1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam.DOC

45 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 456 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB. Khóa 11B. Hệ: Chính quy MSSV: LT112827 Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tháng 01/2012 MỤC LỤC Lời mở đầu 3 Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 4 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH dệt Hà Nam 4 1.2. Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty TNHH dệt Hà Nam 5 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH dệt Hà Nam 5 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 5 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH dệt Hà Nam 6 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 8 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 11 Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 14 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 14 2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 16 2.2.1. Các chính sách kế toán chung 16 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 17 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 19 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 21 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 23 2.3. Tổ chức kế toán các phần hành cụ thể 24 2.3.1. Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền 24 2.3.2. Tổ chức hạch toán kế toán VL, CCDC 27 2.3.3. Tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ 30 2.3.4. Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 32 2.3.5. Tổ chức hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tình giá thành sản phẩm 36 2.3.6. Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng 39 Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 41 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam. . 41 3.2.Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 41 Kết luận 43 SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 2 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sợi 7 Sơ đồ 1.2: Bộ máy quản lý của công ty TNHH dệt Hà Nam 10 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 16 Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 22 Sơ đồ 2.3: Luân chuyển chứng từ tiền mặt, TGNH 26 Sơ đồ 2.4: Khái quát tổ chức kế toán NVL, CCDC 29 Sơ đồ 2.5: Khái quát tổ chức kế toán TSCĐ 31 Sơ đồ 2.6: Khái quát tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 35 Sơ đồ 2.7: Khái quát tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 38 Sơ đồ 2.8: Khái quát tổ chức kế toán bán hàng 40 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh 11 Bảng 1.2: Chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu 12 Bảng 1.3: Chỉ tiêu về lao động 12 Bảng 2.1: Danh mục các chứng từ công ty áp dụng 17 SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 3 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế quốc dân nói chung và trong từng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng đã không ngừng phát triển về hình thức, quy mô và hoạt động. Cho đến nay cùng với chính sách mở cửa, các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh nền kinh tế hàng hóa trên đà ổn định và phát triển. Mục tiêu quan trọng nhất mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm đó là sản xuất kinh doanh phải thu hồi được vốn, đảm bảo thu nhập cho đơn vị, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước và tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Muốn vậy các đơn vị phải thực hiện tổng điều hòa nhiều biện pháp trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu được đó là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đó cũng chính là những bí quyết của các nhà quản lý nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp mình trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Qua thời gian học tập tại trường em đã rút ra nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình hạch toán cho một doanh nghiệp. Nhưng để hiểu rõ hơn về công tác kế toán chỉ dựa vào sách vở thôi thì chưa đủ mà chúng ta phải đi vào thực tiễn tìm hiểu phương thức hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất và cũng là rèn luyện cho mình kỹ năng đạo đức nghề nghiệp, tác phong trong quá trình làm việc. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH dệt Hà Nam em cũng đã tìm hiểu được thực trạng công tác hạch toán kế toán tại công ty dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng ban kế toán. Sau đây em xin trình bày báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH dệt Hà Nam bao gồm ba phần chính như sau: Phần I: Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam. Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam. Phần III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 4 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH dệt Hà Nam Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH dệt Hà Nam. Trụ sở chính: Xã Châu Sơn – Thành phố Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam. Điện thoại: 0351.3853033. Fax: 0351.3853062 Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Sản xuất kinh doanh bông vải sợi. Mặt hàng sản xuất chính: sản xuất sợi. Công ty TNHH dệt Hà Nam được tách ra từ công ty TNHH Trí Hường thành một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập theo quyết định số 2214/QĐ-UB ngày 11 tháng 12 năm 1996 của UBND tỉnh Hà Nam cấp. Công ty TNHH dệt Hà Nam chính thức hoạt động ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0700101268 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nam cấp lần thứ 6 ngày 26 tháng 06 năm 2008 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh sợi phục vụ cho ngành dệt may trong nước và xuất khẩu. Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập đến nay mới đưa vào hoạt động 14 năm nhưng công ty đã có những bước phát triển mạnh, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh, cuối năm 2005 công ty TNHH dệt Hà Nam xin thành lập thêm dây chuyền 2 tại khu công nghiệp Châu Sơn – Phủ Lý – Hà Nam với diện tích trên 10 ha (100.137 m 2 đất), mua 01 dây chuyền kéo sợi tại Mỹ với quy mô kéo 28.800 ngàn cọc sợi với số vốn đầu tư 228 tỷ đồng, hiện nay đã đi vào hoạt động. Năm 2006 công ty đầu tư một dây chuyền với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng với công suất 14.525 tấn sản phẩm các loại với tổng 124.000 ngàn cọc sợi đầu năm 2010 đưa vào chạy thử. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 5 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Là một công ty làm ăn có lãi, tổng doanh thu thời điểm năm 2008 là 458 tỷ đồng, năm 2009 doanh thu đạt 589 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu đạt 638 tỷ đồng. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 40% doanh số tiêu thụ, điều này mở ra một tương lai, một định hướng mới cho ngành dệt may Việt Nam. Hiện nay công ty vẫn không ngừng trang bị các thiết bị hiện đại cho ngành sợi với mục đích nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, phấn đấu thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà Nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH dệt Hà Nam - Chức năng chính của công ty TNHH dệt Hà Nam đó là cung cấp sợi cho các ngành dệt may thời trang, phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. - Nhiệm vụ: + Sản xuất bông vải sợi và tuân thủ các chế độ pháp luật của Nhà Nước. + Quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà Nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. 1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam Xuất phát từ các điều kiện, đặc điểm sản xuất và sự phát triển của công ty, năm 2007 công ty mở rộng quy mô sản xuất, thành lập thêm một dây chuyền sản xuất mới xây dựng trên khu công nghiệp Châu Sơn. Hướng phát triển của công ty sẽ thành lập 02 nhà máy sản xuất hoạt động độc lập dưới sự quản lý của tổng công ty. Về cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty, hiện nay 02 nhà máy vẫn chỉ có 01 Ban giám đốc nhà máy trực tiếp chỉ đạo, điều hành sản xuất. Bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Phó giám đốc phụ trách thiết bị có các tổ kỹ sư, kỹ thuật và các tổ bảo toàn. Phó giám đốc phụ trách công nghệ, sản xuất có các tổ thống kê tổng hợp và các phân xưởng. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 6 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tại nhà máy sợi I có 03 xưởng sản xuất sợi và bộ phận nhuộm bông phế. Nhà máy sợi II có 01 xưởng sản xuất sợi. Trong mỗi nhà máy đều có 03 ca sản xuất, ở mỗi ca có 01 trưởng ca và 03 tổ trưởng phụ trách xưởng. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH dệt Hà Nam Công ty TNHH dệt Hà Nam với ngành nghề chính là sản xuất và kinh doanh sợi phục vụ cho may mặc và xuất khẩu. Công ty đã tạo cho mình một bộ máy quản lý vững chắc tự tin với quy trình công nghệ sản xuất chủ yếu với 02 dây chuyền sản xuất. Đặc điểm quy trình công nghệ dây chuyền: Bông, xơ được nhập về công ty qua các công đoạn sản xuất tạo thành thành phẩm cuối cùng là sợi các loại tùy theo yêu cầu của khách hàng, sản xuất sợi theo các chỉ số khác nhau như chỉ số N e 10 đến N e 45. Quy trình sản xuất sợi qua nhiều công đoạn như: Công đoạn đầu là bông – chải: Các kiện bông xếp vào bàn bông theo tỷ lệ pha trộn qua các máy trong gian bông qua máy xé kiện. Bông được xé, đập, tơi thành các chùm xơ sau đó chuyển qua máy trộn và làm sạch để loại bỏ các tạp chất trong bông. Khi bông được xé tơi và sạch thì tự động chuyển sang công đoạn máy chải thô, tiếp tục xé tơi xơ thành xơ đơn, loại trừ xơ ngắn, tạp chất sau đó duỗi thẳng xơ song song tạo thành con cúi đầu tiên của máy chải. Từ các con cúi đưa sang máy ghép I duỗi thẳng các xơ và kéo dài làm mảnh đều sản phẩm theo chỉ số (N e ) quy định. Từ máy ghép I chuyển sang máy kéo sợi OE, máy ghép II, máy cuộn cúi tiếp tục các công đoạn sản xuất sợi theo các chỉ số sợi yêu cầu. Từ máy ghép II chuyển sang máy kéo sợi thô, tiếp tục làm đều sản phẩm, sợi thô được xe săn và quấn lên ống sợi thô theo chỉ số quy định. Khi các sợi thô đạt yêu cầu thì được đưa qua máy sợi con, tiếp tục làm mảnh đều sản phẩm, xe săn, quấn ống tạo thành búp sợi con, chuyển sang máy đánh ống tạo thành sợi con, kết thúc quy trình sản xuất nhập kho thành phẩm sợi. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 7 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân SƠ ĐỒ 1.1: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỢI SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 8 Bông, xơ bông từ kho Máy xé kiện Máy trộn, làm sạch Máy chải thô Máy ghép I Máy kéo sợi OE Máy ghép II Máy cuộn cúi Kho sợi OE Máy kéo sợi thô Máy chải kỹ Sợi con Máy đánh ống Kho sợi chải thô Sợi con Máy đánh ống Kho sợi chải kỹ Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam Toàn bộ lao động trong công ty gồm 1.450 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 89% (757 người). Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến đa chức năng. Đứng đầu là Tổng giám đốc công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty dệt Hà Nam trước pháp luật, Nhà nước. công ty TNHH dệt Hà Nam có con dấu riêng, được quyền hạch toán độc lập, tự quyết trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bao gồm: * Ban giám đốc bao gồm: 04 người - Tổng giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất của công ty, trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính. - Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc đắc lực của Tổng giám đốc và được Tổng giám đốc phân công phụ trách những lĩnh vực cụ thể trong công ty, theo chế độ của công ty. Phó tổng giám đốc gồm: + Phó tổng giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo mọi hoạt động đảm bảo cho quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao và điều hành 02 phòng: kinh doanh tiêu thụ và xuất nhập khẩu. + Phó tổng giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành phòng vật tư kỹ thuật và nhà máy sợi. + Phó tổng giám đốc tài chính: Điều hành phòng kế toán và Ban đầu tư. * Khối các phòng ban trong Công ty: - Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc công ty về các mặt công tác tổ chức cán bộ và nhân sự, văn thư, công tác bảo vệ an ninh cơ quan, y tế, đời sống. - Phòng kinh doanh tiêu thụ:Làm nhiệm vụ tiếp nhận các hợp đồng sản xuất, lập kế hoạch, ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và mở rộng thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm đối tác kinh doanh. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 9 Báo cáo thực tập tổng hợp Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Phòng xuất nhập khẩu: Phụ trách việc xuất khẩu sản phẩm của công ty sang các nước và chịu trách nhiệm nghiên cứu nhập dây chuyền tiên tiến của các nước phục vụ cho sản xuất cũng như các hoạt động khác. - Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, hạch toán các chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng nhu cầu vốn, cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, thực hiện nghĩa vụ đối vói nhà nước, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên. - Phòng vật tư, thiết bị: Có trách nhiệm mua sắm, theo dõi việc sử dụng vật tư của nhà máy của dây chuyền sản xuất. Lập kế hoạch sửa chữa luân phiên định kỳ cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất, xây dựng định mức ca máy thực tế nhằm khai thác hết công suất của máy trên các dây chuyền sản xuất ở mỗi phân xưởng. - Ban đầu tư: Lập và thẩm định các dự án đầu tư, quản lý nguồn vốn đầu tư. * Nhà máy sản xuất: Bao gồm nhà máy sợi I và nhà máy sợi II Đứng đầu quản lý điều hành tổ chức sản xuất có 01 Giám đốc nhà máy chỉ đạo chung về sản xuất, trợ giúp việc cho Giám đốc có 02 Phó giám đốc. SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 10 [...]... Dân Kế Kế toán toán vốn thành bằng phẩm tiền và tiêu thanh thụ toán to¸n Thống kê phân xưởng Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán công nợ Thủ quỹ 2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 2.2.1 Các chính sách kế toán chung - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 48/2006 QĐ – BTC - Niên độ kế toán: ... NAM 2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam Bộ máy kế toán của công ty TNHH dêt Hà Nam gồm 10 người tổ chức theo mô hình hỗn hợp nhưng tập trung chủ yếu tại phòng kế toán, riêng kế toán tiền lương làm việc tại phòng hành chính tuy nhiên vẫn chịu sự quản lý của phòng kế toán Hiện nay công ty đang đưa vào sử dụng phần mềm AVA SOFT SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 14 Báo cáo thực tập tổng... hiện công ty tiến hành giao kế hoạch cho từng phòng ban bộ phận chính như: sản lượng, doanh thu, chi phí,… Sau mỗi quý căn cứ vào số liệu thực tế đã thực hiện về các chỉ tiêu kế hoạch Bộ phận kế toán công ty tiến hành phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, những mặt còn hạn chế từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM... bằng tiền và lập báo cáo quỹ Thủ kho: Chịu trách nhiệm về việc xuất nhập bông, thành phẩm, vật tư tại kho, đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu nhập, xuất để đối chiếu với kế toán vật tư thiết bị SƠ ĐỒ 2.1:TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM Trưởng phòng kế toán Kế toán tổng hợp SV: Hoàng Thị Ánh Tuyết Lớp: KTB 16 Báo cáo thực tập tổng hợp Kế toán tổng hợp và giá thành sx Kế toán vật... tháng, kế toán công nợ vào bảng tổng hợp chi tiết tiền mặt để theo dõi, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ cái Tk 111 để lên bảng cân đối tài khoản và lập báo cáo tài chính 2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng Tài khoản sử dụng: TK 112 Công ty TNHH dệt Hà Nam mở tài khoản giao dịch tại 2 ngân hàng là: Ngân hàng NN & PTNN Hà Nam và Ngân hàng Công thương Hà Nam - Khi khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản cho Công. .. số dư công nợ Hàng tháng, hoặc bất thường, theo yêu cầu của giám đốc kế toán trưởng phải lập báo cáo quản trị của công ty để giám đốc có những quyết định phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty 2.3 Tổ chức các phần hành kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 2.3.1 Tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền Trong quá trình sản xuất, vốn bằng tiền được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của Công ty, mua... Quốc Dân và sử dụng các công thức tính của EXCEL nên công việc kế toán của công ty giảm đi một khối lượng khá lớn Từ quá trình ban đầu của công ty đến khâu lập báo cáo tài chính, ở các khâu không thuộc bộ phận tổ chức bộ máy kế toán vẫn phải tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từ số liệu về phòng kế toán, phòng kế toán trên cơ sở chứng từ gốc nhập số liệu vào máy tính tổng hợp, quyết toán doanh... Cuối kỳ tổng hợp số liệu và chuyển cho kế toán tổng hợp Kế toán vật tư – thiết bị: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết kịp thời cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các phân xưởng, các dây chuyền, tổng hợp số liệu, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành và kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản tạm ứng đồng thời tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phân xưởng dưới các nhà máy để... Công ty, ngân hàng có trách nhiệm thông báo số tiền tăng trong tài khoản cho kế toán trưởng - Thủ tục rút TGNH về nhập quỹ: Kế toán TGNH viết séc Khi kế toán trưởng ký séc, kế toán TGNH mang séc nộp vào ngân hàng Ngân hàng làm thủ tục chi tiền và kế toán TGNH ký nhận Kế toán TGNH lĩnh tiền về viết giấy nộp chuyển tiền cho kế toán tiền mặt viết phiếu thu, thủ quỹ thu tiền Cuối ngày, ngân hàng phát hành... toán tài sản cố định tại công ty TNHH dệt Hà Nam 2.3.3.1 Đặc điểm tài sản cố định của công ty Hiện nay TSCĐ của công ty bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, dụng cụ quản lý Tài sản của công ty được hình thành qua hình thức mua ngoài, các dây chuyền sản xuất được công ty lắp đặt tại doanh nghiệp sau đó thành lập hội đồng nghiệm thu và đưa vào sản xuất Tài khoản kế toán sử dụng: TK 211, 212, . và biện pháp khắc phục. PHẦN II: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DỆT HÀ NAM 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam Bộ máy kế toán của công ty TNHH. 14 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 14 2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam 16 2.2.1. Các chính sách kế toán chung 16 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống. của công ty TNHH dệt Hà Nam 8 1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty TNHH dệt Hà Nam 11 Phần II: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty TNHH dệt Hà Nam

Ngày đăng: 02/06/2015, 09:28

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w