Bài mới : Giới thiệu bài mới: Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thực dân Pháp suy yếu nghiêm trọng và bế tắc, để tìm cách đưa cuộc chiến ra khỏi thế bế tắc, Pháp cử
Trang 1Tu ần 28
Ng ày soạn: 10/3/2011
PPCT: Ti ết 37
Ng ày dạy: 12/3/2011
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954)
I Mục tiêu bài học :
1 Kiến thức
- Trình bày được nội dung của kế hoạch Na-va
- Trình bày được theo lược đồ các cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
- Trình bày được diễn biến chiến dịch dựa vào lược đồ, tranh ảnh
2 Tư tưởng :
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần tự hào dân tộc và tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết 3 nước Đông Dương
- Giáo dục các em lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng
3 Kĩ năng:
- Rèn cho kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày về chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định đánh giá các sự kiện lịch sử
II Thiết bị đồ dùng dạy học :
- Tranh ảnh về cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Tranh ảnh về Điện Biên Phủ
III Tiến trình dạy học
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang một giai đoạn mới
3 Bài mới :
Giới thiệu bài mới: Sau 8 năm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam thực dân Pháp suy yếu
nghiêm trọng và bế tắc, để tìm cách đưa cuộc chiến ra khỏi thế bế tắc, Pháp cử Na-va sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương và một kế hoạch mang tên Na-va ra đời, quân và dân ta đã làm gì để phá sản kế hoạch Na va của địch chúng ta cùng tìm hiểu bài 27
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ
HS làm việc cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
- Trình bày được nội dung của kế hoạch Na-va
* Tổ chức thực hiện.
- GV: Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược, lực lượng thực
dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: bị thiệt hại 39000 tên, vùng chiếm
đóng thu hẹp, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán ngày càng
I/ Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ
Trang 2sâu sắc Kinh tế xã hội nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn,
Pháp suy yếu rõ rệt, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông
Dương
- GV? Trước tình hình khó khăn như vậy Pháp có kế hoạch mới
gì ?
- HS: Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử sang làm Tổng chỉ
huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự
Na-va
- GV?Em hãy cho biết nội dung của kế hoạch quân sự Na-va?
- HS trả lời GV nhận xét và kết luận
GV nhấn mạnh: điểm mấu chốt nhất của kế hoạch quân sự
Na-va là giành lại quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường
và tập trung binh lực về Đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn
- GV phân tích khó khăn của ta trước kế hoạch Na-va: quân Pháp
sẽ rất mạnh, tương quan lực lượng sẽ bất lợi cho ta
Hoạt động 2: Tìm hiểu Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân
1953-1954
HS làm việc cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
- Trình bày được theo lược đồ các cuộc tiến công chiến lược
Đông – Xuân 1953 – 1954
* Tổ chức thực hiện.
- GV? Trước âm mưu và hành động của Pháp trong kế hoạch
Na-va, ta có chủ trương, kế hoạch gì ?
- HS: - Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng
họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta: Tập trung lực lượng
mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến
lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ
phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải
bị động phân tán lực lượng đối phó với ta
- GV? Phương châm chiến lược của ta là gì?
- HS: Phương châm: “Tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt”;
“Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”
- GV treo lược đồ cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953
– 1954 trên bảng và tường thuật diễn biến cuộc tiến công chiến
lược Đông - Xuân 1953-1954 trên lược đồ:
+ Thực hiện phương hướng chiến lược trên, tháng 12-1953, bộ
đội ta tiến công và giải phóng tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ),
- Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được
cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch quân sự Na-va (gồm 2 bước): + Bước 1: Thu - đông 1953 và Xuân
1954, giữ vững thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương
+ Bước 2: Từ Thu-đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kêt thúc chiến tranh
- Thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp xin tăng thêm viện trợ Mĩ, tăng thêm quân ở Đông Dương, tập trung quân
ở Đồng bằng Bắc Bộ gồm 44 tiểu đoàn
II/ Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ 1/ Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954
- Tháng 9-1953, Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng họp, đề ra phương hướng chiến lược của ta: Tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta
- Thực hiện phương hướng chiến lược trên, ta mở một loạt chiến dịch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương, buộc địch phải phân tán lực lượng ra 5 nơi:
+ Đồng bằng Bắc Bộ + Điện Biên Phủ
Trang 3Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến
nơi đây trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
+ Đầu tháng 12-1953, liên quân Lào-Việt mở cuộc tiến công
Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, buộc địch phải tăng cường lực
lượng cho Xê-nô, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân
thứ ba của Pháp.
+ Tháng 1-1954, liên quân Lào-Việt tiến công ở Thượng Lào,
giải phóng toàn tỉnh Phòng Xa-lì, buộc Pháp tăng quân cho
Luông Pha-bang, biến nơi đây trở thành nơi tập trung quân
thứ tư của Pháp
+ Tháng 2-1954, quân ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp
Plâycu, địch phải tăng cường lực lượng cho Plâycu, nơi đây trở
thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.
- GV: Như vậy địch từ Đồng bằng Bắc Bộ đã bị phân tán về
nhiều địa phương Việc bị phân tán như vậy làm cho lực lượng
địch như thế nào? (Lực lượng địch bị dàn mỏng và suy yếu);
Địch bị phân tán khỏi đồng Bằng Bắc Bộ cho ta thấy số phận
của kế hoạch Na-va sẽ như thế nào? (chứng tỏ kế hoạch Na-va
bước đầu bị phá sản)
- GV nhấn mạnh: Trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân
1953-1954 ta đã chủ động đánh địch, buộc chúng phải bị động
để đối phó với ta; chúng tập trung binh lực thì ta buộc chúng
phải phân tán lực lượng thành 5 nơi Điều đó chứng tỏ kế hoạch
Na-va bước đầu bị phá sản
Hoạt động 3: Tìm hiểu Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
HS làm việc cá nhân/cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
- Trình bày được diễn biến chiến dịch dựa vào lược đồ, tranh
ảnh
* Tổ chức thực hiện.
- GV giới thiệu kết hợp với chỉ bản đồ: Điện Biên Phủ là một
thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc, gần
biên giới với Lào, có vị trí chiến lược quan trọng
- Được Mĩ giúp đỡ, Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập
đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 16200 quân và vũ khí
hiện đại, được bố trí làm 49 cụm cứ điểm, chia thành 3 phân
khu: phân khu Trung tâm có sở chỉ huy và sân bay Mường
Thanh, phân khu Bắc và phân khu Nam Chúng cho rằng: Đây
là “pháo đài bất khả xâm phạm” và ngày 3-12-1953, chúng
quyết định giao chiến với ta tại Điện Biên Phủ.
- GV? Chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
- HS: dựa vào SGK trả lời.
- GV mở rộng: ta chuẩn bị cho chiến dịch với khẩu hiệu “Tất cả
+ Xê-nô (Trung Lào) + Luông Pha-bang (Thượng Lào) + Plâycu (Tây Nguyên)
=> Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi
2/ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
- Được sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp cho xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 49 cứ điểm, 3 phân khu
- Đầu tháng 12-1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở
Trang 4cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”, đã huy động 261.464 dân
công vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí Bộ đội ta từ
các hướng hành quân về Điện Biên Phủ thắt chặt vòng vây
- GV: Sử dụng lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ để trình bày
diễn biến hoặc gọi HS lên trình bày:
Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954 đến hết
ngày 7-5-1954, chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1 (13 đến 17/3/1954) quân ta tấn công Him Lam và toàn
bộ phân khu Bắc diệt gần 2000 tên địch, phá huỷ 26 máy bay
+ Đợt 2 (30/3 đến 26/4) quân ta tấn công các cứ điểm ở phân
khu Trung tâm, trận đấu diễn ra ác liệt ở đồi A1 và C1
+ Đợt 3 (1/5 đến 7/5) quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm
còn lại ở phân khu Trung tâm (Mường Thanh) và phân khu Nam
(Hồng Cúm) Lần lượt tiêu diệt các cứ điểm còn lại của địch,
Chiều 7-5 quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút
ngày 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của
địch ra đầu hàng và bị bắt sống
- GV: giới thiệu:
H.55: Bộ đội ta kéo pháo lên Điện Biên Phủ rất gian khổ H.56:
Chúng ta chiến thắng ở Điện Biên Phủ, lá cờ đỏ sao vàng chiến
thắng bay trên nóc hầm tướng Đờ Ca-xtơ-ri
- GV? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên
Phủ ?
- HS: Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16200 tên địch,
bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí và
phương tiện chiến tranh
Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc Pháp
phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương
- GV đọc bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên: Tinh thần chiến
đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch điện Điện Biên Phủ
điện thể hiện qua bài thơ:
“Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai
Băng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bão.
chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu
từ ngày 13-3-1954 đến hết ngày
7-5-1954, chia làm 3 đợt:
+ Đợt 1: quân ta tiến công tiêu diệt
cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc
+ Đợt 2: quân ta tiến công tiêu diệt
các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm
+ Đợt 3: quân ta đồng loạt tiến công
các cứ điểm còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam Chiều 7-5, tướng Đờ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham mưu của địch đầu hàng
- Kết quả: Ta đã loại khỏi vòng
chiến đấu 16200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh
- Ý nghĩa: Làm phá sản hoàn toàn kế
hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương
Trang 5Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân mình nhắm mắt còn ôm
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện
Và những chị, những anh, ngày đêm ra tiền tuyến
Mấy tầng mây gió lớn mưa to
Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan thịt nát
Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh.”
- GV minh họa:
Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ niên thiên sử vàng.
Trải qua 9 năm chiến đấu gian khổ, hy sinh ta loại khỏi vòng
chiến đấu hơn nửa triệu quân xâm lược Pháp, hàng ngàn xe quân
sự, hàng trăm máy bay tàu chiến, pháo các loại, Chính phủ Pháp
tiêu tốn vào cuộc chiến tranh này gần 3 ngàn tỉ Phơrăng; 2,6 tỉ
đôla viện trợ của Mĩ, 8 tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông
Dương thua trận, góp phần làm cho 20 lần nội các Pháp dựng lên
đổ xuống, nhưng cuối cùng chúng vẫn thất bại
4/ Củng cố:
- Em hãy cho biết nội dung của kế hoạch quân sự Na-va ?
- Trước âm mưu và hành động của Pháp trong kế hoạch Na-va, ta có chủ trương, kế
hoạch gì ?
- Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ bằng lược đồ ?
5/ Dặn dò: HS học thuộc bài cũ trước khi đến lớp
Trang 6
Tu ần 29
Ng ày soạn: 12/3/2011
PPCT: Ti ết 38
Ng ày dạy: 14/3/2011
XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953-1954) (tiếp theo)
I Mục tiêu bài học :
1 Kiến thức
- Trình bày được diễn biến Hội nghị ne-vơ về Đông Dương, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
2 Tư tưởng :
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần tự hào với chiến thắng lớn của dân tộc và tình đoàn kết dân tộc, đoàn kết 3 nước Đông Dương
- Đánh giá đúng công lao lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
3 Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ
II Thiết bị đồ dùng dạy học :
- Sưu tầm tranh ảnh về Hội nghị Giơ-ne-vơ
- Chuủan bị sơ đồ treo bảng về Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi để HS điền nội dung vào
III Tiến trình dạy học :
1 Ổn định lớp:
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán với ta trên bàn
thương lượng Hoàn cảnh nào dẫn đến cuộc đàm phán giữa ta và Pháp ? Kết quả và nội dung của hiệp Giơ-ne-vơ như thế nào? Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) ra sao ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn lại của bài 27
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm
dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
HS làm việc cá nhân/cả lớp
* Mức độ kiến thức cần đạt:
Trình bày được diễn biến Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông
Dương, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ
* Tổ chức thực hiện.
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục III và hỏi: Hội nghị
Giơ-ne-vơ diễn ra trong hoàn cảnh nào?
III/ Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (1954)
Trang 7- HS: trả lời GV nhận xét và kết luận
GV nhấn mạnh: ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống
Pháp chính phủ ta đã sẵn sang muốn giải quyết cuộc chiến
tranh ở Việt Nam bằng con đường thương lượng, chính vì
vậy ta đã nhân nhượng và kí với Pháp hiệp định sơ bộ và
Tạm ước Đến khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc và
quân Pháp bị thất bại, Pháp thấy cần phải rút khỏi cuộc
chiến tranh Đông Dương
- GV? Hội nghị Giơ-ne-vơ diễn ra như thế nào ?
+ Lập trường của Pháp như thế nào? (ngoan cố)
+ Lập trường của ta như thế nào?
(Lập trường của ta rất rõ ràng là chấm dứt chiến tranh trên
toàn cõi Đông Dương, giải quyết vấn đề quân sự và chính
trị cùng một lúc cho 3 nước Đông Dương trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của mỗi nước)
- GV? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- HS: Đọc nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ
(SGK)
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các
quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
+ Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình
trên toàn Đông Dương
+ Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới
quân sự tạm thời
+ Việt Nam tiến tới thống nhất cuộc tổng tuyển cử tự do
trong cả nước vào tháng 2-1956
- GV sử dụng lược đồ hành chính Việt Nam giới thiệu vĩ
tuyến 17 (sông Bến Hải - Cửa Tùng - Quảng Trị) ranh
giới chia đôi hai miền đất nước.
- GV liên hệ GDHS:Mặc dù âm mưu của chúng chia cắt
hai miền đất nước, nhưng hai miền vẫn luôn nhớ thương
nhau:
Sông Bến Hải bên bồi bên lở Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương
- GV? Việc kí hiệp định Giơ-ne-vơ có ý nghĩa gì ?
- HS: Với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết đã chấm dứt
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp
Mĩ ở Đông Dương Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi
nhận ccá quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông
Dương, buộc Pháp phải rút quân về nước; Miền Bắc hoàn
toàn giải phóng
- Ngày 8 – 5 – 1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương chính thức khai mạc Phái đoàn
ta do Phó Thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu
- Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị diễn ra gay gắt và phức tạp Ngày 21 – 7 – 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết
- Nội dung :
+ Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
+ Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
+ Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời
+ Việt Nam tiến tới thống nhất cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 2-1956
- Ý nghĩa: Với Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí
kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương Đây là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận ccá quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương, buộc Pháp phải rút quân về nước; Miền Bắc hoàn toàn giải phóng
IV/ Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
Trang 8Hoạt động 2: Tìm hiểu Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945-1954)
HS thảo luận nhóm
* Mức độ kiến thức cần đạt:
Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp
* Tổ chức thực hiện.
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm rút ra ý nghĩa lịch sử và
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp ?
- HS thảo luận 2 nhóm
- GV treo bảng phụ:
- GV cử đại diện nhóm 1 lên điền vào bảng phụ theo sơ
đồ sau:
Đại diện nhóm 2 điền vào sơ đồ
- GV liên hệ thực tế để giáo dục HS tinh thần đoàn kết…
- GV? Trong các nguyên nhân trên, theo em nguyên nhân
nào là quan trọng nhất ?
1/ Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta trong gần một thế kỉ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng,
cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
2/ Nguyên nhân thắng lợi
- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng mở rộng, có hậu phương vững chắc
- Tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, cùng các lực lượng tiến bộ khác
4/ Củng cố :
- Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương?
- Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)
5/ Dặn dò: Làm bài tập: Lập bảng niên biểu các sự kiện về thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân
ta trên các mặt trận quân sự ,chính trị , ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ tháng 12 /1946 đến tháng 7 /1954
Ý nghĩa lịch sử thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp Đối với trong nước Đối với thế giới
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Pháp
Trang 9Học thuộc bài cũ trước khi đến lớp, chuẩn bị trước bài "Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954- 1965)