Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
123 KB
Nội dung
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 NỘI DUNG BÀI TẬP 4 I. Sơ lược về công ty NAGAYASU 4 I.1. Giới thiệu công ty 4 I.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 4 I.3. Doanh thu qua các năm 5 I.4. Số liệu nhân sự qua các năm: 5 I.5. Trình độ của nhân viên và cam kết số năm việc tại công ty hiện nay 6 (không tính số lao động thử việc) 6 II. Khó khăn, thách thức của Nagayasu và nguyên nhân khi các nhân viên có năng lực muốn rời bỏ công ty 7 II.1. Chế độ đãi ngộ hiện tại của công ty 7 II.2. Khó khăn và thách thức của Nagayasu đã và đang gặp phải 9 III. Một số giải pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu 14 III.1. Chính sách đãi ngộ 14 III.2. Tiêu chí đánh giá kết quả làm việc của nhân viên 15 III.3. Xây dựng văn hóa công ty phù hợp 17 III.4. Giáo dục, đào tạo kỹ năng cho nhân viên và hệ thống quản lý 18 III.5. Xây dựng thương hiệu cho công ty 18 III.6. Xây dựng cơ sở vật chất trong công ty 19 IV. Những điều kiện cần thiết để có thể thực hiện được các giải pháp này 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 1 LỜI NÓI ĐẦU Nguồn nhân lực cùng với vốn luôn là hai yếu tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp, công ty. Nguồn vốn đủ lớn sẽ giúp công ty bảo đảm hoạt động ổn định và là bộ mặt ngoài của doanh nghiệp, nhưng nguồn nhân lực lại đóng vai trò quan trọng quyết định sức mạnh cạnh tranh, giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp đó. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt là những nhân viên giỏi lại càng cần được đề cao hơn nữa. Nhân viên giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi họ tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức. Chiến lược kinh doanh là yếu tố then chốt của kinh doanh thành công. Có chiến lược đúng đắn thì khả năng thành công đã là 50%. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Viêt Nam gần đây đang lâm vào tình trạng khủng hoảng về chiến lược kinh doanh bởi có một thực trạng là tỷ lệ nhân viên giỏi xin thôi việc ở công ty để sang làm cho doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng gia tăng. Thực trạng này kéo dài sẽ làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nghiêm trọng bởi khi nguồn tài sản nhân lực bị mất đi thì doanh nghiệp đó mất đi nguồn chất xám to lớn. Và kinh doanh sẽ thất bại là hậu quả tất yếu. 2 Công ty Nagayasu là công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết bị văn phòng, điện lạnh và thiết bị dạy nghề cũng gặp phải không ít những khó khăn khi các nhân viên có năng lực rời khỏi công ty. Mặc dù vậy Công ty Nagayasu cũng có một số chính sách nhằm giữ chân các nhân viên này. Bài phân tích dưới đây sẽ đề cập một số nguyên nhân và giải pháp chủ yếu để giúp công ty giữ chân những nhân viên có năng lực của mình. 3 NỘI DUNG BÀI TẬP I. Sơ lược về công ty NAGAYASU I.1. Giới thiệu công ty - Tên công ty: Nagayasu - Năm thành lập 2003 - Vốn pháp định: 20 tỷ - Ngành nghề kinh doanh: Thiết bị văn phòng, điện lạnh và thiết bị dạy nghề - Trụ sở chính: Tân Xuân – Từ Liêm - Hà Nội - Chi nhánh 1: Số 86 – Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng Hà Nội - Chi nhánh 2: Số 166-168 – Đường CMT8 – Q3 – TP Hồ Chí Minh - Tổng số công nhân viên: 54 người (Trụ sở chính và 2 chi nhánh). - Khẩu hiệu của công ty: “Công ty là của chính bạn!” I.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty + Ban Giám đốc - Phòng Kinh doanh - Phòng Kế toán - Phòng kỹ thuật, bảo hành 4 - Phòng dự án - Phòng xuất nhập khẩu - Bộ phận giao hàng: Hợp đồng vụ việc (Các phòng ban gồm: Trưởng phòng và các nhân viên) I.3. Doanh thu qua các năm Năm Doanh thu (VNĐ) 2003 8,751,264,328 2004 19,387,755,102 2005 30,769,230,769 2006 34,188,034,188 2007 37,986,704,653 2008 42,735,042,735 I.4. Số liệu nhân sự qua các năm: Năm Số lao động chính thức Số lao động nghỉ việc Số lao động thử việc Tổng số lao động hiện có 2003 13 3 5 18 2004 27 5 8 35 2005 39 7 10 49 2006 43 6 10 53 2007 48 4 7 55 2008 54 9 12 66 5 I.5. Trình độ của nhân viên và cam kết số năm việc tại công ty hiện nay (không tính số lao động thử việc). Trình độ Số người Cam kết làm việc với công ty Cao học 3 3 năm trở lên Đại học 20 3 năm trở lên Cao đẳng 14 Lâu dài Trung cấp 11 Lâu dài Lao động phổ thông 6 Lâu dài (12 người đang thử việc) 6 II. Khó khăn, thách thức của Nagayasu và nguyên nhân khi các nhân viên có năng lực muốn rời bỏ công ty II.1. Chế độ đãi ngộ hiện tại của công ty II.1.1. Chính sách lương - Với các phòng ban: Trả theo mức lương cơ bản hệ số 1 là 1.500.000 đồng - Bộ phận giao hàng: Lương cơ bản hệ số 1 là 700.000 đồng - Xét được tăng lương: 6 tháng/ 1 lần (theo thành tích). II.1.2. Chính sách xã hội - Hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi khác. - Được nghỉ các ngày lễ, tết theo chế độ. II.1.3. Chính sách thưởng * Đối với các vị trí trưởng phòng - Toàn quyền và chịu trách nhiệm công việc trong phòng. - Được hưởng thêm hệ số trách nhiệm là 0,3 mức tiền lương cơ bản. - Khi vượt doanh thu quy định thì được hưởng thêm 30% của lợi nhuận phần vượt. 7 - Được hưởng tỷ lệ thưởng trong phòng theo tỷ lệ lợi nhuận phần vượt doanh thu. - Không khống chế thời gian làm việc. * Đối với các nhân viên - Khi vượt doanh thu quy định thì được hưởng 30% của lợi nhuận phần vượt. - Được hưởng tỷ lệ thưởng trong phòng theo tỷ lệ lợi nhuận phần vượt doanh thu. - Không khống chế thời gian làm việc đối với nhân viên kinh doanh. * Thưởng ở các phòng - Phòng kinh doanh, dự án: Thưởng 3% lợi nhuận khi vượt doanh thu trong tháng. - Các phòng ban liên đới: Thưởng 5% lợi nhuận khi các phòng kinh doanh, dự án vượt doanh thu trong tháng và được xét thưởng theo mức độ hoàn thành công việc. Cụ thể: loại tốt thêm 0,3 hệ số lương cơ bản, loại khá 0,2 hệ số lương cơ bản. 8 - Bộ phận giao hàng: Ngoài lương còn được hưởng thêm phụ cấp theo số chuyến giao hàng, đơn giá được quy định theo km vận chuyển. II.2. Khó khăn và thách thức của Nagayasu đã và đang gặp phải II.2.1. Nhân viên đòi hỏi thu nhập cao ngoài khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Theo tháp nhu cầu của Maslow cho rằng: con người luôn có xu hướng ưu tiên, thỏa mãn những nhu cầu quan trọng trước tức là những nhu cầu thấp hơn trong tháp nhu cầu. Các nhu cầu đó là: 1. Nhu cầu tự thể hiện (Giao trách nhiệm, ủy quyền, mở rộng công việc) 2. Nhu cầu được tôn trọng (Biểu dương, khen thưởng, kêu gọi tham gia) 3. Nhu cầu xã hội (Không khí thoải mái, xây dựng tinh thần đồng đội, cung cấp thông tin) 4. Nhu cầu an toàn (Cải tiến điều kiện làm việc, thiết bị, cơ sở hạ tầng) 5. Nhu cầu sinh lý (Tiền lương, tiền thưởng, thù lao…) Theo đó nhu cầu sinh lý là nhu cầu đầu tiên mà con người luôn mong muốn trước, tối thiếu ai cũng mong muôn phải đạt được nhu cầu này. Mặt khác, nhu cầu này liên quan chính là thu nhập của mỗi nhân viên trong mỗi doanh nghiệp 9 Trở lại với thực trạng hiện nay trong công ty Nagayasu. Hầu hết các nhân viên đều là người ngoại tỉnh nên điều kiện ăn, ở và chi tiêu là rất khó khăn. Nhiều nhân viên đã phải đi thuê nhà ở xa công ty nên rất bất tiện trong việc đi lại, đảm bảo giờ giấc công việc. Do đó, để đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân nên nhân viên luôn có xu hướng yêu cầu tăng thu nhập và các chế độ thưởng khác. Đặc biệt với các vị trí trưởng phòng, vị trí chủ chốt nếu họ ra đi sẽ gây ra các thiệt hại to lớn cho công ty và ảnh hưởng tâm lý nhân viên. Với cơ cấu tính lương hiện nay tại công ty sẽ chẳng đơn giản và dễ dàng chút nào khi muốn nâng lương cho nhân viên. Cơ cấu lương này luôn phải được cân đối với các khoản doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đứng trước bài toán khó khăn này công ty luôn xác định các thách thức đặt ra như việc ổn đinh nhân sự, giữ chân nhân viên và nhất là những người có năng lực và đồng thời thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực vào làm việc sẽ luôn là bài toán hóc búa trong khi họ lại luôn được các doanh nghiệp, công ty khác mời chào bằng các mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn Đối với chính sách bình ổn nhân sự và giữ chân nhân viên năng lực hiện nay của công ty thì mới chỉ chú trọng đến giữ những vị trí chủ chốt như các trưởng có hiệu quả làm việc tốt, chứ chưa chú ý nhiều đến các nhân viên khác. Như vậy, vô hình chung đã hạn chế nguồn nhân lực tiềm năng và tạo thách thức lớn cho việc giữ chân nhân viên năng lực này sẽ không rời khỏi doanh nghiệp 10 [...]... hàng ngày Xét trên góc độ nhà quản lý công ty, để có thể thúc đẩy quá trình giữ chân nhân viên có năng lực thì người quản lý cũng cần có các phẩm chất cần thiết như: phải là người gương mẫu, có hiểu hiểu biết sâu sắc, gần gũi và hòa đồng với nhân viên, có thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm với công việc và nhân 20 viên, luôn tin tưởng nhân viên, biết nhìn nhận thấu đáo, biết hoạch định mục... phải phù hợp không để nhân viên có tư tưởng so sánh, đứng núi này trông núi nọ… Cần phải tạo ra sự chủ động cho nhân viên, nhất là nhân viên có năng lực Chủ động trong công việc nhằm tránh cho nhân viên bị động hay ỷ nại Chủ động đóng góp ý kiến xây dựng công việc, chủ động trong suy nghĩ và trong cách thực thi công việc Với vai trò là nhà quản lý, không nên áp đặt ý kiến cá nhân cho nhân viên Chỉ đưa... và giữ chân nhân viên có năng lực gắn bó với doanh nghiệp Điều này tuy không là yếu tố then chốt nhưng nó cũng góp phần làm tăng động lực cho nhân viên cảm thấy thoải mái và thích thú với công việc thúc đẩy khả năng tiến độ hoàn thành công việc./ 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Số liệu từ công ty Nagayasu 2 Bài giảng: Quản trị nguồn nhân lực – TS Nguyễn Danh Nguyên 3 Webite: các bài viết trên các trang www.doanhnghiep.com... công ty Nagayasu cần có tầm nhìn dài hạn xem trọng việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việc tạo ra văn hóa doanh nghiệp phù hợp là bước đầu tiên tiến tới sự tăng trưởng và phát triển Một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ là thanh nam châm giúp bạn thu hút những nhân viên giỏi, có năng lực đến với công ty Văn hóa doanh nghiệp có tính cộng đồng, liên quan đến nhận thức của các thành viên Mặc dù khác nhau... lớn mạnh, nổi tiếng nên nếu có mức lương cao hơn hoặc ít nhất là bằng với mức lương công ty đang trả thì những nhân viên sẽ bị dao động và rời bỏ công ty Yếu tố này có thể còn làm cho các đối tượng khách hàng đối tác cũng mất đi ảnh hưởng tình hình kinh doanh cho công ty Một yếu tố nữa khi nhân viên có năng lực của công ty Nagayasu có xu hướng rời bỏ công ty là khi nhân viên lập gia đình, các yếu tố... năng lực vào công ty làm việc Tuy nhiên đây cũng lại là một bài toán khó khăn và thách thức 12 to lớn, nó đòi hỏi cần phải có thời gian và nguồn vốn đầu tư rất lớn nên không thể thay đổi một sớm một chiều 13 III Một số giải pháp để giải quyết các vấn đề đã nêu III.1 Chính sách đãi ngộ Để khuyến khích giữ chân nhân viên có năng lực, công ty đã mạnh dạn đề ra chính sách đãi ngộ: đối với nhân viên có cam... việc lâu dài (từ 5 năm trở lên) đối với công ty sẽ được hỗ trợ vay 50% tiền mua nhà nhưng không vượt quá 500 triệu, dưới hình thức trả góp hàng năm với lãi lãi suất vay của ngân hàng Đây chính là giải pháp quan trọng mà công ty đang áp dụng thu hút và giữ chân được nhân viên có năng lực Các nhân viên có năng lực được công ty quan tâm tạo điều kiện sẽ giải quyết được tình trạng đi thuê nhà và giành... các nhân viên đóng góp ý kiên, kiến thức cho công ty nhằm xây dựng và cải tiến hệ thống làm việc Bên cạnh đó, không ngừng mong muôn nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng và bổ sung các trang thiết bị mới nhằm nâng cao năng suất lao động, năng suất làm việc và tạo hưng phấn cho nhân viên Mặt khác, nhu cầu mở rộng thị trường, thành lập thêm các chi nhánh và thu hút thêm các nhân viên nhất là nhân viên có năng. .. doanh thu theo quy định nhân viên còn được hưởng thêm tỉ lệ thưởng theo lãi suất là 5%-10% Đối với 5%10% này nhân viên sẽ được chia theo tỉ lệ vượt doanh thu của cá nhân nhân viên thực hiện Như vậy theo tiêu chuẩn đánh giá của Nagayasu thì nhân viên đã đem lại cho công ty khoản doanh thu lớn nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho công ty: số lượng khách hàng và khách hàng tiềm năng, giá trị thương mại…... triển của công ty Tất cả các nhân viên được tham gia góp vốn, đóng góp cổ phần và được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ % vốn góp tùy từng vụ việc, tuy nhiên tỷ lệ góp của toàn bộ nhân viên không quá 30% tổng vốn của công ty Nagayasu hoạch định trong tương lai sẽ cho nhân viên làm việc có năng lực hoặc ở những vị trí chủ chốt được hưởng cổ phần ưu đãi của công ty Đối với nhân viên của công ty, công ty đề . thách thức đặt ra như việc ổn đinh nhân sự, giữ chân nhân viên và nhất là những người có năng lực và đồng thời thu hút và giữ chân những nhân viên có năng lực vào làm việc sẽ luôn là bài toán. dạy nghề cũng gặp phải không ít những khó khăn khi các nhân viên có năng lực rời khỏi công ty. Mặc dù vậy Công ty Nagayasu cũng có một số chính sách nhằm giữ chân các nhân viên này. Bài phân tích. tiềm năng và tạo thách thức lớn cho việc giữ chân nhân viên năng lực này sẽ không rời khỏi doanh nghiệp 10 II.2.2. Cơ hội lựa chọn việc làm của nhân viên là rất lớn Hiện nay, trong điều kiện