Dựa vào nội dung và cách thức của những nghiên cứu âm nhạc chèo đã công bố vào nửa sau thế kỷ XX đến nay, chúng tôi thấy có hai dạng chủ yếu.
Dạng thứ nhất: Những công trình viết về nghệ thuật chèo có đề cập đến âm nhạc.
Dạng thứ hai: Những nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc chèo
1.4.1. Những công trình viết về nghệ thuật chèo đề cập đến âm nhạc
Từ những hoạt động thực tiễn nhƣ tiếp cận trò diễn, vở diễn, tiếp cận nghệ nhân chèo, các tác giả tìm hiểu, mô tả, trích dẫn các hệ thống làn điệu, các lối hát, lối nói, lời ca.... để thấy vai trò, chức năng, cách thức và hiệu quả sử dụng nó trong nghệ thuật chèo.
Trong cuốn sách Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo, các tác giả Trần Việt Ngữ và Hoàng Kiều đã nêu một số thuộc tính của chèo, nhấn mạnh đặc
điểm chuyên dùng và đa dùng trong âm nhạc chèo. Tuy vậy, với mục đích khiêm tốn nhƣ tiêu đề của cuốn sách, nên phần viết về âm nhạc cũng mang tính chất khảo tả, chủ yếu là giới thiệu với bạn đọc, trang bị cho họ những kiến thức sơ đẳng về nghệ thuật sân khấu chèo mà thôi.
Trong hầu hết các sách viết về nghệ thuật chèo, GS. Trần Bảng đều dành mối quan tâm đến vấn đề âm nhạc, và không quên nhắc nhở: “Ca khúc là một phƣơng tiện diễn tả quan trọng của chèo” [8, tr.149]. Ông cũng rất chú ý đến yếu tố dân gian khi dàn dựng vở mới, đặc biệt là việc vận dụng kho tàng âm nhạc chèo cổ truyền. Nhấn mạnh sự sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ hứng diễn là biết tức thì, tại chỗ bẻ làn nắn điệu mô hình ca khúc có sẵn cho phù hợp với tình huống kịch... “càng thuộc nhiều mô hình thì ngƣời nghệ sĩ càng tung hoành trên sân khấu” [7, tr.132].
Lý thuyết xử lý, chuyển hoá, xây dựng mô hình trong nghệ thuật chèo, trong đó mô hình nhạc chèo do Trần Bảng đề xuất thật sự có giá trị trên phƣơng diện lý luận. Nhạc sĩ Đôn Truyền là một trong những ngƣời tâm đắc và vận dụng sáng tạo lý thuyết này khi đặt bút viết nhạc chèo, để lại những làn điệu mới đậm chất chèo, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố dân gian và hiện đại trong hàng loạt vở: Lý Nhân Tông kế nghiệp, Đêm trăng huyền thoại, Nàng Thiệt Thê, Những vần thơ thép...
Là ngƣời có nhiều trăn trở về hƣớng kế thừa và phát triển nghệ thuật, tác giả Tào Mạt nhấn mạnh:
Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian mang màu sắc của đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Ở nghệ thuật dân gian, cái chuyên dùng có thể trở thành đa dùng, và một bài đa dùng có thể trở thành chuyên dùng [93, tr.181].
Nhận xét này của ông quả là xác đáng khi đã đặt âm nhạc trong mối quan hệ tổng thể của vở diễn sân khấu chèo. Điều quan trọng nhất là ông đã xác định và khai thác đến yếu tố văn hóa dân gian trong cách thức sáng tạo âm nhạc chèo, chú trọng vận dụng tính chuyên dùng và đa dùng của làn điệu chèo cổ trong vở diễn chèo. Có lẽ vì vậy mà trong nhiều tác phẩm của Tào Mạt, ngƣời xem cảm nhận yếu tố dân gian từ phƣơng thức bẻ làn, nắn điệu, đến sự kế thừa ca dao, dân ca khá nhuần nhuyễn. Bài ca giữ nước là một ví dụ điển hình thể hiện sự tiếp thu tinh hoa văn hóa dân gian trong chèo hiện đại.
Trong sách Đường trường phải chiều, tác giả Trần Đình Ngôn đã không dừng lại ở sự mô tả hệ thống làn điệu, mà còn nghiên cứu lời hát (ca từ) để từ đó tìm hiểu sự ra đời của các làn điệu chèo.
Nhiều làn điệu đƣợc sáng tác từ nguồn âm hƣởng dân ca nhƣng đã sân khấu hoá kiểu chèo một cách tinh tế đến mức khó nhận ra chất liệu của chúng là một làn dân ca cụ thể nào. Nhƣng khá nhiều làn điệu, dấu ấn làn dân ca gốc vẫn còn nguyên từ lời ca đến giai điệu. Những điệu hát này phần lớn lại là những điệu hay vào bậc nhất trong kho tàng làn điệu chèo [75, tr.122].
Đứng trên góc độ văn hóa dân gian, lại là tác giả kịch bản nên Trần Đình Ngôn đã nhìn thấy “nhiều làn điệu đƣợc sáng tác từ nguồn âm hƣởng dân ca nhƣng đã sân khấu hoá kiểu chèo”. Nếu nhƣ lý giải đƣợc cách thức
chèo hoá những âm hƣởng ấy nhƣ thế nào, thì phần viết về âm nhạc chèo của ông sẽ thuyết phục hơn nhiều, tránh lặp lại những vấn đề mà hầu hết các sách viết về nghệ thuật chèo đều đã nhắc đến, rồi mô tả theo kiểu “điểm danh” tên, hệ thống làn điệu chèo. Ngoài ra, vấn đề nhạc chèo cũng đƣợc nhắc lại trong cuốn Đường trường chông chênh - một cuốn sách tập trung nhiều bài viết, phê bình và tiểu luận của Trần Đình Ngôn. Xuất phát từ thực tiễn làm nghề,
lại có nhiều vở chèo thành công nhất hiện nay, Trần Đình Ngôn nêu một trong những yêu cầu của tác giả kịch bản là phải hiểu âm nhạc chèo, và đặt câu hỏi: Nếu nghĩ một cách giản đơn thì sử dụng làn điệu cho một vở ca kịch phải là nhạc sĩ mới đúng. Tác giả kịch bản sao lại đi làm cái việc của ngƣời khác vậy? song nếu hiểu sâu về nghề, mới thấy tác giả kịch bản là ngƣời phải hiểu thấu đáo về tính chất của các làn điệu và quyết định cho việc sử dụng làn điệu, bởi vì trong kịch hát truyền thống, làn điệu với giai điệu, tiết tấu của chúng góp phần rất quan trọng vào việc diễn tả tính cách, tâm lý nhân vật [76, tr.27-28]. Yêu cầu này của ông về cơ bản là đúng, đặc biệt nếu có ý định chỉ dùng làn điệu chèo cổ cho vở diễn. Tuy nhiên, nếu giao cho tác giả kịch bản toàn quyền quyết định cho việc sử dụng làn điệu, thì liệu có tránh khỏi khiên cƣỡng khi vở diễn đòi hỏi sự sáng tạo mới về âm nhạc. Bởi làn điệu chèo cổ vốn nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, song trên thực tế đã xuất hiện những mẫu hình nhân vật mới, những trạng huống tâm lý đòi hỏi phải có những làn điệu đáp ứng hiệu quả sân khấu. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng khẳng định: “bản thân giai điệu chèo đã mang tính ƣớc lệ, song tầm khái quát trong các làn cổ có những lúc không vƣợt khỏi khả năng hạn chế của nó, cho nên việc sáng tạo cái mới trong chèo ngày nay là điều tất yếu...” [86, tr.630]. Vậy thì vai trò của nhạc sĩ sáng tác hẳn là quan trọng, nếu tác giả kịch bản và đạo diễn thiếu kiến thức nhạc chèo, đặc biệt là khi chèo đã chuyển đổi từ phƣơng thức sáng tác dân gian sang sáng tác chuyên nghiệp.
Thực ra, sáng tạo cái mới là điều các nghệ nhân chèo vẫn làm... nhƣ chúng ta biết. Tuy nhiên, sáng tạo nhƣ thế nào để có những làn điệu mang bản sắc chèo mới là điều cần bàn, thì ít thấy ai chỉ ra cụ thể. Nghệ thuật chèo vốn là loại hình sân khấu dân gian, mang tính nguyên hợp của văn hoá dân gian, trong đó các thành tố đồng cấu tạo phải có sự gắn kết. Vì vậy, nó đòi hỏi tất
cả đội ngũ tác giả tham gia sáng tạo vở diễn (tác giả kịch bản, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ...) đều phải có kiến thức tổng hợp về các loại hình đồng cấu tạo nghệ thuật chèo. Yêu cầu này có thể là cao, song thật sự cần thiết. Tiếc rằng hiện nay, còn quá thiếu vắng những ngƣời hội đủ yêu cầu đó, nhƣng vẫn tham gia dựng chèo.
Vấn đề nhạc chèo [85] là công trình chuyên khảo đề cập đến các khía cạnh của nghệ thuật chèo. Bằng sự khảo tả, tác giả Trần Việt Ngữ giới thiệu hệ thống làn điệu, dàn nhạc chèo. Ngoài ra, ông còn nhấn mạnh đặc điểm chuyên dùng và đa dùng (làn điệu, khuôn múa, diễn kỹ) đã thể hiện quy luật phát triển của chèo cổ, làm cho nó vừa tiếp thu phong cách và âm hƣởng truyền thống, vừa sáng tạo thêm cái mới phù hợp với đà tiến của xã hội. Cùng cách viết này là các cuốn sách Tìm hiểu sân khấu Chèo [55], Hát chèo của dân tộc Việt Nam
[102]. Tuy nhiên, về làn điệu chèo, tác giả Vũ Khắc Khoan đã cho rằng “những làn điệu lớn với những giai điệu nhất định cũng có hạn và có thể đƣợc phân làm hai loại lớn: Xuân (vui) và Nam (buồn) [219]. Cách chia này theo chúng tôi là chƣa hợp lý, bởi tính chất vui, buồn không chỉ thể hiện trên đƣờng nét giai điệu, mà tùy thuộc vào cách diễn xƣớng (sắc thái, nhịp độ). Hơn nữa, cách phân chia này không thể hiện đƣợc phƣơng thức sáng tác dân gian (bẻ làn, nắn điệu) nhƣ cách phân chia theo hệ thống hay mô hình làn điệu.
Tổng hợp khá đầy đủ những vấn đề nghiên cứu trong quá trình trực tiếp làm việc và theo dõi hoạt động của các đơn vị nghệ thuật chèo từ những năm 50 (thế kỷ XX), cuốn Về nghệ thuật Chèo [86] có nhiều thông tin đƣợc ghi chép, nhận xét giúp ngƣời đọc mƣờng tƣợng đƣợc bối cảnh phát triển của nghệ thuật chèo nói chung và sự thăng trầm của âm nhạc chèo nói riêng.
Dẫn ca từ trong một số làn điệu chèo, phân tích dƣới góc nhìn thi pháp văn chƣơng nhằm chứng minh luận điểm nghiên cứu của mình về nghệ thuật chèo là cách mà tác giả Tất Thắng thƣờng đƣa ra trong các bài viết, các đề tài
nghiên cứu của mình. Có thể tham khảo cuốn Đi tìm bản sắc dân tộc trong chèo. Nghệ thuật Chèo - nhận thức từ một phía... và các bài viết, bài tham luận của ông.
Ngoài ra, tại các hội thảo về nghệ thuật chèo đều có những bài viết về âm nhạc, nhƣng hầu nhƣ các tác giả đƣợc mời đều nhắc lại những vấn đề không mới. Bên cạnh đó, rất nhiều bài viết giới thiệu về nghệ thuật chèo cổ hay những bài báo, bài tổng kết liên hoan, hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp có nhắc đến vấn đề âm nhạc, nhƣng đó chỉ là những nhận xét chung chung nên chúng tôi không nhắc đến trong phần viết này.
1.4.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về âm nhạc chèo
Năm 1951, tại Tuyên Quang, PGS. Tô Vũ đã hoàn thành chuyên luận về
Âm nhạc chèo cổ. Nhƣng đến năm 1996, nhạc sĩ mới tập hợp cùng các chuyên luận nghiên cứu khác và xuất bản cuốn sách với tiêu đề Sức sống của âm nhạc truyền thống Việt Nam [144]. Đây là đại cƣơng nghiên cứu âm nhạc chèo dựa trên hệ thống lý thuyết âm nhạc cổ điển châu Âu, có sự đối chiếu với lý thuyết âm nhạc cổ truyền Việt Nam, có giá trị tham khảo khi tiến hành nghiên cứu một thể loại âm nhạc. Những phân tích của tác giả dựa trên hệ thống lý thuyết âm nhạc cổ điển châu Âu hấp dẫn, thuyết phục ngƣời đọc trên phƣơng diện lý luận, nhƣng khó áp dụng vào thực tiễn, bởi lẽ âm nhạc chèo là một thành tố của vở diễn sân khấu chèo, vì thế vấn đề nghiên cứu phải đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng thể mới thấy giá trị thực tiễn của nó.
Tìm hiểu các làn điệu Chèo cổ [59] là công trình tập hợp tất cả những vấn đề nghiên cứu âm nhạc chèo cổ mà tác giả Hoàng Kiều bắt đầu tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc. Khác với nhiều công trình nghiên cứu âm nhạc chèo của các tác giả khác, ông đã không chỉ giới thiệu, phân tích các hệ thống làn điệu, bài chèo, mà còn chỉ rõ tính biểu hiện sân khấu của nó, giúp
các nhạc sĩ sáng tác thuận lợi trong việc kế thừa chất liệu âm nhạc chèo cổ trong việc sáng tác âm nhạc chèo mới.
Tìm hiểu 170 làn điệu chèo cổ với phần khảo dị, tác giả Hoàng Kiều đã nêu nguồn gốc, xuất xứ (có phần đối sánh với ca dao, tục ngữ...) giúp hiển thị làn điệu chèo cổ một cách sâu sắc. Mỗi bản ghi đều có đầy đủ thông tin nghệ nhân tham gia hát là việc làm hết sức ý nghĩa, bởi cùng với thời gian, các làn điệu chèo cổ tuy đã đƣợc ghi âm, chuyển thành văn bản nhạc nhƣng qua nghệ thuật biểu diễn của diễn viên, của từng địa phƣơng mà ít nhiều lại thay đổi. Qua cuốn sách, ngƣời đọc nhận ra yêu cầu về hát chèo trong dân gian khác xa với kỹ thuật thanh nhạc hiện nay đang đƣợc hầu hết diễn viên chèo vận dụng. Vì vậy, cuốn Tìm hiểu làn điệu chèo cổ có giá trị cả trên phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tế.
Từ góc nhìn âm nhạc [90] là cuốn sách gồm nhiều bài viết của các nhạc sĩ, mang tính tổng kết về chặng đƣờng sáng tác âm nhạc trong một số vở chèo của Nhà hát chèo Việt Nam. Cuốn sách là tƣ liệu quý bởi đã góp phần hiển thị những quan điểm và cách thức sáng tạo âm nhạc từng diễn ra ngay từ những năm tháng đầu của nghệ thuật chèo cách mạng (lấy mốc thời gian từ việc thành lập tổ chèo của đoàn ca múa nhân dân trung ƣơng năm 1952), đã ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn ngành chèo.
Năm 2002, Viện Sân khấu tiến hành công trình tƣ liệu thu thập, tuyển chọn để giới thiệu một số làn điệu chèo mới tiêu biểu. Trong tổng số hơn 500 bài đƣợc các tác giả âm nhạc gửi đến, hội đồng tuyển chọn đƣợc 82 bài in trong sách Bàn về làn điệu chèo mới [95]. Đáng chú ý có những bài sau:
- Tôi viết làn điệu chèo mới của tác giả Ngọc Chung. Bài viết chia sẻ kinh nghiệm quá trình sáng tác làn điệu chèo mới của nhạc sĩ, thuyết phục ngƣời đọc khi phân tích những yêu cầu cần đáp ứng của ngƣời nhạc sĩ đối với
âm nhạc sân khấu chèo. Qua đó, giúp những nhạc sĩ mới tiếp cận với chèo biết những thao tác cần thiết khi sáng tác.
- Sáng tác làn điệu mới cho chèo là sự phát triển tất yếu để chèo tồn tại của tác giả Bùi Đức Hạnh. Nhấn mạnh luận điểm bằng chính tiêu đề của bài viết, đồng thời đƣa ra quan điểm của mình về sự sáng tạo âm nhạc chèo trong chèo hiện đại, nhạc sĩ khẳng định việc sáng tác làn điệu chèo mới là phù hợp với quy luật phát triển của âm nhạc chèo, và là sự tất yếu để chèo tồn tại.
- Nhạc chèo và việc viết làn điệu chèo mới của nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ có những nhận xét khá xác đáng về thành công cũng nhƣ hạn chế trong sáng tác làn, điệu mới cho những vở diễn trên sân khấu chèo chuyên nghiệp. Với quan điểm tạo làn, điệu chèo mới là một sân chơi mang tính bác học, trong bài Vài điều tâm niệm, tác giả Đôn Truyền nêu những điều quan thiết đối với công việc sáng tác làn điệu mới. Thận trọng và suy nghĩ thấu đáo trƣớc khi đặt bút viết nhạc chèo, phải hiểu thấu đáo vốn chèo cổ của cha ông, nếu không, “cứ để chèo tự lo liệu cũng xong!”[95, tr.80], đó là lời khuyên chân thành của nhạc sĩ Đôn Truyền với các nhạc sĩ trẻ trƣớc thực tiễn âm nhạc “phi chèo” trong rất nhiều vở chèo.
Bài viết Diện mạo âm nhạc qua tìm hiểu 500 làn điệu chèo mới sáng tác của Nguyễn Thị Thanh Phƣơng đã minh định sự biến đổi trong âm nhạc chèo, và nêu ra 6 điều khác biệt giữa âm nhạc chèo cổ truyền và chèo đƣơng đại ( đƣợc đúc kết trong quá trình tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Âm nhạc sân khấu chèo nửa cuối thế kỷ XX ).
Ngoài ra, những bài viết về âm nhạc trong các hội nghị, hội thảo của các nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Đình Tấn, Ngọc Chung, Hoàng Kiều, Bùi Đức Hạnh, Bùi Đình Thảo, Văn Thịnh, Trần Vinh...tuy có khác nhau, song tựu chung đều là những suy nghĩ, trăn trở trƣớc thực trạng bảo lƣu và phát triển âm nhạc chèo.
Nhạc khí gõ và trống đế trong chèo truyền thống [103] là công trình khảo cứu của PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung. Dựa vào tƣ liệu bản phổ các nhà nghiên cứu, các nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhạc công chèo cung cấp, tác giả đã tìm hiểu về vai trò, chức năng của nhạc khí gõ nói chung và trống đế nói riêng. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung rất hữu ích cho sinh viên khoa sáng