1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi

167 444 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 4,66 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH    DIÔN X¦íNG ¢M NH¹C CHÌO GIAI §O¹N 1951 §ÕN 2013 - TRUYÒN THèNG Vµ BIÕN §æI  - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH    DIÔN X¦íNG ¢M NH¹C CHÌO GIAI §O¹N 1951 §ÕN 2013 - TRUYÒN THèNG Vµ BIÕN §æI Chuyên ngành: ân gian    HÒA - 2015 2  Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trong luận án này là do tôi nghiên cứu, không sao chép của ngƣời khác. Những ý kiến tham khảo, tƣ liệu của các tác giả đều có chú thích nguồn gốc đầy đủ. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án./. Hà Nội, ngày 8 tháng 5 năm 2015  Nguyễn Thị Thanh Phương  - GS : Giáo sƣ - HDSK chèo TQ : Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc - KB : Kịch bản - KHXH : Khoa học xã hội - LHSK chèo TQ : Liên hoan sân khấu chèo toàn quốc - NCSK- ĐA : Nghiên cứu Sân khấu- Điện ảnh - NS : Nghệ sĩ - NSND : Nghệ sĩ Nhân dân - NSƢT : Nghệ sĩ ƣu tú - NTSK : Nghệ thuật sân khấu - Nxb : Nhà xuất bản - PGS : Phó Giáo sƣ - Pl : Phụ lục - T/c : Tạp chí - tr : Trang - TS : Tiến sĩ - VHDG : Văn hoá dân gian - VHNT : Văn hoá nghệ thuật  LỜI CAM ĐOAN 0 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3 MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: TÍNH DIỄN XƢỚNG CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC CHÈO 11 1.1. Nghệ thuật chèo trong văn hóa dân gian 11 1.2. Cơ sở lý thuyết sử dụng trong đề tài luận án 23 1.3. Diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ truyền 33 1.4. Tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo 41 Tiểu kết 51 Chƣơng 2: BIẾN ĐỔI TRONG DIỄN XƢỚNG ÂM NHẠC CHÈO ĐƢƠNG ĐẠI 52 2.1. Những cách thức diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại 52 2.2. Sự kế thừa chèo cổ truyền trong làn điệu chèo đƣơng đại 59 2.3. Sự biến đổi của làn điệu chèo đƣơng đại 75 2.4. Biến đổi về hát trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại 80 2.5. Biến đổi của nhạc không lời trong diễn xƣớng chèo đƣơng đại 87 Tiểu kết 94 Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT VÀI KHUYẾN NGHỊ QUA TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 96 3.1. Những vấn đề đặt ra 96 3.2. Một vài khuyến nghị 121 Tiểu kết 126 KẾT LUẬN 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO 132 PHỤ LỤC 142 5   Cho đến bây giờ, khó có thể hình thành thêm đƣợc một loại hình nghệ thuật sân khấu nào vừa giàu bản sắc văn hóa Việt, ẩn chứa hồn cốt văn hoá dân gian của vùng châu thổ Bắc Bộ, lại vừa độc đáo với những đặc trƣng ngôn ngữ thể loại nhƣ nghệ thuật chèo. Là một thành tố trong di sản văn hoá dân gian Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển, chèo cổ truyền đã tích tụ, sản sinh và lƣu truyền cho hậu thế nhiều tích diễn, nhiều mảnh trò, và nhiều vở chèo, đặc biệt là kho tàng âm nhạc với gần 200 làn điệu có giá trị về nghệ thuật. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, cùng với sự du nhập của văn hoá phƣơng Tây, chèo đã đƣợc cách tân thành chèo văn minh, chèo cải lƣơng diễn trên sân khấu rạp hát, nhà hát để đáp ứng thị hiếu khán giả thành thị. Hiện tƣợng trên kéo theo sự thay đổi tiêu chí thẩm mỹ các mặt của chèo (văn bản, âm nhạc, hội hoạ, cách diễn). Các gánh chèo quê chỉ hoạt động một cách thoi thóp và dần dần tan rã. Nhiều nghệ nhân từ bỏ nghệ thuật, tham gia kháng chiến cứu nƣớc. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cùng với chính sách khôi phục văn hoá truyền thống của Đảng đã tạo điều kiện để chèo hồi sinh. Những vở chèo đƣơng đại liên tục ra đời trong sự câu thúc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá nghệ thuật, và hơn hết là nhu cầu phục vụ đời sống tinh thần của công chúng, phục vụ cách mạng. Trong quá trình ấy, bên cạnh những thành công trong nhiều vở chèo, thì có những lúc, những thời điểm âm nhạc đã thoát ly khỏi gốc rễ văn hóa chèo bởi sự cách tân quá đà, đẩy chèo sang một hình thức sân khấu khác. Bên cạnh đó, lại có những vở diễn sử dụng nhiều làn điệu chèo cổ truyền, mà vẫn đem lại sự cảm nhận không phải là vở chèo đích thực. 6 Có thể nói, trong sự tích hợp văn hóa nửa cuối thế kỷ XX đến nay, những thay đổi từ bối cảnh xã hội, môi trƣờng diễn xƣớng, chính sách văn hóa, chủ thể sáng tác, sự tác động từ các hình thái kinh tế, nghệ thuật của thời kỳ đổi mới, hội nhập, toàn cầu hóa, hình thức tổ chức, và năng lực của đơn vị nghệ thuật (năng lực quản lý của lãnh đạo, năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ của diễn viên, nhạc công ) cùng nhu cầu khán giả là những tác động cơ bản tạo nên sự biến đổi của nghệ thuật chèo. Câu hỏi đặt ra là: chèo đƣơng đại (nhất là đề tài phản ánh những vấn đề nóng bỏng, hiện thực của cuộc sống, xã hội đƣơng đại) cho đến hôm nay vẫn lúng túng kiếm tìm ngôn ngữ biểu hiện trong sự đa dạng hóa đề tài, thể tài, mong đáp ứng nhu cầu thƣởng thức, thẩm mỹ của các đối tƣợng khán giả, mà vẫn chƣa thể định hình một phƣơng pháp nghệ thuật. Nhiều năm qua, những vấn đề lý luận về âm nhạc chèo cổ truyền cơ bản đã đƣợc đúc kết, mở ra hệ thống lý luận âm nhạc chèo, làm nền tảng cho sự kế thừa và phát triển âm nhạc chèo. Trong khi đó, mặc dù âm nhạc chèo đƣơng đại đã đƣợc giới nghiên cứu chèo bàn đến, nhƣng đến nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên biệt nào về vấn đề diễn xƣớng âm nhạc để thấy rõ sự biến đổi của nó từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu chuyên nghiệp. Khi vở diễn sân khấu đã bị chi phối bởi yếu tố thời đại và đã có những biến đổi cả về nội dung lẫn hình thức, thì âm nhạc - thành tố luôn phải tạo đƣợc tiếng nói tƣơng thích cùng kịch bản cũng sẽ có những biến đổi đó là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển nghệ thuật chèo. Nhƣng sự biến đổi ấy diễn ra nhƣ thế nào, những yếu tố dân gian làm nên đặc trƣng cơ bản của âm nhạc chèo còn giữ đƣợc hay đang giảm dần trong chèo đƣơng đại?. Nếu không giữ đƣợc những yếu tố dân gian, thì âm nhạc sẽ góp phần đẩy chèo đƣơng đại sang hình thức sân khấu khác. Đây là vấn đề khoa học dƣờng nhƣ bị lãng quên, chƣa đƣợc giới nghiên cứu chèo quan tâm, lý giải, và nó trở 7 thành lý do để nghiên cứu sinh nghiên cứu trong đề tài Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi, tạo nên tính mới của luận án.   2.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu diễn xƣớng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 – 2013 để xem nó có đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của khán giả đƣơng đại không, yếu tố dân gian trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣợc giữ nguyên hoặc tăng lên hay giảm đi, trong những vở chèo mới thành công thì việc diễn xƣớng âm nhạc diễn ra nhƣ thế nào? Nếu không giữ đƣợc những đặc trƣng cơ bản, thì âm nhạc sẽ góp phần chuyển hóa chèo sang một hình thức sân khấu chuyên nghiệp khác. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở văn hóa dân gian của nghệ thuật chèo nói chung, diễn xƣớng âm nhạc chèo nói riêng. Phân tích hiện tƣợng biến đổi của âm nhạc xuất phát từ thực tiễn phát triển của nghệ thuật chèo, phản ánh quy luật kế thừa và phát triển của văn hóa nghệ thuật. Sự biến đổi ấy phù hợp hay không phù hợp, có giữ đƣợc bản sắc văn hóa chèo hay không, và nó chi phối nghệ thuật diễn xƣớng nhƣ thế nào. Khảo sát, nghiên cứu mối quan hệ giữa âm nhạc và kịch bản chèo hiện đại, để thấy sự gắn kết giữa các nghệ thuật đồng cấu tạo - một đặc điểm thể hiện tính chỉnh thể nguyên hợp của văn hóa dân gian vẫn còn nguyên giá trị khi xem xét, đánh giá hiện tƣợng biến đổi của nghệ thuật chèo. Nghiên cứu nhằm sáng tỏ sự biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ truyền (với phƣơng thức sáng tác dân gian: truyền ngón, truyền nghề, nhập tâm, nhập nhĩ, nhập ngôn, nghệ nhân, nhà nghề), với diễn xƣớng âm nhạc 8 chèo đƣơng đại (với phƣơng thức sáng tác chuyên nghiệp: có tác giả kịch bản, đạo diễn, họa sĩ, nhạc sĩ dàn diễn viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp). Nghiên cứu quá trình biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc trong nghệ thuật chèo đƣợc thể hiện qua những cách thức sáng tạo tác phẩm và nghệ thuật trình diễn. Bằng những luận điểm khoa học, nghiên cứu sinh mong muốn tìm câu trả lời cho vấn đề: Vì sao cho đến tận hôm nay, bên cạnh những vở diễn có phần âm nhạc đƣợc khen ngợi, thì vẫn có hàng loạt vở diễn không phát huy đƣợc thẩm mỹ âm nhạc chèo. Âm nhạc có lỗi gì khi sử dụng, kế thừa vốn cổ một cách khéo léo mà vở diễn vẫn đƣợc cho là “không phải chèo”. Những điều gì còn bất cập trong sáng tác làn điệu, bản nhạc và cách hát, cách diễn tấu các làn điệu, bản nhạc mới.  - Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về diễn xƣớng làn điệu, nhạc không lời trong chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi. Vì vậy, đối tƣợng nghiên cứu bao gồm nội dung diễn xƣớng và cách thức diễn xƣớng. Do đó, nó vừa có tính đặc thù của chuyên ngành nghệ thuật chèo, vừa có xu hƣớng rộng mở trong toàn ngành sân khấu và âm nhạc. - Phạm vi nghiên cứu: Các khảo sát chủ yếu dựa trên thực tế liên hoan, hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc (vở diễn, kịch bản, âm nhạc). Tuy nhiên, những vở diễn không tham dự hội diễn, nhƣng lại là tâm điểm thể hiện một cách làm nhạc chèo gây nhiều tranh luận thì vẫn đƣợc nghiên cứu sinh tham khảo và nhận xét nhằm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Nội dung luận án chỉ nghiên cứu những vở diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp, mà không đề cập đến những vở diễn sân khấu chèo không chuyên. 9  4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống hay quan điểm hệ thống sẽ giúp nghiên cứu sinh phát hiện những vấn đề cơ bản của nội dung nghiên cứu. Đây vừa là sự tiếp cận hệ thống của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, vừa là sự tiếp cận của nhiều phƣơng pháp của các khoa học cụ thể khác. Nhằm kế thừa nghiên cứu và tri thức đã có, ngƣời viết tiến hành đánh giá tổng quan, điểm luận các nghiên cứu về diễn xƣớng âm nhạc chèo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian Phƣơng pháp khảo sát, điền dã, đặc biệt là phƣơng pháp phân tích, so sánh đƣợc sử dụng trong thao tác nghiên cứu đề tài luận án nhằm minh định đặc trƣng âm nhạc chèo cổ truyền và âm nhạc chèo đƣơng đại, là cơ sở để các đánh giá, đề xuất có cơ sở khoa học, đáng tin cậy. 4.3. Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp: bao gồm việc thu thập, xử lý thông tin từ nguồn thứ cấp (sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã công bố, các băng, đĩa hình, các tổng phổ âm nhạc, các kịch bản chèo).  5.1. Giả thuyết khoa học Diễn xƣớng âm nhạc đã biến đổi trong quá trình kế thừa và biến đổi chung của nghệ thuật chèo. Nếu không giữ đƣợc yếu tố dân gian - đặc trƣng của chèo cổ truyền, âm nhạc sẽ góp phần làm giảm chất chèo trong những vở diễn, thậm chí đẩy nghệ thuật chèo sang một hình thức sân khấu mới. 5.2. Ý nghĩa về mặt khoa học - Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống những vấn đề lý luận về diễn xƣớng âm nhạc chèo. - Luận án có kế thừa một số thành tựu từ những nghiên cứu đi trƣớc về chèo cổ, và tiếp tục nghiên cứu để tìm ra sự khác biệt giữa âm nhạc trong [...]... chèo - Chứng minh: Giai đoạn 1951 đến 2013, diễn xƣớng nhạc chèo đã có nhiều biến đổi, song về cơ bản, những yếu tố dân gian vẫn đƣợc coi trọng, là đặc trƣng giúp âm nhạc chèo khu biệt với các thể loại âm nhạc khác Đây là nghiên cứu mới và sẽ đƣợc xác định trong đề tài nghiên cứu Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi 5.3 Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu...10 chèo cổ và âm nhạc trong chèo hiện đại, góp phần định hƣớng phát triển âm nhạc chèo trong bối cảnh hiện nay - Nghiên cứu âm nhạc chèo - truyền thống và biến đổi, đặt đối tƣợng nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể giữa âm nhạc với các thành tố đồng cấu tạo để nhận diện rõ hơn bản sắc văn hóa chèo Đồng thời nghiên cứu diễn xƣớng trong mối liên hệ mật thiết với tác phẩm âm nhạc chèo - Chứng minh: Giai. .. truyền thống và biến đổi Một: Về khái niệm truyền thống - Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu trong lối sống và nếp nghĩ, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam”[141, tr.1053] - “Có tính chất truyền thống: đƣợc truyền lại từ các đời trƣớc Nghề thủ công truyền thống của làng [141, tr.1053] Một cách định nghĩa rõ hơn về truyền thống: ... Chƣơng Tính diễn xƣớng dân gian của nghệ thuật chèo, cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu âm nhạc chèo (41 trang) Chƣơng Chƣơng Biến đổi trong diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại (44 trang) Những vấn đề đặt ra và một vài khuyến nghị qua trƣờng hợp nghiên cứu đề tài luận án (32trang) 11 Chƣơng TÍNH DIỄN XƢỚNG CỦA NGHỆ THUẬT CHÈO, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ÂM NHẠC CHÈO 1.1 Nghệ thuật chèo trong... với chèo đƣơng đại cũng có sự kế thừa từ truyền thống, song đã chuyển đổi từ loại hình sân khấu dân gian sang sân khấu chuyên nghiệp Hai : Khái niệm và lý thuyết biến đổi văn hóa trong nghiên cứu diễn xướng âm nhạc chèo Biến đổi: là thay đổi thành khác trƣớc [141, tr.64] Một khái niệm khác về thuật ngữ biến đổi cũng rất gần với nội hàm biến đổi mà đề tài luận án muốn nói, đó là thuật ngữ biến đổi. .. là diễn giải về diễn xướng dân gian, nó rất có ý nghĩa trong thao tác nghiên cứu những tác phẩm văn hóa dân gian, trong đó có nghệ thuật trình diễn Tuy nhiên, khái niệm Diễn xướng âm nhạc chèo chúng tôi sử dụng để nghiên cứu đề tài luận án đƣợc hiểu là: nội dung và cách trình diễn làn điệu, nhạc không lời (hát và diễn tấu dàn nhạc) qua sự thể hiện của diễn viên, nhạc công trong vở diễn sân khấu chèo. .. thức và quá trình giao lƣu hội nhập với thế giới, các nhạc sĩ chèo đƣợc học tập và tiếp cận với lý thuyết âm nhạc cổ điển phƣơng Tây Các hình thức cấu trúc dạng đoạn nhạc, phối hòa thanh 33 cho hợp xƣớng, phối khí cho dàn nhạc đã đƣợc họ vận dụng trong sáng tác âm nhạc chèo đƣơng đại Trong quá trình sáng tác, các nhạc sĩ thƣờng sử dụng các điệu thức 5 âm (cổ truyền) và điệu thức 7 âm của âm nhạc châu... mà không chỉ là sự kế thừa và đƣa vào những nhân tố mới Ví dụ: - Phương thức sáng tác chuyên nghiệp thay thế phương thức sáng tác dân gian mang tính tập thể, khuyết danh, truyền miệng - Thủ pháp phối bè trong hát đồng ca là hoàn toàn mới, chỉ xuất hiện ở giai đoạn chèo hiện đại 1.2.2 Khái niệm về thuật ngữ diễn xướng và “ diễn xướng âm nhạc chèo Trong văn hóa dân gian, diễn xướng (performance) là một... với khái niệm âm nhạc sân khấu chèo, đặc biệt là chèo cổ truyền, bởi tính chất “hát - múa diễn (tính chất ba trong một mà các nghệ nhân chèo gọi là “hát thế nào, múa thế ấy, có nhạc tòng theo”) nhằm khu biệt với âm nhạc chèo đã tách khỏi môi trƣờng vở diễn sân khấu, trở thành những tác phẩm trình diễn độc lập (hát chèo, hòa tấu, độc tấu trên sân khấu ca nhạc hoặc trên sóng phát thanh, truyền hình )... điệu và sự chuyển hóa mô hình làn điệu chèo 1.2.3.1 Làn điệu chèo Âm nhạc chèo phụ thuộc vào ngôn ngữ đơn âm, đa thanh, giàu hình ảnh, mang nặng tính giai điệu của cƣ dân vùng châu thổ Bắc Bộ So với ngữ điệu và âm sắc của tiếng nói thì giai điệu của âm nhạc chèo có nhiều biểu hiện phong phú, đa dạng bởi ngoài sự mô phỏng giọng ngƣời, còn mô phỏng những hiện tƣợng khác của thiên nhiên Chèo cổ truyền . giữa âm nhạc trong 10 chèo cổ và âm nhạc trong chèo hiện đại, góp phần định hƣớng phát triển âm nhạc chèo trong bối cảnh hiện nay. - Nghiên cứu âm nhạc chèo - truyền thống và biến đổi, . nghiên cứu chèo quan tâm, lý giải, và nó trở 7 thành lý do để nghiên cứu sinh nghiên cứu trong đề tài Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi, tạo nên. là nghiên cứu mới và sẽ đƣợc xác định trong đề tài nghiên cứu Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi. 5.3. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 03/06/2015, 00:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w