1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại việt nam

320 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam
Tác giả Triệu Thị Ngọc
Người hướng dẫn TS. Trịnh Thanh Hà, TS. Nguyễn Danh Ngà
Trường học Học Viện Hành Chính Quốc Gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 320
Dung lượng 802,17 KB

Cấu trúc

  • HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

  • Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 9.34.04.03

  • 1. TS. Trịnh Thanh Hà

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Triệu Thị Ngọc

  • Nghiên cứu sinh

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 2.1. Mục đích nghiên cứu

    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    • 4.1. Phương pháp luận

    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu

    • 5.1. Giả thuyết khoa học

    • 5.2. Câu hỏi nghiên cứu

  • 6. Đóng góp mới của luận án

  • 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

    • 7.1. Ý nghĩa lý luận

    • 7.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • 8. Cấu trúc của luận án

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

    • 1.1.1. Nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 1.1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến 8 di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

  • 1.2. Đánh giá kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

    • 1.2.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập

    • 1.2.2. Những kết quả nghiên cứu luận án có thể kế thừa

    • 1.2.3. Vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu

  • Kết luận chương 1

  • CHƯƠNG 2

  • 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án

    • 2.1.1. Văn hóa và di sản văn hóa

    • 2.1.2. Di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.1.3. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

  • 2.2. Vai trò và yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.2.1. Vai trò quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.2.2. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

  • 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý và viên chức chuyên môn về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới

    • 2.3.7. Tổ chức và thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể thế giới

  • 2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam

    • 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản

    • Hai là, kinh nghiệm của Trung Quốc [39,56].

    • Ba là, kinh nghiệm của Nhật Bản [58]

    • 2.4.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể của thế giới cho Việt Nam

  • Kết luận chương 2

  • CHƯƠNG 3

  • 3.1. Khái quát về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.1.1. Số lượng di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.1.2. Đặc trưng di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

  • 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý nhà nước và viên chức chuyên môn về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.5. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.2.7. Tổ chức và thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

  • 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.3.1. Kết quả đạt được trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.3.2. Hạn chế trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể của thế giới tại Việt Nam

  • Kết luận chương 3

  • CHƯƠNG 4

  • VẬT THỂ THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

    • 4.1.1. Quan điểm về văn hóa và di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.1.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

  • 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam theo hướng phát triển liên kết chuỗi di sản tại địa phương và vùng có di sản VHVTTG tại Việt Nam

    • 4.2.2. Cụ thể hóa và triển khai kịp thời việc thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam theo hướng tinh gọn và thống nhất

  • Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam

    • 4.2.4. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức theo hướng chuẩn hóa và chuyên môn hóa về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.5. Tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước, khuyến khích xã hội hóa huy động nguồn lực, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính đối với di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.6. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.7. Đổi mới nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển đổi số và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

    • 4.2.8. Hoàn thiện phân cấp và cụ thể hóa quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

  • 4.3. Một số khuyến nghị

    • 4.3.1. Đối với Trung ương

    • 4.3.2. Đối với chính quyền địa phương nơi có di sản VHVTTG

  • Kết luận chương 4

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • TIẾNG ANH

  • C. Phương thức khảo sát

  • D. Các câu hỏi đặt ra trong khảo sát

  • Biểu đồ 1. Tỷ lệ cơ cấu nguồn vốn đầu tư để bảo tồn di sản VHVTTG tại Việt Nam, giai đoạn 2010 – 2021.

  • Biểu đồ 6. Tổng hợp kết quả điều tra xã hội học về hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản VHVTTG tại Việt Nam

  • Biểu đồ 7. Tổng hợp ý kiến đánh giá nội dung QLNN về thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm trong QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam

  • Biểu đồ 8. Kết quả khảo sát về nguyên nhân

  • Biểu đồ 9. Tổng hợp ý kiến đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam

  • Biểu đồ 10. Tổng hợp ý kiến khảo sát đề xuất giải pháp làm thay đổi tư duy của người dân trong vùng có di sản VHVTTG tại Việt Nam

  • PHỤ LỤC 3

  • I. ĐỐI TƯỢNG CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN

  • II. THÔNG TIN CÁ NHÂN

  • III. NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Nội dung

Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật thể thế giới

Nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản VHVTTG được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Việc nghiên cứu được tiếp cận dưới nhiều góc độ của các ngành khoa học Một số công trình nghiên cứu liên quan như:

Công trình nghiên cứu “Managing Tourism at World Heritage Sites” (Quản lý du lịch tại các khu di sản thế giới) của tác giả Arthur Pederson, xuất bản năm

2002 [165], dưới sự hỗ trợ sáng kiến cho Trung tâm Di sản thế giới của UNESCO là tổ chức TEMA và UNEP (Chương trình Môi trường của Liên hiệp Quốc) Đây là tài liệu hướng dẫn cho các nhà quản lý thuộc các khu di sản thế giới Nội dung nghiên cứu được đề cập đồng thời cũng là tài liệu hướng dẫn cho những người làm công tác du lịch, giúp họ có thể đồng hành với các nhà quản lý để đảm bảo sự phát triển bền vững tại các khu di sản thế giới Nội dung tài liệu đã đề cập tới các vấn đề như: tiếp thị và xử lý rủi ro trong thương trường, quản lý kinh doanh, phương pháp tiếp cận thực tế Những lý luận này có thể giúp cho nhà quản lý các khu di sản thế giới trong việc hoạch định và phát triển các kế hoạch tổng thể của khu di sản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Cuốn sách tiếng Việt của Paul Eagles: “Du lịch bền vững trong những khu vực được bảo vệ” do Ủy ban Liên chính phủ Bảo vệ Di sản Bảo toàn Thiên nhiên Thế giới (UNEP, IUCN) và Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) xuất bản năm 2002 [181] Nội dung cuốn sách đề cập đến du lịch và những vấn đề du lịch trong các khu di sản văn hóa được bảo vệ Nội dung cuốn sách đã phản ánh mối quan hệ giữa hoạt động phát triển du lịch bền vững với bảo tồn di sản trong các khu vực di sản được bảo vệ.

Cuốn sách “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập” của tác giả Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2009), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật [131] Nội dung cuốn sách nêu những cơ hội và thách thức trong hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế Nội dung nghiên cứu cũng đề cập đến trách nhiệm và hành động của con người trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.

Cuốn sách “Đình Chùa Lăng Miếu - Di sản văn hóa vật thể của người Việt tại thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Hồ Sơn Diệp và Nguyễn Văn Hiệp, do

NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2013 [40] Nội dung nghiên cứu về thiết chế văn hóa tâm linh, đặc điểm và hiện trạng Đình Chùa Lăng Miếu, một số Đình Chùa Lăng Miếu tiêu biểu của người Việt và vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa vật thể của Đình Chùa Lăng Miếu của người Việt ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì đô thị hóa.

Cuốn sách “Di sản văn hóa Việt Nam, Bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn” của tác giả Nguyễn Thịnh, do NXB Xây dựng phát hành năm 2012

[132] Nội dung nghiên cứu đề cập đến sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đến những DSVH ở Việt Nam; Làm thế nào để bảo tồn được những DSVH và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam trước tác động của văn hóa ngoại lai; sự hòa nhập văn hóa Việt Nam với văn hóa thế giới nhưng không bị hòa tan.

Bài viết của tác giả Phạm Sanh Châu: “Sức sống cho sự tồn tại của di sản văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa số 34 (2011) [18] Tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhận định sâu sắc về DSVH Việt Nam, các DSVH vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản VHVTTG Bài viết có nêu, danh hiệuUNESCO rất uy tín, bởi vì, UNESCO là tổ chức chuyên môn duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc, được giao chức năng công nhận danh hiệu di sản trên thế giới, UNESCO đã góp phần làm sống lại và nâng cao hình ảnh cho di sản đất nước Việt Nam UNESCO xây dựng được mạng lưới chuyên gia ở khắp nơi cùng với các tiêu chí xét duyệt khắt khe thông qua các văn bản pháp lý như công ước, tuyên bố, chương trình và cuối cùng là luôn có một hội đồng được hình thành với các tiêu chí khác nhau để xem xét có hay không công nhận một di sản Vì vậy, khi đạt được danh hiệu di sản của UNESCO trao tặng, có nghĩa là di sản đó sẽ được khẳng định vị thế của mình trên phạm vi toàn cầu Đối với các DSVH vật thể tại Việt Nam, kể từ khi được UNESCO công nhận, hoạt động bảo tồn di sản VHVTTG đã được quan tâm đáng kể Với sự nhìn nhận di sản VHVTTG vừa là tài sản riêng của quốc gia, nhưng đồng thời là tài sản chung của nhân loại, do đó việc bảo tồn các di sản VHVTTG ngày càng được quan tâm hơn.

Bài viết “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa” của tác giả Lưu Trần Tiêu, được Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật ấn bản năm 2002 [137] Tập sách ra đời với mong muốn góp phần giúp bạn đọc sẽ tiếp cận được con đường khoa học, lĩnh vực khoa học mà một nhà khoa học của ngành Văn hóa, Thông tin từng dành tâm huyết và trí tuệ để thực hiện Kết quả nghiên cứu của tác giả muốn mọi người hiểu rõ thêm về DSVH Việt Nam, tự hào và trân trọng DSVH dân tộc.

Cuốn sách “Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 7” của nhiều tác giả, NXB Văn hóa dân tộc, năm 2014 [33] Tác phẩm được hoàn thiện với nguồn tài liệu của Cục Di sản văn hóa, gồm các bài viết của nhiều tác giả, tập trung vào 3 nội dung chính: văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và bảo tàng. Cuốn sách đã viết về sự đa dạng của DSVH Việt Nam, cách tiếp cận về bảo tồn và phát huy những giá trị DSVH Việt Nam.

Cuốn sách “Di sản thế giới, Văn hóa - Tự nhiên - Hỗn hợp” của tác giả Bùi Đẹp do NXB Trẻ Hà Nội xuất bản năm 1999 [51] Nội dung cuốn sách đã tổng hợp các công trình kiến trúc như: cung điện, đền đài, thành quách, những công trình là di sản do con người và thiên nhiên tạo nên, sống mãi với thời gian mà ngày nay chúng ta cũng nhìn thấy những kiệt tác vô giá đã trải qua hàng nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị với nhân loại.

Cuốn sách “Những di sản nổi tiếng thế giới”, do tác giả Trần Mạnh Tường biên soạn, NXB Văn hoá - Thông tin phát hành năm 2000 [143] Nội dung cuốn sách đã tổng hợp 630 DSVH và thiên nhiên được UNESCO công nhận là di sản thế giới, trong đó Việt Nam được công nhận 4 di sản: Vịnh Hạ Long, Quần thể kiến trúc Cung đình Huế, Đô thị cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn.

Luận án tiến sĩ “Khai thác hợp lý các di sản văn hoá thế giới nhằm phát triển du lịch miền Trung Việt Nam”, năm 2012, của Nguyễn Thị Thống Nhất

[110] Tác giả nghiên cứu về vai trò của DSVH thế giới đối với du lịch Việt Nam và du lịch miền Trung Miền Trung tập hợp rất nhiều di sản VHVTTG, như: quần thể di tích Cố đô Huế, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An Nội dung luận án đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của DSVH thế giới, bởi các DSVH vật thể này gắn liền quá khứ với hiện tại, giúp con người nhận thức giá trị của văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và con người Tuy nhiên, DSVH cũng rất mong manh, nếu như không giữ gìn cẩn thận thì nguy cơ bị hư hại, trở thành phế tích là rất cao Dó đó, vấn đề bảo tồn một cách hợp lý để phát huy giá trị DSVH thế giới phải được đặt lên hàng đầu, để vừa đảm bảo khai thác di sản mang về giá trị kinh tế cho đất nước, nhưng cũng phải bảo đảm được nguyên vẹn hiện trạng của DSVH thế giới cho các thế hệ mai sau.

Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

Kỷ yếu hội thảo “Quản lý nhà nước về di sản văn hóa và hình ảnh điểm đến du lịch tại các tỉnh miền Trung”, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức ngày 31/5/2015 tại thành phố Huế [72].

Các tham luận tập trung vào những nội dung sau: Giải quyết mối quan hệ giữa khai thác với bảo tồn DSVH; Liên kết vùng trong việc phát huy giá trị DSVH các tỉnh miền Trung; Xây dựng thương hiệu và quảng bá hoạt động điểm đến du lịch miền Trung; Phát triển bền vững du lịch DSVH Huế theo hướng quản lý tổng thể và đồng bộ; Phát triển lễ hội các chùa ở Huế nhằm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh Tại hội thảo, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã chia sẻ những kinh nghiệm về QLNN về DSVH và phát huy lợi thế khu di sản để phát triển du lịch, từ đó có một cách nhìn toàn diện trong QLNN về DSVH trong thời gian tới Ngoài ra, tham luận của các nhà khoa học cũng đề cập tới những giá trị của DSVH miền Trung đối với sự phát triển du lịch, nghiên cứu về cơ hội và thách thức giữa bảo tồn các DSVH với phát triển du lịch từ cách tiếp cận QLNN trên các lĩnh vực này; những tiềm năng của DSVH và quản lý phối hợp giữa các di sản của các tỉnh miền Trung để có hướng bảo tồn và khai thác hết tiềm năng của di sản miền Trung, không tạo ra cạnh tranh giữa hoạt động bảo tồn DSVH với quá trình phát triển du lịch miền Trung, mà định hướng vừa bảo tồn DSVH vừa phát triển du lịch bền vững, từ đó rút ra những kinh nghiệm và giải pháp đột phá trong QLNN về DSVH, phát huy hình ảnh điểm đến của DSVH để phát triển du lịch.

Luận án tiến sĩ “The guideline for conservation of living heritage temples in Thailand context” (Hướng dẫn bảo tồn các ngôi đền di sản trong hoàn cảnh của Thái Lan), năm 2011 của tác giả Bhakhakanok Ratanawaraporn, trường Đại học Silpakorn Thái Lan [1667] Nội dung luận án đã đề cập đến khái niệm bảo tồn DSVH của một số quốc gia và của tổ chức quốc tế; giới thiệu và chỉ ra vai trò và sự cần thiết của việc bảo tồn và phát huy giá trị các ngôi đền di sản của TháiLan; xác định những giá trị văn hóa của Đảo Rattanakosin và 12 ngôi đền di sản trên Đảo này; nghiên cứu cũng đưa ra một số hướng dẫn mẫu trong việc bảo tồn các ngôi đền DSVH tại Thái Lan.

Cuốn sách “Asean Heritage Management, context, concerns and prospects”(Quản lý di sản Châu Á, bối cảnh, quan tâm và triển vọng) [1756], của hai tác giả

Kapila D Silva và Neel Kamal Chapagain, được xuất bản năm 2013 Cuốn sách được biên tập từ các bài viết của nhiều tác giả Nội dung cuốn sách nghiên cứu những vấn đề quản lý di sản ở Châu Á.

Cuốn sách “Heritage: Management, Interpretation, Identity” (Di sản: Quản lý, diễn giải, bản sắc) của tác giả Peter Howard, NXB A&C Black, 2003

[18080] Nội dung cuốn sách đã nghiên cứu một vấn đề lớn được thế giới quan tâm, đó là vấn đề di sản và bảo tồn di sản Theo tác giả, việc thiết lập bản sắc, bảo vệ, bảo tồn, quản lý các di sản thiên nhiên và văn hóa là rất cần thiết trong việc thu hút khách du lịch Đây là trách nhiệm của các gia đình, các cộng đồng và các quốc gia Nội dung cuốn sách đã phân chia các di sản thành các nhóm lĩnh vực: cảnh quan, di sản thiên nhiên, khu di tích, đồ tạo tác, đài kỷ niệm, các hoạt động và con người.

Cuốn sách “Transcending the Culture - Nature Divide in Cultural Heritage, Views from the Asia-Pacific Region” (Vượt qua ranh giới Văn hoá - Thiên nhiên, Di sản Văn hoá nhìn từ Khu vực Châu Á Thái Bình Dương) của Sally Brockwell, Sue O’Connor & Denis Byrne, được Trường Đại học Quốc gia Úc (The Australian National University), xuất bản năm 2013 [1822] Nội dung cuốn sách bao gồm các nghiên cứu của nhiều tác giả về thiên nhiên và văn hoá trong quá trình quản lý DSVH thế giới nhìn từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương; Hệ thống quản lý và phong tục của DSVH thế giới ở các đảo Thái Bình Dương; Di sản địa phương và các vấn đề với bảo tồn; thay đổi quan điểm về mối quan hệ giữa di sản, cảnh quan và cộng đồng địa phương; quản lý DSVH ở Papua New Guinea; những cơ chế đang được thực hiện ở khu vực để bảo tồn giá trị các DSVH Nội dung cuốn sách tập trung vào phạm vi quản lý cho phép, hỗ trợ hoặc ngăn cản mối quan hệ liên tục giữa các khu di sản và phong cảnh thiên nhiên và đưa ra những vấn đề mà các cơ quan gặp phải trong hoạt động bảo tồn và quản lý các khu di sản.

Cuốn sách “Principles for the Conservation of Heritage Sites in China”(Những nguyên tắc về bảo tồn các khu di sản ở Trung Quốc), của tác giả Neville

Agnew và Martha Demas, được Viện Bảo tồn Getty xuất bản năm 2004 [1788].Nội dung cuốn sách nghiên cứu về nguyên tắc bảo tồn các khu DSVH ở Trung

Quốc, được coi là một bản hướng dẫn chuyên môn trong khuôn khổ luật pháp và quy định về bảo tồn các khu di sản Những nguyên tắc này cũng giải thích một số điều quy định của pháp luật Trung Quốc về bảo vệ DSVH và là cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề nảy sinh tại các khu di sản.

Cuốn sách “Handbook of Conservation of Heritage Buildings” (Sổ tay bảo tồn di sản công trình xây dựng) do Central Public Works Department (Cục Công chính Trung ương Ấn Độ) phát hành tại New Delhi, năm 2013 [1688] Cuốn sách giới thiệu tất cả các di sản cổ của Ấn độ được bảo vệ; hướng dẫn về việc bảo tồn những công trình di sản của Ấn Độ, bao gồm: nêu tổng quan về lịch sử công tác bảo tồn di sản, tiêu chí, phương pháp lập danh sách những hạng mục di sản cần bảo tồn, vẽ sơ đồ, xếp hạng các công trình di sản, giới thiệu những đạo luật và quy định về việc xác lập những khu vực được phép và khu vực cấm tại các di tích, các tổ chức có liên quan, các yếu tố xuống cấp các công trình di sản và kỹ thuật bảo tồn di sản Nội dung của cuốn sách cho thấy, Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng tốt nhất để phục hồi và bảo tồn các di sản cổ của quốc gia mình; điều này cho thấy sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, để cộng đồng chia sẻ trách nhiệm trong việc tôn trọng, bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị các khu di sản và truyền lại cho các thế hệ mai sau, hiểu và gìn giữ di sản và văn hóa.

Bài viết “Cultural Heritage Management: A Possible Role for Charters and Principles in Asia” (Quản lý di sản văn hoá: Vai trò khả dụng của Hiến chương và các nguyên tắc ở Châu Á), của tác giả Ken Taylor, đăng trên tạp chí quốc tế về nghiên cứu di sản, năm 2004 (International Journal of Heritage Studies Vol

10, No 5, December 2004, p 417-433) [1766] Nội dung bài viết, tác giả đã chỉ ra những vấn đề của một số quốc gia trong việc áp dụng những bản hiến chương, các nguyên tắc để tăng cường biện pháp quản lý và bảo tồn các giá trị DSVH. Theo tác giả, điều kiện then chốt của những bản hiến chương và công ước là quy trình thiết lập và đánh giá các giá trị di sản; đồng thời đặt ra ý kiến về những bản hiến chương này để quản lý di sản ở Châu Á.

Kế hoạch quản lý các di sản thế giới của UNESCO, “Hướng dẫn xây dựng, thực hiện và giám sát các kế hoạch quản lý” [148] Ấn phẩm này đã được xây dựng với sự trợ giúp của Chương trình hợp tác xuyên biên giới của IPA Adriatic. Nội dung của ấn phẩm thuộc trách nhiệm duy nhất của Trung tâm Bảo tồn và Khảo cổ học Montenegro và không phản ánh vị trí của các Cơ quan Chương trình Hợp tác Biên giới Adriatic của IPA Nội dung của hướng dẫn này nhằm góp phần tăng cường quá trình quản lý các di sản thế giới trên khu vực Adriatic. Qua đây sẽ đưa vào khuôn khổ chương trình để xây dựng, thực hiện các kế hoạch quản lý các di sản thế giới của các nước thuộc vùng Adriatic Khi thoả thuận với tổ chức Di sản Thế giới thông qua khuôn khổ của Công ước Di sản Thế giới, nhằm nhận dạng, bảo tồn, bảo vệ và truyền tải cho các thế hệ tương lai về DSVH và thiên nhiên thế giới có giá trị trên toàn cầu.

Luận án “Quản lý nhà nước về di tích quốc gia đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng” của tác giả Quách Ngọc Dũng, năm 2018 [41] Nội dung luận án đã đề cập đến thực trạng QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH Nội dung bao gồm một số DSVH thế giới ở một số tỉnh/thành phố vùng ĐBSH, như: Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), di tích Tràng An (Ninh Bình) Tác giả luận án đã đề xuất một số giải pháp QLNN về di tích QGĐB vùng ĐBSH.

Bài viết “Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá và thiên nhiên” của Nguyễn Quốc Hùng, Tạp chí Di sản văn hoá số 3

(2013) [80] Nội dung được đề cập trong bài viết của tác giả là: Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia Công ước về bảo vệ DSVH và thiên nhiên; hoạt động bảo tồn DSVH và thiên nhiên của UNESCO, một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Âu; những công cụ quản lý hữu hiệu để bảo vệ DSVH và thiên nhiên. Bài viết “Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở nước ta” của Nguyễn Viết Cường, Tạp chí Di sản văn hoá số 1, (2014) [38] Nội dung bài viết đã tập trung vào mô hình quản lý các DSVH và thiên nhiên thế giới của UNESCO Mô hình này bao gồm: cơ cấu tổ chức bộ máy; vị trí, chức năng, và nhiệm vụ và vai trò, có quy chế hoạt động thực hiện chức năng quản lý DSVH ở các quốc gia thành viên Nội dung bài viết cũng đề cập tới khả năng tài chính, khả năng tư vấn của các tổ chức xã hội và cộng đồng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn DSVHvà thiên nhiên Nội dung bài viết cũng nhận định, việc nghiên cứu Công ước quốc tế về bảo tồn các DSVH và thiên nhiên ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng.

Bài viết “Một số giải pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong thời gian tới”, của Nguyễn Quốc Hùng [80], Tạp chí

Những công trình nghiên cứu liên quan đến 8 di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Bộ sách “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể Thăng Long - Hà

Nội”, Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) được NXB Hà Nội phát hành năm 2010 [12].

Bộ sách phản ánh kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học cấp nhà nước, mã số KX.09, Bộ sách gồm 11 tập, tổng hợp kết quả nghiên cứu của hàng trăm nhà khoa học, thuộc các trường đại học, các viện, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu của đất nước về kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Dự án “Nghiên cứu tác động của du lịch biển đối với di sản thế giới Vịnh

Hạ Long” do nhóm chuyên gia đến từ Đại học Kent và Đại học Bradford

(Vương quốc Anh) phối hợp với Khoa Du lịch học - Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), thực hiện từ tháng 01/2015

[43] Dự án tập trung vào các tác động kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch tới

Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Sự tác động của yếu tố này đang được nhiều quốc gia quan tâm Các chuyên gia đã đánh giá, Vịnh Hạ Long không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn quan trọng cả với thế giới Mặc dù Vịnh Hạ Long đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước sự phát triển các hoạt động du lịch, song không thể phủ nhận những lợi ích về kinh tế mà hoạt động du lịch mang lại Kết quả nghiên cứu sẽ hỗ trợ việc phát triển di sản thế giới Vịnh Hạ Long Việc phối hợp trong nghiên cứu đã tạo nên mạng lưới liên kết rộng rãi giữa các học giả, nhà nghiên cứu và quản lý về du lịch, trong đó có phát triển du lịch biển trong khối ASEAN.

Dự án “Hợp tác quốc tế trong bảo tồn và quản lý Tràng An” nghiên cứu về cách thích ứng của cộng đồng người tiền sử với những biến đổi về khí hậu, môi trường, cảnh quan khu di sản suốt hơn 30.000 năm qua ở di sản thế giới Tràng

An, do nhóm chuyên gia của Trường Đại học Cambridge và Đại học Belfast(Vương Quốc Anh) nghiên cứu từ năm 2017 [42] Dự án được thực hiện nhằm thúc đẩy việc hợp tác quốc tế trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản thế giới Tràng An Quan trọng hơn, các nhà khoa học khẳng định, Tràng An là trường hợp hiếm trên thế giới minh chứng cho cách thức con người sớm tương tác với cảnh quan thiên nhiên và thích ứng với những biến động lớn của môi trường trong liên tục hơn 30.000 năm Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai dự án hợp tác nghiên cứu về cách thích ứng của người tiền sử ở Tràng An với các chu kỳ biển tiến, biển thoái và các biến đổi của thiên nhiên suốt hàng chục ngàn năm, đồng thời tiến hành các khảo sát ban đầu về đa dạng sinh học tại đây Đây được đánh giá là dự án quan trọng với thế giới Trong số hơn 1.000 di sản thế giới, chỉ có hơn 30 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới, Tràng An của Việt Nam là di sản hỗn hợp duy nhất ở Đông Nam Á Việc tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp tục nghiên cứu giá trị toàn cầu của di sản Tràng An đã khẳng định nỗ lực của Việt Nam và tỉnh Ninh Bình trong việc thực hiện những cam kết với UNESCO.

Hội thảo Quốc tế về “Bảo tồn và phát huy giá trị của đô thị di sản” do UBND tỉnh Quảng Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO, Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức, ngày 14/6/2017 [71] Tại hội thảo, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng: “Cùng với sự tăng trưởng kinh tế và vai trò ngày càng quan trọng của các đô thị trong tiến trình phát triển chung, vấn đề bảo vệ các thành phố di sản ở các nước đang phát triển ở châu Á không còn phụ thuộc hoàn toàn vào các tổ chức quốc tế Bên cạnh đó, trước nguy cơ ngày càng gia tăng của thiên tai,biến đổi khí hậu và áp lực đô thị, đòi hỏi phải xác định các biện pháp bảo tồn di sản văn hóa phù hợp, trong bối cảnh đô thị đòi hỏi phải có sự cân bằng tinh tế giữa bảo tồn và phát triển Để Hội An và các di sản đô thị khác ở châu Á tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững, điều quan trọng là công tác bảo vệ di sản địa phương và thúc đẩy tính sáng tạo ngày càng gắn liền với cuộc sống thực tiễn hàng ngày UNESCO tin tưởng rằng với 2 thành tố này, chúng ta sẽ đạt được sự phát triển lâu dài và sự kết nối về văn hóa" Cũng tại hội thảo, đại diện UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, đô thị cổ Hội An đang đứng trước nhiều thách thức mới do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xói lở bờ biển, lũ lụt, áp lực dân số cùng mặt trái của đô thị hóa và phát triển du lịch, ảnh hưởng lớn việc bảo tồn di sản "Những nguy cơ thách thức trong thời gian qua đối với đô thị cổ Hội An cũng chính là tình trạng phổ biến của các đô thị cổ khác trên thế giới Do đó, cần có sự hợp tác tham khảo, học tập chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đô thị và các di sản trong nước và thế giới Ý kiến đóng góp của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế trong công tác bảo tồn các đô thị cổ, sự hợp tác giúp đỡ về khoa học và tài chính của các tổ chức quốc tế nhằm mục đích bảo tồn và phát huy hơn nữa loại hình đô thị di sản này".

Bài viết “Bảo tồn di sản văn hoá vật thể Cố đô Huế trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Hoàng Đạo Kính, trong tập tiểu luận “Di sản văn hoá - Bảo tồn và trùng tu” [88] Nội dung bài viết nói về dịp tác giả cùng kiến trúc sư P.Pichard, một chuyên gia của UNESCO, khảo sát các di tích kiến trúc cung đình ở Huế để lập dự án bảo tồn Cố đô Huế Tình trạng các di tích của Huế khi đó (1978) thật sự nặng nề, đổ nát và thiếu sự bảo tồn Tuy nhiên, nhờ có những chuyến khảo sát cùng với chuyên gia của UNESCO mà Cố đô Huế đã được đầu tư trùng tu, công cuộc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH vật thể Cố đô Huế bước sang một gia đoạn mới Trong bài viết, tác giả có nêu ra một vài vấn đề về nội dung công việc cần làm để bảo tồn khu di sản, đó là: phải chuyển công việc nghiên cứu, điều tra, kiểm kê và đánh giá về di sản văn hoá vật thể ở Huế sang một giai đoạn mới Những tư liệu khoa học đã từng đưa ra là chưa đủ trong việc nhìn nhận và đánh giá, đặc biệt chưa đủ yên tâm khi xây dựng các dự án bảo tồn và trùng tu; Cần tiến hành sưu tầm và tập trung mọi tư liệu về DSVH vật thể ở Huế; Tiến hành tổng điều tra, và tư liệu hoá mọi nhân tố cấu thành DSVH vật thể Huế Việc điều tra và kiểm kê được tiến hành từ nhiều phương diện, theo những tiêu chí thống nhất.

Luận án “Quản lý Di sản thế giới ở Việt Nam qua trường hợp cố đô Huế và đô thị cổ Hội An”, Trịnh Ngọc Chung (năm 2015) [31] Nội dung luận án đã đề cập đến: thực trạng hoạt động của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế vàTrung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hoá Hội An; phân tích, đánh giá những hạn chế trong QLNN về di sản VHVTTG Cố đô Huế và di sản VHVTTG đô thị cổ Hội An; đồng thời, đã đề xuất được mô hình tổ chức bộ máy và một số giải pháp QLNN về DSVH Cố đô Huế và đô thị Cổ Hội An.

Bài báo “Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước” của tác giả Đặng Văn Bài (nguyên Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá) [10] Nội dung bài báo nhấn mạnh, Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác thiên nhiên của Quảng Ninh và Việt Nam, và là niềm kiêu hãnh lớn lao cho đất nước. Vịnh Hạ Long thể hiện được giá trị thẩm mỹ, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú kết hợp giữa biển và núi non với hệ thống hang động có nhũ đá với hình thù kỳ lạ, đa dạng về địa chất và sinh học, có giá trị lịch sử văn hoá, thể hiện qua các di chỉ khảo cổ Những lý do trên khiến Vịnh Hạ Long có sức hấp dẫn và lôi cuốn khách du lịch trong nước và quốc tế UBND tỉnh Quảng Ninh đã rất tích cực trong QLNN về di sản văn hoá trong phạm vi địa phương và di sản thiên nhiên thế giới Từ đó, bài viết đã nêu ra những mặt đã làm được trong quản lý với di sản thiên nhiên thế giới của chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể, đồng thời bài viết cũng nêu ra những hạn chế trong quá trình quản lý và đưa ra những nguyên tắc cơ bản về các hoạt động bảo tồn Khu Di sản thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long.

Bài báo “Phát triển du lịch với việc quản lý di sản văn hoá ở Hội An”, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Văn Hóa Nghệ Thuật Việt Nam [58] Nội dung bài báo nêu những đóng góp của hoạt động du lịch như thế nào cho cộng đồng dân cư địa phương và việc quản lý các DSVH của Phố cổ Hội An Hội An đã trở thành một trong những trường hợp thành công nhất ở Việt Nam trong việc quản lý và bảo tồn các DSVH, cải thiện mức sống và chất lượng sống của người dân bằng định hướng phát triển hoạt động du lịch Thành công này là do Hội An có một hệ thống các chính sách liên kết chặt chẽ giữa bảo tồn di sản văn hoá và phát triển du lịch bền vững.

Bài viết “Những hành vi bị cấm ở di sản vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” [89] của tác giả An Khanh Trong nội dung bài viết, tác giả cho rằng cần phải xem xét bổ sung các quy định pháp luật về bảo tồn, khai thác di sản vịnh Hạ Long, đó là cơ sở để việc triển khai thực hiện quản lý các di sản phù hợp với pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế

Bài viết “Nhiều sai phạm tại Ban Quản lý Vịnh Hạ Long” [121] của tác giả

Trọng Tài Nội dung bài viết nêu lên một số vi phạm trong QLNN về di sản văn hóa tại Vịnh Hạ Long, như buông lỏng quản lý, thiếu chặt chẽ trong kiểm soát việc sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và xã hội hóa, làm cho ngân sách bị thất thu, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ QLNN về DSVH.

Đánh giá kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập

Qua nghiên cứu các tài liệu, đề án, đề tài, bài viết của các tổ chức quốc tế và tác giả nước ngoài, cũng như các nghiên cứu của các tổ chức và tác giả trong nước đã nêu ở trên, tác giả tổng hợp những nội dung đã được nghiên cứu:

Nhóm công trình nghiên cứu về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa vật thể thế giới:

Một là, khẳng định di sản văn hóa, di sản VHVTTG là một loại tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại; khẳng định DSVH, di sản VHVTTG được bảo tồn, tu bổ, tôn tạo theo chuẩn mực quốc tế, theo hướng dẫn, theo các quy tắc và kinh nghiệm của các quốc gia.

Hai là, giới thiệu kinh nghiệm về một số di sản VHVTTG ở khu vực Châu Á, bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo các DSVH, di sản VHVTTG.

Ba là, trách nhiệm của các cơ quan QLNN, các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn các giá trị DSVH, di sản VHVTTG.

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến QLNN về di sản VHVTTG:

Thứ nhất, một số quy định pháp luật và hướng dẫn thực hiện pháp luật về bảo tồn DSVH, di sản VHVTTG chưa đầy đủm thiếu chặt chẽ.

Thứ hai, các cơ quan QLNN phải giám sát chặt chẽ quá trình bảo tồn, tu bổ,tôn tạo các DSVH, di sản VHVTTG theo đúng các quy định pháp luật của quốc gia, và các cam kết quốc tế, đồng thời chịu sự giám sát của tổ chức UNESCO.Thứ ba, một số kinh nghiệm QLNN về DSVH, di sản VHVTTG ở châu Á như mô hình quản lý di sản ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia.

Thứ tư, những hạn chế, yếu kém, một số yếu tố tác động và một số giải pháp QLNN về DSVH, di sản VHVTTG.

Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến 8 di sản VHVTTG tại Việt Nam:

Một là, giới thiệu về 630 DSVH vật thể và di sản VHVTTG tại Việt Nam và thế giới; cách thức bảo tồn một số di sản VHVTTG tại Việt Nam như Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long.

Hai là, đánh giá các hội thảo quốc tế và dự án hợp tác quốc tế về di sản VHVTTG tại Việt Nam: Vịnh Hạ Long, Danh thắng Tràng An, Phố cổ Hội An.

Ba là, tổ chức bộ máy QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam chưa thống nhất trong cả nước; việc phân cấp, phân quyền trong QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ Bốn là, việc tiến hành kiểm soát để ngăn ngừa và xử lý những sai phạm trong hoạt động tu bổ, tôn tạo DSVH vật thể, di sản VHVTTG tại Việt Nam, như ở di sản Vịnh Hạ Long, danh thắng Tràng An.

Những kết quả nghiên cứu luận án có thể kế thừa

Nhìn chung, các công trình được nghiên cứu tổng quan đã nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau về DSVH, di sản VHVTTG; thực trạng DSVH, di sản VHVTTG, thực tiễn QLNN về DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam hiện nay.

Do vậy, những phân tích sâu sắc, đa dạng về di sản văn hóa, di sản VHVTTG tại Việt Nam sẽ được kế thừa trong nghiên cứu luận án Đây chính là khách thể nghiên cứu của luận án, là cơ sở tham chiếu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu luận án Để hoạt động QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững đặc thù của đối tượng quản lý.

Luận án cũng có thể kế thừa kết quả nghiên cứu thực trạng QLNN về một vài di sản VHVTTG tại Việt Nam Luận án có thể kế thừa kết quả nghiên cứu về vai trò của di sản VHVTTG trong xây dựng, phát triển xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam thông qua sự gắn kết các giá trị của di sản

VHVTTG với phát triển KT - XH - môi trường, truyền thống văn hóa, thành tựu xây dựng và phát triển quốc gia, dân tộc và con người ở đó; việc gắn kết giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển du lịch, chẳng hạn như, di sản VHVTTG Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Khu di sản Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội); khu di tích danh thắng Tràng An (Ninh Bình); Quần thể di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế); Phố cổ Hội An, khu di tích văn hóa Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) Đồng thời, luận án cũng có thể kế thừa một số kinh nghiệm và một số giải pháp QLNN về di sản VHVTTG để bảo tồn và bảo vệ các di sản VHVTTG tại Việt Nam.

Mặt khác, luận án cũng có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu mang tính lý luận nền tảng của khoa học quản lý công, QLNN về di sản văn hóa và di sảnVHVTTG Kinh nghiệm QLNN về di sản VHVTTG của một số quốc gia.Những nội dung trên góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho hướng nghiên cứu của luận án.

CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ THẾ GIỚI

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án

2.1.1 Văn hóa và di sản văn hóa

Văn hóa, theo Từ điển Tiếng Việt [112], Văn hóa được giải thích với 5 nghĩa: Một là, những giá trị vật chất, tinh thần của con người được sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; Hai là, hoạt động của con người để thỏa mãn những nhu cầu về đời sống tinh thần; Ba là, những tri thức và kiến thức khoa học; Bốn là, trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh (sống có văn hóa, ăn nói thiếu văn hóa); Năm là, nền văn hóa trong một thời kỳ cổ xưa của lịch sử, được xác định bởi một tổng thể di vật tìm được có những đặc điểm giống nhau. Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên [92], Văn hóa được giải thích: "Văn là văn vẻ, cái gì có một vẻ thanh cao đẹp đẽ, "hóa" là thay đổi".

Theo Hồ Chí Minh, thuật ngữ Văn hóa được giải thích giản dị và dễ hiểu rằng: "Vì lẽ sinh tồn, cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm mục đích thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn"[83].

Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng “Văn hóa là một hệ thống nhất hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [127].

Theo cách tiếp cận từ khoa học quản lý công “Văn hóa là một thành tố cấu thành nên hệ thống tổ chức xã hội Nó bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt Văn hóa thể hiện mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội” [66, tr 14]

Với các cách tiếp cận trên, có thể hiểu khái quát, văn hóa là một lĩnh vực xã hội rộng lớn, bao gồm một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng nhất cho bản sắc của cộng đồng người, do cộng đồng người sáng tạo, tích luỹ trong quá trình hoạt động và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên, xã hội.

Di sản văn hóa, thuật ngữ di sản văn hóa được đề cập nhiều trong các hiến chương, công ước và văn kiện của tổ chức quốc tế Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972, “di sản văn hóa bao gồm: di tích, các quần thể, các thắng cảnh có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật, khoa học, thẩm mỹ, dân tộc hoặc nhân học”

[146] Theo khái niệm này, DSVH đồng nghĩa với DSVH vật thể Trong thực tế, nói đến DSVH thì không chỉ có DSVH vật thể mà còn có những DSVH phi vật thể Do vậy, tại Hội nghị thế giới về các chính sách văn hóa được tổ chức ở Mexico, năm 1982, UNESCO đã khẳng định DSVH bao gồm cả DSVH vật thể và phi vật thể Đồng thời UNESCO đã đưa ra định nghĩa về DSVH phi vật thể

“Di sản văn hóa phi vật thể: được hiểu là các tập quán, các hình thức thể hiện,biểu đạt, tri thức, kỹ năng và kèm theo đó là những công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không gian văn hóa có liên quan mà các cộng đồng, các nhóm người và trong một số trường hợp là các cá nhân, công nhận là một phần di sản văn hóa của họ Được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác, di sản văn hóa phi vật thể được các cộng đồng và các nhóm người không ngừng tái tạo để thích nghi với môi trường và mối quan hệ qua lại giữa cộng đồng với tự nhiên và lịch sử của họ, đồng thời hình thành trong họ một ý thức về bản sắc và sự kế tục, qua đó khích lệ thêm sự tôn trọng đối với sự đa dạng văn hóa và tính sáng tạo của con người Vì những mục đích của Công ước này, chỉ xét đến những di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các văn kiện Quốc tế hiện hành về quyền con người,cũng như những yêu cầu về sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cộng đồng, các nhóm người và cá nhân, và về phát triển bền vững” Đến năm 1992, Ủy ban Di sản thế giới bổ sung khái niệm di sản hỗn hợp hay còn gọi là cảnh quan văn hóa để miêu tả các mối quan hệ tương hỗ nổi bật giữa văn hóa và thiên nhiên của một số khu di sản. Ở Việt Nam, thuật ngữ Di sản văn hóa, được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ từ điển, DSVH được tổng hợp từ hai khái niệm là “Di sản” và “Văn hóa” Theo từ điển Tiếng Việt, di sản là "tài sản của người chết để lại"; "Cái của thời trước để lại" [92] Theo Từ điển Hán Việt Từ Nguyên, di là để lại, sản là của cải – di sản là “của cải giá trị của người chết, của người trước để lại” Theo một số từ điển khác, thuật ngữ di sản được hiểu là tính năng thuộc về nền văn hóa của một xã hội cụ thể, chẳng hạn như truyền thống, ngôn ngữ, hoặc các tòa nhà, đã được tạo ra trong quá khứ và vẫn còn có tầm quan trọng lịch sử.

Di sản văn hóa là những tài sản văn hóa có giá trị của quá khứ còn tôn tại trong cuộc sống đương đại.

Luật Di sản văn hoá của Việt Nam đã nêu rõ: di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác [113].

Từ cách tiếp cận trên, khái niệm Di sản văn hoá trong luận án được hiểu là một hệ thống các sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, do thiên nhiên và con người sáng tạo, được tích luỹ và lưu truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.

Di sản văn hoá là một bộ phận cơ bản và quan trọng của nền văn hóa, là những giá trị văn hoá đặc biệt, có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, khoa học, được sáng tạo và có sự thẩm định khắt khe bằng sự thừa nhận của cả cộng đồng người, được lưu truyền và chọn lọc qua một quá trình lịch sử lâu dài, đó chính là tính chất đặc thù của di sản văn hóa.

2.1.2 Di sản văn hóa vật thể thế giới

Di sản văn hóa vật thể, theo quan điểm của UNESCO và Luật Di sản văn hóa Việt Nam, DSVH bao gồm 2 loại: DSVH vật thể và DSVH phi vật thể Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi mọi hiện tượng văn hóa đều có phần vật thể và phi vật thể.

Theo UNESCO, “DSVH vật thể bao gồm các công trình và các khu vực lịch sử, các tượng đài, hiện vật, mà được xem là đáng được bảo tồn cho tương lai Các DSVH vật thể này có ý nghĩa về mặt khảo cổ, kiến trúc, khoa học hoặc kỹ thuật của một nền văn hóa cụ thể [146].

Theo Luật Di sản văn hóa Việt Nam, “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia” [113].

Như vậy, DSVH vật thể được hiểu là một dạng thức tồn tại của DSVH chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, chiều cao, chiều rộng, trọng lượng, đường nét, mầu sắc, kiểu dáng và tồn tại trong không gian và thời gian xác định.

Di sản văn hóa vật thể được cụ thể hóa tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa Việt Nam, bao gồm:

Vai trò và yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

2.2.1 Vai trò quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

Di sản VHVTTG có vai trò đặc biệt quan trọng, không những là di sản quý giá của Việt Nam, mà còn là một bộ phận tiêu biểu của di sản của nhân loại. Luật Di sản Văn hoá đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta”

[113] Phát huy vai trò to lớn của DSVH, di sản VHVTTG đối với con người và xã hội là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhân dân và cộng đồng quốc tế bởi:

- Di sản VHVTTG góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chuộng hòa bình tự do, cho các thế hệ dân tộc Việt Nam.

- Di sản VHVTTG góp phần việc giáo dục thế hệ trẻ về những giá trị nhân văn sâu sắc: truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn.

- Di sản VHVTTG có vai trò quan trọng kết nối cộng đồng trong các hoạt động phát triển xã hội, góp phần hoàn thiện con người, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Di sản VHVTTG chứa đựng nhiều giá trị về kinh tế, nguồn tài nguyên, nguồn lực văn hóa, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển và hiện đại hóa quốc gia.

- Di sản VHVTTG mang những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật, khoa học thông qua sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan Các di sản VHVTTG được coi là nguồn tài liệu quý để sử dụng trong biên soạn lịch sử nhân loại, dân tộc.

- Danh lam thắng cảnh là báu vật của thiên nhiên, được kết hợp giữa công trình tín ngưỡng tôn giáo với cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Như vậy, di sản VHVTTG là tài sản quan trọng của quốc gia và nhân loại; là nguồn tài nguyên vô giá, có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, giáo dục, khoa học; là nguồn lực để phát triển địa phương và quốc gia Phát huy vai trò to lớn của di sản VHVTTG như đã nêu ở trên trong đời sống con người và xã hội là công việc thường xuyên, lâu dài, không phải mang tính phong trào bùng lên rồi lắng xuống, mà phải làm cho giá trị của di sản VHVTTG thấm sâu vào từng con người, từng du khách, thấm sâu vào các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác truyền thông về các di sản VHVTTG trên mọi phương tiện truyền thông của xã hội: truyền thông trực quan, truyền thông trên internet, các mạng xã hội, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về di sản VHVTTG, tổ chức các cuộc thăm quan thực tế thông qua tổ chức Đảng, Đoàn, Đội, các trường học phổ thông, các trường đại học và nhiều hình thức khác.

QLNN về di sản VHVTTG có vai trò đặc biệt quan trọng:

Một là, QLNN về di sản VHVTTG góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển di sản VHVTTG của quốc gia, thực hiện hóa các quan điểm và chính sách về văn hóa, di sản VHVTTG.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, đã xác định những nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Trong đó có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại” [46].;

QLNN về di sản VHVTTG về bản chất là sử dụng hiệu quả các công cụ quản lý đặc thù để tác động đến đối tượng bị quản lý, nhằm đạt được mục tiêu bảo tồn lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị di sản VHVTTG và phát huy giá trị di sản VHVTTG trong quá trình phát triển quốc gia, vùng và địa phương nơi có nơi có di sản VHVTTG Đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội và du khách quốc tế Hiệu quả QLNN về di sản VHVTTG phụ thuộc vào việc xây dựng và sử dụng các loại công cụ quản lý của các cơ quan QLNN về di sản VHVTTG và những người hoạch định chính sách. Đồng thời, còn phụ thuộc vào tính hoàn chỉnh của bộ máy QLNN, năng lực của đội ngũ quản lý di sản VHVTTG, sự tự nguyện tham gia của cộng đồng xã hội. Tiêu chí đánh giá hiệu quả của QLNN về di sản VHVTTG chính là các mục tiêu quản lý có được thực thi hay không; QLNN có thiết lập được sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển bền vững như yêu cầu của UNESCO hay không Cần phải nhận thức rõ, QLNN về di sản VHVTTG phải dựa trên các nội dung của QLNN về DSVH QLNN về di sản VHVTTG là sự định hướng, tạo điều kiện về nguồn lực tổ chức, điều hành các hoạt động về di sản, làm cho di sản VHVTTG trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển Các di sản VHVTTG là tài sản vô giá, là nguồn lực to lớn và quan trọng để thúc đẩy phát triển, nên QLNN về di sản VHVTTG là cần thiết, mục tiêu hướng về cộng đồng trong nước và quốc tế, tạo động lực để thực hiện phát huy vai trò của cộng đồng vào các hoạt động bảo tồn và khai thác giá trị các di sản VHVTTG một cách hiệu quả.

Hai là, QLNN về di sản VHVTTG góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản VHVTTG.

Thực tế hiện nay cho thấy, di sản VHVTTG đang chịu tác động của sự biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội, có thể kể đến những nguy cơ tác động tiêu cực của môi trường đến giá trị văn hóa truyền thống; hoạt động QLNN về di sản VHVTTG chưa gắn kết với thực tiễn, do trình độ quản lý còn lạc hậu, yếu kém; sự thiếu đồng bộ trong phối hợp quản lý; sự thiếu quan tâm đến việc bảo tồn di sản, sự phát triển nhanh các đô thị, các công trình xây dựng mới che khuất di sản, ô nhiễm môi trường; Sự phát triển du lịch nhanh trong khi điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu chưa đáp ứng, tập trung quá đông người vào dịp lễ hội tại các di sản, gây nhiều thiệt hại cho các di sản VHVTTG Đây là những thách thức đối với QLNN về di sản VHVTTG, vai trò QLNN về di sản VHVTTG càng trở nên đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Việc QLNN về di sản VHVTTG hướng tới mục đích: bảo tồn, giữ gìn các di sản VHVTTG trước sự tàn phá của môi trường, thiên nhiên, con người và xã hội; bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học đối với di sản thiên nhiên; bảo vệ lâu dài di sản VHVTTG quý giá không những của Việt Nam mà còn của cả nhân loại Ngoài ra, QLNN về di sản VHVTTG để có hiệu quả phục vụ cho sự phát triển KT-XH của địa phương, vùng quốc gia Việc bảo tồn di sản VHVTTG thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới Các nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm khác nhau, nhưng khái quát lại, có ba quan điểm chính là: Bảo tồn nguyên gốc; bảo tồn trên cơ sở sự kế thừa; bảo tồn và phát triển bền vững. Xuất phát từ những vai trò của QLNN về di sản VHVTTG có thể nhận thấy rõ vai trò và giá trị của di sản VHVTTG đã được khẳng định bằng những đánh giá và quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước QLNN về di sản VHVTTG là một vấn đề cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh của quốc tế hiện nay Pháp luật là một công cụ, phương tiện trong QLNN về di sản VHVTTG.

Ba là, QLNN về di sản VHVTTG góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của địa phương và vùng có di sản, mang lại nhiều lợi ích, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Văn hóa phát triển tương xứng là cơ sở cho phát triển kinh tế một cách toàn diện Văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều, có liên hệ mật thiết Vì thế quản lý hoạt động văn hóa – KT - XH luôn gắn liền với nhau Điều đó thể hiện rõ nét qua quan điểm của Đảng, phát luật và chính sách của Nhà nước Chính phủ luôn tạo mối liên kết giữa kinh doanh thương mại với các hoạt động du lịch, văn hóa, giữa bảo tồn và phát triển; đẩy mạnh khai thác các loại hình thương mại dịch vụ gắn với văn hóa, du lịch, lễ hội, thăm quan di sản; phát triển kinh tế bền vững đi đôi với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, các ngành nghề truyền thống Chính vì vậy, QLNN về di sản VHVTTG góp phần thúc đẩy sự phát triển

KT - XH của địa phương, vùng, quốc gia Mang lại với giá trị kinh tế và lợi ích về tinh thần cho từng người dân và du khách khi thăm quan, tìm hiểu và nghiên cứu về di sản VHVTTG.

Bốn là, quản lý nhà nước về di sản VHVTTG còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch văn hóa.

Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

2.3.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể thế giới

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật chính là công cụ để thực hiện QLNN về DSVH Vì vậy, ở Việt Nam, nội dung đầu tiên QLNN về DSVH được quy định tại Điều 54 của Luật Di sản Văn hóa năm 2013, trong đó QLNN về DSVH là “Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa” [113].

Việc xây dựng chiến lược văn hóa và DSVH là hoạt động của Nhà nước, để nhằm cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về DSVH, di sản VHVTTG, thông qua việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu; là cơ sở để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch để triển khai thực hiện các mục tiêu đối với di sản VHVTTG Bộ VHTTDL là cơ quan chủ trì và phối hợp với các Bộ, ban, ngành liên quan có trách nhiệm xây dựng chiến lược tổng thể và kế hoạch chi tiết phát triển văn hóa, DSVH, di sản VHVTTG trong vòng 10 - 20 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Sau khi Chiến lược được phê duyệt, Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, ban, ngành, UBND cấp tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện; tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện chiến lược phát triển văn hóa trong đó có di sản VHVTTG trong từng thời kỳ, giai đoạn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về di sản VHVTTG.

Trên cơ sở chiến lược phát triển văn hóa, UBND các tỉnh/thành phố nơi có di sản VHVTTG, xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm để từng bước thực hiện các mục tiêu về DSVH, di sản VHVTTG tại địa phương mình và tổ chức triển khai thực hiện, cũng như hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị quản lý di sản văn hóa thực hiện Các bộ, ban, ngành có chức năng nhiệm vụ liên quan được Thủ tướng Chính phủ phân công, quy định cụ thể, thẩm định quy hoạch tổng thể di sản VHVTTG tại các địa phương và có trách nhiệm cùng tham gia thực hiện Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được duyệt, UBND tỉnh/thành phố tiếp tục lập và triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết, các dự án thành phần theo từng giai đoạn Bộ VHTTDL, các bộ, ban, ngành liên quan, thực hiện nhiệm vụ cụ thể do Thủ tướng Chính phủ giao thẩm định và quyết định.

Di sản VHVTTG tại Việt Nam, là những DSVH vật thể tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời là một bộ phận của di sản VHVTTG Do vậy, bảo tồn di sản VHVTTG tại Việt Nam phải có chính sách đặc thù, cũng như những chương trình dự án đặc biệt Việc xây dựng các chính sách đặc thù, các chương trình, dự án đặc biệt đối với dí ản VHVTTG do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh/thành phố nơi có di sản VHVTTG đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành Chẳng hạn như: chính sách phát triển di sản VHVTTG gắn với phát triển

KT - XH, chính sách đối với đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp hoạt động về di sản VHVTTG, chính sách XHH hoạt động di sản VHVTTG và các chương trình đặc biệt như chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, trong đó có mục tiêu về bảo tồn di sản VHVTTG.

2.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới

Văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước xác lập và được nhà nước sử dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức, công dân, nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động quan trọng của QLNN Trong QLNN, các cơ quanQLNN về DSVH, di sản VHVTTG thực hiện ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định hướng dẫn làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện Trong những tình huống nằm ngoài phạm vi được quy quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan QLNN về DSVH cần phải có văn bản hướng dẫn Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy định hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động đối với DSVH, di sản VHVTTG của cơ quan QLNN, là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động QLNN về DSVH nói chung, di sảnVHVTTG nói riêng Như vậy, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về DSVH, di sản VHVTTG cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và kịp thời.Thực hiện tốt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về DSVH, di sảnVHVTTG theo đúng định hướng, đúng mục tiêu sẽ có tác động tích cực và mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động QLNN về di sản VHVTTG Việc xây dựng,ban hành văn bản quy phạm pháp luật về DSVH, di sản VHVTTG và hướng dẫn thực hiện phải thực hiện đúng theo quy định về thẩm quyền ban hành văn bản của Chính phủ, Bộ VHTTDL, UBND các tỉnh, thành phố có di sản VHVTTG.Việc sớm hoàn thiện thể chế về DSVH, di sản VHVTTG được chú trọng đặc biệt Đây là một trong những cơ sở để triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đối với DSVH, di sản VHVTTG Muốn quản lý hiệu quả cácDSVH, di sản VHVTTG trước hết phải coi trọng việc xây dựng hệ thống thể chế, thể chế này là tổng hợp các hình thức, phương pháp và cách thức thực hiệnQLNN theo pháp luật và bằng pháp luật đối với các DSVH, di sản VHVTTG, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý ban hành, bảo đảm hiệu lực QLNN về DSVH, di sản VHVTTG Việc xây dựng thể chế QLNN về di sản VHVTTG này phải phù hợp hệ thống pháp luậ của quốc gia và quy định của quốc tế về DSVH, di sản VHVTTG Đây là một nội dung quan trọng trong QLNN về di sản VHVTTG Thể chế QLNN về di sản VHVTTG là một công cụ quản lý hữu hiệu của Nhà nước để quản lý các di sản VHVTTG.

2.3.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới

QLNN về di sản VHVTTG được tiến hành trên cơ sở tổ chức bộ máy QLNN từ trung ương đến địa phương Bộ máy QLNN về di sản VHVTTG phải được thiết lập khoa học, hợp lý, tinh gọn thì hoạt động QLNN được tiến hành thông suốt, ngược lại sẽ trì trệ, kém hiệu quả.

Chính phủ thống nhất QLNN về DSVH, di sản VHVTTG Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ là Hội đồng DSVH quốc gia, Hội đồng này do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động, có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ cụ thể về: định hướng, chiến lược, chính sách về DSVH, xếp hạng DSVH và công nhận bảo vật quốc gia.

Bộ VHTTDL chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong thực hiện QLNN về văn hóa, Cục Di sản văn hóa trực thuộc Bộ VHTTDL là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ QLNN về DSVH, di sản VHVTTG Bộ VHTTDL có 02 đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc là: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam có chức năng nghiên cứu các chính sách về văn hóa, nghệ thuật và Viện Bảo tồn di tích có chức năng nghiên cứu bảo tồn di tích ở Việt Nam.

Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTTDL trong các hoạt động về văn hóa, di sản VHVTTG, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao.

UBND tỉnh/thành phố thực hiện QLNN về DSVH, di sản VHVTTG trong phạm vi địa phương UBND tỉnh/thành phố phân cấp thẩm quyền của UBND cấp dưới cụ thể quận, huyện, thị xã và xã, phường thực hiện quản lý di sản VHVTTG trên địa bàn.

Trong hoạt động QLNN về DSVH, di sản VHVTTG, chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng Địa phương là nơi gắn liền với thực tiễn ở cơ sở, việc phân cấp, phân quyền và áp dụng các hình thức tự quản (hỗ trợ các cơ quan chức năng), kiểm tra, giám sát hoạt động về di sản VHVTTG trên địa bàn ở địa phương, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN về di sản VHVTTG của địa phương Tổ chức tốt bộ máy QLNN để thực thi và hoàn thành nhiệm vụ là một trong các công cụ đảm bảo hiệu quả QLNN Tổ chức bộ máy QLNN về di sản VHVTTG để triển khai các công việc từ thể chế chính sách và tổ chức thực thi các thể chế, chính sách về di sản VHVTTG có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện cần thiết trong quản lý di sản VHVTTG Tổ chức bộ máy QLNN về di sản VHVTTG cần được xây dựng và kiện toàn theo hướng chuyên môn hóa theo ngành, kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Ở Việt Nam, theo Điều 5 của Nghị định 109/2017/NĐ – CP của Chính phủ thì Ban quản lý DSVH và thiên nhiên thế giới là đơn vị sự nghiệp công lập, được thành lập và giải thể theo quy định của Chính phủ Đơn vị này trực thuộc UBND tỉnh, thành phố nơi có DSVH và thiên nhiên thế giới.

2.3.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ công chức quản lý và viên chức chuyên môn về di sản văn hóa vật thể thế giới Đội ngũ công chức, viên chức chuyên môn được gắn liền với tổ chức bộ máy QLNN Đội ngũ trực tiếp tham gia, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH nói chung và di sản VHVTTG nói riêng, đồng thời cũng là những người triển khai thực thi các văn bản sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành Năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về di sản VHVTTG Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về di sản VHVTTG phải đảm bảo đủ số lượng, phải có chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, có kiến thức và hiểu biết về chính sách và pháp luật, có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực di sản VHVTTG Trong quá trình công tác, đội ngũ công chức, viên chức hoạt động về di sản VHVTTG cần phải được kiểm tra năng lực, đánh giá trình độ chuyên môn Cơ quan QLNN về di sản VHVTTG phải tạo điều kiện để công chức, viên chức được nâng cao năng lực, cử công chức, viên chức đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được phân công Tùy theo phân cấp, thẩm quyền QLNN về di sản VHVTTG mà đội ngũ công chức, viên chức được đào tạo theo ngạch bậc về QLNN, trình độ được đào tạo về nghề nghiệp (kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ) và trình độ chuyên ngành về di sản Ngoài ra còn được cử đi học thêm về ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị; riêng đội ngũ cán bộ, viên chức của Ban Quản lý DSVH và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam còn được cử đi dự Hội thảo khoa học, học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn do ngành văn hóa và các tổ chức quốc tế về di sản VHVTTG Có trường hợp được cử đi nước ngoài học dài hạn về lĩnh vực chuyên ngành nào đó.

Tóm lại, suy cho cùng nhân tố con người vẫn là nhân tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả trong QLNN về di sản VHVTTG cũng như quản lý trực tiếp di sản này Do vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn đội ngũ công chức, viên chức chất lượng cao về QLNN về di sản VHVTTG trong kỷ nguyên 4.0 đang là vấn đề cấp bách hiện nay, nhất là trong lĩnh vực DSVH, và QLNN về di sản VHVTTG.

2.3.5 Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động di sản văn hóa vật thể thế giới Đầu tư, hỗ trợ, huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác cho QLNN về di sản VHVTTG là nội dung rất cần thiết Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực di sảnVHVTTG yêu cầu xác định nguồn lực cần huy động và có thể huy động được,xác định rõ mục tiêu bảo tồn đối với từng DSVH quốc gia, các di sản VHVTTG;xác định cơ chế điều hành tối ưu trong thực tiễn QLNN về di sản VHVTTG; yêu cầu hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về DSVH và QLNN về di sảnVHVTTG Do đó, cần thiết phải có sự hỗ trợ, huy động, cân đối nguồn lực tài chính hợp lý theo từng yêu cầu cụ thể đối với từng DSVH nói chung và di sản VHVTTG nói riêng.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Khái quát về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

3.1.1 Số lượng di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Tính đến tháng 8/2022 Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên hội đủ các tiêu chí và điều kiện để được công nhận là di sản có giá trị nổi bật toàn cầu theo quy định của UNESCO và đã được UNESCO công nhận là di sản VHVTTG tại Việt Nam.

Bảng 3.1: Danh sách các di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

TT Tên và loại hình di sản

Di sản thiên nhiên thế giới

1 Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) 1994

Tiêu chí VII Tiêu chí VIII

2 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Tiêu chí VIII Tiêu chí IX, X

Di sản văn hóa thế giới

1 Quần thể di tích Cố đô Huế

2 Phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) 1999 Tiêu chí II, V

3 Khu di tích Mỹ Sơn (tỉnh Quảng Nam) 1999 Tiêu chí II, III

4 Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng

Long (Thành phố Hà Nội)

2010 Tiêu chí II,III,VI

5 Khu di tích Thành Nhà Hồ (tỉnh Thanh Hóa) 2011 Tiêu chí II, IV

Di sản thế giới hỗn hợp

1 Quần thể danh thắng Tràng An 2014 Tiêu chí VII,VIII

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ Báo cáo của Cục Di sản văn hóa và Kỷ yếu Hội thảo tổng kết Luật Di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2022

Các di sản VHVTTG tại Việt Nam, xếp theo thời gian được UNESCO công nhận, bao gồm:

Một là, quần thể di tích cố đô Huế

Quần thể di tích cố đô Huế là cố đô của Việt Nam thời kỳ phong kiến dưới triều đại nhà Nguyễn, được xây dựng suốt từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20 (từ năm 1802-1945), nằm ở địa bàn thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế: Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, và huyện Phú Lộc.

Quần thể di tích cố đô Huế đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1993 Sự kiện này khẳng định giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Quần thể di tích cố đô Huế do đã hội đủ các yếu tố theo tiêu chí 3

“Bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông” [32,143].

Hai là, di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long với diện tích 1.553 km² gồm 1.969 hòn đảo, trong đó 90% là đảo đá vôi, nằm ở Đông Bắc Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh Vịnh

Hạ Long đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất vào năm 1994, với tiêu chí 7 “Vẻ đẹp cảnh quan”; lần thứ hai vào năm 2000, với tiêu chí 8 “Giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất, địa mạo” Sự công nhận của UNESCO đã khẳng định giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của di sản Vịnh Hạ Long [32,143].

Ba là, khu di tích Mỹ Sơn

Khu di tích Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm ở Việt Nam, được xây dựng từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ XIII, nằm ở địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Năm 1999, Khu di tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới theo 2 tiêu chí: tiêu chí 2 “Điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa; những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ”; và tiêu chí 3

“Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á” [32,143].

Bốn là, khu phố cổ Hội An

Khu phố cổ Hội An trước đây là một thương cảnh quốc tế sầm uất, là trung tâm buôn bán lớn của cả vùng Đông Nam Á, nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Quảng Nam Năm 1999, khu phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới Khu phố cổ đã khẳng định được giá trị nổi bật toàn cầu bởi các tiêu chí 2 “Biểu thị vật chất nổi bật của sự hòa trộn giữa các nền văn hóa vượt thời gian tại một thương cảng quốc tế” và tiêu chí 4 “là một điển hình nổi bật về bảo tồn một thương cảng châu Á cổ truyền” [32,143].

Năm là, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vườn quốc gia của Việt Nam, nằm ở địa bản huyện Bố Trạch và Minh Hóa, thuộc tỉnh Quảng Bình Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003 với tiêu chí 8 “Về địa chất, là một tập hợp bằng chứng ấn tượng về lịch sử trái đất” Công nhận lần thứ 2 năm 2015 với 2 tiêu chí Tiêu chí

9 “Là những giá trị nổi bật đại diện cho môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh hoạt” và tiêu chí 10 “Sở hữu tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của hệ sinh thái trên cạn” [33].

Sáu là, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn,những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc toàn cầu Là một quần thể di tích (bao gồm cả khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu), gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh Đây là một phần của khu vực CấmThành Thăng Long xưa, là khu vực quan trọng bậc nhất của Kinh thành ThăngLong, là nơi trung tâm quyền lực liên tục từ thế kỷ 7 cho đến nay, là nơi trị vị xuyên suốt của 5 triều đại: Lý – Trần – Lê – Mạc – Nguyễn.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận làDSVH thế giới năm 2010, với giá trị nổi bật toàn cầu bởi 3 tiêu chí: Tiêu chí 2

“Minh chứng cho sự giao lưu giữa các ảnh hưởng đến chủ yếu từ Trung Quốc ở phía Bắc và Vương quốc Champa ở phía Nam”; Tiêu chí 3 “Minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu dài của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là một trung tâm quyền lực liên tục từ TK 7 cho đến tận ngày nay” và tiêu chí 6 “Liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa - lịch sử quan trọng” [33].

Bẩy là, di tích Thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ, còn gọi là Thành Tây Đô – Kinh đô của nước Đại Ngu do

Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397, nằm trên địa bàn xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa Tòa thành là một trong những công trình kiến trúc bằng đá, được đánh giá là độc đáo nhất Việt Nam và thế giới, là một chứng tích kỳ vĩ và duy nhất về lịch sử và văn minh Đại Việt (cuối thế kỷ

Năm 2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản Văn hóa thế giới Giá trị nổi bật mang tính toàn cầu của Thành Nhà Hồ được công nhận bởi 2 tiêu chí: tiêu chí 2 “Thể hiện sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan” và tiêu chí 4 “là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại” [33].

Tám là, quần thể Danh thắng Tràng An

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

3.2.1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Chất lượng quy hoạch chính là một trong những công cụ QLNN về DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam.

Bộ VHTTDL đã xây dựng Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 581/QĐ - TTg ngày 6/5/2009 Vấn đề DSVH, bao gồm di sản VHVTTG tại Việt Nam đã được khẳng định trong Chiến lược: “Nhận thức về di sản văn hóa và truyền thống văn hóa ngày càng được nâng cao, tạo sự đồng thuận và nguồn lực xã hội trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gì bản sắc văn hóa dân tộc; hàng ngàn di tích được chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo” [134] Đồng thời, chiến lược cũng chỉ ra: “Di sản văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, chưa giải quyết được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển Việc bảo tồn di sản văn hóa chưa được triển khai theo một quy hoạch, kế hoạch dài hạn nên thường bị động Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa quy hoạch bảo tồn di tích với quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các ngành khác trên cùng địa bàn, nên chưa tạo được cơ sở vật chất, môi trường văn hóa và sinh thái đồng bộ, có chất lượng ở di sản Hiện tượng lấn chiếm đất đai di sản, thương mại hóa các hoạt động và tổ chức lễ hội ở di sản, đào bới, mua bán trái phép cổ vật diễn ra ngày càng phổ biến, nhưng chưa có biện pháp giải quyết triệt để” [134] Chiến lược cũng xác định những nhiệm vụ trọng tâm về DSVH, cụ thể là: “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng có tính then chốt của chiến lược; kết hợp hài hòa giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội” [134]. Định hướng trong về lĩnh vực di sản cũng được xác định: “Đầu tư đồng bộ bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu trở thành những di sản có chất lượng cao về khoa học bảo tồn và môi trường văn hóa, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế du lịch; triển khai việc quy hoạch chi tiết đối với các di tích để giải quyết hài hòa giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [134].

Chiến lược cũng xác định mục tiêu tu bổ, tôn tạo các DSVH, di sảnVHVTTG tại Việt Nam, đến năm 2015 là 70% và đến năm 2020 là 80% Để triển khai thực hiện mục tiêu, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ VHTTDL chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh/thành phố tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch 5 năm, hằng năm, Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng và được Thủ tướngChính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/7/2011, với quan điểm “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc” Chiến lược cũng xác định một số giải pháp nhằm phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng/miền/địa phương hướng tới hình thành các sản phẩm du lịch, du lịch đặc trưng theo các vùng Ví dụ, sản phẩm du lịch đặc trưng vùng ĐBSH là: tham quan thắng cảnh biển (Vịnh HạLong), du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước gắn với văn hóa truyền thống vùng ĐBSH, du lịch tín ngưỡng tâm linh, du lịch sinh thái.Như vậy, chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020 đã coi DSVH, đặc biệt là nơi có di sản VHVTTG tại Việt Nam, là nguồn lực đặc biệt để phát triển du lịch tại địa phương có DSVH, di sản VHVTTG và vùng lân cận Chiến lược cũng đề cập đến liên kết chuỗi di sản VHVTTG tại Việt Nam không những ở Việt Nam mà còn cả các nước trong khu vực có di sản VHVTTG Chẳng hạn, như Lào, Campuchia, Thái Lan.

Trên cơ sở của chiến lược, Bộ VHTTDL và UBND các tỉnh/thành phố xây dựng Quy hoạch tổng thể về văn hóa, DSVH, di sản VHVTTG trên toàn quốc; quy hoạch tổng thể di sản VHVTTG trên địa bàn của từng địa phương, đồng thời gắn với quy hoạch tổng thể giữa các địa phương, các vùng Cho đến nay, chưa có quy hoạch tổng thể hệ thống di sản VHVTTG tại Việt Nam để gắn kết các vùng với nhau, tận dụng thế mạnh các vùng để cùng phát triển.

Theo báo cáo của 7 tỉnh có di sản VHVTTG, cả 8 di sản VHVTTG tại Việt Nam đã được quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHVTTG tại Việt Nam, ví dụ: Quy hoạch tổng thể di sản VHVTTG Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 12/8/2015; “Quy hoạch di sản VHVTTG khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 và Quy hoạch tổng thể di sản VHVTTG khu phố cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012

- 2025” Đối với Quần thể Di tích cố đô Huế, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 818/QĐ - TTg ngày 7/6/2010”; đến 11/01/2022, tại Quyết định số 42/QĐ-TTg, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích Cố đô Huế đến năm

2030, tầm nhìn 2050 Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (Tỷ lệ 1/500) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1647/QĐ-TTg ngày 01/11/2012; Quy hoạch chi tiết Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long -

Hà Nội (tỷ lệ 1/500) được Bộ Xây dựng phê duyệt tại Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 và Quyết định số 1481/QĐ-BXD ngày 28/12/2015).

Chương trình mục tiêu về Văn hóa giai đoạn 2016 - 2020, với mục tiêu cụ thể là hỗ trợ, tôn tạo tổng thể 20 di sản văn hóa và thiên nhiên, trong đó có di sản

VHVTTG đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 936/QĐ- TTg ngày 30/6/2017.

Về kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản VHVTTG tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ VHTTDL tổng hợp, cả 8 di sản VHVTTG tại Việt Nam đã được 7 tỉnh, thành phố nơi có di sản VHVTTG tại Việt Nam lập và được phê duyệt kế hoạch 5 năm (2011 – 2015 và 2016 – 2020) và hàng năm.

Thực hiện Nghị quyết số 50/NQ - CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 12/11/2021, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và ban hành Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 (Quyết định số 1909/QĐ-TTg). Chiến lược đã xác định: Mục tiêu tổng quát, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa và con người Việt Nam, từng bước xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Mục tiêu cụ thể về DSVH, có thêm ít nhất 05 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận; 95% - 100% di tích QGĐB, di sản VHVTTG được tu bổ tôn tạo.

Một trong những nhiệm vụ mà chiến lược đề ra để thực hiện mục tiêu: bảo vệ và phát huy giá trị DSVH dân tộc, trong đó có các di sản VHVTTG tại Việt Nam Về chính sách, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến

DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam, trong đó có thể kể đến 3 chính sách quan trọng là:

Một là, chính sách đầu tư, Nhà nước ưu tiên đầu tư 100% ngân sách để bảo tồn các di sản VHVTTG tại Việt Nam.

Hai là, chính sách tài chính, cho phép giữ lại 100% nguồn thu phí tham quan từ di sản VHVTTG tại Việt Nam để đầu tư trở lại cho hoạt động quản lý, đầu tư cho di sản Chính sách này đã tạo ra nguồn lực tài chính để phục vụ công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, để bảo tồn DSVH.

Ba là, chính sách về đất đai, chính sách này được quy định trong Luật Di sản Văn hóa “vùng I bảo vệ di tích bao gồm di tích và khu vực cấu thành di tích; vùng 2 bao quanh bảo vệ vùng I Việc xây dựng các công trình ở vùng II phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTTDL” [113].

Như vậy, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách là nội dung quản lý, đồng thời cũng là những công cụ chính để thực hiện QLNN về DSVH, trong đó có di sản VHVTTG tại Việt Nam.

3.2.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

Trong giai đoạn vừa qua, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam đã được Nhà nước ban hành Những văn bản quy phạm pháp luật này đã góp phần điều chỉnh và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam phù hợp với tình hình mới Riêng với di sản VHVTTG tại Việt Nam, đồng thời chịu sự điều chỉnh chung của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do trung ương ban hành bao gồm (luật, nghị định, thông tư và các quyết định) và là hệ thống văn bản pháp luật do chính quyền địa phương ban hành về di sản VHVTTG tại Việt Nam Xét theo giá trị hiệu lực pháp lý, bao gồm các văn bản pháp luật về Luật

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam

4.1.1 Quan điểm về văn hóa và di sản văn hóa vật thể thế giới tại Việt Nam Quan điểm của UNESCO tại Điều 4 của Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới: “Mỗi một quốc gia tham gia Công ước này công nhận rằng trách nhiệm bảo đảm của việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho các thế hệ tương lai di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong Điều

1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình, là trách nhiệm trước tiên của mình Quốc gia này phải nỗ lực hành động tối đa cho mục đích trên bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có, thì bằng cả sự viện trợ và hợp tác quốc tế mà nó có thể có được hưởng nhất là về mặt tài chính, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật” [32].

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng luôn quan tâm đến vấn đề bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam, luôn tạo điều kiện để khơi dậy mọi tiềm năng văn hóa như một tiềm lực nội sinh mạnh mẽ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động QLNN về văn hóa, di sản VHVTTG tại Việt Nam cho thấy, cùng với những kết quả đã đạt được, cũng còn nhiều bất cập và hạn chế, đặc biệt là trong việc thực hiện nội dung, phương thức hoạt động cụ thể để phát hiện, bảo tồn di sản VHVTTG tại Việt Nam Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và di sản VHVTTG tại Việt Nam Giải quyết vấn đề văn hóa và di sảnVHVTTG tại Việt Nam là cấp thiết và được dựa trên những quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, di sản VHVTTG tại Việt Nam trong quá trình phát triển quốc gia được thể hiện qua các nghị quyết, văn kiện Đại hội của Đảng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) về

"Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã nêu rõ vai trò của DSVH và khẳng định nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH trong bối cảnh mới ở Việt Nam Nghị quyết chỉ rõ: "Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng việc bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (văn hóa bác học và văn hóa dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể"[47].

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về

“xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” [48] đã nêu những kết quả đã thực hiện được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quả quan trọng Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển, nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được cải thiện Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác văn hóa từng bước được phát triển” [48] Nghị quyết cũng đã chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII là

“Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một và mất bản sắc, truyền thống văn hóa Quản lý văn hóa không theo kịp sự phát triển; chưa có cơ chế chính sách tốt về văn hóa, di sản văn hóa trong kinh tế và kinh tế trong văn hóa, huy động các nguồn lực cho văn hóa, di sản văn hóa chưa lớn; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế” [48] Đồng thời Nghị quyết cũng đã xác định những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém nêu trên “chủ yếu do một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự coi trọng và quan tâm đầy đủ lĩnh vực này, lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt Việc cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp không sát với thực tiễn, thiếu tính khả thi Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa chậm đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lỏng, kỷ luật, kỷ cương không nghiêm Đầu tư cho văn hóa, di sản văn hóa chưa tương xứng và phân tán, dàn trải; chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Chưa quan tâm, coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý di sản văn hóa” [48]. Để giải quyết khắc phục và nguyên nhân của hạn chế nêu trên, Đảng đã đưa ra quan điểm và nhiệm vụ trọng tâm để khắc phục, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI của Đảng đã nhấn mạnh quan điểm “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức có vai trò quan trọng” Nghị quyết cũng đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm “Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã hội Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử

- văn hóa tiêu biểu phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch Phát huy các di sản thế giới được UNESCO công nhận góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam” [48].

QLNN về DSVH, di sản VHVTTG tại Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nghị quyết số 33 -NQ/TW của Đảng đã đề ra, đặc biệt là: xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về văn hóa; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên môn làm công tác văn hóa; tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa Nghị quyết nhấn mạnh vai trò của văn hóa và coi văn hóa là lĩnh vực quan trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị và xã hội Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu động lực và nguồn lực nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Đảng ta đã xác định, đây là một trong những định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước Nghị quyết cũng xác định những quan điểm của Đảng về sự gắn kết phát triển du lịch và bảo tồn, phát huy các DSVH “phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân và du khách quốc tế tham quan, tìm hiểu, khám phá cảnh quan, di sản thiên nhiên và văn hóa của đất nước” [49]. Quan điểm trên đã xác định mục tiêu phát triển du lịch bền vững gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và phát triển các điểm du lịch theo đặc trưng của từng tỉnh, thành phố, từng vùng Bảo tồn di sản VHVTTG tại Việt Nam phải dựa vào nguyên tắc phát triển bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, hiệu quả lâu dài Bảo tồn các di sản VHVTTG tại Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh, thành phố, vùng nơi có di sản VHVTTG tại Việt Nam. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong phát triển đất nước với quan điểm “tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và phát triển đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó có phát triển kinh tế - xã hội là trọng tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên” [50]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cũng xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [50].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nêu quan điểm chỉ đạo

“Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa”;

“Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ tổ quốc” [50] Đồng thời, Đại hội XIII của Đảng cũng xác định một trong các đột phá để thực hiện Chiến lược phát triển tổng thể của Việt Nam trong giai đoạn

2021 – 2030 là “tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam” và “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường thiên nhiên” Đây là quan điểm chỉ đạo rất cơ bản cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong nhiệm vụ của các ngành, các cấp.

Theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “cần quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. Các giá trị văn hóa Việt Nam là tài sản vô cùng quý báu của Tổ tiên, Cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải gìn giữ, trân trọng và phát huy” [139].

Nhìn chung, QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam phải được quán triệt và triển khai theo các quan điểm sau:

Thứ nhất, QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam phải quán triệt các quan điểm, định hướng của Đảng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về di sản VHVTTG tại Việt Nam, đồng thời thực hiện đúng các quy định trong Công ước về “Bảo vệ Di sản Văn hóa và Tự nhiên thế giới” của UNESCO mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam phải quán triệt các quan điểm trong việc xây dựng các thể chế, chính sách đặc thù về di sản VHVTTG tại Việt Nam để bảo tồn di sản VHVTTG tại Việt Nam, phục vụ cho mục tiêu phát triển của các tỉnh, thành phố nơi có di sản VHVTTG, các vùng lân cận và cả quốc gia.

Thứ ba, QLNN về di sản VHVTTG tại Việt Nam phải quán triệt các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai thực hiện tổ chức bộ máy, hỗ trợ các nguồn lực, nghiên cứu khoa học và kiểm soát các hoạt động về di sản VHVTTG tại Việt Nam.

Ngày đăng: 01/01/2023, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w