PHẦN I : BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƠI THỰC TẬP 1. Tên cơ quan : Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa 2. Địa chỉ : Thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội 3. Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, tiền thân là Cơ sở 4 Quỳnh Hoa thuộc Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội có bề dày lịch sử phát triển đã nhiều năm nay. Được sự quan tâm giúp đỡ và năng động của Ban chấp hành Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội. Cơ sở 4 Quỳnh Hoa được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2007. Địa chỉ: thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ngay sau buổi thành lập, đã có hơn 20 em thiệt thòi được các gia đình tình nguyện đưa con đến xin vào Cơ sở 4 Quỳnh Hoa. Các em đều thuộc diện nhiễm chất độc màu da cam, người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Tính đến nay trung tâm đã có 112 em đã học và làm ở trung tâm. Nhiều người sau một thời gian học nghề đã có thể tự mình mở cửa hàng hay xin đi làm cho các công ty, xí nghiệp phù hợp. Hiện tại, có 55 đối tượng đang ở và làm tại trung tâm (30 nội trú 19 nữ và 11 nam, và 25 ngoại trú).
Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân PHẦN I : BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƠI THỰC TẬP 1. Tên cơ quan : Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa 2. Địa chỉ : Thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội 3. Lịch sử hình thành và phát triển của trung tâm Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, tiền thân là Cơ sở 4 Quỳnh Hoa thuộc Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội có bề dày lịch sử phát triển đã nhiều năm nay. Được sự quan tâm giúp đỡ và năng động của Ban chấp hành Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội. Cơ sở 4 Quỳnh Hoa được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2007. Địa chỉ: thôn Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Ngay sau buổi thành lập, đã có hơn 20 em thiệt thòi được các gia đình tình nguyện đưa con đến xin vào Cơ sở 4 Quỳnh Hoa. Các em đều thuộc diện nhiễm chất độc màu da cam, người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Tính đến nay trung tâm đã có 112 em đã học và làm ở trung tâm. Nhiều người sau một thời gian học nghề đã có thể tự mình mở cửa hàng hay xin đi làm cho các công ty, xí nghiệp phù hợp. Hiện tại, có 55 đối tượng đang ở và làm tại trung tâm (30 nội trú - 19 nữ và 11 nam, và 25 ngoại trú). Hệ thống tổ chức bộ máy của trung tâm gồm : 1 giám đốc ( Bà Đoàn Thị Hoa), 2 phó giám đốc, 3 giáo viên, 1 người nấu ăn, 1 bảo vệ. Trung tâm có diện tích rộng 1000m 2 , 2 xưởng làm việc (1 xưởng may và 1 xưởng làm thủ công), 2 nhà kho, 1 phòng bảo vệ, 1 phòng tiếp khách, 2 cổng ra vào, 1 sân chơi. Nhà ở có 3 phòng cho nữ và 1 phòng cho nam. Vốn của trung tâm hoàn toàn là do cá nhân chi trả và có một số do các hội từ thiện đóng góp ủng hộ, cùng với số tiền bán được sản phẩm để duy trì hoạt động của trung tâm. Về chế độ, mỗi cá nhân làm ra sản phẩm thì được hưởng tiền lương theo số lượng sản phẩm mình tự làm ra và hàng tháng đóng cho trung tâm 300.000 nghìn/ tháng tiền ăn. Các khoản chi phí dành cho cá nhân trung Bạch Minh Ngọc Hiền 1 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân tâm chịu. Mỗi năm được đi du lịch một lần, Tết Nguyên đán được nghỉ 15 ngày, trong tuần được nghỉ làm ngày chủ nhật (ai nhà gần có thể về nhà hoặc ở lại trung tâm). Trung tâm có sổ bảo hiểm y tế cấp cho mỗi người. Giờ làm : ca sáng từ 8 giờ đến 11 giờ 45, ca chiều từ 14 giờ đến 17 giờ (tùy theo điều kiện sức khỏe của từng người mà có thể nghỉ ngơi hợp lý, không bó buộc). Mục tiêu và nhiệm vụ của trung tâm là tạo cho các em có công việc phù hợp với sức khỏe và có thu nhập để nuôi sống được bản thân, tự tin hòa nhập cộng đồng. Trung tâm đã trải qua làm các nghề như : may công nghiệp, làm hàng mây tre đan, làm vàng mã, làm tranh và con giống bằng giấy, Sau nhiều tháng gian nan vất vả, tìm tòi học hỏi. Được sự động viên của Ban chấp hành Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội và được sự ủng hộ của nhân dân địa phương cùng chính quyền các cấp, Cơ sở 4 Quỳnh Hoa đã dần ổn định cuộc sống và đi vào quy củ. Sản phẩm của các em ở trung tâm đã được giới thiệu và được xã hội yêu thích. Bởi vậy, chỉ sau 3 năm từ 2007 đến 2010, cơ sở Quỳnh Hoa đã lớn mạnh, cơ sở vật chất có đủ chỗ ăn ở và sinh hoạt thuận tiện cho các em. Các em đến Quỳnh Hoa được học nghề miễn phí, được hỗ trợ tiền ăn và không phải đóng góp bất cứ chi phí sinh hoạt nào khác. Ở Quỳnh Hoa thường xuyên có từ 25 đến 30 em ăn ở nội trú và 15 đến 20 em ngoại trú. Sau khi học xong, những em có tay nghề thành thạo đã xin được việc làm trong các doanh nghiệp lớn, nhiều em có điều kiện mở cửa hàng riêng tại gia đình. Số còn lại các em đều có công việc tại Cơ sở và có thu nhập. Như năm 2008, thu nhập bình quân từ 200.000 nghìn đồng đến 500.000 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2009, thu nhập từ 300.000 nghìn đồng đến 900.000 nghìn đồng/người/tháng. Vì sức khỏe các em không đồng đều, có nhiều em quá yếu nên thu nhập của các em có khác nhau. Song tất cả các em đã tự tin vươn lên chính mình, hòa nhập cộng đồng, xóa đi bước rào mặc cảm ngăn cách giữa người khuyết tật và người bình thường. Đó là mục đích lớn lao mà Cơ sở 4 Quỳnh Hoa đã đạt được. Ngoài ra, trung tâm còn tạo điều kiện cho em Hoàng Văn Thái - 12 tuổi là trẻ mồ côi được đi học ở trường Tiểu học xã Hữu Hòa. Em đã cố gắng liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi 3 năm của trường không phụ lòng tin của mọi người. Để đạt được những thành công này, ngoài sự cố gắng hết mình của thầy trò trong cơ sở, trung tâm đã thường xuyên nhận được sự động viên của Ban chấp hành Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội, của Tổ chức Hỗ Bạch Minh Ngọc Hiền 2 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân trợ giáo dục trẻ em thiệt thòi Việt Nam, của tập thể cá nhân và các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước động viên giúp đỡ. Như năm 2009, thường xuyên có các thầy trụ trì chùa Quán Sứ, chùa Pháp Vân, chùa Bằng, Ban biên tập Báo Công an nhân dân, thầy trò Công ty Amway, sinh viên các trường đại học và nhiều tập thể cá nhân khác động viên giúp đỡ. Ngoài ra còn nhận được quà của bà Nguyễn Thanh Sơn - ủy viên BCH Chi hội chữ thập đỏ Tán trợ 5 - TP Hà Nội, đã đạt mua một chiếc xe lắc, trị giá 1.700.000 ngàn đồng để phục vụ đi lại cho các em yếu. Trung tâm còn thường xuyên tham gia bán hàng tại các hội trợ như ở Giảng Võ, Vân Hồ, Cung văn hóa thiếu nhi tổ chức và các em trong trung tâm còn đi thao tác trình diễn dạy nghề cho các đơn vị bạn tại Viện Bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Ngoài việc chăm lo đời sống, thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội, cán bộ trong Cơ sở 4 Quỳnh Hoa còn là một thành viên trong Chi hội chữ thập đỏ Tán trợ 5 - TP Hà Nội. Đã thường xuyên tham gia mọi hoạt động của Chi hội, đóng góp đầy đủ chỉ tiêu mỗi khi chi hội phát động. Trong năm 2005, bà Đoàn Thị Hoa - giám đốc trung tâm, cùng các đồng chí trong BCH Trung tâm dạy nghề từ thiện Hà Nội đi thăm và học tập các đơn vị nhân đạo ở các tỉnh phía nam. Tuy nhiên, ngoài những thành tích đã đạt được Trung tâm còn có những khó khăn như: cuộc sống trong Cơ sở vẫn là tự sản tự tiêu chưa được sự hỗ trợ quỹ cho người khuyết tật của Nhà nước; Chính sách dạy nghề cho người khuyết tật vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa thực sự tạo điều kiện giúp người khuyết tật phát huy hết khả năng của mình; Quá trình tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa được ổn định vì Quỳnh Hoa vẫn chưa có được một gian hàng cố định trong thành phố để giới thiệu và bán sản phẩm; v.v Sau 3 năm hoạt động và phát triển. Được sự dìu dắt, quan tâm, giúp đỡ của Tổ chức Hỗ trợ giáo dục trẻ em thiệt thòi (OSEDC) Việt Nam nên ngày 04 tháng 4 năm 2010, Cơ sở 4 Quỳnh Hoa đã được nhận quyết định thành lập : Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa của Tổ chức Hỗ trợ giáo dục trẻ em thiệt thòi (OSEDC) Việt Nam. Từ đó đến nay, mọi cái đã thay đổi nhiều so với những năm trước. Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa đã một phần nhỏ nào đó giúp đỡ cho những con người có số phận éo le, hoàn cảnh khó khăn có nghị lực vượt lên chính mình, tự tin hòa nhập cuộc sống, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình cho xã hội. Bạch Minh Ngọc Hiền 3 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân III. THỜI GIAN THỰC TẬP Từ ngày 24/10/2011 đến ngày 2/12/2011 IV. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực tập 1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của đợt thực tập Đây là đợt thực tập lần 1 của khóa học chúng em diễn ra trong vòng 6 tuần. Đợt thực tập này đối với chúng em là rất quan trọng, vì đây là lần đầu tiên chúng em được đi thực tế để tiếp xúc với thân chủ, nhận diện vấn đề mà thân chủ của mình đang gặp phải là gì trên thực tế chứ không phải trong sách vở và ví dụ trên lý thuyết. Qua đợt thực tập này chúng em có thể tích lũy cho bản thân mình những kinh nghệm nghề nghiệp, có thêm kỹ năng và kiến thức thực hành và mỗi một sinh viên có thể tự mình áp dụng được những lý thuyết mà mình đã được học vào trong thực hành để đối chiếu giữa lý thuyết và thực hành trong thực tế, biết được khả năng của mình đến đâu để tiếp cận, nhận diện, và giải quyết được vấn đề của thân chủ một cách tốt nhất. 1.2. Mục đích, mục tiêu thực tập * Mục đích : Mục đích của đợt thực tập này là tạo cơ hội cho sinh viên áp dụng, phát triển lý thuyết CTXH với cá nhân thông qua làm việc với thân chủ. Giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của người làm CTXH trong việc cung cấp dịch vụ, nắm vững các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong công việc từ đó hình thành đạo đức nghề nghiệp bản thân, thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề nghiệp và chuyên ngành đào tạo. Cung cấp cơ hội cho sinh viên để vận dụng những kiến thức và kỹ năng trong CTXH cá nhân vào thực tế đa dạng. Đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên tiếp cận dần với môi trường làm việc, để từ đó đối chiếu với việc học lý thuyết và thực hành. Đây là cơ hội để sinh viên vận dụng được những kiến cơ sở như : tâm lý học xã hội, gia đình học, tham vấn; kiến thức chuyên ngành như : nhập môn CTXH, CTXH với cá nhân * Mục tiêu : Trong đợt thực tập này, sinh viên phải nắm được địa điểm, tình hình nơi thực tập, có quan hệ tốt với cơ sở thực tập từ đó mỗi sinh viên sẽ tìm Bạch Minh Ngọc Hiền 4 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân cho mình một thân chủ cụ thể, một cá nhân cụ thể, tiếp cận và làm việc với đối tượng đó. Phải nhận diện được vấn đề của thân chủ đang gặp phải, hiểu được hoàn cảnh của thân chủ thông qua đó vận dụng được các lý thuyết, môn liên quan đặc biệt là kỹ năng của CTXH với cá nhân, biết thiết lập các mối quan hệ nghề nghiệp, những kỹ năng cơ bản để hiểu rõ và giải quyết các nhu cầu của thân chủ, giúp thân chủ thấy được sức mạnh của bản thân họ. 1.3. Nhiệm vụ thực tập Sinh viên sau mỗi lần xuống cơ sở thực tập sẽ ghi lại những hoạt động mà mình tham gia vào 1 cuốn sổ nhật ký của riêng mình, ghi lại những thông tin mà mình khai thác được từ thân chủ, đồng thời ghi lại những thuận lợi và khó khăn trong lúc tiếp xúc với thân chủ. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề của thân chủ. Viết báo cáo thực tập và báo cáo nhận diện thân chủ. Đánh giá kết quả của đợt thực tập. 1.4. Nội dung thực tập Đợt thực tập này, mỗi sinh viên phải nhận thức rõ được vai trò và nhiệm vụ của mình, thật sự hiểu rõ mình là ai ? Mình đang ở đâu ? Mình đang làm gì? Sinh viên phải hiểu được mình không phải là người đóng vai trò là sự hỗ trợ, là chất xúc tác, là cầu nối giúp thân chủ của mình vượt qua khó khăn mà họ đang gặp phải. Điều quan trọng là chúng ta phải phát hiện được vấn đề đang cản trở sự phát triển của thân chủ, ngăn cản cuộc sống của thân chủ, làm giảm hoặc mất đi một vài chức năng xã hội của thân chủ. Sinh viên phải vận dụng tất cả những kiến thức đã học để tạo ra được sự tương tác giữa mình và thân chủ, thông qua tương tác để thu thập thông tin về thân chủ. Càng thông qua tương tác bao nhiêu càng nhận diện thân chủ đầy đủ bấy nhiêu. Đồng thời cũng thông qua tương tác để thiết lập mối quan hệ với thân chủ, mối quan hệ đối với những người liên quan đến thân chủ, để hiểu rõ chính xác bệnh lý mà thân chủ của mình đang gặp phải. Sinh viên phải mô tả được cuộc đời của thân chủ nghĩa là mô tả được bối cảnh của thân chủ trước khi rơi vào tình trạng khó khăn đó, khi rơi vào tình trạng đó và đamg tồn tại trong tình trạng khó khăn đó như thế nào ? Nhu cầu thoát khỏi tình trạng đó ra sao ? Qua đó chúng ta xem thân chủ bị thiếu hụt, mất mát chức năng xã hội nào để từ đó ta lên kế hoạch khôi phục, trị liệu cho thân chủ. Sinh viên Bạch Minh Ngọc Hiền 5 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân phải đánh giá được nhu cầu, lợi ích, giá trị và phải thấy được điểm mạnh của thân chủ. Muốn vậy, đòi hỏi mỗi sinh viên trong quá trình thực tập phải biết vận dụng những kiến thức đã học để khai thác thông tin và phát hiện vấn đề của thân chủ. Phải thực sự làm việc như một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, phải thể hiện được bản lĩnh, bản chất nghề nghiệp của mình. Đồng thời phải thực hiện theo yêu cầu, nội dung mà khoa đề ra. 2. Những suy nghĩ của sinh viên trước và khi đi thực tập 2.1. Những suy nghĩ trước khi đi thực tập Đây là đợt thực tập đầu tiên của khóa học chúng em. Đợt thực tập này diễn ra trong vòng 6 tuần (từ 24/10/2011 đến 2/12/2011), với kế hoạch dự tính mà nhóm em đưa ra là sẽ đi xuống trung tâm từ 3 đến 4 buổi trên tuần. Thời gian thực tế không có nhiều, vì thế đặt ra cho chúng em rất nhiều thử thách. Theo kế hoạch thì tuần đầu tiên chúng em sẽ được các thầy cô giáo trong khoa hướng dẫn thực tập trên lớp, chia nhóm thực tập (từ 5 đến 7 người). Sau đó các nhóm tự đi liên hệ trung tâm thực tập theo sự hướng dẫn của khoa. Vì đây là lần đầu tiên chúng em xuống cơ sở, được trực tiếp tìm hiểu và tiếp xúc với thân chủ, thu thập và phân tích thông tin có liên quan, xác định vấn đề của thân chủ, lên kế hoạch và tổ chức các biện pháp can thiệp. Lại không có thầy cô giáo hướng dẫn đi cùng, cũng như không biết được trung tâm và thân chủ của mình đến thực tập sẽ như thế nào, thời gian thực tập lại có hạn (chỉ có 6 tuần, tính cả thời gian hướng dẫn trên lớp) nên em cảm thấy rất lo lắng, không biết là mình có thể hoàn thành tốt được đợt thực tập lần này hay không. Liệu khi đưa ra kế hoạch trị liệu có thể thực hiện được hay không? Và nếu thực hiện được thì có đạt được kết quả như mình mong muốn không? Trung tâm có 55 đối tượng vừa học và làm, trong khi đó nhóm sinh viên của chúng em chỉ có 6 người nên mỗi sinh viên không thể chăm chăm và chơi với mỗi thân chủ của mình. Nhưng nếu chơi với tất cả mọi người thì thời gian nói chuyện với thân chủ cảu mình sẽ bị hạn chế và rút ngắn. Sinh viên tự đi lại, tự chủ động phương tiện xuống trung tâm. Trong khi đó, địa điểm thực tập cách chỗ chúng em khá xa (hơn 10km), lại đi đi về về trong ngày, phương tiện đi lại lại chủ yếu bằng xe buýt và xe đạp nên cũng rất khó khăn với nhóm chúng em. Vì vậy chúng em phải lên một kế Bạch Minh Ngọc Hiền 6 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân hoạch cụ thể để làm thế nào cho cả nhóm có thể hoàn thành tốt được đợt thực tập lần này. Nhưng với những kiến thức mà chúng em đã được học và được sự hướng dẫn của thầy cô giáo trên lớp em hi vọng là em và các bạn sẽ hoàn thành và đạt kết quả tốt trong đợt thực tập lần này. 2.2. Những suy nghĩ trong khi đi thực tập Trong khi đi thực tập, điều mà chúng em băn khoăn, lo lắng nhất trước khi đi thực tập đã không như chúng em nghĩ. Khi xuống trung tâm, mọi người ở đây rất vui tính và niềm nở. Cô Hoa giám đốc trung tâm cũng rất thoải mái và nhiệt tình. Cô rất tạo điều kiện cho nhóm để nhóm có thể trò chuyện, thu thập thông tin từ thân chủ. Có chỗ nào không rõ cô sẵn sàng cung cấp thông tin và chia sẻ cho cả nhóm biết. Trong quá trình thực tập chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều có ích cho ngành nghề của mình sau này. Những kiến thức mà chỉ có trên thực tế, hoặc chúng em chưa được học. Khi xuống trung tâm thực tập cả nhóm rất đoàn kết và kỷ luật cao. Dù chặng đường đi xuống chỗ thực tập rất xa và khó đi nhưng tất cả các bạn trong nhóm vẫn luôn đúng giờ, chủ động trong việc đi lại. Cộng với việc khi đến với trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa chúng em được chào đón rất nhiệt tình, mọi người luôn thân thiện. Vì thế quãng đường xa xôi, gồ ghề, đầy bụi và nắng không thể làm cho chúng em nản trí. Mà càng khiến cho chúng em quyết tâm xuống với trung tâm, xuống với thân chủ của mình hơn. Và đó cũng là một kết quả mà em cho là khá tốt và chúng em dường như đã một phần nào đó thành công trong đợt thực tập lần 1 này. Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót vì kiến thức và thời gian của chúng em còn có hạn. Nhưng em hi vọng là với những gì mình làm được qua lần thực tập này mình có thể hoàn thành tốt được bản báo và nó sẽ giúp ích cho chúng em rất nhiều trong công việc sau này. 3. Những khó khăn, thuận lợi khi đi thực tập * Khó khăn : - Địa điểm thực tập khá xa, đường đi lại khó khăn, phương tiện đi lại không có đầy đủ nên chúng em rất khó khăn trong việc đi lại. - Trong quá trình thực tập chúng em không có giáo viên đi cùng cũng như kiểm huấn viên theo dõi, hướng dẫn khi chúng em gặp khó khăn trong quá trình thực tập tại địa bàn. Bạch Minh Ngọc Hiền 7 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân - Thời gian thực tập thì có hơn một tháng, mỗi tuần chúng em chỉ có thể xuống trung tâm thực tập được từ 3 đến 4 buổi, kiến thức thì có hạn mà công việc chúng em phải làm có phần hơi quá sức so với khả năng của chúng em. Nên chúng em không biết có thể hoàn thành tốt được bài tập được giao hay không? - Thân chủ của em tuy rất ngoan, nhanh nhẹn nhưng em lại chậm phát triển và có phần hay quên nên có đôi lúc cũng gặp khó khăn trong việc khai thác thông tin, không biết những thông tin mà em khai thác được từ thân chủ của mình có chính xác hay không vì thân chủ của em cũng mới vào trung tâm nên những thông tin về em ấy cũng không có nhiều lắm. - Những kiến thức và kỹ năng được học trên lớp em vẫn chưa thực sự áp dụng được triệt để vào trong quá trình tiếp cận và khai thác thông tin từ thân chủ. * Thuận lợi : - Mọi người trong trung tâm, từ giám đốc trung tâm đến các anh, chị, các em, của trung tâm rất vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ nên chúng em cảm thấy mình được tạo điều kiện rất nhiều. Các cô thuộc Hội chữ thập đỏ đang làm tại trung tâm cũng chia sẻ cho chúng em rất nhiều những kinh nghiệm quý báu khi tìm hiểu và tạo sự tin tưởng của thân chủ cũng như các đối tượng trong trung tâm. - Các thành viên trong nhóm đều có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình thực tập, có sự hỗ trợ, trao đổi, chia sẻ lẫn nhau những lúc gặp khó khăn trong việc tiếp cận thân chủ và khai thác thông tin. - Vào các buổi chủ nhật hàng tuần trung tâm đều có 1 nhóm các bạn sinh viên của trường Kinh tế Quốc dân sang làm tình nguyện, quét dọn vệ sinh, xung quanh trung tâm. Chúng em đã được giao lưu với các bạn để trao đổi kinh nghiệm, những khó khăn và thuận lợi. Ở trung tâm hàng tháng vào một buổi chủ nhật nào đó trong tháng, trung tâm có mời sư thầy từ chùa về làm lễ, tu cho những ai mới vào trung tâm. Điều đó cũng giúp cho chúng em học hỏi được rất nhiều điều hữu ích phục vụ cho nghề nghiệp của chúng em sau này. - Thân chủ của em là Nguyễn Thị Hiền - 17 tuổi. Là một em rất ngoan, dễ gần, thân thiện. Hiền mới vào trung tâm được hơn 2 tháng nhưng em được mọi người rất yêu quý. Tuy Hiền 17 tuổi nhưng em chậm phát triển, cơ thể của em chỉ bằng một em bé học lớp 4, trí tuệ thì chỉ bằng một Bạch Minh Ngọc Hiền 8 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân em bé 8 tuổi. Bố mẹ em đều đã mất, em sống với bà nội và chị gái thứ 4. Hiền có sự ổn định về tâm lý, ngoan nên khi tiếp xúc có hiệu quả cao hơn. 4. Đóng góp cho khoa chủ quản Qua lần thực tập đầu tiên này em mong muốn các thầy cô giáo trong khoa có thể giúp đỡ những sinh viên thực tập lần đầu như chúng em nhiều hơn. Vì đây là lần đầu tiên đi thực tập tại cơ sở chúng em gặp đôi chút khó khăn trong việc liên hệ thực tập. Tuy đã có giấy giới thiệu của khoa cho các nhóm, nhưng khi xuống một số trung tâm họ yêu cầu phải có thầy cô giáo trong khoa đưa đi. Một số trung tâm rất khó khăn và ngặt nghèo trong việc cho sinh viên tiếp cận với đối tượng thân chủ của mình, họ không muốn có bất cứ tác động bên ngoài nào vào các đối tượng trong trung tâm mình. Trong quá thình thực tập, nhất là thực tập về kỹ năng chúng em rất cần sự hỗ trợ từ phía các thầy cô hướng dẫn. Giáo viên trong khoa không nhiều nên việc từng giáo viên hướng dẫn, phụ trách xuống tận cơ sở thực tập kiểm tra, xem xét, giúp đỡ và hỗ trợ kiến thức, tay nghề cho sinh viên là không có. Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa là của cá nhân lập ra trên tinh thần từ thiện là chính. Vì thế, trong lần thực tập này chúng em không có kiểm huấn viên hướng dẫn, quan sát và giúp đỡ khi thực tập. Em hy vọng trong những lần thực tập tiếp theo mỗi nhóm chúng em sẽ có một kiểm huấn viên. Các thầy cô trong khoa nên quan tâm nhiều hơn nữa đến sinh viên. Các thầy cô giáo nên có một vài buổi xuống cơ sở nơi sinh viên thực tập để kiểm tra, đôn đốc, giúp đỡ, hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình tiếp cận thân chủ, khai thác thông tin và lập kế hoạch can thiệp cho phù hợp. Đồng thời, sự có mặt của các thầy cô giáo tại nơi thực tập sẽ làm cho cơ sở thấy được tầm quan trọng của công việc mà chúng em đang làm ở đây nên sẽ nhiệt tình hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên. Trong đợt thự tập, các thầy cô nên tổ chức khoảng 1, 2 buổi sinh hoạt, rút kinh nghiệm giữa các nhóm, nhận xét ưu, nhược điểm của từng nhóm giúp sinh viên thấy còn hạn chế gì để kịp thời bổ sung. V. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ, CHUYÊN NGÀNH ĐƯỢC VẬN DỤNG TRONG ĐỢT THỰC TẬP Bạch Minh Ngọc Hiền 9 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân 1. Những kiến thức, kỹ năng đã được vận dụng và vận dụng có hiệu quả Trong những kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành đã học thì em vận dụng một số kiến thức của các môn như : tham vấn, tâm lý học, gia đình học, các kỹ năng cơ bản trong môn công tác xã hội với cá nhân, nhập môn công tác xã hội và các lý thuyết liên quan. 1.1. Kiến thức cơ sở : a. Môn Tâm lý học Trạng thái tâm lý của con người vô cùng phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : gia đình, làng xóm, các mối quan hệ trong cuộc sống, Để hiểu được một con người thì cần phải có một quá trình, bởi nếu chỉ nhìn bề ngoài thì không thể đánh giá được chính xác về người đó, mà cần phải nắm được bản chất, nội tâm của người đó. Cuộc sống của con người luôn luôn vận động và thay đổi, do đó con người cũng có những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp, nó phụ thuộc vào hoàn cảnh riêng. Hơn nữa, ở mỗi lứa tuổi của mỗi con người, mỗi giới tính khác nhau lại mang trong mình một trạng thái tâm lý khác nhau. Vì vậy, muốn nắm bắt được thế giới nội tâm của nhân vật đòi hỏi chúng ta phải có thời gian và kiến thức. Trong quá trình tiếp cận thân chủ em đã vận dụng được một số các kiến thức đã học ở môn tâm lý. Trong các giai đoạn của cuộc đời mỗi con người thì tuổi thiếu niên là tuổi mà đứa trẻ đang có sự thay đổi mạnh mẽ về nhận thức, trí tuệ, nhân cách cũng như sự phát triển của cơ thể. Thân chủ của em tuy đã 17 tuổi nhưng trí tuệ của em chỉ phát triển giống như một đứa trẻ 8 tuổi, 9 tuổi. Cơ thể của em chỉ lớn bằng một đứa bé học lớp 4, lớp 5. Thân chủ của em lại sống xa gia đình, thiếu thốn sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ từ bé ( bố mẹ mất sớm ). Nên tâm lý biểu hiện rõ ràng của thân chủ là thiếu sự yêu thương, chăm sóc của những người thân yêu trong gia đình. Phần nào đó có sự cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn nhỏ bé còn thơ ngây, trong sáng của em. Ở độ tuổi như thân chủ của em thì luôn thích được quan tâm, chăm sóc, được che chở, thích được chú ý đến. Hiểu được tâm lý này nên khi tiếp xúc với thân chủ của mình em đã cố gắng quan tâm, thân mật, tạo được lòng tin với thân chủ chỉ bằng những hành động nhỏ, giúp đỡ em ấy trong công việc, những câu nói quan tâm như hỏi thăm : “ sức khỏe của em hôm nay có tốt không? Hôm nay em có làm được nhiều thiếp hay có khó khăn gì Bạch Minh Ngọc Hiền 10 Lớp CT6A - CTXH [...]... Có nhiều điều bản thân em chưa thực hiện tốt Đó là trách nhiệm với xã hội còn mờ nhạt, bởi thân chủ vẫn chỉ tập trung ở một cá nhân riêng lẻ, lại thực tập ở Bạch Minh Ngọc Hiền 26 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân trong cơ sở nên ít có điều kiện tiếp xúc với các cộng đồng dân cư, chưa nắm bắt được các chính sách xã hội 2 Những tồn tại Cũng như các sinh viên khác, chúng em mới... - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân sinh viên sẽ có dịp để củng cố lại các kiến thức đã học, trau dồi thêm các kiến thức, kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp, của các thế hệ đi trước, sinh viên bước đầu vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn Trong suốt quá trình thực tập sinh viên sẽ được tiếp xúc không chỉ với thân chủ mà còn nhiều đối tượng khác cũng mất các chức năng, tiếp xúc với. .. cho thân chủ được - Các kỹ năng : diễn giải trong tham vấn, phản hồi, xử lý căng thẳng thần kinh, xử lý khủng hoảng trong công tác xã hội cá nhân em mới chỉ sử dụng được một tí nên nó khoogn đem lại hiệu quả cụ thể nào Bạch Minh Ngọc Hiền 17 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập nhân Công tác xã hội với cá VI NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRONG THỰC TẬP 1 Xác định địa bàn thực tập Trung tâm dạy nghề... CT6A - CTXH Báo cáo thực tập nhân Công tác xã hội với cá thân chủ có thể phát triển về mặt tinh thần, không còn cảm thấy thiếu hụt đi tình cảm của gia đình nữa, tạo cho em ấy một môi trường sống vui vẻ đầy tình yêu thương của những người ruột thịt trong gia đình 6 Đánh giá kết quả Trong đợt thực tập môn công tác xã hội cá nhân tại trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa em đã đạt được và hoàn thành các... gian thực hiện những công việc đó tương đối lâu dài mà thời gian thực tập lại ngắn nên một số vấn đề của thân chủ em vẫn chưa giải quyết được VII NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ ĐƯỢC SAU KHI THỰC TẬP Qua đợt thực tập tại trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc vận dụng những kiến thức đã Bạch Minh Ngọc Hiền 23 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân. .. trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa là trung tâm của cá nhân lập ra trên tinh thần từ thiện là chính Vì thế trong lần thực tập này chúng em không có kiểm huấn viên Em mong rằng trong những lần thực tập tiếp theo chúng em mỗi nhóm đều có kiểm huấn viên đi cùng Bạch Minh Ngọc Hiền 27 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân * Về phía các thầy cô giáo Do điều kiện số lượng giáo viên của... qua đợt thực tập này đó là việc em được xuống trung tâm thực tế, cho em có cơ hội được thực hành đúng ngành nghề mà mình đang học, được tiếp cận với thân chủ thực sự giúp cho em hiểu đúng hơn về công tác xã hội với cá nhân nói riêng và ngành công tác xã hội nói chung VIII KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Đây là đợt thực tập đầu tiên trong suốt quá trình học, chúng em đã được tiếp xúc với các trường... cho bài báo cáo của em thêm hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn ! PHẦN II : BÁO CÁO NHẬN DIỆN THÂN CHỦ I THÔNG TIN CHUNG CỦA THÂN CHỦ 1 Họ và tên thân chủ : Nguyễn Thị Hiền 2 Ngày tháng năm sinh : 16/01/1994 3 Giới tính : Nữ 4 Tôn giáo : không 5 Dân tộc : Kinh 6 Trình độ học vấn, nghề nghiệp : vừa học đến lớp 5 Bạch Minh Ngọc Hiền 28 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân 7 Quê... ngày của thân gian thân chủ còn ở Bạch Minh Ngọc Hiền 20 Lớp CT6A - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân khỏe còn nhiều thiếu chủ, có thể can thiệp trong trung tâm thốn, khó khăn bằng cách vận động các tổ chức từ thiện, hội chữ thập đỏ tích cực quyên góp, ủng hộ cho trung tâm bằng cách mua những sản phẩm của các anh chị, các em trong trung tâm làm, tạo nhiều đầu ra cho sản phẩm đó để trung... được vấn đề và lên kế hoạch giải quyết các vấn đề mà thân chủ của em đang gặp phải Nhìn chung, em đã cố gắng để hoàn thành tốt các yêu cầu mà đợt thực tập đề ra Ngoài ra, trong đợt thực tập lần này em cũng như các bạn trong nhóm đều để lại được ấn tượng khá tốt với mọi người trong trung tâm, với các cô chú, các anh chị và các em nhỏ ở đây Tuy nhiên, đây là lần thực tập đầu tiên nên không thể tránh khỏi . Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân PHẦN I : BÁO CÁO THU HOẠCH ĐỢT THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN I. PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN II. VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NƠI THỰC TẬP 1 xúc với thân chủ. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề của thân chủ. Viết báo cáo thực tập và báo cáo nhận diện thân chủ. Đánh giá kết quả của đợt thực tập. 1.4. Nội dung thực tập Đợt thực tập. - CTXH Báo cáo thực tập Công tác xã hội với cá nhân III. THỜI GIAN THỰC TẬP Từ ngày 24/10/2011 đến ngày 2/12/2011 IV. NỘI DUNG THỰC TẬP 1. Nhận thức, mục đích, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ thực