Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Dự toán CT do đội ngũ kỹ thuật của CTSC dày công biên soạn. Tài liệu được trình bày một cách khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh thuyết minh rõ ràng, trực quan. Tài liệu hướng dẫn từ các thao tác cơ bản như cài đặt phần mềm Dự toán CT, nhập công tác cho bảng tiên lượng,... đến các thao tác nâng cao hơn như nhập và xuất file dữ liệu excel, tạo mới và lưu công tác tạm tính, vận dụng, đặc biệt tài liệu còn hướng dẫn sử dụng tính năng Tự động thẩm tra dự toán thẩm tra hao phí định mức chỉ có trong phần mềm Dự toán CT. Với tài liệu hướng dẫn này thì ngay cả những khách hàng lần đầu làm quen với phần mềm Dự toán CT cũng có thể sử dụng phần mềm một cách thành thạo và dễ dàng lập được một bộ hồ sơ dự toán, dự thầu cho công trình của mình.Nếu tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Dự toán CT vẫn chưa giải quyết được vấn đề của bạn thì đừng ngần ngại hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài hỗ trợ khách hàng 1900 6427 để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn.
Trang 2Lời nói đầu!
Công ty Cổ phần Phần mềm Cường Thịnh (CTSC) xin gửi tới Quý khách hàng
lời chào trân trọng
Với định hướng xuyên suốt là trở thành một đơn vị hậu cần tin cậy và vững chắc cho các doanh nghiệp Xây dựng, Giao thông, Thủy lợi, Viễn thông, Ngành điện , Công
ty chúng tôi đã và đang cung cấp các sản phẩm phần mềm với chất lượng cao, giá cả hợp lý và dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo tới tận tay người sử dụng Một trong các sản phẩm chủ lực mà công ty chúng tôi đang cung cấp ra thị trường đó là Phần mềm dự toán- dự thầu- thẩm định- thanh quyết toán CT
Hiện nay, trên thị trường có không dưới 20 sản phẩm phần mềm dự toán để Quý
khách xem xét và quyết định lựa chọn Có rất nhiều tiêu chí để so sánh, đánh giá và lựa chọn phần mềm Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần chú trọng vào một số điểm tiêu biểu có tác động lớn nhất đến công việc hiện tại của mình Nói cách khác, cần xem xét phần mềm đó có phù hợp với nhu cầu thực tế hay không, và có thực sự đem lại hiệu quả cho công việc hàng ngày của chúng ta hay không.Có rất nhiều chủ đề về việc hướng dẫn lựa chọn phần mềm dự toán phù hợp Đó là những lời khuyên rất hữu ích không chỉ cho người sử dụng, mà còn cho những công ty phát triển phần mềm Bởi những tiêu chí đó
sẽ là thước đo giá trị sử dụng của một sản phẩm phần mềm
Với phần mềm “Dự Toán CT”, Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng
và tin tưởng về độ chính xác, tính linh hoạt và xử lý thông minh của phần mềm trong việc phân tích, lượng định và đánh giá kết quả của các công trình Với phương châm “Lợi ích của Khách hàng là lợi ích của Chúng tôi", đội ngũ các chuyên viên lập trình, các nhân
viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp luôn mong muốn mang đến Quý khách hàng
Trang 3MỤC LỤC
I HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN CT 2
II HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG TRONG PHẦN MỀM DỰ TOÁN CT 7
2.1 Hướng dẫn gõ tiếng việt trong Phần mềm Dự toán CT 7
2.2 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng TeamViewer - phần mềm hỗ trợ khách hàng 9
III HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CÁCH LẬP DỰ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN CT 13
3.1 Lưu và mở file dữ liệu cts trên Phần mềm Dự toán CT 13
3.2 Nhập và xuất file dữ liệu excel trên Phần mềm Dự toán CT 15
3.3 Hướng dẫn chọn và chuyển đổi đơn giá, tỉnh thành 20
3.4 Cài đặt cấu hình chung 24
3.5 Hướng dẫn nhập liệu bảng Tiên lượng 25
3.5.1 Nhập thông tin chung cho công trình 25
3.5.2 Nhập công tác ở bảng Tiên lượng 26
3.5.3 Tạo mới và lưu công tác tạm tính, vận dụng 29
3.5.4 Nhập khối lượng và diễn giải khối lượng 34
3.5.5 Nhập khối lượng theo kích thước dài rộng cao 34
3.5.6 Tạo thêm hạng mục cho công trình 36
3.5.7 Chèn dòng, xóa dòng, sao chép, cắt, dán 36
3.5.8 Hướng dẫn gộp nhóm công tác 37
3.6 Hướng dẫn nhập giá thông báo 43
3.7 Bảng Hao phí vật tư 51
3.8 Bảng Tổng hợp vật tư 52
3.9 Hướng dẫn bảng Tổng hợp vật tư 53
3.10 Hướng dẫn khai thác chức năng bảng tổng hợp kinh phí hạng mục 55
3.11 Bảng Tổng hợp chi phí xây dựng 56
3.12 Bảng Tổng hợp kinh phí 57
IV DỰ THẦU 55
4.1 Bảng Đơn giá chi tiết 55
4.2 Bảng Dự thầu 57
V LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG 59
VI HƯỚNG DẪN TÍNH NĂNG TỰ ĐỘNG THẨM TRA 62
Trang 4I HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ KHỞI ĐỘNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN CT
Yêu cầu cấu hình tối thiểu:
Máy tính: Bộ vi xử lý Intel Dual Core hoặc cao hơn
Bộ nhớ trong (RAM): 256 MB trở lên
Ổ đĩa cứng: 1GB trống hoặc nhiều hơn
Màn hình: Độ phân giải 800x600 hoặc cao hơn
Hệ điều hành: Windows XP SP3 trở lên
Thiết bị khác: Sound card, loa (để xem video hướng dẫn)
Chuẩn bị cài đặt:
Tắt phần mềm diệt virus trước khi thực hiện thao tác cài đặt Phần mềm Dự toán
CT phiên bản 2014
Đĩa CD-ROM chương trình Dự toán CT, hoặc vào trang chủ CTSC.VN tìm đến mục
“Download” để tải phần mềm về máy
Khóa cứng USB để vận hành chương trình
Trang 51.1 Double click chuột trái vào file cài đặt và bắt đầu cài đặt chương trình
1.2 Xuất hiện cửa sổ thông báo đang chuẩn bị cài đặt
1.3 Hộp thoại thông báo về việc cài đặt Phần mềm Dự toán CT phiên bản 2014
Chọn <<Next>> để tiếp tục việc cài đặt
Trang 61.4 Chọn nơi cài đặt Dự toán CT phiên bản 2014: Mặc định phần mềm sẽ cài đặt vào thư mục “C:\Program Files\CTSC\DutoanCT\” Nếu muốn thay đổi thì chọn
<<Change…>> để đổi lại nơi sẽ cài đặt
Chọn <<Next>> để tiếp tục việc cài đặt
1.5 Xuất hiện bảng thông báo đã sẵn sàng và bắt đầu cài đặt Phần mềm Dự toán CT
Chọn <<Install>> để bắt đầu cài đặt
Trang 71.6 Theo dõi tiến trình sao chép các tệp vào thực mục cài đặt
1.7 Khi sao chép xong, xuất hiện cửa sổ thông báo việc cài đặt đã hoàn thành
Chọn <<Finish>> để kết thúc quá trình cài đặt
Trang 8Sau khi cài đặt, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện icon “DutoanCT”, để khởi động chương trình, người dùng trước tiên phải cắm “Khóa cứng” vào máy và double click chuột trái lên icon “DutoanCT”, hoặc có thể vào mục Start Menu → All Program → CTSC → DuToanCT
Chương trình dự toán CT trong quá trình khởi động
Giao diện chương trình đã khởi động và sẵn sàng làm việc
Trang 9II HỖ TRỢ NGƯỜI DÙNG TRONG PHẦN MỀM DỰ TOÁN CT
2.1 Hướng dẫn gõ tiếng việt trong Phần mềm Dự toán CT
Phần mềm Dự toán CT sử dụng font chữ Unicode làm font chữ chuẩn trong phần mềm vì một số lý do sau:
- Font chữ Unicode là font chữ chuẩn trên thế giới cũng như ở Việt Nam
- Hiện nay các văn bản hiện hành của các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp đều sử dụng font chữ Unicode làm font chuẩn
- Tài liệu gửi từ nơi này đến nơi khác sẽ không bị bể font vì các phiên bản Office của Microsoft đều hỗ trợ font chữ này
Phần này sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng bộ gõ Unikey 4.0 được tích hợp sẵn vào
bộ cài đặt của phần mềm
Sau khi cài đặt phần mềm, trên màn hình destop sẽ xuất hiện 3 icon mới:
Trong đó:
- DuToanCT là icon của Phần mềm Dự toán CT
- TeamViewer là công cụ để chúng tôi có thể hỗ trợ trực tuyến cho bạn khi có vấn đề thắc mắc về việc cài đặt hay sử dụng phần mềm
- Unikey4.0 là bộ gõ chuẩn trong phần mềm
Để gõ Tiếng Việt trong Phần mềm Dự toán CT, chúng ta làm như sau: Click chuột phải vào biểu tượng Unikey trên màn hình Desktop và chọn mục “Run as administrator”
Trang 10Phần bảng mã chúng ta chọn “Unicode” và chọn kiểu gõ bạn hay sử dụng Sau đó
chúng ta click <<Đóng>>.
Chương trình sẽ được thu nhỏ ở thanh Taskbar trên màn hình máy tính
Sau đó chúng ta vào chương trình và trải nghiệm
Trang 112.2 Hướng dẫn cài đặt và sử dụng TeamViewer - phần mềm hỗ trợ khách hàng
Trong quá trình cài đặt và sử dụng, nếu khách hàng có thắc mắc gì về phần mềm, chỉ cần bật phần mềm TeamViewer lên, nhấc máy gọi đến tổng đài 1900 6427 và đọc hai thông số “Your ID” và “Password”, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng
Để có thể cài được TeamView, bạn cần có file cài đặt
Đầu tiên bạn truy cập vào địa chỉ: www.google.com, search từ khóa “TeamViewer”,
sau đó chọn “TeamViewer 10”
Trang 12Chọn dòng “Tải về phiên bản TeamViewer 10”
Sau khi đã tải bộ cài đặt TeamView, bạn cài đặt theo hướng dẫn sau:
Trang 13Quá trình cài đặt đang diễn ra
Quá trình cài đặt hoàn tất, chương tình tự khởi động
“Your ID” và “Password” là 2 thông số các bạn cần cung cấp cho chúng tôi để
có thể hỗ trợ trực tuyến
Trang 14Sau khi kết nối thành công giữa máy khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật, bên góc phải cửa sổ phần mềm Teamviewer sẽ xuất hiện khung chat, giúp khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi mà không cần phải điện thoại hay tốn bất kỳ chi phí nào
Trang 15III HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CÁCH LẬP DỰ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM
DỰ TOÁN CT
3.1 Lưu và mở file dữ liệu cts trên Phần mềm Dự toán CT
Giả sử ta có công trình cần xuất dữ liệu
Để xuất công trình này thành file cts ta thao tác như sau: Click chuột trái vào
mục “File” chọn <<Lưu công trình>>
Trang 16Trường hợp nếu công trình đã lưu nhưng người dùng muốn lưu với tên khác, thì
ta chọn <<Lưu công trình với tên khác>> (theo mũi tên số 2)
Phần mềm sẽ hiện bảng thông báo yêu cầu người dùng đặt tên file và chọn nơi
lưu file, sau đó chọn <<Save>> để lưu lại file dữ liệu công trình và kết thúc quá trình
Trang 173.2 Nhập và xuất file dữ liệu excel trên Phần mềm Dự toán CT
Để xuất công trình này thành file excel ta thao tác như sau: Click chuột vào “File”
=> chọn <<Xuất công trình sang file Excel>>
Phần mềm sẽ hiện ra bảng thông báo yêu cầu đặt tên file và nơi lưu file sau đó
chọn <<Save>> để lưu lại file
Trang 18Ngoài ra ta còn có thể thao tác nhanh bằng cách click chuột vào biểu tượng excel trên thanh công cụ:
Sau khi xuất file thành công phần mềm sẽ xác nhận bạn có muốn mở file vừa xuất
hay không, chọn <<Yes>> để mở ra xem lại
Kết quả: Toàn bộ công trình đã được xuất ra file excel và có kèm theo công thức tính:
Trang 19Để nhập dữ liệu công trình file excel, từ giao diện chương trình ta vào “File” =>
<<Nhập công trình từ file excel>>
Bảng thông báo hiện ra và người dùng trỏ đường dẫn đến địa chỉ file dữ liệu đã
lưu, click chuột trái vào file công trình để chọn hoặc gõ tên vào ô “File name” để dò tên file => chọn <<Open>>
Trang 20
Người dùng cũng có thể thao tác nhanh bằng cách click vào biểu tượng bảng tính excel trên thanh công cụ
Chương trình sẽ xuất hiện bảng “Mở công trình từ Excel”, ta nhập thông số vào
vị trí 1, 2 tương tự như hình minh họa
Vị trí số 2 cho biết ta lấy công trình từ dòng nào đến dòng nào trong file excel Ví
dụ này thì công trình bắt đầu từ dòng số 7 cho đến hết nên ô “đến dòng” ta bỏ trống
Sau khi hoàn thành các bước nhập trên, ta chọn <<Chấp nhận>>
Trang 21Phần mềm sẽ tự động lấy công trình từ file excel và hiện bảng “Thông báo” => Click <<OK>> để kết thúc quá trình nhập dữ liệu
Công trình sau khi được nhập vào phần mềm
Trong công trình này, người dùng sẽ thấy gồm nhiều hạng mục như xây dựng, lắp đặt, khảo sát Mỗi hạng mục có một đơn giá khác nhau nên cần chuyển đổi lần lượt sang các đơn giá tương ứng với từng hạng mục
Trang 223.3 Hướng dẫn chọn và chuyển đổi đơn giá, tỉnh thành
Để chọn tỉnh thành, người dùng click chọn ô “Tỉnh/Thành Phố” (theo mũi tên số
1) Đơn giá cho các hạng mục, công tác, thì người dùng click chọn ô “Đơn giá” bên dưới (theo mũi tên số 2)
Đối với một số tỉnh thành mà ban đầu phần mềm ở chế độ mặc định chưa có, thì
người dùng có thể thêm bằng cách click vào ô “Tỉnh/Thành Phố”, chọn tính năng
<<Thêm>>
Tự động phần mềm sẽ xuất hiện bảng thông báo “Download đơn giá” Dự toán
CT hỗ trợ đầy đủ đơn giá của 63 tỉnh thành trong cả nước đồng thời còn có bộ đơn giá của 21 chuyên ngành khác nhau như thủy lợi, viễn thông, điện,
Trang 23Người dùng có thể click chọn tất cả tỉnh thành (theo mũi tên 1), hoặc bỏ chọn tất
cả (theo mũi tên 2) và stick vào ô trống (theo mũi tên số 3) để chọn riêng lẻ những tỉnh thành mong muốn
Sau khi chọn xong, bước tiếp theo là nhấp chọn <<Chấp nhận>>, phần mềm sẽ
tự động cập nhật tỉnh thành trong giây lát
Click <<OK>> kết thúc quá trình cập nhật
Trang 24Phần mềm Dự toán CT còn giúp người dùng tra thông tin đơn giá, chỉ cần rê chuột vào ô đơn giá đã chọn, thì phần mềm sẽ xuất hiện các thông tin về đơn giá đó như ngày ban hành, mức lương tối thiểu,
Hoặc ta có thể click chuột vào ô tìm kiếm đơn giá, phần mềm cũng sẽ hiển thị đầy
đủ thông tin các đơn giá của tỉnh/thành phố mà bạn chọn
Trang 25Để chuyển đổi tỉnh thành hay đơn giá khác, chúng ta cũng thực hiện thao tác click
chọn tỉnh thành, đơn giá và sau đó vào mục menu “Tiện ích” chọn tính năng “Chuyển đổi đơn giá”
Phần mềm sẽ hiện thông báo xác nhận => <<Yes>> để kết thúc quá trình chuyển
đổi
Sau khi chuyển đổi xong đơn giá hoặc tỉnh thành, phần mềm sẽ đổi các mã công
tác sang màu xanh => <<Ok>> kết thúc bảng
Người dùng có thể thao tác chuyển đổi tương tự cho các đơn giá “Lắp đặt” và
“khảo sát”
Trang 263.4 Cài đặt cấu hình chung
Cấu hình hệ thống Phần mềm Dự toán CT cho phép bạn tùy chỉnh giao diện, tiêu
đề các bảng tính trong Phần mềm Dự toán CT, font chữ cũng như màu sắc của chữ Khi mới khởi động phần mềm, cấu hình hệ thống sẽ được đặt theo cấu hình mặc định Để
điều chỉnh cấu hình hệ thống, người dùng vào mục “Hệ thống” chọn “Cấu hình hệ thống”
Phần mềm xuất hiện cửa sổ “Cấu hình”
Tại mục “Tiêu đề bảng” cho phép người dùng thay đổi tên tiêu đề của các bảng
tính trong phần mềm
Mục “Font bảng tiên lượng” cho phép người dùng thay đổi font chữ của các
thành phần trong bảng tiên lượng
Tương tự các mục còn lại cũng dùng để thay đổi các cấu hình trong phần mềm
Sau khi thay đổi xong, chúng ta click chọn <<Chấp nhận>> ở góc dưới bên phải bảng
Sau khi thay đổi cấu hình hệ thống, nếu người dùng muốn đưa cấu hình trở về mặc định như ban đầu của phần mềm, ta thực hiện thao tác mở cửa sổ cấu hình lên và chọn
Trang 273.5 Hướng dẫn nhập liệu bảng Tiên lượng
3.5.1 Nhập thông tin chung cho công trình
Để nhập thông tin cho công trình, người dùng vào mục “Tiện ích”, chọn “Thông tin công trình”
Chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ “Thông tin công trình”, tại đây chúng ta có
thể nhập tên công trình, chủ đầu tư, loại – cấp công trình,…
Trang 283.5.2 Nhập công tác ở bảng Tiên lượng
Nếu người dùng nhớ đầy đủ mã hiệu công tác, thì nhập mã công tác đó vào cột mã hiệu đơn giá
Ví dụ: ta gõ công tác AF.11111 vào cột mã hiệu – đơn giá và nhấn enter
Nếu chỉ nhớ mã đầu công việc, chúng ta nhập mã đầu vào cột mã hiệu – đơn giá
và enter Phần mềm sẽ tự động liệt kê tất cả các công tác có mã hiệu đầu mà ta đã nhập
Ví dụ: Nhập vào cột mã hiệu – đơn giá là AF và nhấn enter
Trang 29Phần mềm sẽ hiện ra bảng liệt kê tất cả các công tác có mã hiệu đầu là AF, người dùng chỉ cần chọn các công tác cần thực hiện và sau đó nhấn enter hoặc click vào ô
<<Chọn>> ở góc dưới bên phải bảng tra công tác
Nếu không nhớ mã công tác, ta nhập tên công tác (có thể đầy đủ hoặc không đầy
đủ) vào cột “Nội dung công việc” phần mềm sẽ liệt kê tất cả các công việc mà bạn cần
tìm kiếm
Ví dụ: Nhập vào ô nội dung công việc là “xây tường, gạch ống” sau đó enter
Trang 30Phần mềm sẽ tự động liệt kê tất cả các công việc có liên quan đến xây tường, gạch ống
Kết quả tìm kiếm có 132 công tác theo yêu cầu, ta có thể rút ngắn kết quả tìm kiếm
bằng cách nhập tiếp yêu cầu vào ô tìm theo tên, ví dụ ở đây ta nhập thêm “xây tường, gạch ống, <=10, M25”
Trang 313.5.3 Tạo mới và lưu công tác tạm tính, vận dụng
a) Tạo công tác tạm tính
Để tạo mới công tác tạm tính (những công tác không có trong đơn giá), chúng ta
click vào cột “Mã hiệu – Đơn giá” nhập tên công tác là “TT”, nhập nội dung công tác,
đơn vị, khối lượng và enter Tự động phần mềm sẽ tô đỏ công tác tạm tính đó
VD: Công tác tạm tính có mã hiệu “TT”, nội dung “Sản xuất lắp đặt cửa nhôm”, đơn vị “m2” và khối lượng “20”…
Có 2 cách để nhập đơn giá cho công tác tạm tính
Cách 1:
Bước 1:
Người dùng rê chuột như mũi tên số 1 sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C
Tiếp theo click chuột vào vị trí mũi tên số 2 nhấn tổ hợp phím Ctrl + V
Sau đó điền hao phí bằng 1 tại vị trí mũi tên số 3
Cuối cùng điền giá thông báo cho công tác tạm tính
Trang 32Bước 2: Click phải chuột vào công tác tạm tính, chọn “ Tính lại đơn giá cho công tác hiện hành”
Bước 3: Xuất hiện cửa sổ tính lại đơn giá, ta chọn như trong hình sau đó click
<<Chấp nhận>>
Như ta thấy trong hình, phần mềm đã tính ra được đơn giá vật liệu của công tác tạm tính Nếu muốn tính đơn giá nhân công và máy ta cũng làm tương tự
Trang 33Cách 2: Phần mềm cho phép ta chiết tính ra từng vật liệu, nhân công, máy thi công
Bước 1: Chọn cột cần tra, cột “Mã số” hoặc cột “Tên vật tư”
Bước 2: Gõ tên vật tư cần tìm hoặc mã vật tư
Bước 3: Click vào tính năng
Bước 4: Chọn vật tư cần lấy ở cột hiện hành
Bước 5: Click để chèn hao phí vật tư vào công tác
Trang 34Đối với vật liệu không có trong bảng vật tư, bạn có thể tự thêm bằg cách cho dấu
gạch hoặc chữ hay mã số tùy ý vào cột “Mã vật tư” và đặt tên vật tư, hệ số, giá gốc,
giá thông báo và cước vận chuyển vào từng cột tương ứng Tích vào ô để thành vật tư chính và ngược lại Sau khi lấy xong hao phí cho công tác tạm tính ta cũng chọn tính lại đơn giá cho công tác tạm tính như ở bước 2 của cách 1 Các bạn thao tác tương tự
với mục “Nhân công” và “Máy thi công”
b) Tạo công tác vận dụng
Công tác vận dụng là công tác được kế thừa từ những công tác có sẵn và được thay đổi thêm theo ý người dùng
VD: Chúng ta sẽ lấy công tác AF.11111 để làm công tác vận dụng, bằng cách:
Thêm “VD” (vận dụng) vào sau mã công tác AF.11111
Trang 35Để lưu công tác tạm tính hay vận dụng vào cơ sở dữ liệu, chúng ta click phải vào
công tác cần lưu, chọn tính năng “Lưu công tác”
Phần mềm xuất hiện bảng “Lưu công tác” Ở bảng này, chúng ta có thể thay đổi
mã định mức cho công tác vận dụng, đơn vị và nội dung công tác Nhấp <<Chấp nhận>> lưu công tác vào cơ sở dữ liệu
Trang 363.5.4 Nhập khối lượng và diễn giải khối lượng
Người dùng có thể nhập trực tiếp khối lượng vào cột khối lượng
Trường hợp muốn nhập diễn giải khối lượng cho công tác, thì ta nhập công thức diễn giải phía dưới nội dung công việc của công tác đó Nếu người dùng muốn nhập cả
chú thích cho diễn giải thì ta nhập theo công thức: “Chú thích: công thức diễn giải”
3.5.5 Nhập khối lượng theo kích thước dài rộng cao
Ngoài cách nhập khối lượng như trên, phần mềm còn hỗ trợ người dùng nhập khối lượng theo kích thước dài – rộng – cao Để nhập theo kích thước dài rộng cao, người
dùng click vào ô “Hiện kích thước”
Phần mềm sẽ tự động hiện ra các cột để người dùng nhập khối lượng theo kích thước dài, rộng, cao