họ A là C(5 tuổi) bị

Trang 9

pháp luật ngăn cấm nhưng vẫn thực hiện và thấy trước hậu quả sẽ xảy ra khi thực hiện hành vi phạm tội

Đồng thời, A và B cùng mong muốn hậu quả hành vi họ thực hiện xảy

ra (tức là bắt cóc được C và được 150 triệu đồng tiền chuộc ) Vì vậy, dấu hiệu chủ quan của đồng phạm đã thỏa mãn

Từ sự phân tích trên ta thấy, A và B đã thảo mãn các dấu hiệu của đồng phạm vì vậy có thể kết luận A và B là đồng phạm trong tình huống trên

4 Phân tích lỗi của A và B trong tình huống trên.

Trong Luật Hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc

cơ bản Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ CTTP nào Trong

khoa học pháp lí hình sự, khái niệm lỗi được định nghĩa như sau: “ Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình

và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”

Người thục hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội

Như vậy lỗi chỉ đặt ra trong trường hợp trong đó có khả năng xử sự phù hợp với xã hội và chủ thể đã không lụa chọn khả năng này Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm lí của yếu tố ý chí và lí chí trong trường hợp có lỗi Luật hình sự Việt Nam chia thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý Lỗi cố ý gồm hai hình thức: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý cũng gồm hai trường hợp lỗi vô ý vì cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin

Trang 10

Qua các khái niệm trên ta có thể khẳng định đầu tiên lỗi của A và B trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp, thấy được hành vi bắt cóc C, rồi đòi tiền chuộc từ bố mẹ C có thể thấy được lỗi của A và B khi đã xử sự trái pháp luật Trong pháp luật hình sự người ta chia lỗi thành hai loại đó là lỗi

cố ý theo điều 9 BLHS và lỗi vô ý theo điều 10 BLHS Theo tình huống ta thấy A và B đã bắt cóc C mới 5 tuổi với mục đích nhằm đòi 150 triệu tiền chuộc từ bố mẹ C, mục đích này đã xâm phạm tới sức khoẻ, tính mạng, tư

do thân thể của C

Về lí trí: A và B nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện thấy trước được hậu quả của hành vi đó Hành vi bắt cóc C có thể gây thiệt hại tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm, và các hệ lụy khác có thể xảy ra với C, A và B nhận thức được điều đó

Về ý chí: A và B mong muốn việc đó xảy ra vì hai người cùng thực hiện hành vi bắt cóc nhằm mục đích đòi tiền Hai người này mong muốn thực hiện tới cùng việc tội phạm là bắt cóc C nhằm chiếm đoạt tài sản A và

B nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi bắt cóc C nhưng vẫn tiếp tục thực hiện chứng tỏ chúng mong muốn hành vi của mình xảy ra

Qua nhưng phân tích ở trên có thể khẳng định rằng hành vi trái pháp luật của A và B là có lỗi và lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 9 BLHS quy định

5 Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm đối với hành vi phạm tội của A và B trong tình huống trên.

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố

ý, bao gồm giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành Trong đó:

Trang 11

Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo

ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng chưa thực hiện được tới cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18 BLHS)

Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP

Theo đó tội phạm hoàn thành khi hành vi phạm tội có đầy đủ dấu hiệu của cấu thành tội phạm:

Đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì tội phạm hoàn thành khi đã thực hiện hành vi khách quan của tội phạm

Đối với tội có cấu thành vật chất tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã gây ra hậu quả khách quan của tội phạm

Theo quy định tại Điều 134 BLHS về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản thi tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi “bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản”

Đây là loại tội có cấu thành hình thức tức tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan của tội phạm Theo đó tội phạm hoàn thành ngay từ khi người phạm tội có hành vi bắt cóc và hành vi

đe dọa chủ tài sản

Vận dụng vào tình huống trên ta thấy:

Về mặt khách quan:

A và B đã có hành vi bắt cóc C làm con tin, đây là hành vi bắt giữ người trái pháp luật

Hành vi bắt cóc của A và B nhằm Mục đích là gây áp lực đòi bố mẹ C giao tiền chuộc là 150 triệu đồng

Ngày đăng: 05/06/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w