Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
1 MB
Nội dung
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG BÀI THẢO LUẬN Chủ đề 2: THỊ TRƯỜNG TIẾN TỆ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VN (Lớp thứ 3 ca 3 H507) Hà Nội 2012 DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN: 1. Thân Thị Hồng Nhung (Nhóm trưởng) 2. Lưu Khánh Vân 3. Kiều Anh 4. Đặng Thị Hương Ly 5. Chu Văn Trường 6. Lê Thị Huế 7. Nguyễn Quốc Huấn 8. Trần Hữu Thiện KẾT CẤU: I/ Thị trường tiền tệ VN 1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ VN 2/ Tình hình giao dịch trên thị trường tiền tệ VN 3/ Một số hạn chế, bất cập của thị trường tiền tệ. II/ Thị trường tiền tệ một số nước trên thế giới 1/ Thị trường tiền tệ Mỹ 2/ Thị trường tiền tệ Trung Quốc 3/ Thị trường tiền tệ Nhật Bản 4/ Thị trường tiền tệ châu Âu 5/ Thị trường tiền tệ Hàn Quốc I/ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VN 1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ VN Điều 9 khoản 2 Luật Ngân hàng Nhà nước quy định:” Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá (GTCG) ngắn hạn khác. Từ năm 2004, NHNN cho phép sử dụng cả GTCG dài hạn trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. Từ khi hình thành cho tới nay, thị trường tiền tệ VN mặc dù chưa thực sự phát triển song đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu về nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, NHNN VN đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Mặc dù đến nay quy mô của thị trường tiền tệ VN còn rất khiêm tốn nhưng các bộ phận cấu thành của thị trường đã hình thành ở một mức độ nhất định. Đó chính là thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN. Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là thị trường đi vay vốn khả dụng lẫn nhau giữa các ngân hàng trung gian. Việc phát triển thị trường liên ngân hàng sẽ tạo ra một công cụ để các ngân hàng có thể hỗ trợ khả năng thanh khoản cho nhau. Thị trường liên ngân hàng cũng được xem như bình thông nhau giữa các ngân hàng, giúp đạt trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. Đây được coi là linh hồn của thị trường tiền tệ, những tín hiệu từ liên ngân hàng đều có thể gây những tác động và ảnh hưởng lớn tới niềm tin, tâm lý thị trường.Thị trường nội tệ LNH được hình thành từ 1993 dưới hình thức ban đầu là 1 thị trường tập trung, có tổ chức qua NHNN, đến 1997 hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thông qua NHNN. Cho đến nay, doanh số hoạt động trên thị trường đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng. Về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là nơi diễn ra việc mua bán trao đổi ngoại tệ và các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ. Thành lập từ năm 1991, trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch. Từ năm 1994 đến nay, thông qua thị trường, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, nắm bắt diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng. NHNN thực hiện can thiệp thị trường khi cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ: điều hành linh hoạt tỷ giá, hỗ trợ cho các ngân hàng cân đối ngoại tệ và đặc biệt là góp phần ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Về thị trường tín phiếu kho bạc: từ năm 1995, việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước và đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các ngân hàng thương mại (NHTM) nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường. Về các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN: Từ tháng 7/2000, NHNN chính thức khai trương nghiệp vụ thị trường mở, đánh dấu một bước đổi mới mạnh mẽ trong việc điều tiết tiền tệ gián tiếp theo các nguyên tắc thị trường. Tổng doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán tăng mạnh qua các năm; kỳ hạn giao dịch cũng được đa dạng hóa từ 7-182 ngày; khối lượng giao dịch qua từng phiên, định kỳ giao dịch cũng ngày càng tăng thêm. Việc điều hành nghiệp vụ thị trường mở giúp tăng cường khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng và các điều kiện trên thị trường tiền tệ. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn của NHNN cũng được từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ gián tiếp của NHNN. Đến nay tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có đảm bảo bằng cầm cố giấy tờ có giá. Thủ tục, quy trình xử lý đề nghị vay tái cấp vốn từng bước được tinh giản, tạo thuận lợi cho các ngân hàng. Cơ chế tái cấp vốn được áp dụng bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, không phân biệt loại hình sở hữu. Đặc biệt từ năm 2003, thực hiện Luật sửa đổi một số Điều Luật Ngân hàng Nhà nước, NHNN đã cho phép cả các giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các ngân hàng. Điều này làm tăng đáng kể khối lượng giấy tờ có giá được giao dịch với NHNN, mở rộng khả năng tiếp cận của các ngân hàng đối với các kênh hỗ trợ vốn của NHNN, tạo điều kiện nâng cao khả năng điều tiết của NHNN đối với thị trường tiền tệ. Đến nay, bên cạnh các NHTM Nhà nước, khá nhiều NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tiếp cận các kênh hỗ trợ vốn nêu trên của NHNN. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Từ năm 2003, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh hỗ trợ vốn thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường. Ngoài các kênh hỗ trợ vốn ngắn hạn của NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, NHNN còn thực hiện cho vay thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Từ 7/2001, NHNN bắt đầu thực hiện nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ để hỗ trợ các tổ chức tín dụng gặp khó khăn tạm thời về vốn khả dụng VND và nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ. Thành viên tham gia, hàng hóa giao dịch cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng, hoạt động của thị trường đã từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu hội nhập. 2/ Tình hình giao dịch trên thị trường tiền tệ VN a/ Thị trường các giao dịch của NHNN TT Tên nghiệp vụ Năm thực hiện Mục đích Đặc điểm giao dịch Đặc điểm của lãi suất 1 Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) 7/2000 Là một công cụ được NHNN sử dụng để thực thi CSTT quốc gia. NHNN chủ động đề xuất theo yêu cầu điều hành CSTT Do thị trường quyết định 2 Nghiệp vụ đấu thầu TPCP 6/1994 NHNN làm đại lý cho BTC trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu (tín phiếu Kho bạc và trái phiếu ngoại tệ) theo phương thức bán buôn với các thành viên trên thị trường sơ cấp (thông qua đấu thầu) NHNN chủ động đề xuất theo yêu cầu của Bộ tài chính Chỉ đạo hoặc do thị trường quyết định 3 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (SWAP) 7/2001 Để khắc phục tình trạng các TCTD gặp khó khăn về vốn khả dụng bằng nội tệ trong khi nguồn vốn ngoại tệ dư thừa TCTD đề xuất khi có nhu cầu Do NHNN ấn đị 4 Nghiệp vụ thấu chi và cho vay qua đêm 10/2002 Bù đắp thiếu hụt tạm thời trong ngày trong thanh toán điện tử LNH / tất toán khoản thấu chi tại thời điểm cuối ngày làm việc TCTD/NH NN chủ động thực hiện Do NHNN ấn định 5 Nghiệp vụ cầm cố và chiết khấu 2003 Tái cấp vốn cho TCTD trên cơ sở cầm cố hoặc chiết khấu GTCG TCTD đề xuất khi có nhu cầu Do NHNN ấn định GTCG * Nghiên cứu về Nghiệp vụ thị trường mở (NVTTM) Phiên giao dịch đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2000. Việc triển khai NVTTM cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh chóng, kịp thời. NVTTM đang dần trở thành kênh chủ đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thông, góp phần quan trọng điều hoà vốn khả dụng của các NHTM. • Về thành viên: Từ 2007 đến tháng 9/2011, tổng số lượt thành viên tham gia các phiên NVTTM đạt 16.924 lượt và số thành viên tham gia tăng mạnh qua từng năm (năm 2008 là 3.208; năm 2009 là 3.121; năm 2010 là 6.106; 9 tháng đầu năm 2011 là 3.906). Trong các phiên giao dịch, bên cạnh các thành viên là NHTM Nhà nước thì số thành viên là các NHTM cổ phần và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tăng mạnh. Từ năm 2010 đến nay, còn có sự tham gia của các thành viên thuộc khối ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài. Khối lượng GTCG của các thành viên trong mỗi phiên giao dịch ngày càng đa dạng gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính quyền địa phương (TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), tín phiếu NHNN, trái phiếu của các ngân hàng chính sách (Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội) • Về doanh số và khối lượng giao dịch: Doanh số giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước theo cả hai chiều mua và bán. Năm 2008, tổng doanh số trúng thầu là 1.036.066 tỷ đồng, đến cuối năm 2010, tổng doanh số trúng thầu là 2.108.715 tỷ đồng. Trong các hình thức giao dịch thị trường mở thì hình thức NHNN mua các GTCG - “bơm” tiền ra là chủ yếu, có thời điểm là 100% trong tổng doanh số trúng thầu như 6 tháng đầu năm 2009 và năm 2010. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2011, NHNN lại “hút” là chủ yếu, (tháng 5 và 6); NHNN chỉ bơm ra khoảng 13.056 tỷ đồng. Điều này cho thấy thị trường mở là một “kênh” cung ứng hoặc thu hút tiền về quan trọng của NHNN nhằm thực hiện mục tiêu của CSTT. Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng ngày càng tăng từ bình quân 2.577 tỷ đồng/phiên năm 2008 lên 3.240 tỷ đồng/phiên năm 2010 và 9.544 tỷ đồng/phiên năm 2011. Trong năm 2008, trước những biến động bất thường của thị trường, nhằm đáp ứng khả năng thanh toán cho các TCTD doanh số giao dịch có phiên là 10.000 - 15.000 tỷ đồng, sang năm 2010, gần đến thời điểm cuối năm, doanh số giao dịch, có phiên là 20.000 tỷ đồng, những tháng đầu năm 2011, có phiên giao dịch lên đến 25.000 tỷ đồng. Như vậy, khi các TCTD thiếu hụt nghiêm trọng vốn khả dụng thì thị trường mở thực sự là “phao” hỗ trợ cho các TCTD này, bảo đảm khả năng thanh toán cho các TCTD trong trường hợp thị trường có những biến động đột xuất. Điều này đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ ngay tức thì, đáp ứng yêu cầu điều tiết vốn khả dụng của các thành viên tham gia thị trường mở. Trong gần 3 năm trở lại đây, NHNN chủ yếu thực hiện đấu thầu khối lượng với khối lượng được công bố trước trong những phiên chào mua, tần xuất giao dịch các phiên tăng đáng kể ,bình quân NHNN tổ chức gần 384 phiên/năm. Khối lượng giao dịch bình quân trong từng phiên tăng dần trong các năm chứng tỏ nghiệp vụ thị trường mở ngày càng đóng vai trò quan trọng tác động đến tổng lượng tiền trong nền kinh tế (M2) • Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở Lãi suất trên thị trường mở cũng có nhiều biến động: nếu năm 2008,mua có kỳ hạn 7 ngày lãi suất bình quân là 12,82%/năm, 14 ngày là 13,12%/năm, thì năm 2009, đã giảm xuống tương ứng là 7,23%/năm và 7,51%/năm và năm 2010 tương ứng 8,35%/năm và 7,69%/năm. Trong tháng 1/2011, lãi suất mua có kỳ hạn 7 ngày đã tăng lên 10%/năm, từ ngày 22/2, tăng lên 12%, 1/4 là 13%, ngày 4/5, đã được đẩy lên mức 14%/năm, không dừng ở đó, ngày 17/5, NHNN đã nâng lãi suất trên thị trường mở lên 15%. Đây là lần thứ 8, NHNN điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường mở kể từ tháng 1/2010. Từ ngày 4/7/2011, lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở đã giảm nhẹ xuống 14%/năm. Điều này cho thấy năm 2008 và 2011 nền kinh tế có lạm phát cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM khó khăn, đặc biệt là các NHTM cổ phần quy mô nhỏ. Trước diễn biến đó, NHNN sử dụng linh hoạt thị trường mở, kết hợp với cho vay tái cấp vốn để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM có khó khăn về thanh khoản. Như vậy, tất cả những sự điều chỉnh trên đều cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát mà hiện nay đang được Chính phủ đang ưu tiên hàng đầu Hiện nay,cùng với việc hạ trần lãi suất về 12%/năm và giảm 1% các lãi suất điều hành, sáng 11/4/2012, Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm lãi suất OMO từ 13% về 12%/năm. Kết quả đấu thầu sang 11/4/2012, theo dữ liệu của Reuters, cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 319 tỷ đồng trên OMO, kỳ hạn 7 ngày. b/ Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Năm 1992, NHNN ban hành chỉ thị số 07/CT-NH1 ngày 7/10/1992, đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về quan hệ tín dụng giữa các TCTD. Tháng 6/1993, NHNN đứng ra tổ chức TTTT liên ngân hàng tập trung với nghiệp vụ chủ yếu là cho vay, gửi tiền. Tháng 10/1993, NHNN cho phép các TCTD giao dịch trực tiếp với nhau. Đến năm 1995, NHNN tổ chức thị trường mua bán giáy tờ có giá giữa các TCTD và từ năm 2001 đến nay, NHNN chủ trương đẩy mạnh việc phát triển TTTT, theo đó ban hành đồng bộ hơn các văn bản thể chế đối với hoạt động TTTT, từng bước tiến gần hơn tới thông lệ quốc tế. - Về doanh số Từ khi hình thành TTTT liên ngân hàng đến nay,doanh số giao dịch trên TTTT VN nhìn chung có sự tăng trưởng mạnh theo từng năm. Năm 2008 doanh số cho vay và tiền gửi bằng VNĐ đã tăng lên 8.184,298 và 190.332,905 triệu đồng. Doanh số cho vay và tiền gửi bằng USD là 67.800,000 và [...]... 13,5%, khụng i so vi tun trc ú c/ Th trng ngoi hi Với vai trò nh chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới bên ngoài thì việc phát triển và hoàn thiện thị trờng ngoại hối Việt Nam theo hớng toàn diện hiện đại phù hợp với trình độ và tính chất quốc tế là rất cần thiết.Nhằm bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, kích thích luân chuyển các khoản đầu t tín dụng quốc tế , cung cấp các... cho các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu , các nhà đầu t đi vay quốc tế bằng các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn tơng lai .Một thị trờng ngoại hối hoạt động có hiệu quả còn là điều kiện để hoàn thành tỷ giá theo quan hệ cung cầu và là nơi để Ngân hàng Trung ơng tiến hành can thiệp lên tỷ giá theo hớng có lợi cho nền kinh tế Nm 1991, Trung tõm Giao dch ngoi t c thnh lp v hot ng vi mc tiờu: Thit . Quốc 3/ Thị trường tiền tệ Nhật Bản 4/ Thị trường tiền tệ châu Âu 5/ Thị trường tiền tệ Hàn Quốc I/ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VN 1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ VN Điều. Tình hình giao dịch trên thị trường tiền tệ VN 3/ Một số hạn chế, bất cập của thị trường tiền tệ. II/ Thị trường tiền tệ một số nước trên thế giới 1/ Thị trường tiền tệ Mỹ 2/ Thị trường tiền tệ. Đặng Thị Hương Ly 5. Chu Văn Trường 6. Lê Thị Huế 7. Nguyễn Quốc Huấn 8. Trần Hữu Thiện KẾT CẤU: I/ Thị trường tiền tệ VN 1/ Khái quát quá trình hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ