Những cách thức diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại

Một phần của tài liệu Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi (Trang 53)

Trƣớc khi phân tích sự biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại, chúng tôi muốn điểm luận về những cách thức sáng tạo âm nhạc trong nghệ thuật chèo giai đoạn 1951-1953, bởi cách thức sáng tạo sẽ trực tiếp ảnh hƣởng đến nghệ thuật diễn xƣớng, mà diễn xƣớng âm nhạc lại nằm trong vở diễn chèo.

Tựu trung, diễn xƣớng âm nhạc chèo (1951-1953) đƣợc thể hiện chủ yếu trong 5 cách thức sáng tạo sau:

Thứ nhất: Viết lời mới lồng vào điệu cũ (còn gọi là bình cũ rƣợu mới). Thứ hai: Giao hưởng hóa nhạc chèo.

Thứ ba: Sáng tác âm nhạc chèo theo hướng ca kịch.

Thứ tƣ: Cách tân đồng bộ trên cơ sở ca hát truyền thống.

Thứ năm: Dung hoà - tức là sử dụng cả làn điệu chèo nguyên gốc, bẻ làn, nắn điệu, sử dụng âm nhạc dân gian và sáng tác mới. Đây là hình thức đƣợc các nhạc sĩ sử dụng nhiều nhất, đã trở thành một khuynh hƣớng âm nhạc có tính chất xuyên suốt quá trình phát triển chèo. Hiện tại, cách làm này đang chiếm ƣu thế trong các sáng tác nhạc chèo đầu thế kỷ XXI, góp phần tạo nên “môi trƣờng thuần chèo” cho vở diễn.

Tuy nhiên, những cách thức sáng tạo âm nhạc kể trên không phải là đại diện duy nhất của chèo mỗi thời kỳ, mà vẫn có sự đan xen (ít hay nhiều) giữa chúng với nhau.

2.1.1. Viết lời mới lồng vào điệu cũ

Sau cách mạng tháng Tám thành công, theo sự hƣớng dẫn của các ty, các phƣờng tuyên truyền địa phƣơng, nhiều nghệ nhân chèo tìm lại nhau để lập lại

các phƣờng, hội cũ và đã dựng những tiết mục đơn giản, có nội dung thiết thực tuyên truyền cho cách mạng. Chống giặc ngoại xâm có vở Lên đường giết giặc, chống mù chữ có vở Chui qua cổng làng. Chống mê tín dị đoan có vở Bà chúa phải gai. Thực hiện việc cổ vũ đắp đê chống lụt có vở Đắp đê Thanh Nga...

Hƣởng ứng lời kêu gọi "toàn quốc kháng chiến" của Hồ Chủ tịch. Các văn nghệ sĩ, trong đó có các nghệ nhân chèo nổi tiếng từ tứ chiếng cũng gia nhập các nhóm, các phƣờng trong sự hƣớng dẫn trực tiếp của phòng tuyên truyền, hoạt động rải rác khắp các tỉnh Hải Dƣơng, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang, Phúc Yên, Vĩnh Yên. Để phục vụ kháng chiến, các vở thời kỳ này (Đi dân công, Nhà sư giết giặc, Anh bộ đội) có nội dung mới, và đƣợc lồng vào các điệu chèo cổ.

Năm 1950, hội nghị đầu tiên bàn về sân khấu đƣợc tổ chức tại chiến khu Việt Bắc đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của nghệ thuật chèo trong nền sân khấu nƣớc nhà. Cuối năm 1952, nổi bật có vở Chị Trầm đƣợc quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Nhạc sĩ Hoàng Kiều kể rằng đêm diễn nào cũng vang lên tiếng hô đả đảo địa chủ và tay sai, thỉnh thoảng lại có ngƣời ngất đi vì thấy cảnh sống bị áp bức của mình trƣớc cách mạng giống nhƣ nhân vật đang diễn trên sân khấu. Thậm chí có ngƣời còn nhảy lên sân khấu đánh diễn viên đóng vai địa chủ và tay sai. Diễn xƣớng âm nhạc trong vở hoàn toàn là các làn điệu chèo cổ truyền đƣợc thay lời mới. Dàn nhạc lấy trống đế làm chủ đạo, ngoài ra, có cây đàn tứ và đàn nhị diễn tấu theo kiểu ứng tấu, đàn tòng. GS. Trần Bảng nhớ lại

Trong hai vở diễn Đoàn văn công Trung ƣơng mang vào An toàn khu để phục vụ, chỉ có vở Chị Trầm đƣợc lựa chọn diễn trong đại hội. Thật là một đêm diễn tƣng bừng. Khán giả nhiệt liệt hƣởng ứng một cách bất ngờ. Xem xong, Hồ Chủ tịch đứng dậy nói to, khen “Phƣờng chèo này hát hay đấy”, rồi Bác lên sân khấu thƣởng kẹo cho diễn viên… [91, tr.189].

Cuối năm 1953, mở đầu cho phong trào phục hồi vốn cổ là vở chèo Chị Tấm anh Điền. Mang đậm dấu ấn của chèo cổ truyền từ cấu trúc kịch bản đến cách sử dụng làn điệu. Vở chèo đã chuyển tải không khí lạc quan, trong sáng, tƣng bừng của nông thôn sau cách mạng thành công. Sử dụng hơn 40 làn điệu chèo cổ, Chị Tấm anh Điền đã đƣợc giới chuyên môn đánh giá là vở hay nhất trong cách sử dụng (lồng điệu) làn điệu chèo, bởi chỉ dùng thuần các làn điệu chèo cổ mà không chen dân ca các miền nhƣ cách làm chèo cải lƣơng của cụ Nguyễn Đình Nghị.

Trƣớc đây, nhạc trong vở chèo là các làn điệu chèo cổ truyền, là những nét nhạc tòng theo giai điệu hát, là diễn tấu của bộ gõ mang tính chất phụ trợ cảnh diễn... thì ở thời kỳ này đã xuất hiện nhiều yếu tố mới nhƣ sáng tác nhạc nền (nhạc không lời) đƣợc phối âm, phối khí cho dàn nhạc chèo. Đây là bƣớc ngoặt có ý nghĩa lịch sử của nghệ thuật chèo. Ngoài ba vở chèo cổ nhƣ Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Súy Vân, một số đề tài hiện đại mang dấu ấn kịch chèo (kết cấu theo kiểu kịch nói, có chia lớp, màn) nhƣ Đường đi đôi ngả, Cô gái sông Lam do sử dụng chủ yếu vẫn là các làn điệu chèo cổ, nhƣng xen vào đó là một vài làn điệu mới sáng tác đậm chất chèo, đáp ứng tính cách nhân vật mới (cô du kích, chị dân công...) đã khẳng định thành công về sự góp mặt của âm nhạc chuyên nghiệp trên sân khấu chèo.

Để phục vụ tiền tuyến, Đảng yêu cầu có những đội văn công xung kích với yêu cầu gọn, nhẹ, di chuyển linh hoạt ngoài mặt trận. Các dàn nhạc bắt buộc phải gọn nhẹ, sự quy mô về dàn nhạc cũng không còn nữa. Cách thức đặt lời mới, lồng điệu cũ lại đƣợc sử dụng nhƣ một giải pháp hữu hiệu trong nhiều vở chèo ngắn. Điển hình có vở Anh lái xe và cô chống lầy, Cô gái mặt đường.

Có thể nói, sáng tác lời mới lồng vào điệu cũ là cách làm đã xuất hiện một thời gian khá dài trong nghệ thuật chèo (từ năm 1945 đến năm 1954 của thế kỷ XX).

2.1.2. “Giao hưởng hóa” nhạc chèo

Sau hội diễn năm 1962, có những ý kiến cho rằng chèo thời kỳ này giống nhƣ những vở kịch, đƣợc lồng vào đó những điệu chèo cổ truyền, khó tránh khỏi sự tuỳ tiện, không hợp lý, cần phải đổi mới âm nhạc để phù hợp với yêu cầu nội dung của đề tài. Giao hưởng hoá nhạc chèo chính thức xuất hiện trong vở Cô giải phóng - vở chèo kể về nữ anh hùng Út Tịch, đƣợc kết cấu theo kiểu phóng sự gồm nhiều chƣơng, đoạn (Nhà hát chèo Việt Nam, năm 1965. Tác giả: Trần Bảng, Hà Văn Cầu, Hàn Thế Du, Lƣu Quang Thuận. Đạo diễn: Trần Bảng; Âm nhạc: Tập thể nhạc sĩ trong lớp nhạc do Hoàng Kiều phụ trách; Mỹ thuật: Nguyễn Đình Hàm). Với chủ trƣơng đổi mới nhạc chèo, nhóm thể hiện không sử dụng làn điệu chèo cổ truyền, mà sáng tác bài mới. Về mặt nghệ thuật, vở chèo đã phạm phải một sai lầm lớn: bỏ bộ gõ - một phong cách đặc trƣng âm nhạc chèo nói chung và dàn nhạc chèo nói riêng. Tuy vậy, trong vở cũng có một vài làn điệu nhƣ: Ru con của Lê Thanh Hải, hay một số bài đơn ca của Bùi Đình Thảo và Tuấn Hải đã kế thừa âm hƣởng chèo cổ, đƣợc giới chèo đánh giá là thành công. Cùng cách làm này còn có một số vở ngắn nhƣ: Lá thư tiền tuyến; Trên một chặng đường...

2.1.3. Cách tân theo kiểu ca kịch mới

Sau ngày miền Nam giải phóng, chịu ảnh hƣởng rất lớn của sân khấu cải lƣơng do các đoàn nghệ thuật từ phía Nam ra biểu diễn trên đất Bắc, chèo đã tiếp thu từ sân khấu cải lƣơng sự hiện đại, rực rỡ nhƣ phục trang, ánh sáng, sử dụng nhạc cụ điện tử trong dàn nhạc...

Tâm lý của ngƣời dân miền Bắc dƣờng nhƣ đã quá quen thuộc với nghệ thuật chèo. Âm điệu mùi mẫn của cải lƣơng xen lẫn các đoạn tân cổ giao duyên đã hấp dẫn ngƣời thƣởng thức. Đại bộ phận khán giả lúc ấy đều thích xem cải lƣơng. Nghệ thuật chèo gần nhƣ không còn mấy vị trí trong lòng khán giả. Đời sống của nghệ sĩ rất khó khăn. Tâm lý “kéo khán giả trở về với

chèo”, “tự mình cứu mình để tồn tại với nghề” khiến một số ngƣời tìm hƣớng đi mới cho chèo, đó là cách tân chèo theo kiểu ca kịch mới. Cụ thể là:

- Kịch bản: kết cấu theo kiểu tiếp thu những yếu tố kịch nói. - Âm nhạc: làn điệu cải biên hoặc sáng tác bài hát mới.

- Thiết kế mỹ thuật: tả thực, lộng lẫy. Nhiều thiết kế mô phỏng ngôn ngữ hội họa hiện đại.

- Dàn nhạc: bổ sung một số nhạc cụ điện tử nhƣ Guitare điện, trống điện, đàn organ và kèn Obois.

- Một số vở thể hiện phần ca khúc bằng cách mời các ca sĩ nổi tiếng đến thu sẵn vào băng, khi diễn thì mở băng và diễn viên trên sân khấu chỉ việc diễn khẩu hình.

Nổi bật là những vở: Một tình yêu sẽ đến - Đoàn chèo Hà Sơn Bình dựng năm 1979 (Kịch bản: Võ Khắc Nghiêm, Doãn Hoàng Giang, Việt Dung. Đạo diễn: Doãn Hoàng Giang. Âm nhạc: Bùi Đức Hạnh, Nguyễn Đình Tấn). Vở Bông hồng kiêu hãnh (Tác giả: Nhuệ Giang, Quách Vinh và Xuân Hinh. Âm nhạc: Bùi Đức Hạnh và Đức Minh). Vở Biển động ngày đẹp trời (Kịch bản và đạo diễn: Doãn Hoàng Giang. Âm nhạc: Bùi Đức Hạnh và Nguyễn Đình Tấn). Sau đó, nhiều vở khác cũng theo cách làm trên nhƣ Hoàng tử Pônnavông; Nàng Sita; và Hoàng hậu Ba Tư.

Cùng xuất hiện với cách làm ca kịch mới là một số vở chuyển thể từ văn học nƣớc ngoài nhƣ: Vòng phấn Capcadơ (Chuyện lạ Thành Nu Kha),

Nàng Sơkuntơla do Nhà hát Chèo Việt Nam dàn dựng, đã có ý thức kế thừa truyền thống và mang tính chất thực nghiệm.

2.1.4. Cách tân đồng bộ trên cơ sở ca hát truyền thống

Năm 1985, ngay sau hội diễn sân khấu toàn quốc tổ chức tại thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An), giới chèo đã nghiêm túc đánh giá lại quãng đƣờng phát

triển của âm nhạc chèo và thấy rằng: việc cải biên rất cần thiết, cái chính là cải biên nhƣ thế nào để giữ đƣợc chất chèo. Một số nguyên tắc cơ bản về âm nhạc chèo đƣợc bàn bạc, rút kinh nghiệm, đề xuất những phƣơng hƣớng sửa đổi. Trƣớc đây, đã có thời kỳ bỏ bộ gõ trong dàn nhạc chèo, với lý do nó quá cồng kềnh. Bây giờ đã nhận thức đúng: nhạc khí gõ là đặc trƣng và có truyền thống từ lâu đời, không thể tách rời khỏi dàn nhạc chèo.

Những tiết mục đƣợc tặng huy chƣơng vàng: Những người nói thật, gái làng chèo, Sông Trà Khúc, Lý Nhân Tông kế nghiệp, Người tốt nhà số 5

tiêu biểu cho hƣớng cách tân ca hát trên cơ sở truyền thống.

Sau năm 1986, xã hội Việt Nam đã có sự chuyển đổi mang tính đột phá tạo nên bƣớc ngoặt trong cơ chế quản lý. Từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng đã làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống văn hóa, xã hội. Là một thành tố của văn hóa, nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng đã chịu tác động mạnh mẽ từ sự thay đổi này. Sau nhiều biến đổi, thăng trầm từ những cuộc cách tân, thử nghiệm theo hƣớng dựng ca kịch mới trong hàng loạt vở diễn kéo dài suốt thời gian, không gian chèo những năm 80 thế kỷ trƣớc, thời điểm này đã dần trở lại với phong cách chèo truyền thống. LHSK chèo TQ năm 1988, vở Giông tố cuộc đời, Hồ Xuân Hương đƣợc ban giám khảo cùng đông đảo khán giả đánh giá cao về mặt nghệ thuật cũng nhƣ âm nhạc. Tuy nhiên, sự trở về ấy chƣa thật diễn ra đồng bộ. Vẫn còn xuất hiện nhiều vở chèo mang tính thƣơng mại.

LHSK chèo TQ năm 1990, trong số 15 tiết mục tham dự hội diễn, có đến 12 vở lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện dân gian, cổ tích hoặc hƣ cấu từ câu chuyện đời xƣa. Mảng đề tài này dễ phát huy ngôn ngữ truyền thống từ cấu trúc kịch bản đến sự kế thừa âm điệu chèo cổ. Cũng trong liên hoan này, vở Từ Thức của Nhà hát Chèo Việt Nam (PGS. Hà Văn Cầu chỉnh lý) đƣợc

đánh giá nhƣ một sự trở về với phong cách chèo cổ lần thứ hai của nghệ thuật chèo, vì đã sử dụng ngót 40 làn điệu chèo cổ. Từ sự chú tâm vận dụng những đặc trƣng cơ bản của chèo cổ trong việc xây dựng các lớp trò, khai thác tính trữ tình, bay bổng của chèo, kết hợp yếu tố bi, hài khá nhuần nhuyễn, ngọt ngào đã tạo nên những lớp diễn, những mảnh trò đậm màu sắc dân gian. Bên cạnh đó, vở Anh lái đò sông Vị cũng đƣợc chú ý bởi có nhiều lớp trò thú vị, nhiều làn điệu chèo sáng tác mới mang đậm hồn cốt văn hóa chèo.

Do nhu cầu phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nên chèo đã bắt đầu có lại vị thế trong đời sống tinh thần của đất nƣớc. Việc cách tân quá đà trong nghệ thuật chèo đã thức tỉnh giới chèo, để họ nhận ra rằng: mọi sự cách tân đều phải dựa trên cơ sở kế thừa truyền thống, mà ở đây chính là kế thừa những đặc trƣng cơ bản của nghệ thuật chèo cổ truyền.

Nổi bật trong HDSK chèo TQ năm 1995 là các vở chèo đề tài lịch sử, dã sử, huyền thoại, dân gian cổ tích có phần âm nhạc thuần chèo đƣợc giới nghề đánh giá cao nhƣ: Nước mắt Vua Đinh, Duyên nợ ba sinh, Vua Chổm, Lời sấm truyền từ quán Trung Tân, Sự tích suối mơ, Chàng mãi võ và cô hàng quạt...

2.1.5. Khuynh hướng dung hoà

Khuynh hƣớng là “Sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình phát triển” [141, tr.517]. Khuynh hướng dung hoà trong âm nhạc chèo có nghĩa là sử dụng kết hợp làn điệu chèo nguyên gốc cùng các sáng tác mới (có kế thừa hoặc không kế thừa âm nhạc chèo cổ truyền). Cách thức sáng tạo này đƣợc các nhạc sĩ dùng nhiều nhất, trở thành khuynh hƣớng âm nhạc xuyên suốt quá trình phát triển chèo đƣơng đại.

HDSK chèo TQ năm 2000, nhiều vở diễn đƣợc ghi nhận có sáng tạo về âm nhạc, đậm chất chèo, đáp ứng tính sân khấu theo khuynh hƣớng này nhƣ vở Vạn kiếp truyền thư, Dương Vân Nga, Tiếng vọng rừng xanh, Trần Anh

Tông…, bên cạnh đó, nhạc sĩ Đôn Truyền đƣợc tặng giải vàng cho hai vở

Đêm trăng huyền thoạiKính chiếu yêu, bởi ông đã kế thừa và phát huy sáng tạo chất liệu dân gian trong những làn điệu, bài hát, đem lại chất chèo đằm thắm cho vở diễn đề tài hiện đại.

Đầu thế kỷ XXI đến nay, đã có nhiều vở diễn đem lại sự tƣơi mới, hấp dẫn, nhờ âm hƣởng dân gian từ các làn điệu chèo cổ truyền nhƣ các vở:

Những vần thơ thép, Danh chiếm bảng vàng, Chiến trường không tiếng súng, Ngọc Hân công chúa, Chuyện tình người mất tích, Thái Úy Lý Thường Kiệt, Cà phê chín đỏ, Hào khí Bạch Đằng Giang, Linh khí Hoa Lư, Mảnh gương nhân sự, Bến nước đời người, Giếng thơi trong lòng phố, Quả ngọt trái mùa, Vẹt, Đất làng, Vương nữ Mê linh, Nắng quái chiều hôm, Nguyễn Công Trứ, Đường trường duyên phận, Chuông ngân rừng trúc, Thày Chu, Tiếng đàn vùng Mê Thảo.

Tuy vậy, bên cạnh đó, nhiều vở chèo đang bị “nghiệp dƣ” hoá, cho dù tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ và diễn viên đã cố công vận dụng những nguyên tắc cơ bản của chèo truyền thống cùng việc sử dụng hầu hết các làn điệu chèo cổ truyền. Các vở: Má hồng trong cuộc đỏ đen (HDSK chèo TQ năm 2005), Mái ấm tình quê, Đợi đến mùa xuân, Tống Trân Cúc Hoa (HDSK chèo TQ năm 2009) Chọn mặt gửi vàng (HDSK chèo đề tài hiện đại năm 2011) là một trong những vở nhƣ vậy.

Một phần của tài liệu Diễn xướng âm nhạc chèo giai đoạn 1951 đến 2013 - truyền thống và biến đổi (Trang 53)