Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
17,42 MB
Nội dung
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo Thanh Oai Trường THCS Dân Hòa. Địa chỉ: Xã Dân Hòa – Huyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 0433 878 129 Họ tên giáo viên: Nguyễn Mã Lực Điện thoại: 0918913363 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN I. Tên dự án dạy học: TẾT 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN • Liên môn: - Môn Vật Lí: + Vật Lí 9: Bài 2, bài 13, bài 19. + Vật Lí 7: Bài 29. - Môn Công Nghệ: + Bài 33, bài 34, bài 48 và bài 49 lớp 8. - Môn Toán: + Toán 7. Bài: Đại lượng tỉ lệ thuận. - Môn Giáo dục công dân: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Môn Sinh học: + Bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường II. Mục tiêu dạy học: 1. Về kiến thức: * Sau khi học xong tiết học này học sinh phải: + Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. ( Kiến thức bài 19 Vật lí 9) + Vận dụng được công thức: A = P.t để tính được điện năng tiêu thụ của gia đình. ( Kiến thức bài 13 Vật lí 9, bài 49 Công nghệ 8) + Nắm được điện năng sử dụng tỉ lệ thuận với công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng điện. ( Kiến thức Toán 7: Bài toán tỉ lệ thuận). + Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện. Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. ( Kiến thức bài 33 công nghệ 8) + Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện. ( Kiến thức bài 34 Công nghệ 8, Kiến thức bài 29 Vật Lí 7) + Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí. Có ý thức tiết kiệm điện năng. (Kiến thức bài 48 Công nghệ 8) + Từ đó góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (Kiến thức Giáo dục công dân bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) + Biết được sử dụng tiết kiệm điện là một trong những biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. (Kiến thức bài 54 Sinh học 9: Ô nhiễm môi trường) + Giải thích được tại sao cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Kiến thức bài 14 trong GDCD 7 là Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên). 2. Về kĩ năng: - Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. - Kĩ năng thu thập thông tin SGK, quan sát phân tích và so sánhđể tiếp thu kiến thức. - Kĩ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế - Kĩ năng lắng nghe, hoạt động nhóm. - Rèn kĩ năng khai thác thông tin. - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường. - Rèn kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”. - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn… 3. Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện. - Có ý thức tiết kiệm điện năng. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Vật Lí cũng như các môn khoa học khác như môn Công nghệ, môn toán. - Lên án phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi sử dụng điện một cách bừa bãi, không an toàn. III. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh khối và 9 THCS Dân Hòa – Thanh Oai – Hà Nội. IV. Ý nghĩa của dự án: - Giúp học sinh tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, đặc biệt tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. Vì dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện đại. - Học sinh được rèn luyện thói quen, tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và logic. - Học sinh được hình thành thói quen sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng. - Gắn kết được các kiến thức, kĩ năng và thái độ của các môn khoa học khác với nhau làm cho học sinh yêu thích môn học hơn. V. Thiết bị dạy học, học liệu: 1. Đối với giáo viên (GV): * Bảng phụ. * Một số tranh và hình ảnh. * Hình ảnh về nguyên nhân gây tai nạn điện. * Bút dạ, bút chỉ. * Sách giáo khoa và giáo viên: Lí 9, Sinh 9, Công nghệ 8, Giáo dục công dân 7 và Toán 7. * Phòng bộ môn có máy tính, máy hất, màn hình * Việc thiết kế GAĐT được chuẩn bị như sau: Bước 1: GV tiến hành soạn giáo án như giảng dạy bình thường trên lớp theo đúng mẫu qui định của tổ chuyên môn và sự thống nhất chung của Sở giáo dục. Bước 2: Tiến hành soạn GAĐT để giảng dạy trên lớp bằng máy Projector. - Xác định nội dung bài dạy, phần kiến thức cần ghi bảng để HS theo dõi bài, từ đó tính toán các slide (trang) tương ứng. - Tiến hành soạn nội dung bài vào các Slide và chọn cách trình chiếu thích hợp. Bước 3: Yêu cầu chung cho việc chuẩn bị GAĐT bằng các Slide: - Yêu cầu chung: + Vận dụng CNTT phải đúng lúc, đúng chỗ, bảo đảm đặc trưng bộ môn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học. Khi không dùng chúng ta chỉ cần bấm vào chữ (B) trên bàn phím là màn hình tắt còn muốn dùng tiếp chúng ta lại bấm vào chữ (B) là màn hình lại bật. + GAĐT không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho GV trong việc thực hiện các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới phương pháp, các khâu của quá trình dạy học. + GAĐT giúp GV tiết kiệm thời gian, góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh cho GV, trình chiếu các tư liệu dạy học mà GV dùng để minh hoạ cho bài học. + Không lạm dụng CNTT vào giờ dạy mà làm mất đi sự lôgic của một giờ Sinh học. - Yêu cầu với việc thiết kế từng Slide: + Nền Slide thường sử dụng màu sáng nhạt, không nên sử dụng màu quá tương phản với các đối tượng trình bày. Nên sử dụng nền trắng, màu chữ đen hoặc xanh đậm, tác động vào mắt HS. Nếu sử dụng nền xanh thẫm thì phải dùng chữ màu trắng thì chữ mới rõ khi chiếu các Slide này qua máy Projector. + Font chữ và màu chữ: Nên dùng một loại font chữ phổ biến là Times New Roman, chân phương, đồng thời sử dụng cách viết đậm, nghiêng, hoa, chữ thường một cách hợp lí. Cỡ chữ thường từ 24 trở nên, phối hợp nhiều nhất là ba màu chữ để làm rõ các nội dung trọng tâm khác nhau. Sử dụng các bacgroud (khung, nền) thống nhất trong toàn bộ các Slide. Khai thác và sử dụng tiện ích Powerpoint là hết sức thuận lợi trong giảng dạy Sinh học nhưng phải phù hợp với nội dung bài dạy và không nên quá lạm dụng. 2. Đối với học sinh (HS): * Chuẩn bị bút dạ. * Sách giáo khoa. * Tìm hiểu thông tin về nguyên nhân gây tai nạn điện, các biện pháp an toàn khi sử dụng điện, cách tính điện năng tiêu thụ. VI. Về phương pháp dạy học. Huy động vốn hiểu biết đã có của học sinh qua học tập Vật lí ở lớp 7 và lớp 9, Toán lớp 7, Công nghệ ở lớp 8, qua kinh nghiệm trong cuộc sống và qua các nguồn thông tin khác để tổ chức các hoạt động học tập tự lực và tích cực như ôn tập các kiến thức đã có, giả thích cơ sở Vật lí của những biện pháp an toàn khi sử dụng điện và tiết kiệm điện năng, cũng như vận dụng các kiến thức để giải quyết một số tình huống thực tế và một số bài tập. VII. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. 1. Ổn dịnh tổ chức: 2. Bài mới: Điện năng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu điện năng ngày càng tăng và không đồng đều theo thời gian, đòi hỏi người dùng điện phải biết sử dụng hợp lí điện năng. Hơn nữa điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh hiện đại. Ngày nay, điện đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Nhưng trong khi sử dụng và sửa chữa điện, cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng: “ Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị thương hoặc chết người”. Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó, chúng ta phải làm gì để sử dụng điện một cách an toàn và tiết kiệm thầy và các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay HOẠT ĐỘNG 1: 15 phút. Tìm hiểu và thực hiên các quy tắc an toàn khi sử dụng điện : 1. Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện dã học. - GV: Tích hợp: Kiến thức bài 29 trong Vật lí 7 và hỏi: Theo em tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? - HS: Thảo luận nhóm đưa ra các nguyên nhân gây tai nạn điện. - GV: Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Tích hợp kiến thức bài 33 trong Công nghệ 8 và kết luận: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân sau: + Do chạm trực tiếp vào vật mang điện. + Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp. + Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. - GV: Chiếu một số Slide minh họa những nguyên nhân có thể gây tai nạn về điện. [...]... năng? - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV: Tích hợp: Kiến thức bài 13 Điện năng công của dòng điện – Vật Lí 9 và bài 48 Sử dụng hợp lí điện năng – Công nghệ 8 đặt câu hỏi: + Viết công thức tính điện năng sử dụng? - HS: Viết công thức A = P.t từ đó tích hợp với kiến thức bài Đại lượng tỉ lệ thuận – Toán 7 để hiểu được: + Điện năng sử dụng tỉ lệ thuận với công suất điện và thời gian sử dụng điện + Từ đó... thủy sản làm mất cân bằng sinh thái - GV: Em hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng? - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV: Tích hợp: Kiến thức bài 13 Điện năng công của dòng điện – Vật Lí 9 và bài 48 Sử dụng hợp lí điện năng – - Công thức tính điện năng: A = P.t Công nghệ 8 đặt câu hỏi: + Viết công thức tính điện năng sử dụng? - HS: Viết công thức A = P.t từ đó tích hợp với kiến thức bài Đại... thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện - Có ý thức tiết kiệm điện năng - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học - Yêu thích môn Vật Lí cũng như các môn khoa học khác như môn Công nghệ, môn toán - Lên án phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi sử dụng điện một cách bừa bãi, không an toàn II- CHUẨN BỊ: 1 Đối với GV và mỗi nhóm HS: • Nam châm dính bảng cho... thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường - Rèn kĩ năng tích cực tham gia các hoạt động “Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” - Kĩ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn 3 Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện - Có ý thức tiết kiệm điện năng - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học - Yêu thích môn. .. 19 Vật lí 9) + Vận dụng được công thức: A = P.t để tính được điện năng tiêu thụ của gia đình ( Kiến thức bài 13 Vật lí 9, bài 49 Công nghệ 8) + Nắm được điện năng sử dụng tỉ lệ thuận với công suất tiêu thụ và thời gian sử dụng điện ( Kiến thức Toán 7: Bài toán tỉ lệ thuận) + Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống ( Kiến thức bài 33 công. .. dụng cụ hay thiết bị điện có công suất như thế nào? + Có nên cho bộ phận hẹn giờ làm việc khi sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện hay không? Vì sao? - HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi - GV: Yêu cầu một vài HS trả lời câu hỏi và chốt lại Để sử dụng tiết kiệm điện năng thì: + Cần phải lựa chọn, sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện có công suất hợp lí, đủ mức cần thiết + Không sử dụng các dụng cụ hay thiết... thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện ( Kiến thức bài 34 Công nghệ 8, Kiến thức bài 29 Vật Lí 7) + Biết sử dụng điện năng một cách hợp lí Có ý thức tiết kiệm điện năng (Kiến thức bài 48 Công nghệ 8) + Từ đó góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (Kiến thức Giáo dục công dân bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) + Biết được sử dụng tiết kiệm... được 2 nhánh cấp 1 là: An toàn khi sử dụng điện - Từ nhánh cấp 1 là môi trường vẽ tiếp ít nhất 4 nhánh cấp 2 là: Nhớ lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và một số quy tắc an toàn khác, tương tự với nhánh cấp 3, 4… - Từ nhánh cấp 1 là Sử dụng tiết kiệm điện năng vẽ tiếp 2 nhánh cấp 2 là: Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng và Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng, tương tự với nhánh cấp... 3, 4… * Từ đó đánh giá việc tiếp thu bài của các em: - Các em xây dựng đến nhánh thứ 3 đạt: 75% Tốt - Còn lại các mới xây dựng đến nhánh thứ 2 đạt: 25% Khá VIII Các sản phẩm của học sinh: - Hoạt động nhóm: - Kết quả đạt được GIÁO ÁN MINH HỌA CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG CỦA TIẾT HỌC Tiết 19 Bài 19: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN I- MỤC TIÊU 1 Về kiến thức: * Sau khi học xong tiết học này học sinh phải: + Nêu... cần thiết - HS: Trả lời câu hỏi - GV: Nhận xét câu trả lời (D) Và đưa ra bài tập tích hợp với bài 49 Công nghệ 8: Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng, có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa 1000 giờ Một bóng đèn compac giá 60 000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa 8 000 giờ + Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 . 29. - Môn Công Nghệ: + Bài 33, bài 34, bài 48 và bài 49 lớp 8. - Môn Toán: + Toán 7. Bài: Đại lượng tỉ lệ thuận. - Môn Giáo dục công dân: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Môn. Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Vật Lí cũng như các môn khoa học khác như môn Công nghệ, môn toán. - Lên án phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi sử dụng. nhân gây tai nạn điện. * Bút dạ, bút chỉ. * Sách giáo khoa và giáo viên: Lí 9, Sinh 9, Công nghệ 8, Giáo dục công dân 7 và Toán 7. * Phòng bộ môn có máy tính, máy hất, màn hình * Việc thiết