Nhƣ đã giới hạn khái niệm ở chƣơng một, diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣợc hiểu là cách thức trình diễn làn điệu và nhạc không lời (hát và diễn tấu dàn nhạc) trong một vở chèo. Vì vậy, để minh định sự kế thừa truyền thống và biến đổi của diễn xƣớng âm nhạc chèo thật sự khoa học, luận án sẽ khảo sát trên hai phƣơng diện: sáng tạo làn điệu, nhạc không lời và cách thức trình diễn làn điệu, nhạc không lời trong vở diễn sân khấu.
2.2.1. Làn điệu trong chèo cổ truyền
Làn, điệu chèo cổ truyền chủ yếu đƣợc bắt nguồn từ dân ca châu thổ Bắc Bộ. Song, không phải tất cả các thể loại dân ca đều đƣợc chèo tiếp nhận, mà chèo chỉ dung nạp những thể loại hát nói đậm đặc chất tự sự nhƣ hát cửa đình, hát dặm (Hà Nam), hát đúm, hát ví, hát văn các kiểu ngâm thơ sa mạc, bồng mạc.
Hiện tƣợng hỗn dung giữa ca múa dân gian vào tích diễn trong chèo để lại dấu vết trong nhiều điệu hát, lời ca bắt nguồn từ xoan ghẹo, hát dặm, hát ca trù, hát quan họ, nhƣ câu hát đối đáp giao duyên của trò trống quân (Đức Bác - Phú Thọ) sau đây: “Dao vàng lại liếc đá vàng/ Mắt anh, anh liếc, mắt nàng, nàng đưa” đã đƣợc lấy vào làn điệu hát đúm của nhân vật anh Nô - Thị Mầu... Nhiều nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất rằng:
- Các làn điệu chèo đều hình thành trên cơ sở thơ phổ nhạc. Nghĩa là thơ (lời) có trƣớc, rồi nhạc có sau (đặc điểm bao trùm của ca hát cổ truyền Việt Nam).
- Điệu thức chèo cổ truyền là điệu thức ngũ cung trong âm nhạc cổ truyền ngƣời Việt là huỳnh, nao, pha, bắc, nam.
- Phong cách âm nhạc chèo cổ truyền nằm ở âm hình tiết tấu đặc trƣng - chính là âm hình của khổ trống lƣu không. Nét nhạc lƣu không là biểu hiện của sự giai điệu hoá mô hình tiết tấu.
Theo nhạc sĩ Hoàng Kiều [59], có rất nhiều kiểu phổ thơ trong chèo. Nhƣng tựu trung vẫn quy nạp vào bốn kiểu chính. Bóng dáng của bốn kiểu này còn gặp trong các thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam nhƣ quan họ Bắc Ninh, hát xoan, ghẹo Phú Thọ, hát ả đào, chầu văn...
- Kiểu thứ nhất: Kiểu đảo - vị trí, trật tự câu thơ đã bị đảo ngƣợc do phổ nhạc. Ví dụ: “Đàn ai khéo nẩy tính tình”...
Khi phổ nhạc, lời hát sẽ thành: Khéo nẩy tính tình, cung chứ, cung đàn ai... khéo nẩy tính tình...
- Kiểu thứ 2: Kiểu xuôi, tức là lời ca đi đúng trật tự câu thơ, chỉ xen vào tiếng đệm (kiểu phổ thơ này đƣợc dùng nhiều trong hát xoan, ghẹo Phú Thọ, hát trống quân, quan họ, hát ví, giặm Nghệ Tĩnh).
Ví dụ: Trèo lên trên non, bắt con chim nhạn. Con đương ăn trái... Khi hát sẽ thành: Trèo lên trên i non, bắt con chim nhạn...
- Kiểu thứ 3: Đệm đà. Trƣớc khi vào hát có một số hƣ từ làm thành tiếng đệm để mở đầu bài hát. Ví dụ: Chiếu vua ra cấm con gái goá không được đi lấy chồng...
Khi hát sẽ thành: Hát một câu rằng: Hì hì hì hắc hì hò hặc hò. Chiếu i a vua ra, cấm con gái goá em không được đi lấy hì chồng.
- Kiểu thứ 4: Nhắc lại lời thơ
Nhắc lại lời ca là một thủ pháp rất hay dùng trong âm nhạc phổ thơ, còn gặp nhiều ở các thể loại dân ca khác.
Ví dụ: Tóc mây xanh vấn lộn khăn sồng
Quần lĩnh thâm đôi ba chiếc má hồng nhởn nhơ.
Khi hát sẽ là: Cái tóc mây xanh cô vấn y lộn khăn ý sồng, khăn y sồng khăn sổng khăn sồng, cái tóc mây xanh tình cô vấn lộn i ỳ cô vấn y lộn khăn i sồng...
Ngoài ra, chèo cổ truyền còn vận dụng thủ pháp nhắc lại nửa câu thơ nhƣ bài Lới lơ: Ta đi chợ Dốc ngồi gốc cây đa.... Khi hát sẽ là: Ta đi í à đi chợ Dốc tề tề ngồi, i i gốc gốc cây i đa tề tề ngồi i í gốc gốc cây đa.
2.2.1.1. Phương thức tập thể, truyền miệng - một phương thức sáng tác làn điệu chèo cổ truyền
Phƣơng thức sáng tác mang tính tập thể, truyền miệng là một căn tính của văn hóa dân gian. Chèo cổ truyền là một loại hình nghệ thuật ra đời trên
nền tảng văn hóa dân gian, nên âm nhạc cũng mang đặc điểm: khuyết danh, tập thể, truyền miệng, và lan tỏa. Trên con đƣờng tìm tòi, thể hiện các tích truyện mới, nhân vật mới, tình huống mới, các nghệ sĩ dân gian - dƣới sự dẫn dắt của “bác thơ”, “ông trùm” (thƣờng là các nhà Nho) đã sử dụng kho tàng ca vũ dân gian và chèo hoá chúng theo ngôn ngữ riêng nhằm đáp ứng nhu cầu “diễn kể” (hát - nói - múa - diễn) của chèo. Tính đa dùng và chuyên dùng là một đặc điểm trong âm nhạc chèo cổ truyền. Khi xuất hiện một tích diễn mới, các nghệ nhân dân gian sẽ sử dụng những làn điệu đa dùng (những làn điệu xuất hiện trong nhiều tích, trò diễn trƣớc, có thể sử dụng trong những hoàn cảnh tƣơng tự), và tiếp tục sáng tạo những làn điệu mới theo yêu cầu của tích, trò mới, tạo nên làn điệu chuyên dùng theo phƣơng thức bẻ làn, nắn điệu mà giới nghiên cứu chèo đƣơng thời gọi là phƣơng pháp xử lý, chuyển hóa mô hình nhạc chèo.
2.2.1.2. Làn điệu chèo cổ truyền được được sáng tạo theo phương thức bẻ làn, nắn điệu (xử lý, ứng dụng và chuyển hóa mô hình nhạc chèo)
Trong chèo cổ truyền, mỗi làn điệu chứa đựng những trạng thái tình cảm riêng. Gặp những tình huống tƣơng tự có thể sử dụng làn điệu cũ, nhƣng cần có sự thay đổi màu sắc, hình thức biểu hiện để phù hợp với nội dung mới, nhân vật mới. Các nghệ nhân dân gian đã cải biên, phát triển bằng thủ pháp thêm, bớt, rút gọn... để tạo nên sắc thái mới mẻ cho khúc điệu chèo, đáp ứng tính sân khấu.
Phƣơng thức bẻ làn, nắn điệu, sáng tạo làn mới dựa trên mô hình làn, điệu chính là xử lý, ứng dụng và chuyển hoá mô hình nhạc chèo. Qua sự chuyển hóa (bẻ làn, nắn điệu) sẽ có một loạt các điệu mới có cùng tính chất âm nhạc.
- Mô hình sắp: Sắp cổ phong, Sắp dựng, Sắp sông dâu, Sắp mưa ngâu, Sắp đan lồng, Sắp chênh, Sắp chờ, Sắp qua cầu, Sắp song loan, Sắp bắt hề,
Sắp đặt để mà chơi, Sắp đánh cờ, Sắp cá rô, Sắp gối lớp II, Sắp lên xứ Lạng, Sắp đếm nhiêu hề, Sắp vãn thanh, Sắp vắng ông giăng. Mô hình sắp thƣờng mang tính chất hát nói, sôi nổi, hoạt bát, vui vẻ. Nhiều điệu có tính chất châm biếm, hài hƣớc. Rất gần gũi với âm điệu của mô hình hề.
- Mô hình sa lệch: Sa lệch bằng, Sa lệch chênh, Sa lệch xếp, Sa lệch chuyển cung bắc.
- Mô hình đường trường: Đường trường phải chiều, Đường trường tiếng đàn, Đường trường bắn chim thước, Đường trường vị thủy, Đường trường ngũ phúc chúc thọ, Đường trường tường vân Đường trường trong rừng, Đường trường quyên đề, Đường trường thu rồi, Đường trường tải lương, Gió thổi màn loan.
Mô hình sa lệch và đường trường gần gũi nhau ở phần biểu cảm trữ tình, nếu nhƣ các điệu trong mô hình đường trường mang nặng tính trầm tƣ suy tƣởng thì trong sa lệch lại đằm thiết, duyên dáng.
- Mô hình hề: Hề ông tơ, Hề ông đồ, Hề đơm đó, Hề sư cụ, Hề cao cô nàng thấp, Hề mồi duyên tình, Hề mồi cu lớn, cu bé, Hề chỉ có hai đồng xu, Hề tiền xướng ca, hậu lâm khốc, Hề tiểu, hề gậy, Hề "đốt nhọ bôi mồm", Hề gậy trông lên giời, Hề gậy anh mấy rắp tìm tiên, Hề gậy đi tìm thời, Hề mồi thắt lưng xanh, Hề mồi đồn rằng, Hề mồi 30 tết, Hề mồi cơm canh, Hề mồi cu sứt, Hề mồi "ẩy ẩy mần chi", Hề bát môn, Hề có 40 đồng, Hề xuôi nghè, Hề tiểu gấm hoa chanh. Tuy gần gũi với tính chất của mô hình sắp, song các điệu hề thƣờng mang tính chất hài huớc, châm biếm, giễu cợt.
- Mô hình sử: gồm các điệu Sử chuyện, Sử bằng, Sử xếp, Sử xuân, Sử rầu, Sử chúc. Các loại nói sử, hát sử tuy có nội dung vui, buồn khác nhau, song tựu chung đều mang tính chất giãi bày.
- Mô hình vãn: gồm các điệu Vãn canh, Vãn xô, Vãn cầm, Vãn thập nguyệt, Vãn theo, Vãn non mai. Các điệu trong mô hình vãn đều mang tính chất ngậm ngùi, than trách, xót xa...
Bên cạnh đó, có những bài hát khác biệt về âm nhạc, song chúng lại có sự tƣơng đồng về kỹ thuật phức tạp nên vẫn đƣợc xếp cùng hệ thống mô hình nhƣ bài Đường trường tiếng đàn và Đường trường trong rừng. Ngƣợc lại, nhƣ bài Sắp chợt, lẽ ra phải trong mô hình sắp, nhƣng tính chất âm nhạc (cấu trúc, cách phổ thơ, tiết tấu, giai điệu và hoàn cảnh sử dụng) không nằm trong hệ thống mô hình đó. Cụ thể:
- Sự đối nghịch về âm điệu: Các điệu thuộc mô hình sắp thƣờng có tính chất vui vẻ, hóm hỉnh, lạc quan, tƣơi sáng. Trong khi đó, Sắp chợt là bài hát dành cho nhân vật Tú Bà, mang sắc thái trì triết, đanh ác.
- Cấu trúc: Sắp chợt có nói lệch để biểu hiện tính chất đanh ác của Tú Bà. Các điệu trong mô hình sắp hoàn toàn không có nói lệch.
Ngoài ra, trong chèo cổ truyền còn có nhiều điệu thể hiện tính cách nhân vật lệch nhƣ điệu Cấm giá, Bình thảo, Con gà rừng, Dậm chân, Sắp chợt, Hát xuôi hát ngược, Có thánh trị vì... những bài hát khắc họa nội dung, tâm trạng của nhân vật nhƣ bài Trần tình, Hôm 30 tết... Trong chèo còn có nhiều điệu hát trùng tên với các điệu hát dân ca quan họ Bắc Ninh nhƣ Vào chùa, Qua cầu gió bay (giọng vặt), Đường trường bắn con chim thước...
Qua nghiên cứu, có thể thấy làn điệu chèo cổ truyền có những đặc trƣng cơ bản sau:
Một là: Làn điệu chèo cổ truyền đƣợc sáng tác theo phƣơng thức tập
thể, truyền miệng. Làn điệu chèo cổ truyền có nguồn gốc từ ca dao, dân ca châu thổ Bắc Bộ. Trong quá trình phát triển, đã tiếp nhận các thể thơ chữ Nôm, chữ Hán. Làn điệu chèo cổ truyền thuộc loại hình thơ phổ nhạc.
Hai là: Làn điệu chèo cổ truyền đƣợc đƣợc sáng tạo theo phƣơng thức
bẻ làn, nắn điệu (xử lý, ứng dụng và chuyển hóa mô hình nhạc chèo).
Ba là: Hệ thống mô hình làn điệu chèo cổ truyền có mối quan hệ tƣơng
tác với hệ thống nhân vật, đáp ứng tính sân khấu.
B n là: Nói chèo là lối nói có giai điệu, dễ bắt vần sang hát (gồm các
thể loại nói sử, ngâm, vỉa...).
Năm là: Làn điệu chèo cổ truyền có tiết tấu đặc trƣng, có cấu trúc theo
lối phân trổ. Ngoài ra, còn bắt gặp dạng kết cấu liên khúc nhƣ Tú Bà đánh Kiều (chèo Kiều) hay Hề trong vở Từ Thức.
Các dạng cấu trúc thƣờng gặp trong âm nhạc chèo cổ truyền là:
Cấu trúc của liên khúc thƣờng là: Vỉa + hát + vỉa + hát + vỉa + hát. Cấu trúc của một làn điệu thƣờng ở hai kiểu nhƣ sau
a) (Vỉa) Trổ mở đầu + trổ thân bài + trổ nhắc lại + trổ kết. b) Trổ thân bài + trổ nhắc lại + trổ nhắc lại + nhắc lại ...
2.2.2. Làn điệu chèo đương đại
2.2.2.1. Kế thừa phương thức sáng tác của chèo cổ truyền
Cách tân và kế thừa là hai mặt không thể thiếu trong hoạt động sáng tạo. Sáng tạo làn, điệu mới cho những nhân vật chƣa từng xuất hiện là hƣớng đi đúng đắn mà chèo cổ truyền đã từng làm trong thời đại của mình. Nếu không, làm sao chúng ta đƣợc thừa hƣởng ngót 200 làn điệu chèo từ kho tàng truyền thống cùng những làn điệu chèo mới.
Nhớ lại những năm đầu thế kỷ XX, hệ thống thành thị phát triển, thị dân trở nên đông đúc là những tiền đề, những điều kiện để tiếp nhận văn hóa phƣơng Tây. Bên cạnh đó, sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, sự ra đời của kịch nói tại Hà Nội đã đặt chèo - sản phẩm của nền văn minh lúa nƣớc, chủ yếu phục vụ đối tƣợng nông dân đứng trƣớc thách thức để tồn tại.
Chịu ảnh hƣởng từ “kịch thái tây”, chịu sự tác động của các loại hình nghệ thuật khác nên bên cạnh phƣơng thức sáng tác dân gian theo kiểu truyền khẩu, truyền ngón, truyền nghề tại các chiếng chèo quê, đã xuất hiện phƣơng thức sáng tác chuyên nghiệp mang dấu ấn tác giả định danh trong các ấn phẩm, vở diễn của chèo văn minh, chèo cải lƣơng. Tuy nhiên, ngay cả khi chèo văn minh, chèo cải lƣơng đã có tên tác giả, đã có những thay đổi về nội dung phản ánh, về âm nhạc, mỹ thuật trong một số vở chèo đề tài hiện đại, thì ở các chiếng chèo quê, các nghệ nhân vẫn duy trì phƣơng thức sáng tác dân gian. Chỉ đến giai đoạn nghệ thuật chèo cách mạng (1950 đến nay), thì phƣơng thức sáng tác chuyên nghiệp đã hầu nhƣ thay thế phƣơng thức sáng tạo dân gian trong nghệ thuật chèo. Ngoại trừ những vở chèo cổ truyền khuyết danh đƣợc sƣu tầm, chỉnh lý và xuất bản để phổ biến, thì toàn bộ các vở chèo mới sáng tác đều đƣợc định danh tên tác giả kịch bản, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ.
Ngƣời ta thƣờng nói rằng sáng tác dân gian có tính chất tập thể. Nói nhƣ vậy về cơ bản là đúng. Tuy nhiên, không thể xem xét vấn đề một cách giản đơn. Mọi sáng tạo của con ngƣời, trƣớc hết gắn với từng cá nhân. Và tập thể nào thì cũng phải do những cá nhân kết hợp với nhau mà tạo nên.
... Nghệ nhân dân gian trong việc sáng tạo nên những giá trị thẩm mỹ không hề dựa vào việc học tập một cách có hệ thống lý luận và kiến thức trong một truờng đào tạo nào. Vốn liếng của họ là kinh nghiệm bản thân, là truyền thống lâu đời mà họ tiếp thu trong môi trƣờng văn hóa [50, tr.843].
Có lẽ vì thế mà phƣơng thức sáng tác theo kiểu dân gian vẫn đƣợc các nghệ nhân đầu ngành áp dụng trong trong phong trào “phục hồi vốn cổ” những năm 50 - 60 thế kỷ XX. Đó là việc các nghệ nhân chèo tứ chiếng đã cùng tập thể Ban nghiên cứu chèo cùng chọn lựa, chỉnh lý để các điệu chèo cổ
trở nên tinh tế hơn, cô đọng hơn. Những vở chèo cổ truyền đƣợc phục hồi, chỉnh lý mặc dù có tên ngƣời chắp bút, đạo diễn, âm nhạc... nhƣng thực chất vẫn là sự sáng tạo tập thể, kế thừa từ phƣơng thức sáng tác dân gian...
Phƣơng thức sáng tác dân gian mang tính tập thể còn đƣợc thử nghiệm trong vở chèo Cô giải phóng. Tập thể lớp nhạc sĩ do nhạc sĩ Hoàng Kiều phụ trách cùng tham gia sáng tác, bàn bạc hƣớng viết nhạc cho vở mà không phải một nhạc sĩ chịu trách nhiệm viết nhạc (nhƣng đã có sự khác biệt với chèo cổ là các làn điệu mới sáng tác đều đứng tên nhạc sĩ sáng tác).
Phần lớn giới chèo hiện nay vẫn cho rằng ngƣời kế thừa, vận dụng phƣơng thức sáng tác dân gian vào chèo hiện đại thành công nhất là cố tác giả - NSND Tào Mạt cùng nhóm cộng sự của ông với bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước. Ông dạy học trò theo kiểu nhập tâm, nhập nhĩ, nhập ngôn. Bài ca giữ nước - tiêu biểu với hai vở diễn Nhiếp chính Ỷ Lan và Lý Nhân Tông kế nghiệp đã thực sự trở thành “hiện tƣợng” của những năm 80 (thế kỷ XX), khẳng định sự kế thừa yếu tố dân gian cổ truyền một cách sáng tạo chính là con đƣờng phát triển của nghệ thuật chèo đƣơng đại.
2.2.2.2. Kế thừa phương thức bẻ làn, nắn điệu (ứng dụng, xử lý và chuyển hóa mô hình làn điệu chèo) của chèo cổ truyền
Phƣơng thức cải biên hay bẻ làn, nắn điệu thực chất là phƣơng pháp xử lý, chuyển hoá, xây dựng mô hình làn điệu mà các bậc nghệ nhân chèo xƣa sử dụng, trở thành thủ pháp âm nhạc chèo trong việc sáng tạo làn, điệu mới mà ngày nay chúng ta vẫn kế thừa, học tập. Phƣơng thức này có hai cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất là những làn điệu đƣợc cải biên từ điệu cũ. Ở cấp độ thứ hai là sự