3.2.1. Về việc sáng tạo làn điệu, nhạc không lời cho diễn xướng âm nhạc chèo đương đại
Trên con đƣờng phát triển, nghệ thuật chèo đã dùng vốn âm nhạc dân gian, chèo hóa bằng những phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng âm nhạc chèo. Từ một mô hình làn điệu, sáng tạo ra nhiều điệu có những nét tƣơng đồng về tính chất, hay tiết tấu, giai điệu để quy tụ thành một hệ thống làn điệu nhằm đảm nhiệm các chức năng khác nhau sao cho phù hợp với từng loại nhân vật, từng hoàn cảnh cụ thể để thoả mãn yêu cầu của kịch bản đã đƣợc các vị tiền nhân ngành chèo sử dụng rất đắc địa, Đây chính là phƣơng pháp ứng dụng và chuyển hóa mô hình nhạc chèo mà các nhạc sĩ chèo nửa cuối thế kỷ XX đến nay đã học tập, kế thừa để sáng tác những làn điệu chèo mới cho diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại.
Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, phần lớn diễn xƣớng âm nhạc trong các vở chèo đều sử dụng làn điệu chèo cổ truyền, và nhạc sĩ chỉ sáng tác những bài hát đồng ca, nhạc không lời cùng một vài bài mới. Ở một số đề tài, thì những làn điệu ấy vào chèo đã đúng cảnh, đúng tình, đáp ứng tính sân khấu, và còn góp phần làm vở diễn “thuần chèo”. Việc làm này đáng đƣợc khích lệ. Khán giả cũng nhờ đó mà đƣợc thƣởng thức giai điệu ngọt ngào, trữ tình đằm thiết từ những làn điệu chèo nổi tiếng trong kho tàng nghệ thuật chèo nhƣ Quân tử vu dịch, Đường trường vị thủy, Sa lệch chênh, Đào liễu, Tình thư hạ vị, Đường trường thu không, Đào Lý một cành...và những làn điệu đầy cá tính vốn chỉ để “chuyên dùng” cho riêng loại nhân vật tính cách trong chèo nhƣ
Bình thảo, Cấm gió (cho Thị Mầu), Hát xuôi hát ngược, Con gà rừng (cho Súy Vân), Dậm chân, vỉa Huế (Đào Huế).... Song, việc hầu hết các vở chèo hiện nay chủ yếu sử dụng vốn cổ đã vô hình chung khiến các nhạc sĩ chèo lƣời sáng tạo làn điệu mới cho nhân vật, mà chỉ tập trung vào sáng tác những
bài hát đồng ca và những nét nhạc không lời tạo tình, tạo cảnh, dẫn đến việc “ép” làn điệu đa dùng, chuyên dùng trong chèo cổ truyền vào nhân vật chèo mới một cách khiên cƣỡng.
Diễn xƣớng âm nhạc là một trong những phƣơng tiện “kể chuyện” của chèo. Vì vậy, mỗi vở chèo mới ra đời đều rất cần sự sáng tạo về âm nhạc, quan trọng nhất là nó tƣơng thích với tình huống sân khấu, nhu cầu nội dung vở diễn. Thế nên, bên cạnh những làn điệu chèo cổ truyền, rất cần những điệu mới mang sắc thái riêng cho những nhân vật chèo mà những làn điệu truyền thống không đủ sức diễn tả.
Cũng qua thực tế những vở chèo đƣơng đại, sự thật là: không phải bất cứ đề tài nào cũng cứ lắp ghép toàn làn điệu chèo cổ vào vở diễn là có ngay một vở chèo đích thực, nhất là đề tài hiện đại. Tính biểu hiện của âm nhạc sân khấu đòi hỏi âm nhạc phải đƣợc đặt trong mối quan hệ tổng thể, tƣơng thích, gắn bó hữu cơ với các loại hình nghệ thuật cùng tham dự để tạo nên một chỉnh thể chèo (nhƣ đã phân tích ở chƣơng 3).
Bài học về sự sáng tạo linh hoạt, sự ứng dụng qua việc xử lý, chuyển hóa mô hình nhạc chèo trong vở chèo Lý Nhân Tông kế nghiệp ở nửa cuối thế kỷ XX vẫn còn nguyên giá trị, bởi nó đáp ứng tình huống sân khấu, khắc họa hình tƣợng, tâm thái và tính cách nhân vật chèo.
Thủ pháp âm nhạc trong vở chèo Lý Nhân Tông kế nghiệp, theo chúng tôi, có thể coi nhƣ một kinh nghiệm, một mẫu hình trong sáng tác nhạc chèo, đặc biệt với chèo đề tài lịch sử, đề tài hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Vì nó hội tụ đủ sự sáng tạo trong cung cách “chèo hóa” âm nhạc dân gian, sự chuyển hóa mô hình nhạc chèo cũng nhƣ sự sáng tạo mới trong sáng tác làn điệu, nhạc không lời (nhƣ đã phân tích).
3.2.2. Về công tác đào tạo diễn viên, nhạc công chèo
Diễn xƣớng âm nhạc phải thông qua nghệ thuật biểu diễn của diễn viên, nhạc công. Một vở chèo dù có phần âm nhạc biểu cảm đến mấy, mà thiếu những diễn viên hát hay, múa đẹp, diễn xuất tinh tế, thiếu những nhạc công điêu luyện, giỏi nghề trong các dàn nhạc chèo thì làm sao thể hiện đƣợc. Vì vậy, cần hết sức chú trọng công tác đào tạo và bồi dƣỡng để có những diễn viên, nhạc công giỏi nghề, đáp ứng yêu cầu của chèo.
Hiện nay, cơ sở đào tạo diễn viên, nhạc công cho chuyên ngành chèo ở bậc cao nhất thuộc về khoa Kịch hát dân tộc,Trƣờng đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Đa số nhạc công trong các dàn nhạc chèo hiện nay đã tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chính quy nhƣ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, các trƣờng trung học, cao đẳng có đào tạo về nghệ thuật tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc.
Một thực tế là các nhạc công đƣợc đào tạo chuyên chèo - do quá trình học đƣợc trực tiếp đệm cho hát, nên mặc dù thời gian đào tạo có khi chỉ bằng 1/4 thời lƣợng của một ngƣời tốt nghiệp các trƣờng âm nhạc chuyên nghiệp, nhƣng khi về dàn nhạc chèo, họ sẽ mau chóng hòa nhập và có khả năng đệm tốt những làn điệu truyền thống. Song, họ lại vấp phải khó khăn khi diễn tấu cùng dàn nhạc những bài bản mới, nhất là những đoạn nhạc không lời đòi hỏi phải có trình độ cao, vì bị hạn chế về kỹ thuật. Trong khi đó, số nhạc công đƣợc đào tạo để làm nghệ sĩ biểu diễn đƣợc học tất cả các phong cách nhạc cổ truyền (chèo - huế - cải lƣơng) và các tác phẩm mới. Ở bậc đại học, môn nhạc cổ sẽ đƣợc nhà trƣờng mời các nghệ nhân đầu ngành về giảng dạy nên kỹ thuật và sự cảm thụ âm nhạc thƣờng hơn hẳn nhạc công chỉ đào tạo 3 năm. Nhƣng vì ít đƣợc ngồi hòa tấu và đệm cho hát, nên khi về dàn nhạc chèo, phải mất một thời gian, họ mới thực sự đệm lƣu loát các làn điệu truyền thống. Từ thực tế trên, chúng tôi thiết nghĩ, để nâng cao chất lƣợng đào tạo nhạc công chèo, cần có
sự liên kết đào tạo giữa Trƣờng đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, và ngƣợc lại. Muốn thực hiện tốt điều này, theo chúng tôi, nên tuyển những học sinh đã tốt nghiệp hệ sơ - trung tại các trƣờng nghệ thuật, tiếp tục đào tạo chuyên nhạc chèo. Nếu không đào tạo theo định hƣớng, sẽ khó tìm đƣợc những nhạc công có ngón đàn điêu luyện, hiểu nghề ngồi trong dàn nhạc, đồng thời đủ kiến thức để đáp ứng yêu cầu của diễn xƣớng âm nhạc chèo.
Nhạc công chèo giỏi phải là ngƣời hiểu đƣợc tiếng nói của từng nhạc khí trong dàn nhạc, đồng thời nắm vững nghệ thuật hòa tấu theo phƣơng thức cổ truyền - phƣơng thức đánh tòng. Vì thế, họ cần đƣợc trang bị kiến thức về phƣơng thức này.
Tuy nhiên, muốn đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc nhạc công chèo giỏi, yêu cầu đầu tiên là phải có đội ngũ thầy giỏi, biểu diễn thuần thục, có phong cách, có kỹ thuật để thị phạm cho học trò. Phƣơng pháp dạy truyền nghề là một trong những đặc thù của các trƣờng chuyên nghiệp. Ngƣời dạy cho các nhạc công phải có khả năng truyền thụ cảm xúc, cách thức minh họa các kỹ thuật nhƣ nhấn nhá, luyến láy, rung, vỗ, vê.. mà các cụ thƣờng gọi là phải thể hiện đƣợc “gân bong, gân chìm” để đàn ra phong cách âm nhạc chèo. Đặc biệt của phƣơng pháp dạy truyền nghề cho học sinh là phải có hát đi kèm - nên còn gọi là phƣơng thức đàn hòa ca. Thầy không chỉ ngồi nghe mà còn hòa tấu cùng trò, nắn từng nốt cho đến khi đạt yêu cầu từng loại bài. Khi học sinh đã thuộc các làn điệu và có thể tự đệm cho hát, cũng là lúc phải dạy cho học sinh cách đàn hai giọng hát là giọng nam và giọng nữ, bởi giọng nam và nữ có âm vực khác nhau.
Ngoài ra, cần cho học sinh tiếp cận với nhiều mô hình vai diễn, các bản hòa tấu nhạc chèo của các nghệ sĩ, nhạc công chèo đã thành danh (thông qua
hệ thống băng, đĩa hình đƣợc tuyển chọn để đƣa vào chƣong trình giảng dạy cho học sinh, sinh viên chèo tham khảo).
Đối với các đơn vị nghệ thuật chèo, cần thƣờng xuyên có kế hoạch bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức về diễn xƣớng âm nhạc nhƣ mời các nghệ sĩ nổi tiếng về dạy lại các làn điệu, vai mẫu chèo truyền thống. Thƣờng xuyên kiểm tra kiến thức âm nhạc cổ truyền của nhạc công. Điều này quan trọng, bởi thực tế hiện nay, việc các diễn viên, nhạc công không thuộc làn điệu chèo cổ truyền không phải là hiện tƣợng hiếm, và nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng diễn xƣớng âm nhạc trong vở diễn chèo.
3.2.3. Đào tạo các nhạc sĩ chèo hiện nay là công việc cấp bách
Cùng với sự thiếu vắng đội ngũ tác giả, đạo diễn, họa sĩ chèo, thì nhạc sĩ viết cho chèo giờ đây chỉ còn lại mấy ngƣời đang trực tiếp cầm bút. Các nhạc sĩ Hoàng Kiều, Bùi Đức Hạnh, Trần Vinh, Bùi Thanh Bình, Đôn Truyền Ngọc Chung, Tuấn Hải đều đã lui về hậu trƣờng vì tuổi cao. Nhạc sĩ sung sức nhất và cũng là ngƣời thành công nhất trong sáng tạo âm nhạc chèo hiện nay là NSƢT Hạnh Nhân, giảng viên khoa Kịch hát dân tộc - Trƣờng đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Nhạc sĩ Hạnh Nhân đang nỗ lực đào tạo thế hệ nhạc sĩ trẻ cho chèo. Ngoài ra, nhạc sĩ Đăng Toàn, Hoàng Thành và Tuấn Hải (trẻ) cũng đang tham gia viết cho sân khấu chèo, và đã có nhiều tác phẩm tạo những diễn xuớng âm nhạc đƣợc giới nghề và khán giả ghi nhận.
Sáng tác âm nhạc chèo không đơn giản, nó đòi hỏi ngƣời nhạc sĩ đầu tiên phải có đủ kiến thức chèo - tức là thuộc làu các mô hình làn điệu chèo, biết cách xử lý, ứng dụng và chuyển hóa mô hình, và đƣợc trang bị kiến thức âm nhạc chuyên nghiệp một cách bài bản để có thể sáng tác, phối âm, phối khí. Chèo rất cần những ngƣời có tri thức về âm nhạc, vốn văn hóa sâu rộng để nâng cao thẩm mỹ của chèo, góp phần làm cho nghệ thuật chèo ngày càng
sâu sắc, giàu tính nhân văn, giàu bản sắc văn hóa Việt và hòa đƣợc vào dòng chảy văn hóa đƣơng đại, đáp ứng nhu cầu thƣởng thức chèo của công chúng.
Mặc dù giới chèo hiện đang hiếm nhạc sĩ, nhƣng ngoài những ngƣời học sáng tác tại Trƣờng đại học Sân khấu - Điện ảnh ra chủ tâm làm nghề, thì những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên ngành sáng tác trong các trƣờng âm nhạc chuyên nghiệp khác hiện nay, rất ít ngƣời đặt bút sáng tác âm nhạc chèo. Trong thực tế, không phải cứ nhạc sĩ có kiến thức âm nhạc là viết đƣợc cho chèo. Ngƣợc lại, cũng có một số nhạc sĩ xuất thân từ nhạc công, diễn viên chèo khá hiểu chèo, nhƣng kiến thức về âm nhạc còn hạn chế, nên cũng chƣa có đƣợc tác phẩm âm nhạc đáp ứng yêu cầu của chèo. Mƣời tám đơn vị nghệ thuật chèo trong cả nƣớc hiện nay đang trông chờ vào bốn nhạc sĩ có khả năng sáng tác âm nhạc chèo thì thật đáng lo ngại. Đã đến lúc, Trƣờng đại học Sân khấu - Điện ảnh nói riêng và các cơ sở đào tạo bộ môn sáng tác âm nhạc nên tìm những giải pháp kịp thời giúp các đơn vị nghệ thuật chèo sớm vƣợt qua cơn khủng hoảng thiếu trầm trọng nhạc sĩ chèo. Theo chúng tôi, lựa chọn những nhạc công dày kinh nghiệm, có khả năng sáng tác để tiếp tục bồi dƣỡng kiến thức chuyên sâu về sáng tác âm nhạc, trở thành nhạc sĩ chuyên viết cho sân khấu chèo là một cách làm khả thi.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là công tác phê bình lý luận phải đƣợc đẩy mạnh hơn nữa. Cần có những công trình nghiên cứu, những tác phẩm phê bình lý luận chuyên sâu, phân tích từng phƣơng diện hợp thành nghệ thuật chèo. Phê bình lý luận chính là tấm gƣơng phản ánh thực trạng sân khấu chèo một cách trung thực nhất để qua đó, ta nhận ra hƣớng bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo, trong đó có diễn xƣớng âm nhạc chèo đƣơng đại.
Tiểu kết
Chèo là một thành tố của văn hóa, nên không thể tách khỏi đời sống văn hóa. Nếu nhƣ chèo cổ truyền chỉ dừng lại ở việc diễn kể những câu chuyện trong dân gian, gắn với khung cảnh sinh hoạt văn hóa làng xã với mục đích phê phán,
giáo huấn thì chèo đƣơng đại đã cập nhật hiện thực cuộc sống. Sự biến đổi của văn hóa, xã hội làm đối tƣợng phản ánh của chèo cũng phong phú, đa diện hơn, buộc chèo phải tự điều chỉnh để tìm ngôn ngữ biểu hiện, kéo theo sự biến đổi của nghệ thuật chèo trên nhiều phƣơng diện, trong đó có diễn xƣớng âm nhạc. Bên cạnh nhiều diễn xƣớng âm nhạc góp phần tô đậm bản sắc văn hóa chèo trong rất nhiều vở diễn (nhƣ đã phân tích diễn xƣớng âm nhạc trong lớp trò chôn sống hề già), thì vẫn có những vở diễn bị gọi là “kịch cắm ca”. Vì vậy, cần minh định hiện tƣợng“kịch cắm ca”, trƣớc hết, từ góc độ diễn xƣớng âm nhạc chèo cổ truyền, hay nói một cách khác là từ đặc tính văn hóa dân gian (tính tổng thể nguyên hợp) của chèo, để thấy mối quan hệ gắn kết giữa kịch bản và âm nhạc, giữa ca từ và nhạc điệu (cùng các thành tố đồng cấu tạo) thể hiện đặc tính cơ bản của văn hóa dân gian giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo vở diễn chèo (cả chèo cổ truyền và chèo hiện đại đã minh chứng điều này).
Diễn xƣớng âm nhạc sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa, thực sự tỏa sáng khi nó đƣợc phát huy trong môi trƣờng vở diễn “thuần chèo”. Diễn xƣớng âm nhạc hoàn toàn phụ thuộc vào sự sáng tạo của tác giả kịch bản, nhạc sĩ, nhạc công, diễn viên. Vì vậy, chăm lo đến công tác đào tạo từ gốc để có đội ngũ những ngƣời hiểu nghề, giỏi nghề là việc làm quan thiết, cấp bách. Điều ấy không chỉ giúp tạo nên những vở diễn đậm chất chèo, mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát triển môn nghệ thuật độc đáo của cha ông để lại, là niềm mong ƣớc của giới chuyên môn cũng nhƣ công chúng yêu trọng nghệ thuật chèo.
KẾT LUẬN
Là một thành tố của văn hóa Việt Nam, chèo nhƣ một vƣờn hoa rực rỡ, ngạt ngào đầy sức quyến rũ. Nó rực rỡ là bởi sự tổng hoà các thành tố nghệ thuật nhƣ văn học, âm nhạc, mỹ thuật, trò diễn dân gian (đã đƣợc chèo hóa) trong diễn xƣớng âm nhạc, và nó quyến rũ bởi sự đa dạng, phong phú của hệ thống làn điệu, của diễn tấu nhạc không lời. Bên cạnh các thể loại sân khấu khác đã phát triển tới mức đƣợc coi là kinh điển và có sức lan toả rộng khắp ở nhiều vùng, miền của tổ quốc nhƣ tuồng, cải lƣơng thì chèo luôn đƣợc tôn vinh nhƣ một thứ đặc sản thuần Việt, ẩn chứa trong mình những tinh hoa văn hoá nghệ thuật dân gian châu thổ Bắc Bộ. Có thể nói, từ cuối thế kỷ XIX trở về trƣớc, chèo vẫn “xuôi chèo mát mái” trong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ, song từ những năm đầu thế kỷ XX, cùng sự tiếp biến văn hóa, nghệ thuật chèo đã có những biến đổi nhằm đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực xã hội. Bên cạnh “chèo sân đình” diễn ở làng quê những dịp xuân thu nhị kỳ, đã có chèo cải lƣơng diễn trên sân khấu nhà hát, rạp hát, chuyên biểu diễn ở các đô thị lớn, không gò bó về mặt thời gian. Sự xuất hiện của chèo cải lƣơng kéo theo sự thay đổi tiêu chí thẩm mỹ các mặt của chèo, từ cấu trúc văn bản đến âm nhạc, hội hoạ, cách diễn. Chèo cải lƣơng “là gạch nối không thể thiếu