BÀI TIỂU LUẬN- KINH DOANH QUỐC TẾ-Chiến lược sản phẩm. phân phối

10 570 1
BÀI TIỂU LUẬN- KINH DOANH QUỐC TẾ-Chiến lược sản phẩm. phân phối

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I,Chiến lược sản phẩm: *Các thuộc tính của sản phẩm,lợi ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng và lợi thế so sánh so với các sản phẩm cạnh tranh: *Mô tả các thuộc tính của sản phẩm: - Về thiết bị :Nước nắm phú quốc được ngâm ủ trong các thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời có tại rừng phú quốc hoặc thay thế bằng vên vên hoặc chai do bời lời khó tìm.Kích thước thùng từ 1,5- 3 met đường kính,cao từ 2-4 met,ủ được 7-15 tấn cá.Mỗi thùng có thể dùng được 60 năm nếu sử dụng thường xuyên. - Về nguyên liệu : +Bất cứ loài cá nào cũng có thể sử dụng làm nước mắm nhưng người sản xuất nước mắm phú quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu.Cá cơm có khoảng chục loại nhưng chỉ có sọc tiêu,cơm đỏ và cơm than là cho chất lượng nước mắm cao nhất. + Điểm khác biệt của nước mắm phú quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu,mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12.Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn,cá sẽ được vớt bằng vợt ,loại bỏ bằng tạp chất và súc rửa bằng nước biển sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ là 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu.Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân hủy,nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất ,không có mùi hôi. -Về chế biến: +Cá cơm phú quốc thường được ướp với muối Bà Rịa-Vũng Tàu,có hàm lượng tạp chất thấp.Muối cũng được lưu kho không ít hơn ba tháng để các muôi tạp gốc Can xi và Magie vốn tạo ra vị chát trong nước mắm lắng xuống dưới.Khi sử dụng để muối cá,phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi. +Cá cơm được ướp muối gọi là chượp.Khi tàu cá ập bến ,chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén (đặt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối ).Quy trình ủ chượp ở phú quốc là 12 tháng,cá biệt tới 15 tháng.Sau thời gian này nước mắm mới được rút: ban đầu là nước mắm cốt có độ đạm trên 30,tiếp đến là nước mắm long có độ đạm trên 20.Sau khi đã rút kiệt đạm trong chượp,các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn. +Bằng các phương pháp kéo rút nước nhất- phơi-đổ lại thùng mắm cái,một số nhà sản xuất ở phú quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm tổng 42o,cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên. -Sự khác biệt chính yếu của nước mắm phú quốc là màu cánh gián đặc trưng,hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác.Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng. * Các quy định pháp lý ảnh hưởng và văn hóa nước sở tại ảnh hưởng đến viêc ghi nhãn và đóng gói sản phẩm : QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM MANG TÊN GỌI XUẤT XỨ PHÚ QUỐC (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2005/QĐ-BTS ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản) Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Văn bản này quy định về vùng sản xuất, nguyên liệu, dụng cụ và phương pháp chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc (sau đây được gọi là nước mắm Phú Quốc). 2. Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc từ khai thác cá đến chế biến nước mắm, đóng gói (đóng chai, can, can ) và bảo quản sản phẩm. Điều 2. Vùng sản xuất 1. Vùng khai thác cá dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là vùng biển thuộc tỉnh Kiên Giang. 2. Quá trình chế biến nước mắm Phú Quốc và đóng gói phải được tiến hành trong khu vực địa lý xác định của huyện Phú Quốc. 3. Cho phép nước mắm chế biến tại huyện Phú Quốc, đóng gói tại thành phố Hồ Chí Minh được mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành Quy định tạm thời này có hiệu lực thi hành. Việc vận chuyển và đóng gói nước mắm Phú Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh phải tuân thủ các qui định sau. a) Quy chế tạm thời về kiểm soát, chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc ban hành kèm theo Quyết định số 19/2005/QĐ-BTS ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và các quy định pháp luật khác có liên quan. b) Nghiêm cấm hành vi pha đấu hoặc các hành vi tương tự khác làm thay đổi tính chất đặc trưng của nước mắm Phú Quốc. Điều 3. Nguyên liệu 1. Cá nguyên liệu dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là giống Cá Cơm (Stolephorus) thuộc họ Cá Trỏng (Engraulidae), có thể lẫn các giống cá khác với tỷ lệ không vượt quá 15%. 2. Muối dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là muối biển, được sản xuất tại các vùng cung cấp muối truyền thống thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết, được bảo quản tối thiểu là 60 ngày trước khi đưa vào chế biến nước mắm Phú Quốc. 3. Phụ gia dùng trong quá trình pha đấu nước mắm Phú Quốc là chất tạo ngọt được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Thuỷ sản. Điều 4. Dụng cụ chế biến bảo quản 1. Thùng chứa chượp được làm bằng gỗ: hộ phát, chay, bời lời, dên dên (bô bô) 2. Thùng chứa nước mắm cốt, các loại nước mắm long, nước mắm thành phẩm và vật liệu bao gói sản phẩm phải được làm bằng vật liệu không độc, không gây hại cho sức khoẻ con người và không làm ảnh hưởng tới chất lượng nước mắm. Điều 5. Yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm Phú Quốc phải tuân thủ các quy định tại các tiêu chuẩn ngành của Bộ Thuỷ sản 28 TCN 135:1999 Tàu cá -Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, 28 TCN 175: 2002 Cơ sở sản xuất nước mắm - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật liên quan. Điều 6. Phương pháp chế biến 1. Việc chế biến nước mắm Phú Quốc gồm các công đoạn ướp muối cá trên tàu, ủ chượp, kéo rút và pha đấu nước mắm. 2. Ướp muối cá trên tàu a) Cá ngay sau khi đánh bắt đưa lên tàu cần được rửa sạch, loại bỏ tạp chất và các loài cá khác thành cá nguyên liệu quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này. b) Cá nguyên liệu được trộn đều với muối theo tỷ lệ khối lượng từ 2,5-3 cá/ 1 muối, sau đó được bảo quản trong hầm tàu. Rải đều một lớp muối dày 5 cm trên bề mặt. Đậy kín nắp hầm và rút nước bổi ở đáy hầm. 3. Ủ chượp a) Cá muối được bốc dỡ từ hầm tàu đổ vào thùng chứa, phủ lên bề mặt trên cùng lớp muối dày khoảng 3-5cm; b) Sau khoảng 7 ngày, rút khô nước bổi, phủ trên bề mặt chượp lớp đệm bàng bàng, gài nén chặt bằng thanh gỗ, đóng nút lù; c) Đổ nước bổi lên thùng cho đến khi ngập thanh gỗ chắn; d) Thời gian ủ chượp từ 10 tháng đến 12 tháng cho đến khi chượp chín trong nhà có mái che, ở điều kiện tự nhiên của môi trường; 4. Kéo rút nước mắm a) Kéo rút nước mắm cốt: Khi chượp chín, mở nút lù để nước mắm chảy ra từ từ; nước mắm được đổ lại bể chượp và kéo rút nhiều lần cho đến khi nước mắm trong được gọi là nước mắm cốt; chuyển nước mắm cốt ra thùng chứa thành phẩm. b) Kéo rút nước mắm long: Hoà tan nước muối vào nước sạch đến bão hoà (dùng muối quy định tại khoản 2 Điều 3); bơm nước muối tuần hoàn qua các thùng chượp có chất lượng từ thấp đến cao cho đến khi nước mắm trong, gọi là nước mắm long 1; quá trình này được lặp lại để thu nước mắm long 2, nước mắm long 3; chuỷên nước mắm long sang thùng chứa. 5. Pha đấu a) Pha nước mắm cốt và nước mắm long 1, nước mắm long 2, nước mắm long 3 để tạo ra nước mắm có độ đạm cần thiết. b) Nước mắm Phú Quốc có độ đạm tối thiểu là 20gN/lít. c) Khi pha đấu có thể bổ sung chất tạo ngọt. Điều 7. Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản 1. Nước mắm Phú Quốc thành phẩm được đóng gói vào các dụng cụ chứa đựng kín dưới các hình thức có thể cung cấp trực tiếp đến người tiêu dùng. 2. Trên bao bì chứa nước mắm Phú Quốc thành phẩm phải được ghi nhãn theo quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ) và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành. Trên nhãn cần ghi tối thiểu các nội dung sau: a) Tên hàng hoá và "Tên gọi xuất xứ - Nước mắm Phú Quốc"; đối với sản phẩm xuất khẩu: "Phu Quoc fish sauce - AOC"; b) Tên và địa chỉ của cơ sở đóng gói và tên và địa chỉ cơ sở chế biến; c) Thành phần; d) Chỉ tiêu chất lượng (ghi đạm tổng số gN/l); e) Khối lượng nước mắm (đơn vị: lít hoặc mililít); f) Ngày đóng gói, thời hạn sử dụng; g) Hướng dẫn bảo quản, sử dụng; h) Mã số lô hàng; 3. Nước mắm đã đóng gói được bảo quản trong nhà có mái che ở điều kiện tự nhiên của môi trường. Điều 8. Quy định về sửa đổi bổ sung Mọi bổ sung, sửa đổi của Quy định tạm thời này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản quyết định bằng văn bản. *Những viêc cần làm để chuẩn hóa hay điều chỉnh sản phẩm cũng như việc ghi nhãn và đóng gói cho phù hợp với điều kiện tại chỗ: -Chống lại việc giả mạo và cạnh tranh không lành mạnh. -Tạo khả năng độc quyền và khai thác thương hiệu:Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là cho phép chủ sở hữu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa.Do đó một khi chủ sở hữu đã đăng ký và được bảo hộ nhãn hiệu thì họ sẽ có quyền gắn nhãn hiệu lên hàng hóa,bao bì,giấy tờ trong hoạt động kinh doanh và quảng cáo nhãn hiệu của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo ,đài ,truyền hình,biển quảng cáo…Độc quyền khai thác nhãn hiệu tạo cho doanh nghiệp lập chiến lược phân phối và kiểm soát thị trường của mình một cách hợp lý: + Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Pháp - Việt về “Chỉ dẫn địa lý – tên gọi xuất xứ và chống hàng giả” được ký kết giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp Cộng Hòa pháp ngày 14/03/2000, Bộ Thủy sản đã phối hợp với Ủy ban nhân dân Tỉnh kiên giang, Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ Thương mại triển khai công tác bảo hộ tên gọi xuất xứ cho sản phẩm “nước mắm Phú quốc” với mục đích bảo vệ các nhà sản xuất nước mắm Phú quốc, bảo vệ người tiêu dùng và quan trọng hơn là giúp một trong các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Việt Nam giữ được uy tín và có cơ hội phát triển, mở rộng thị phần tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. + Sau khi Cục Sở hữu Công nghiệp - Bộ Khoa học và Công nghệ (nay là Cục Sở hữu trí tuệ) ra Quyết định số 01/QĐ-ĐK ngày 1/6/2000 về việc Đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa đã xác nhận tên gọi xuất xứ Phú quốc cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam và chỉ những người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ mới được phép sử dụng tên gọi xuất xứ nước mắm Phú quốc. Bộ Thủy sản đã tiến hành xây dựng 3 văn bản sau: - Quy chế kiểm soát,chứng nhận nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú quốc. - Quy định sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú quốc. - Tiêu chuẩn ngành cho sản phẩm nước mắm Phú quốc. +Cuộc họp do thứ trưởng thường trực Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng chủ trì với sự tham dự của Cục Sở hữu trí tuệ, Vụ khoa học công nghệ thuộc Bộ Thủy sản, Cục Quản lý thị trường, Bộ Thương mại, UBND Tỉnh Kiên giang, UBND huyện phú Quốc, Sở Thủy sản Kiên Giang, Hiệp Hội nước mắm Phú quốc, Hiệp hội chế biến lương thực thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Hội nước chấm TP Hồ Chí Minh, Sở Nông Nghiệp và PTNT cùng Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM. Cuộc họp đã nghe nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu, trong đó có 2 luồng ý kiến còn đang tranh cãi. Về phía tỉnh Kiên giang, các ý kiến tập trung vào việc đề nghị phải tổ chức sản xuất, pha đấu và đóng chai tại đảo Phú quốc để đảm bảo chất lượng và uy tín của thương hiệu nước mắm Phú quốc. Về phía TP Hồ Chí Minh, các ý kiến cho rằng quy định trên còn nhiều bất cập do TP là thị trường tiêu thụ chính, chiếm 80% sản lượng nước mắm Phú quốc, là nơi xuất phát điểm của lộ trình xuất khẩu sản phẩm nước mắm Phú quốc ra thị trường nước ngoài và là nơi sản xuất các sản phẩm mang tên gọi xuất xứ Phú quốc. +Từ trước đến nay, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại TPHCM vẫn đóng chai sản phẩm nước mắm gắn với tên gọi xuất xứ Phú quốc tại TP HCM. Do đó, nếu theo các quy định trong bản dự thảo, nếu sản phẩm nước mắm không được sản xuất và đóng chai tại Phú quốc thì không được gắn tên gọi Phú quốc lên sản phẩm. Điều đó có nghĩa hoặc là doanh nghiệp sẽ phải chấm dứt sản xuất hoặc là sẽ phải di chuyển nhà xưởng, chai, lọ… từ TP HCM ra huyện đảo Phú quốc để đóng chai rồi mới vận chuyển sản phẩm về TP HCM tiêu thụ. ách hàng. Ngoài ra, tỉnh Kiên giang hiện chưa có chính sách, chế độ quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất nước mắm tại Phú quốc. Vì thế, đại diện các đơn vị ở TP HCM đã đề nghị Bộ Thủy sản 3 vấn đề: - Cho phép đóng chai tại TP HCM theo đúng công nghệ truyền thống tại Huyện đảo Phú quốc, đảm bảo các điều kiện bảo quản cần thiết và bảo đảm chất lượng, mùi vị như nước mắm đóng chai tại Phú quốc. - Cho phép TP phối hợp với Hiệp hội nước mắm Phú quốc và các cơ quan chức năng thành lập một ban kiểm soát tại TPHCM để giám sát và đánh giá chất lượng của sản phẩm nước mắm Phú quốc khi được vận chuyển từ Phú quốc về TP HCM trước khi đóng chai. - Hoặc là, cần phải có lộ trình thực hiện, tối thiểu là từ 3 năm trở lên để doanh nghiệp có đủ thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất, vốn, con người và các thủ tục hành chính cần thiết khác. +Ngoài ra, TP HCM cũng đã có chủ trương và đang triển khai các thủ tục hồ sơ công trình xây dựng cơ bản để đầu tư xây dựng “Trung tâm thủy sản thành phố” tại huyện Nhà Bè, trong đó có triển khai tiểu khu dành cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắm di dời từ nội thành vào khu vực này nhằm kiểm soát việc sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa Phú quốc chặt chẽ và có hiệu quả. -Sau khi đã nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Thắng đã chỉ đạo vụ Khoa học – công nghệ đôn đốc hoàn tất việc ban hành tiêu chuẩn nước mắm Phú Quốc, quy định tạm thời về lộ trình để thực hiện các quy định trên có thể từ 2- 3 năm, theo đó, các doanh nghiệp sản xuất nước mắm Phú quốc có thể đóng chai tại TP để đảm bảo lộ trình và thành lập Ban kiểm soát chất lượng nước mắm Phú quốc có sự phối hợp giữa Hiệp hội nước mắm Phú quốc và hội nước chấm TP nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước mắm Phú quốc đóng chai tại TP HCM. Được biết ngoài sản phẩm nước mắm Phú quốc, sản phẩm chè Shan Tuyết cũng đã được Nhà nước bảo hộ tên gọi xuất xứ vô thời hạn. -Thúc đẩy hợp tác ,liên doanh ,liên kết và chuyển giao công nghệ. -Có giấy chứng nhận thương hiệu có giá trị trong phạm vi một lãnh thổ nhất định:Khi xuất nhập hàng hóa vào lãnh thổ quốc gia khác,nếu doanh nghiệp không quan tâm đến việc phạm vi bảo hộ của văn bằng và đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình trên lãnh thổ quốc gia đó việc lưu thông hàng hóa có thể bị ngăn cấm. - Đứng vững trước rào cản không lành mạnh tại thị trường nước ngoài. II,Chiến lược phân phối: * Đánh giá các yếu tố cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi hay hạn chế khả năng chuyển hàng tới tay khách hàng cuối cùng: - Điều kiện xã hội, hạ tầng hiện nay của Phú quốc còn gặp nhiều khó khăn: + Chưa có nhà máy sản xuất bao bì, chai, lọ, nhãn, nút. + Nguồn cung cấp điện chưa ổn định, nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước ngầm, đang bị nhiễm mặn. + Chưa có tàu thuyền lớn để vận chuyển, giao thông còn khó khăn nhất là mùa mưa bão. +Chưa có đủ nguồn nhân công có tay nghề để phục vụ cho sản xuất khi các doanh nghiệp ở TP HCM di dời ra. +Về kinh tế, do phải tốn phí vận chuyển 2 lần ( vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất từ đất liền ra Phú quốc và vận chuyển sản phẩm từ Phú quốc về đất liền) dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, mất nhiều thời gian đi lại, khó cung ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. *Những rào cản có thể hạn chế việc phân phối sản phẩm tại quốc gia đã chọn: +Rào cản thuế quan +Rào cản kỹ thuật +Những quy định về sở hữu trí tuệ:Trước hết là các quy định về xuất xứ hàng hóa.Nếu các quy định này quá chặt chẽ so với sản xuất trong nước để nhằm xác định xem hàng hóa có phải hàng nội địa hay không và có sự đối xử giữa các thành viên thì quy định xuất xứ đó thì vi phạm hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO và đương nhiên trở thành rào cản thương mại quốc tế +Các vấn đề về thương hiệu hàng hóa,kiểu dáng công nghiệp,bí mật thương mại… cũng trở thành rào cản thương mại quốc tế. +Các quy định về bảo vệ môi trường:Gồm các quy định về môi trường lãnh thổ biên giới theo hiệp ước hoặc công ước quốc tế ,các quy định trực tiếp trong môi trường lãnh thổ quốc gia và các quy định trực tiếp liên quan tới môi trường đạt mục tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. +Hạn ngạch xuất nhập khẩu. +Các biện pháp cấm:Như cấm vận toàn diện,cấm vận từng phần,cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với loại hàng hóa nào đó. +Các quy định đầu tư có liên quan đến thương mại:tỷ lệ góp vốn tối thiểu hoặc tối đa ,tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,quy định bắt buộc về phát triển vùng nguyên liệu… +Các quy định về thương mại dịch vụ : Như quy định về lập công ty,chi nhánh và văn phòng của nước sở tại,các quy định về xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa,quy định về thanh toán và kiểm soát ngoại tệ,quy định về quảng cáo và xúc tiến thương mại… *Mô tả hệ thống kênh phân phối tại nước sở tại và nêu lợi ích chi phí khi thực hiện các kênh phân phối đó: +Việt Nam có một câu nói "Một nghìn năm của Trung Quốc . Một trăm năm của Pháp . Hai mươi năm chiến tranh dân sự của hàng ngày. Các di sản còn lại của là quốc gia của Việt Nam." Đây là bí mật và lịch sử của nước mắm, trong đó có outlived Trung Quốc, Pháp, Mỹ và các quy định tại Việt Nam. +Vào ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam dân dụng vào năm 1975 cho đến 1994 Hoa Kỳ áp dụng một LỆNH CẤM VẬN thương mại Việt Nam các sản phẩm Trong năm 1994, thương mại thỏa thuận đã được phát triển và nâng chế tài Việt Nam đã được ra để bắt đầu bán nước mắm Việt ở nước ngoài vào Việt Nam và trên thế giới. → Việt Nam là nổi tiếng được biết đến với nước mắm. Những người tìm kiếm châu Á kỳ lạ và các món ăn của họ có chất và có rất nhiều câu hỏi sẽ giới thiệu đến Việt Nam là nước mắm vào bí mật tuyệt vời của hương vị. Các khu vực được gọi cho nước mắm nổi tiếng của Việt Nam là Phú Quốc và Phan Thiết. Đó là thời gian để tái yêu cầu tên của nước mắm cho Việt Nam và trở về rằng những mùa chong của bất kỳ món ăn tuyệt vời Đông Nam Á. +chúng có thể được tìm thấy cung cấp trong nước ven biển Vịnh Thái Lan và khu vực phía Nam Trung Quốc Biển. Phú Quốc đã được biết lâu dài của nó đối với chất lượng cao, nước mắm ở Việt Nam cũng như ở Pháp và một số nước Châu Âu. Nước mắm Phú Quốc, đó là sản phẩm từ lâu có một hương vị tinh vi và một tỷ lệ khá lớn của protein (40 phần trăm). Nước mắm Phú Quốc, một loại hình nổi tiếngbữa ăn hàng ngày của người dân, là làm cách nào để nhập lại thị trường Châu Âu. Phú Quốc của nước mắm đã được bảo vệ chống lại bất kỳ hàng nhái tại Pháp từ 15 tháng năm 2002 Pháp 'của Cognac' tên của nguồn gốc vừa được đăng ký tại Việt Nam kết quả từ một chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Pháp liên quan đến việc bảo vệ nguồn gốc, tên của các chiến đấu và các hàng hóa với sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu (EU). +Gần đây Việt Nam-Pháp thỏa thuận cung cấp cho việc bảo hộ các đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam nước mắm Phú Quốc và Pháp của Cognac whisky tại hai quốc gia. Pháp cũng đã đồng ý để giúp Việt Nam bảo vệ các nước mắm trên thị trường Châu Âu. Việt Nam bây giờ đang cố gắng để hoàn tất mọi thủ tục đăng ký chính thức của nó, nước mắm Phú Quốc nhãn hiệu hàng hoá ở thị trường EU tiếp theo của tháng chín. Một số nước mắm được thực hiện ở các quốc gia khác là nhãn Việt với địa điểm và hành vi lạm dụng các danh nhân của các sản phẩm chất lượng cao với các sản phẩm . + Nhiều doanh nghiệp được tìm thấy thông tin về việc nhập khẩu và xuất khẩu của nước mắm điểm đến Thái Lan là nước mắm sản xuất các sản phẩm nhưng khi kiểm tra cẩn thận các bản ghi có thể thấy rằng một trong những nhãn là Việt với tên và viết. Trong một rất nhỏ barely in ai có thể xác định Thái Lan là quốc gia sản xuất. Nhãn hiệu Thái Lan cũng đã chọn Nước mắm, hơn là trong các nước Thái Lan, Nam pla. mọi người tin rằng họ là các bài Việt nước mắm, Nếu trường hợp này đã được đưa đến nhập WTO hoặc các tranh chấp pháp lý quốc tế diễn đàn doanh nghiệp sản xuất nhiều cá sẽ là để trỏ đến một thực tế là nước mắm cho các thế kỷ với Việt Nam. Trước khi thương mại tách biệt vào năm 1975 Việt Nam đã có nhiều nước mắm thương mại với nhiều quốc gia Châu Âu Họ có thể cho rằng các công ty Thái Lan có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam sản xuất. Các nước đó là thành viên của WTO phải tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ được nêu trong thương mại của WTO, các khía cạnh liên quan sở hữu trí tuệ +Mặc dù Việt Nam đã không đạt được những mục nhập đầy đủ vào WTO, Pháp đã giúp với vấn đề của nước mắm và các quá trình cận cùng với Việt Nam. Đảng làm việc trên cận của Việt Nam được thành lập ngày 31 tháng một năm 1995. →Tiếp cận thị trường địa chỉ liên hệ song phương đã được bắt đầu Nhiều quốc gia khác có lợi thế của Việt Nam chậm nhô lên trong các thị trường toàn cầu, đáng tin cậy để sử dụng tên và nhãn để phân phối các sản phẩm của họ. Nhiều doanh nghiệp sản xuất trên đảo Phú Quốc đã kết hợp và tạo ra một đánh dấu để nhận dạng xác thực, nhưng nhiều quốc gia mua và bán các sản phẩm tương tự với giả hiệu. Ngoài các khía cạnh pháp lý của thương mại và kinh tế nước mắm đã có một thời gian khó khăn đang được bảo vệ bởi vì mùi hôi . Không khí khách du lịch có các lỗ mũi có một khó chịu Việt Nam Nước mắm sẽ được hài lòng khi biết rằng, nước mắm đã bị cấm từ Việt Nam Airlines' chuyến bay. *Đề xuất kênh phân phối và các nhà phân phôi trung gian phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp:Thị trường Mỹ . I,Chiến lược sản phẩm: *Các thuộc tính của sản phẩm, lợi ích mà nó mang lại cho người tiêu dùng và lợi thế so sánh so với các sản phẩm cạnh tranh: *Mô tả các thuộc tính của sản phẩm: - Về. 80% sản lượng nước mắm Phú quốc, là nơi xuất phát điểm của lộ trình xuất khẩu sản phẩm nước mắm Phú quốc ra thị trường nước ngoài và là nơi sản xuất các sản phẩm mang tên gọi xuất xứ Phú quốc. . sản xuất khi các doanh nghiệp ở TP HCM di dời ra. +Về kinh tế, do phải tốn phí vận chuyển 2 lần ( vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất từ đất liền ra Phú quốc và vận chuyển sản phẩm từ Phú quốc

Ngày đăng: 02/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan