Hướng dẫn nhập liệu bảng Tiên lượng

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Dự toán CT (Trang 27)

III. HƯỚNG DẪN CƠ BẢN CÁCH LẬP DỰ TOÁN TRÊN PHẦN MỀM DỰ TOÁN

3.5. Hướng dẫn nhập liệu bảng Tiên lượng

3.5.1. Nhập thông tin chung cho công trình

Để nhập thông tin cho công trình, người dùng vào mục “Tiện ích”, chọn “Thông tin công trình”.

Chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ “Thông tin công trình”, tại đây chúng ta có thể nhập tên công trình, chủ đầu tư, loại – cấp công trình,…

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 26

3.5.2. Nhập công tác ở bảng Tiên lượng

Nếu người dùng nhớ đầy đủ mã hiệu công tác, thì nhập mã công tác đó vào cột mã hiệu đơn giá.

Ví dụ: ta gõ công tác AF.11111 vào cột mã hiệu – đơn giá và nhấn enter.

Nếu chỉ nhớ mã đầu công việc, chúng ta nhập mã đầu vào cột mã hiệu – đơn giá và enter. Phần mềm sẽ tự động liệt kê tất cả các công tác có mã hiệu đầu mà ta đã nhập.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 27 Phần mềm sẽ hiện ra bảng liệt kê tất cả các công tác có mã hiệu đầu là AF, người dùng chỉ cần chọn các công tác cần thực hiện và sau đó nhấn enter hoặc click vào ô <<Chọn>> ở góc dưới bên phải bảng tra công tác.

Nếu không nhớ mã công tác, ta nhập tên công tác (có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ) vào cột “Nội dung công việc” phần mềm sẽ liệt kê tất cả các công việc mà bạn cần tìm kiếm.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 28 Phần mềm sẽ tự động liệt kê tất cả các công việc có liên quan đến xây tường, gạch ống.

Kết quả tìm kiếm có 132 công tác theo yêu cầu, ta có thể rút ngắn kết quả tìm kiếm bằng cách nhập tiếp yêu cầu vào ô tìm theo tên, ví dụ ở đây ta nhập thêm “xây tường, gạch ống, <=10, M25”.

Kết quả tìm kiếm bây giờ chỉ còn 11 công tác, ta chỉ việc chọn công tác cần dùng và sau đó click chuột vào ô <<Chọn>>.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 29

3.5.3. Tạo mới và lưu công tác tạm tính, vận dụng

a)Tạo công tác tạm tính.

Để tạo mới công tác tạm tính (những công tác không có trong đơn giá), chúng ta click vào cột “Mã hiệu – Đơn giá” nhập tên công tác là “TT”, nhập nội dung công tác, đơn vị, khối lượng và enter. Tự động phần mềm sẽ tô đỏ công tác tạm tính đó.

VD: Công tác tạm tính có mã hiệu “TT”, nội dung “Sản xuất lắp đặt cửa nhôm”, đơn vị “m2” và khối lượng “20”…

Có 2 cách để nhập đơn giá cho công tác tạm tính.

Cách 1:

Bước 1:

 Người dùng rê chuột như mũi tên số 1 sau đó nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.  Tiếp theo click chuột vào vị trí mũi tên số 2 nhấn tổ hợp phím Ctrl + V.  Sau đó điền hao phí bằng 1 tại vị trí mũi tên số 3.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 30 Bước 2: Click phải chuột vào công tác tạm tính, chọn “ Tính lại đơn giá cho công tác hiện hành”.

Bước 3: Xuất hiện cửa sổ tính lại đơn giá, ta chọn như trong hình sau đó click

<<Chấp nhận>>.

Như ta thấy trong hình, phần mềm đã tính ra được đơn giá vật liệu của công tác tạm tính. Nếu muốn tính đơn giá nhân công và máy ta cũng làm tương tự.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 31

Cách 2: Phần mềm cho phép ta chiết tính ra từng vật liệu, nhân công, máy thi công của công tác tạm tính.

Giả sử ở mục hao phí “Vật liệu” chúng ta nhập các hao phí bằng cách click vào cột “Mã vật tư” điền đầy đủ mã hao phí vật tư nếu nhớ, hoặc ấn enter để phần mềm hiện bảng tra cứu vật liệu cần lấy.

Cách tra vật tư:

Bước 1: Chọn cột cần tra, cột “Mã số” hoặc cột “Tên vật tư”. Bước 2: Gõ tên vật tư cần tìm hoặc mã vật tư.

Bước 3: Click vào tính năng .

Bước 4: Chọn vật tư cần lấy ở cột hiện hành

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 32 Đối với vật liệu không có trong bảng vật tư, bạn có thể tự thêm bằg cách cho dấu gạch hoặc chữ hay mã số tùy ý vào cột “Mã vật tư” và đặt tên vật tư, hệ số, giá gốc, giá thông báo và cước vận chuyển vào từng cột tương ứng. Tích vào ô để thành vật tư chính và ngược lại. Sau khi lấy xong hao phí cho công tác tạm tính ta cũng chọn tính lại đơn giá cho công tác tạm tính như ở bước 2 của cách 1. Các bạn thao tác tương tự với mục “Nhân công”“Máy thi công”.

b) Tạo công tác vận dụng

Công tác vận dụng là công tác được kế thừa từ những công tác có sẵn và được thay đổi thêm theo ý người dùng.

VD: Chúng ta sẽ lấy công tác AF.11111 để làm công tác vận dụng, bằng cách: Thêm “VD” (vận dụng) vào sau mã công tác AF.11111

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 33 Để lưu công tác tạm tính hay vận dụng vào cơ sở dữ liệu, chúng ta click phải vào công tác cần lưu, chọn tính năng “Lưu công tác”.

Phần mềm xuất hiện bảng “Lưu công tác”. Ở bảng này, chúng ta có thể thay đổi mã định mức cho công tác vận dụng, đơn vị và nội dung công tác. Nhấp <<Chấp nhận>> lưu công tác vào cơ sở dữ liệu.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 34

3.5.4. Nhập khối lượng và diễn giải khối lượng

Người dùng có thể nhập trực tiếp khối lượng vào cột khối lượng.

Trường hợp muốn nhập diễn giải khối lượng cho công tác, thì ta nhập công thức diễn giải phía dưới nội dung công việc của công tác đó. Nếu người dùng muốn nhập cả chú thích cho diễn giải thì ta nhập theo công thức: “Chú thích: công thức diễn giải”.

3.5.5. Nhập khối lượng theo kích thước dài rộng cao

Ngoài cách nhập khối lượng như trên, phần mềm còn hỗ trợ người dùng nhập khối lượng theo kích thước dài – rộng – cao. Để nhập theo kích thước dài rộng cao, người dùng click vào ô “Hiện kích thước”.

Phần mềm sẽ tự động hiện ra các cột để người dùng nhập khối lượng theo kích thước dài, rộng, cao.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 35 Nếu ta bỏ chọn ô “Hiện kích thước”, thì phần mềm sẽ đưa kích thước dài – rộng – cao trở thành diễn giải khối lượng của công tác và ngược lại.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 36

3.5.6. Tạo thêm hạng mục cho công trình

Phần mềm Dự toán CT hỗ trợ đa đơn giá, đa công tác và đa hạng mục. Để tạo thêm hạng mục mới người dùng chỉ cần nhập vào cột mã hiệu – đơn giá hai chữ cái “HM”

và enter, phần mềm sẽ tự động tạo thêm một hạng mục, ta chỉ cần nhập công tác cho hạng mục mới đó.

3.5.7. Chèn dòng, xóa dòng, sao chép, cắt, dán

Để thực hiện các thao tác chèn dòng, xóa dòng, sao chép, cắt, dán, người dùng chỉ cần click chuột phải vào công tác mà mình muốn thực hiện các thao tác trên, hoặc nhấn tổ hợp phím tắt để thực hiện các thao tác.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 37

3.5.8. Hướng dẫn gộp nhóm công tác

Tính năng gộp nhóm và đánh số thứ tự các công tác trong Phần mềm Dự toán CT thực sự rất hữu ích trong việc lập hồ sơ dự thầu, đặc biệt là các công trình vốn WB, ADB.

Giả sử ta có một công trình mẫu, trong công trình có một số công tác cần được gộp lại thành một nhóm công tác. Đầu tiên ta cần chèn dòng trên các công tác đó, bằng cách click chuột phải và chọn “Chèn dòng” hoặc ta có thể nhấn phím “Insert” trên bàn phím.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 38 Sau khi chèn dòng, ta tiếp tục click phải vào dòng vừa được thêm vào và chọn

“Chèn nhóm (T*)”.

Ta điền tên của nhóm tại ô “Nội dung công việc”, cũng như đơn vị và khối lượng của nhóm, ta nhập vào ô tương ứng.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 39 Sau đó tiếp tục chèn dòng vào phía dưới các công tác cần thêm vào nhóm.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 40 Phần mềm đã đưa các công tác được chọn vào một nhóm và phân tích ra thành tiền của nhóm công tác đó.

Ta có thể đánh lại số thứ tự các công tác trong nhóm bằng cách vào “Tiện ích”

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 41 Ở sheet “Đơn giá chi tiết” hoặc “Dự thầu”, người dùng có thể tích vào ô “Gộp nhóm”.

Thì ở sheet “Đơn giá chi tiết”, các công tác trong nhóm đã được phân tích theo

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 42 Sheet “Dự thầu”, các công tác cũng đã được hiển thị bằng tên nhóm công tác.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 43

3.6. Hướng dẫn nhập giá thông báo 3.6.1. Nhập giá thông báo 3.6.1. Nhập giá thông báo

Giả sử ở bảng tiên lượng ta nhập một vài công tác với khối lượng bất kỳ.

Để nhập giá thông báo ta chuyển qua sheet giá thông báo.Có 2 cột, cột giá gốc và cột giá thông báo. Ta nhập giá hiện tại của vật liệu ở cột giá thông báo. Nếu giá thông báo cao hơn giá gốc thì giá đó sẽ hiện màu xanh ( mũi tên số 1 ), nếu giá thông báo thấp hơn giá gốc thì giá đó sẽ hiện màu đỏ ( mũi tên số 2).

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 44

3.6.2. Lưu giá vật liệu

Sau khi nhập giá thông báo, phần mềm cho phép người dùng lưu giá thông báo để sử dụng cho các công trình khác, nghĩa là khi lập dự toán cho các công trình khác mà giá vật liệu không thay đổi người dùng chỉ cần sử dụng tính năng “Lắp giá vật liệu”

mà không cần phải nhập lại giá vật liệu.

Để lưu giá vật liệu ta click chuột phải ở cột giá thông báo sau đó chọn “Lưu giá vật liệu”.

Xuất hiện cửa sổ “Lưu giá vật liệu”, ta click chọn <<Thêm bảng>>

Xuất hiện cửa sổ tạo bảng mới, ta đặt tên cho bảng mới, ví dụ ở đây ta đặt là “ GVL MOI” sau đó chọn <<Chấp nhận>>. Như vậy giá thông báo ta vừa nhập đã được lưu vào bảng “ GVL MOI”.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 45

3.6.3. Lắp giá vật liệu

Giả sử ta làm một công trình khác và cũng sử các vật liệu ở trên, bây giờ ta không cần nhập lại giá vật liệu nữa mà chỉ cần sử dụng tính năng “Lắp giá vật liệu”. Để lắp giá vật liệu ta click chuột phải vào cột giá thông báo chọn “Lắp giá vật liệu”.

Xuất hiện cửa sổ “Lắp giá vật liệu”, ta chọn “Lắp giá từ CSDL” ( mũi tên số 1). Tiếp theo ta chọn bảng giá vật liệu muốn lắp, ví dụ ở đây ta chọn là bảng “GVL MOI”.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 46 Sau đó ta chọn <<Chấp nhận>>.

Như ta thấy giá thông báo của vật liệu đã được lắp giá mới đúng với giá ta đã lưu ( mũi tên số 1).

Tương tự giá vật liệu ta cũng có thể sử dụng tính năng lưu và lắp giá đối với giá nhân công, ca máy ( mũi tên số 2).

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 47

3.6.4. Lắp giá từ file Excel

Chọn tính năng “Lắp giá từ file Excel”.

Giả sử chúng ta có một file excel công trình, ta hướng đường dẫn tới file excel đó và click <<Open>>.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 48 Chương trình xuất hiện bảng “Import giá thông báo”.

Tiếp theo phần mềm sẽ yêu cầu nhập tên các cột tương ứng so với file excel. VD: Sheet đơn giá cần lấy là sheet “Giá TB”, Tên vật tư so với file excel là cột C và Đơn giá ứng với cột F.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 49 Đối với nhân công và máy thi công, chúng ta làm tương tự các bước trên.

Như vậy, Phần mềm Dự toán CT đã cập nhật dữ liệu từ file excel và đưa vào phần mềm.

3.6.5. Tính giá nhân công, ca máy

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 50 Xuất hiện cửa sổ “Tính giá NC, ca máy”. Ở “BẢNG 1. MỨC LƯƠNG, SỐ NGÀY LÀM VIỆC” ta nhập mức lương tối thiểu vùng, ví dụ ở đây ta nhập là 2.000.000 đồng/tháng.

Tiếp theo ta chúng xuống “BẢNG 3. ĐƠN GIÁ NHIÊN LIỆU, ĐIỆN ( TRƯỚC THUẾ VAT)” nhập giá nhiên liệu. Sau đó ta click vào “Cập nhật giá máy”, “Cập nhật giá NC” ( mũi tên số 1). Sau đó ta click vào <<Đóng>> ( mũi tên số 2).

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 51 Như ta thấy giá nhân công và giá máy đã được cập nhật mới ở cột giá thông báo.

3.7. Bảng Hao phí vật tư

Ở bảng này, chương trình đã tự động phân tích ra tất cả các hao phí vật tư theo đúng các biểu mẫu trong thông tư 04/2010/TT-BXD.

Đối với công trình nhiều hạng mục, thì phần mềm sẽ tự động hiển thị nhiều bảng cho mỗi hạng mục đó.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 52

3.8. Bảng Tổng hợp vật tư

Tổng khối lượng, thành tiền vật tư của công trình sẽ được hiển thị ở bảng tổng hợp vật tư và mỗi hạng mục sẽ có một bảng tổng hợp riêng.

VD: khối lượng và thành tiền của xi măng PCB30 ở mỗi công tác có sử dụng xi măng PCB30 trong hạng mục đã được tổng hợp lại trong nhóm vật liệu trong bảng tổng hợp của hạng mục đó.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 53

3.9. Hướng dẫn bảng Tổng hợp vật tư

Ở bảng tổng hợp vật tư, phần mềm tổng hợp tất cả các hao phí của tất cả các loại vật liệu, nhân công, ca máy của cả công trình.

Trong bảng tổng hợp vật tư, phần mềm hỗ trợ người dùng nhiều bảng khác nhau để người dùng có thể thuận tiện hơn trong khi sử dụng. Ví dụ như bảng khối lượng vật tư chỉ liệt kê các loại vật tư của công trình và khối lượng.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 54 Hoặc bảng giá gốc sẽ hiển thị giá gốc của vật tư cũng như thành tiền theo giá gốc.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 55

3.10. Hướng dẫn khai thác chức năng bảng tổng hợp kinh phí hạng mục

Bảng THKP hạng mục được xây dựng theo đúng TT 04/2010/TT-BXD do bộ xây dựng ban hành ngày 26/05/2010 về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ các thông tư cũ hơn như thông tư 09/2000, thông tư 04/2005.

Phần mềm cũng hỗ trợ bảng THKP hạng mục riêng cho ngành thủy lợi bằng cách là click chọn sang ô HEC.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 56 Một vấn đề khác là nhập hệ số chi phí xây lắp cho hạng mục, thì để nhập hệ số chi phí xây lắp ta click chuột vào dòng “Nhập hệ số chi phí xây lắp”, phần mềm sẽ hiện lên bảng “Hệ số chi phí xây lắp”, tại đây ta sẽ nhập hệ số riêng nhân công, hệ số riêng máy, các định mức của các chi phí như chi phí cung, chi phí trực tiếp,...

3.11. Bảng Tổng hợp chi phí xây dựng

Ở bảng này, phần mềm sẽ liệt kê tất cả các hạng mục của công trình và nêu cách tính, thành tiền trước thuế VAT, sau thuế. Và tổng cộng chung chi phí của cả công trình, bằng số và bằng chữ.

Tổng đài hỗ trợ 1900 6427 57

3.12. Bảng Tổng hợp kinh phí

Bảng tổng hợp kinh phí toàn công trình là bảng tổng hợp giá trị xây lắp của toàn bộ công trình. Dựa vào giá trị xây lắp này chương trình sẽ tự động tra cứu các hệ số như tỷ lệ thiết kế phí, chi phí ban quản lý dự án, lệ phí thẩm định dự án...Nhấn vào sheet

55

IV. DỰ THẦU

4.1. Bảng Đơn giá chi tiết

Sheet đơn giá chi tiết sẽ hiện bảng nêu chiết tính của từng mã công việc, mỗi một

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Dự toán CT (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)