SKKN Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6

16 3.8K 27
SKKN Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1. Đặt vấn đề: Chúng ta đang trên con đường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Phương pháp đó phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Theo tinh thần đổi mới đó thì đòi hỏi giáo viên phải có những biện pháp phù hợp với chuyên môn của mình. Ngữ văn là một trong những môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà trường. Kiến thức ngữ văn ở cấp THCS khá nhiều vì có đến ba phân môn : Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn . Như chúng ta đã biết nói đến văn học là nói đến khoa học về con người. Trong sáng tác cũng như trong thưởng thức văn học, ở người viết cũng như người dạy văn yếu tố đầu tiên có ý nghóa quyết đònh là tấm lòng, là tâm hồn, là đạo đức. Vì dạy văn là dạy làm người. Những tác phẩm văn học rất giàu giá trò nhân bản, giàu tinh thần dân tộc, có tác dụng lớn trong việc giáo dục tình cảm cao đẹp, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng và ý thức vươn tới “chân, thiện, mỹ” để phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh. Bởi thế những tác phẩm văn học rất đa dạng : những sáng tác dân gian, văn thơ cổ điển, văn thơ hiện đại đã được chọn lọc và đưa vào giảng dạy ở bậc THCS là chủ yếu. Văn học dân gian là một bộ phận văn học vô cùng quý báu trong kho tàng văn hóa chung của dân tộc và nhân loại . Vì thế những tác phẩm tự sự dân gian đã phần nào được giảng dạy ở cấp Tiểu học. Ở lứa tuổi này các em rất thích học truyện dân gian, các em còn ngây thơ, dễ cảm nhận sự tưởng tượng hồn nhiên trong tác phẩm. Để phát huy hơn nữa ở cấp THCS, những tác phẩm tự sự dân gian được chú trọng giảng dạy ở học kì 1 - lớp 6. Những tác phẩm này ra đời rất sớm nên rất xa với cảm nghó của con người hiện nay, nhất là đối với học sinh cấp THCS. Ở lứa tuổi này GV: Trần Thò Thủy Trang 1 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 các em thường ưa thích cái mới mà truyện dân gian thì rất cổ. Các em đã lớn, tư duy tương đối phát triển nên khó tin vào những yếu tố tưởng tượng trong truyện mặc dù những điều đó rất sâu sắc, giàu ý nghóa triết lí, nhân sinh. Chính điều này đã làm cho giáo viên dạy ngữ văn 6 ít nhiều băn khoăn và tìm ra biện pháp để giúp học sinh học tích cực các tác phẩm tự sự dân gian. 2. Mục đích đề tài : Từ vai trò của tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 6 cũng như vấn đề bức thiết đang đặt ra ở mỗi giáo viên. Làm thế nào để giờ học tác phẩm dân gian trở nên sinh động, kích thích trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của các em, để dẫn dắt các em đi vào thế giới riêng của truyện dân gian, mặt khác phải cung cấp cho các em những tri thức và kinh nghiệm lòch sử, xã hội để giúp các em tiếp nhận được những gì sâu sắc, tinh tế ở trong những sáng tác còn nhiều yếu tố tưởng tượng hoang đường. Mỗi giáo viên chúng ta phải cho học sinh nhận thức được tầm quan trọng của giờ học tác phẩm tự sự dân gian và chọn cho mình biện pháp phù hợp với đối tượng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng học sinh. Với lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6” để nghiên cứu. Mục đích tìm hiểu biện pháp dạy tác phẩm tự sự dân gian ở chương trình lớp 6 hiện hành từ đó áp dụng vào bài giảng của mình để đạt hiệu quả cao, thu hút sự say mê, học tập của học sinh khối 6. 3. Lòch sử đề tài Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập ở trường THCS, tôi chọn đề tài “ Biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 6”. Đây là đề tài mới mẻ đối với tôi. Cho nên để hoàn thành được đề tài này phải dựa trên sự nghiên cứu tài liệu, thực tế giảng dạy trên lớp, những kinh nghiệm giảng dạy của nhiều năm qua, sự học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp. Với đề tài này tôi hy vọng đóng góp một GV: Trần Thò Thủy Trang 2 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. 4. Phạm vi đề tài : Để thực hiện đề tài “ Biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình ngữ văn 6”, tôi chọn đối tượng học sinh lớp 6A1 ở trường THCS Võ Duy Dương làm đối tượng nghiên cứu. II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM . 1.Thực trạng đề tài . Những tác phẩm tự sự dân gian được chú ý giảng dạy ở học sinh đầu cấp THCS. Vì dạy những tác phẩm này giúp cho học sinh làm giàu thêm lòng tự hào dân tộc, vươn tới cái thiện, có được những bài học hay để vận dụng vào trong cuộc sống. Không những thế nó còn giúp cho học sinh thực hành tốt vào bài tập làm văn tự sự của mình. Trên thực tế khi giảng dạy, học sinh trường THCS Võ Duy Dương rất ít quan tâm đến giờ học tác phẩm tự sự dân gian, học sinh thụ động, ít phát biểu chỉ biết lắng nghe. Giờ lên lớp trở nên khô khan một chiều, học sinh chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình. Chính lẽ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy tác phẩm tự sự dân gian –lớp 6. Sau đây là bảng thống kê điểm của bài khảo sát về việc học tác phẩm tự sự dân gian lớp 6 – HK I – 2014 - 2015 ( Lớp tôi đã dạy 6A1 ). Lớp ( só số) Giỏi (%) Khá (% ) T b ( % ) Yếu –Kém(%) 6A1 (36 ) 6 ( 16.7 %) 7 ( 19.5%) 6 (16.7 %) 17 ( 47 %) Đạt Tb trở lên : 53% Yếu – kém : 47% Điều đó đã khẳng đònh việc học tác phẩm tự sự dân gian ít nhiều còn hạn chế. Nguyên nhân là do học sinh chủ quan, chưa xem trọng giờ học và nghó đây là một loại văn bản rất dễ học. HS chưa có kó năng và thói quen bền vững :Thói quen đọc sách để mở rộng tri thức. Chất giọng của các em chưa hay nên khi đọc văn bản còn vụng về, chưa diễn cảm. Học sinh chỉ biết học thuộc lòng ghi nhớ. Khi kiểm tra những học sinh yếu dễ bò nhầm lẫn từ ý GV: Trần Thò Thủy Trang 3 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 nghóa truyện này sang truyện kia và chưa nắm được cốt truyện, nhân vật, tình tiết trong truyện thể hiện ý nghóa gì. Các em chưa nắm được những bài học triết lí, nhân sinh sâu sắc trong mỗi tác phẩm. 2. Nội dung cần giải quyết . a/ Phát động luyện tập thói quen cho HS đọc sách báo, sưu tầm các loại truyện văn học dân gian như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. b/ Nghiên cứu chương trình, nắm vững đối tượng. c/ Giúp học sinh nắm vững thể loại truyện dân gian, cốt truyện. Các cách tiếp cận thể loại truyện dân gian. d/ Ứng dụng và phối hợp nhiều phương pháp để giờ học tác phẩm dân gian được sinh động. đ/ Sử dụng các phương tiện dạy học. e/ Giúp học sinh vận dụng tốt phần luyện tập, thực hành ôn tập, thực hành ở nhà. f/ Sửa sai, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3 Biện pháp thực hiện a/ Phát động luyện tập thói quen cho HS đọc sách báo, sưu tầm các loại truyện văn học dân gian như truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Để học sinh có thói quen đọc sách, báo, tìm hiểu các tác phẩm tự sự dân gian đang học, giáo viên giới thiệu đến các em một số truyện: truyền thuyết ,cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười . Giáo viên giới thiệu một số sách có tranh ảnh nhằm kích thích sự say mê đọc sách ở các em. Ngoài việc đọc các truyện giáo viên giới thiệu, giáo viên yêu cầu học sinh tự sưu tầm thêm mỗi loại từ 2 – 3 truyện. Sau khi đọc xong tác phẩm học sinh cần có sự ghi chép tên truyện ,tóm tắt nội dung truyện. GV: Trần Thò Thủy Trang 4 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 Giáo viên kiểm tra thường xuyên thói quen đọc sách, báo và việc sưu tầm thêm một số truyện của học sinh. b/ Nghiên cứu chương trình, nắm vững đối tượng học sinh. * GV cần nắm vững chương trình và sự liên quan giữa các bài trong chương trình. Truyền thuyết gồm những văn bản sau : “ Con Rồng cháu Tiên . Bánh chưng ,bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh,Thủy Tinh , Sự tích Hồ Gươm”. GV cần cho HS biết bốn truyện đầu là những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lòch sử Việt Nam. Những truyền thuyết này gắn với nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời các vua Hùng. Truyện thứ năm – Sự tích Hồ Gươm – là truyền thuyết về thời hậu Lê. So với những truyền thuyết đầu, những truyền thuyết thời sau ít yếu tố hoang đường hơn và theo sát lòch sử hơn. Truyện cổ tích gồm những văn bản sau :Thạch Sanh, Em bé thông minh, Cây bút thần, Ôâng lão đánh cá và con cá vàng. GV cần lưu ý cho HS những truyện cổ tích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Truyện cổ tích thường có kết thúc có hậu – nhân vật thông minh , hiền lành được hưởng hạnh phúc. Truyện ngụ ngôn gồm những văn bản sau : Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Chân ,Tay, Tai , Mắt , Miệng. GV cần lưu ý cho HS ba truyện : Ếch ngồi đáy giếng, Chân ,Tay, Tai , Mắt , Miệng là mượn chuyện vật để nói chuyện con người. Truyện : Thầy bói xem voi là mượn chuyện con người. Những truyện ngụ ngôn nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Truyện cười gồm những văn bản sau : Treo biển, Lợn cưới ,áo mới GV: Trần Thò Thủy Trang 5 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 Truyện cười thường tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán những thói hư tật xấu. * Nắm vững đối tượng HS bằng phương pháp điều tra khảo sát thực tế của lớp mình đang dạy để hiểu rõ đối tượng HS. GV khảo sát bằng cách cho HS nêu lên ý nghóa của một vài câu chuyện đã học ở cấp Tiểu học để xem mức độ cảm nhận tác phẩm tự sự dân gian của các em ở mức độ nào . Qua khảo sát điều tra lớp đã dạy ,số lượng học simh yếu kém còn quá nhiều 46.5% .Các em không nhớ được những tình tiết trong câu chuyện ,không nêu bật được ý nghóa. Một số em còn nhầm lẫn ý nghóa của các truyện với nhau.Vì vậy điều cần thiết ở mỗi GV là phải nắm vững hạn chế của mỗi học sinh theo từng thời gian giảng dạy để từ đó có những biện pháp thích hợp. c/ Giúp học sinh nắm vững thể loại truyện dân gian, cốt truyện . Các cách tiếp cận thể loại truyện dân gian . Bốn thể loại truyện dân gian được học ở lớp 6 là : Truyền thuyết , Cổ tích, ngụ ngôn ,truyện cười .Để giúp cho học sinh dễ tiếp cận và phân biệt được từng thể loại , GV cho HS nắm vững khái niệm của từng thể loại trong sách giáo khoa . GV cần nhấn mạnh những điểm nổi bật của từng thể loại. VD : Ở Truyền thuyết ,đặc điểm nổi bật là các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lòch sử . Ở Cổ tích cần nhấn mạnh đặc điểm truyện thể hiện ước mơ ,niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện . Ở truyện ngụ ngôn mượn chuyện loài vật ,đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió ,kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ ,răn dạy .Còn ở truyện cười đặc điểm nổi bật là kể về những hiện tượng đáng gây cười . Khi đi vào phân tích cụ thể các bài trong từng thể loại thì GV nên cho HS nhắc lại khái niệm của thể loại truyện và giúp HS phát hiện ra đặc điểm của thể loại ở truyện vừa học. GV: Trần Thò Thủy Trang 6 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 VD : Khi dạy văn bản : “Thánh Gióng ” GV cho học sinh tìm được yếu tố liên quan đến lòch sử. Đó là truyện được gắn vào thời đại lòch sử thời Hùng Vương thứ sáu, chống giặc Ân. Sau khi học xong các thể loại, GV nên cho HS so sánh đặc điểm của các thể loại với nhau để từ đó khắc sâu kiến thức của từng thể loại và phân biệt được từng thể loại. Trong khi dạy từng tác phẩm cụ thể, GV nên cho HS nắm được cốt truyện. Cốt truyện là hệ thống các sự kiện được kể trong tác phẩm văn học ,có tác dụng bộc lộ tính cách nhân vật hay phản ánh thực trạng của đời sống. Cốt truyện thường có 5 phần: - Thứ nhất là trình bày : Giới thiệu nhân vật và tình huống có mâu thuẫn - Thắt nút : Sự kiện xảy ra, báo hiệu một sự phát triển phức tạp, căng thẳng. - Thứ ba là phát triển : Một chuỗi sự kiện xảy ra sau sự kiện thắt nút. - Thứ tư là đỉnh điểm hay cao trào : Sự kiện đánh dấu mâu thuẫn gay gắt nhất. - Thứ năm là mở nút :Giải quyết mâu thuẫn, kết thúc câu chuyện. Muốn học sinh nắm được cốt truyện thì GV phải dặn dò HS đọc văn bản trước ở nhà . Soạn ra ý chính theo 5 mức độ đã đưa ra . VD : Ở bài “Sơn Tinh ,Thủy Tinh” , HS soạn theo 5 mức độ sau : (1) Trình bày :Giới thiệu Vua Hùng kén rể. (2) Thắt nút : Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn. Hai chàng trổ tài cho vua xem. Vua băn khoăn không biết chọn ai, đành đưa ra điều kiện ngày mai ai tìm đủ sính lễ đến trước được rước Mò Nương về. Vua đã đưa ra sính lễ. (3) Phát triển :Sơn Tinh đến trước được rước vợ, Thủy Tinh đến sau nổi giận đuổi theo để cướp Mò Nương. (4) Đỉnh điểm : Hai bên đánh nhau quyết liệt, ròng rã mấy tháng trời. Thần nước mỏi mệt. GV: Trần Thò Thủy Trang 7 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 (5) Mở nút : Thủy Tinh rút quân . Hằng năm Thủy Tinh đều dâng nước lên đánh Sơn Tinh nhưng năm nào thần nước cũng thua. * Cách tiếp cận tác phẩm tự sự dân gian. - Cách thứ nhất là theo trình tự kết cấu. Theo cách này, GV có thể thiết kế bài dạy dựa theo cốt truyện được xếp theo 3 phần : mở bài ( giới thiệu nhân vật và sự việc ), thân bài ( Sự phát triển của sự việc, từ sự việc thắt nút đến cao trào ), kết bài (kết thúc sự việc ). VD : Đối với truyện “Em bé thông minh”, người dạy có thể tiến hành phân tích theo 3 phần. Phần 1 : Từ đầu … chưa thấy người nào thật lỗi lạc giới thiệu việc tìm người tài giỏi của nhà vua .Phần 2 :tiếp theo … trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng  thử thách trí thông minh của em bé . Phần 3 :phần còn lại phần thưởng cho Em bé thông minh. - Cách thứ hai là theo nhân vật hoặc tuyến nhân vật . Nhân vật lương thiện ,hiền lành trong truyện là một tuyến mà tiêu biểu là nhân vật chính diện . Nhân vật phản diện là đại diện cho cái ác, cái xấu tìm đủ mọi cách hãm hại nhân vật chính diện, nhưng không tránh khỏi kết cục thất bại. Qua việc phân tích nhân vật đại diện cho hai tuyến tốt –xấu, thiện ác, chủ đề tư tưởng và ý nghóa của tác phẩm được khẳng đònh. VD : Khi dạy tác phẩm “Thạch Sanh”, người dạy có thể phân tích những đức tính, tốt đẹp, lương thiện, khoan dung của Thạch sanh. Còn nhân vật đối lập với Thạch Sanh là Lí Thông độc ác, gian xảo. - Cách thứ ba là nêu lên các vấn đề mà tác phẩm đặt ra. Cách này đòi hỏi người dạy phải cảm nhận đúng và chính xác vấn đề của tác phẩm. VD : Ở truyện Thánh Gióng, GV có thể phân tích theo vấn đề : Nhân dân sinh thành và nuôi dưỡng người anh hùng, sức mạnh của lòng yêu nước và khí thế của người anh hùng. Người anh hùng đánh giặc và sống mãi trong niềm tôn kính của nhân dân. Tùy theo từng bài mà GV có cách tiếp cận sao cho phù hợp. Dù tiếp cận tác phẩm bằng cách nào đi chăng nữa, GV phải lưu ý cho HS những những chi GV: Trần Thò Thủy Trang 8 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 tiết đặc sắc nhất trong truyện. Những chi tiết đó thường thể hiện ý nghóa nào đó mà tác phẩm đang đề cập đến. d: Ứng dụng và phối hợp nhiều phương pháp để giờ học tác phẩm tự sự dân gian được sinh động . - Đọc diễn cảm : Đọc diễn cảm là một phương pháp không thể nào thiếu trong phân môn văn. Để tạo tâm thế phân tích bài văn cho thật tốt thì công việc đầu tiên phải đọc văn bản. Việc đọc diễm cảm giúp HS hiểu được và nắm chắc được những đặc điểm thể loại mà nếu giải thích bằng những phương pháp khác thì sẽ khó hơn. Chính trong khi đọc diễn cảm, học sinh dễ dàng tiếp thụ tác động qua lại muôn màu muôn vẽ của ngôn ngữ các nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Vì vậy trong một số truyện có lời thoại của nhân vật, tôi cho HS đọc phân vai nhằm gây hứng thú, thu hút sự chú ý của các em. GV yêu cầu HS đọc thật diễn cảm nhằm truyền cảm đến người nghe, yêu cầu HS đọc theo ngữ điệu của từng loại câu, biết hạ giọng hoặc cao giọng, biết nhấn mạnh các từ quan trọng trong câu. Tuỳ theo nội dung của bài mà có giọng vui buồn khác nhau. VD : Ở văn bản : “Lợn cưới, áo mới” người đọc cần thể hiện được giọng điệu nhằm làm nổi bật tính khoe khoang của hai nhân vật. - Đối với phương pháp đặt câu hỏi Trong quá trình giảng bài, GV nên đưa ra các câu hỏi khuyến khích được tất cả HS trong lớp suy nghó. Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, vừa sức để HS có thể trả lơiø đúng. Sau khi đặt câu hỏi GV dành thời gian cho HS suy nghó, tránh đưa ra những câu hỏi quá khó,gây căng thẳng. Nếu HS đưa ra những câu trả lời sai GV nên đặt ra những câu hỏi gợi mở để dẫn dắt HS và từ đó người học tự khắc sâu kiến thức. Các phương pháp và biện pháp dạy học phải thông qua câu hỏi mới thực sự có sức sống và tư tưởng dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, thầy là người tổ chức, hướng dẫn mới thực sự có hiệu quả. Ở môn Ngữ Văn, câu hỏi trở thành biện pháp hàng đầu của hoạt động đọc- hiểu văn GV: Trần Thò Thủy Trang 9 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 bản. Câu hỏi đưa ra không phải là những câu hỏi lẻ tẻ, rời rạc, vô cảm mà phải là những câu hỏi lôgíc, chính xác, gợi cảm. VD: GV đặt câu hỏi liên quan với bài cũ hoặc liên hệ với vốn hiểu biết của cá nhân. Khi dạy bài : “Em bé thông minh”GV có thể đặt câu hỏi sau : Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không ? Hãy cho biết những truyện nào cũng dùng hình thức đó để thử tài nhân vật mà các em đã được học hoặc đã được nghe ? Tác dụng của hình thức này là gì ? VD Câu hỏi yêu cầu HS hệ thống hoá kiến thức như : Trong phần kết thúc truyện cổ tích Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông phải chết còn Thạch Sanh được kết duyên cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Nêu một số ví dụ. Hình tượng Thạch Sanh tiêu biểu cho những phẩm chất nào của người lao động và của dân tộc Việt Nam ? - Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm Trong hoạt động dạy học Ngữ Văn nói chung và phần VHDG nói riêng làm việc theo nhóm là một hoạt động học tập tích cực đã nhiều GV thực hiện thành công. Sản phẩm của nhóm học tập thường có kết quả khả quan vì đưa ra được những kết luận phong phú, đa dạng, những khám phá thú vò và đầy sáng tạo. Tổ chức hoạt động theo nhóm để học sinh hiểu rõ lí thuyết. Đó là hình thức phát huy tính tích cực cao nhất ở mỗi HS, giúp HS mạnh dạn trình bày ý khiến của mình. Từ đó đi đến thống nhất về nội dung kiến thức . Lưu ý thảo luận nhóm theo những câu hỏi GV đưa ra. Khi thảo luận GV cần có câu hỏi khá sát với kiến thức cần bàn, ấn đònh thời gian cụ thể,số lượng HS trong nhóm được phân đònh trước tạo thành quán tính ( có thể cả tổ ,một bàn ,một đôi ). Cần có nhóm trưởng luân phiên nhau, những HS khá giỏi sẽ điều khiển và trình bày trước, những vấn đề đơn giản sẽ do những HS trung bình, yếu kém trình bày. Có như thế HS mới mạnh dạn. GV: Trần Thò Thủy Trang 10 [...]... hút sự say mê học tập ở tác phẩm tự sự dân gian 4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng Qua việc áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy đã thu được một số kết quả khả quan : Sau đây là bảng thống kê điểm 1 tiết học kì 1 2014-2015 của bài kiểm tra tác phẩm tự sự dân gian ( Lớp tôi đang dạy : 6A1 ) GV: Trần Thò Thủy Trang 14 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ. .. Trang 11 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện này là gì ? (nhân hoá) - Nhân hoá là gì ? - Ngoài văn bản “Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng ” được sử dụng biện pháp nhân hoá, em còn được học văn bản nào cũng sử dụng biện pháp trên ? ( Ông lão đánh cá và con cá vàng ,Ếch ngồi đáy giếng) đ: Sử dụng phương tiện dạy học : Sử... có tiết thực hành ôn tập Tiết này nhằm giúp cho HS hệ thống lại kiến thức và đồng thời so sánh các thể loại với nhau VD Từ các đònh nghóa, và từ những tác phẩm đã học, hãy nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian GV: Trần Thò Thủy Trang 13 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 VD So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền... đoạn truyện được chuyển thành phim hoặc cho HS xem ở giờ ngoại khóa sau khi học xong từng thể loại GV: Trần Thò Thủy Trang 12 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 VD : GV có thể cho HS xem bộ phim “Thạch Sanh”, xem băng hình kể chuyện một số truyện : Con Rồng ,cháu Tiên , Sơn Tinh, Thủy Tinh … e/ Giúp HS vận dụng tốt phần luyện tập, thực hành ôn tập, thực hành... phần văn học dân gian của khối 6 trong đòa bàn huyện Mộc Hóa Nhưng lưu ý còn tùy thuộc vào tình hình thực tế ở đòa phương 3 Kiến nghò : GV: Trần Thò Thủy Trang 15 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy HS rất thích thú khi được xem tranh ảnh hoặc băng hình kể chuyện… Tuy nhiên những phương tiện dạy học ấy còn hạn chế Vì vậy, tôi... kiểu văn bản tự sự làm trục đồng qui.Vì vậy khi dạy tác phẩm dân gian cần tích hợp với văn tự sự Nếu dạy tốt tác phẩm tự sự dân gian, HS sẽ thấy rất dễ dàng khi học văn tự sự VD : Khi dạy bài “ Sơn Tinh ,Thủy Tinh” ở đoạn hai vò thần giao tranh, GV có thể cho HS thuật lại đoạn hai vò thần giao tranh với nhau một cách sáng tạo Từ đó có thể luyện cho HS khả năng kể chuyện sáng tạo VD :Khi dạy truyện ngụ.. .Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 VD : Trong truyền thuyết Con Rồng- Cháu Tiên, GV có thể cho HS thảo luận những câu hỏi như sau : - Nhân dân sáng tạo ra truyền thuyết “ Con Rồng ,cháu Tiên” nhằm giải thích điều gì ? Đồng thời nêu lên ý nguyện gì... tạo được sự tự tin phát huy tính sáng tạo ở mỗi HS - Sử dụng biện pháp tích hợp: Khi dạy những tác phẩm tự sự dân gian, GV lưu ý đến biện pháp tích hợp với phần tập làm văn, Tiếng việt để giúp HS hệ thống tri thức riêng của từng phân môn, nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các phân môn, biết vận dụng các kỹ năng, tri thức vào cuộc sống Như chúng ta đã biết truyện dân gian lấy kiểu văn bản tự sự làm trục... ánh sự thật lòch sử nào của nước ta trong quá khứ ? Trong quá trình thảo luận GV cần phải theo dõi, đôn đốc HS làm việc ,tránh trình trạng chỉ có những em khá giỏi mới làm Với dạy học theo nhóm, GV trở thành người hướng dẫn và tạo sự tương hỗ giữa HS với nhau, HS tự giác hơn Ở hoạt động nhóm phương thức học tập hợp tác và phương thức tự học điều được phát huy tốt Mối quan hệ giữa các thành viên trong. .. trình Ngữ văn 6 Lớp ( Só số) Giỏi (%) 6A1 ( 36 ) 63 .9 ( % ) Đạt Tb trở lên : 97.2% Khá (%) 7 (19.4 %) Tb (%) Yếu – kém (%) 5 (13.9% ) 1 ( 2.8 %) Yếu – kém : 2.8% Vậy so với kết quả của năm học trước, kết quả của khảo sát điều tra đầu năm học tỉ lệ đạt trung bình trở lên cao hơn và yếu kém giảm rất nhiều III/ KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp Nhằm giúp HS học tích cực những tác phẩm tự sự dân gian, GV cần . Biện pháp giúp học sinh học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 để nghiên cứu. Mục đích tìm hiểu biện pháp dạy tác phẩm tự sự dân gian ở chương trình lớp 6 hiện hành từ. truyện dân gian lấy kiểu văn bản tự sự làm trục đồng qui.Vì vậy khi dạy tác phẩm dân gian cần tích hợp với văn tự sự. Nếu dạy tốt tác phẩm tự sự dân gian, HS sẽ thấy rất dễ dàng khi học văn tự sự. môn Ngữ Văn, câu hỏi trở thành biện pháp hàng đầu của hoạt động đọc- hiểu văn GV: Trần Thò Thủy Trang 9 Biện pháp giúp HS học tốt tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn 6 bản.

Ngày đăng: 01/06/2015, 15:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan