Quản trị học: Phân tích sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp phương đông và phương tây Quản trị học: Phân tích sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp phương đông và phương tây Quản trị học: Phân tích sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp phương đông và phương tây Quản trị học: Phân tích sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp phương đông và phương tây
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP HCM
QUẢN TRỊ HỌC
CHỦ ĐỀ : PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BiỆT GiỮA VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Trang 2I-LỜI NÓI ĐẦU
Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, sau sự thành công rực rỡ của các công ty Nhật Bản, các công ty Mỹ bắt đầu quan tâm đến văn hoá doanh nghiệp, vốn được coi là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến của các công ty Nhật Bản trên khắp thếgiới Đầu thập kỷ 90, người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về văn hoá doanh nghiệp, những tác động to lớn của văn hoá đối với sự Phát triển của một doanh nghiệp Trong những năm gần đây, khái niệm văn hoá doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề văn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp
Do đặc trưng của nền văn hóa phương Đông và phương Tây nên văn hóa doanh
nghiệp cũng có sự khác biệt Bài tiểu luận này giúp hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp phương Đông và phương Tây
Trang 3II.KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/KHÁI NIỆM:
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốtquá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quanniệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trongviệc theo đuổi và thực hiện các mục đích
Ngoài việc làm ăn tìm kiếm lợi nhuận, các thành viên trong doanh nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công
sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuần Như vậy, đa số các thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thời gian dài Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, học tập, rèn luyện, làm việc… Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần đã trở thành các chuẩn mực làm việc tại nơi công sở và được gọi là văn hóa doanh nghiệp
2/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Quan niệm coi Doanh nghiệp là một nền văn hóa phát triển từ những năm
1970, từ khi nước Nhật vươn lên thành một cường quốc kinh tế lớn Mặc dù các nhà lý luận vẫn còn chưa nhất trí trong sự thay đổi của nước Nhật, song tất cả đều cho rằng nền văn hóa , đặc biệt là lối sống đã giữ vai trò hàng đầu Những đổi thay trong cán cân quyền lực thế giới và xu thế quốc tế hóa đã làm nổi bật sự cần thiết phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa văn hóa, đời sống văn hóa, và đời sống doanh nghiệp Những yếu tố cơ bản của quan điểm này là:
Doanh nghiệp bản thân nó là một hiện tượng văn hóa vói hệ thống nhận thức, những giá trị, những chuẩn mực những nghi lễ hằng ngày, những điều cấm kị của mình Văn hóa là “xi măng chuẩn” gắn kết các bộ phận và con người của doanh
Trang 4nghiêp thành một khối thống nhất, làm tăng cường khả năng phói hợp để đạt mục đính chung.
Văn hóa doanh nghiệp là sự kế thừa các giá trị trong quá khứ , là sự sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai Điều này khẳng định vai trò của truyền thống, sự sáng tạo của con người trong hiện tại, và vai trò của quản lý chiến lược để đạt đến giai đoạn phát triển cao trong môi trường luôn biến động
Văn hóa có những điểm khác nhau giữa các xã hội, các Doanh nghiệp , tạo nên bản sắc cho mỗi nền văn hóa Lĩnh hội những ưu điểm của các nền văn hóa khác nhau trong điều kiện phát huy bản sắc văn hóa của mình là con đường dẫn đến sự tiến bộ của các tổ chức
5YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Trình độ văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các nhóm yếu tố nền tảng, các hoạt động văn hóa và các giá trị văn hóa do các thành viên trong doanh nghiệp xây dựng và phát triển, đã được chính các thành viên trong doanh nghiệp và các khách hàng chấp nhận là phù hợp với các chuẩn mực của văn hóa xã hội
(1) Các yếu tố hữu hình
Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa doanh nghiệp, người ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa Tới thăm một doanh nghiệp có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch sự… nhiều người có thể có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa doanh nghiệp này có thể ở mức cao
(2) Chất lượng ban lãnh đạo và nhân viên
Trang 5Hình thức cũng quan trọng, nhưng nội dung mới là cái quyết định văn hóa Có nhiều doanh nghiệp không có trụ sở to, chưa biết làm PR hay quảng cáo, nhưng đội ngũ lãnh đạo và đa số nhân viên lại có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đa số sống và làm việc theo pháp luật, theo nội quy và các chuẩn mực của văn hóa Việt Nam Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bởi đa số các cá nhân trong doanh nghiệp Cho nên, chất lượng ban lãnh đạo doanh nghiệp và các nhân viên chủ chốt đóng vai trò quan trọng nhất trong việc định hướng và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.
Nếu ai đó trong ban lãnh đạo tối cao như chủ tịch hay tổng giám đốc là người thiếu các phẩm chất của nhà lãnh đạo như thiếu hiểu biết, thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, có hành vi ứng xử thiếu văn hóa… thì rất khó có thể lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa tiên tiến Có lẽ đa số nhân viên đều có cảm nhận
là không muốn làm việc cho các doanh nghiệpkiểu này Thậm chí, quan trọng hơn,
là các khách hàng có văn hóa cũng không muốn làm ăn với các ông chủ ở dạng này
Người xưa thường dùng câu “chủ nào, tôi ấy” để lấy tiêu chuẩn đạo đức hay vănhóa của người làm thuê trung thành mà miêu tả về nhân cách của ông chủ Ngày nay, phần lớn các quan hệ lao động trên thế giới đều bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ, mặc dù ở mức độ ít hay nhiều, vẫn còn có nơi có lao động cưỡng bức và lao động bóc lột Nhưng câu nói này vẫn có ý nghĩa triết lý vì nó phản ánh mức độ tác động nhất định của văn hóa ông chủ tới văn hóa của các nhân viên trong cùng một doanh nghiệp Chính vì vậy mà gần đây các diễn đàn thường bàn nhiều về văn hóadoanh nhân và danh hiệu doanh nhân văn hóa Về cơ bản các khái niệm này cũng dựa trên các cơ sở lý luận về văn hóa cá nhân trong văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cộng đồng xã hội
(3) Các quy định về văn hóa
Trang 6Không cần biết định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì thì doanh nghiệp nào cũng có các yếu tố văn hóa DN một cách tự nhiên ở các mức độ khác nhau Chắc chắn ban lãnh đạo DN nào cũng đều quan tâm tới văn phòng, nhà máy và không gian làm việc cho mọi nhân viên DN nào mà chẳng có điều lệ, các quy định, nội quy… ban hành bằng văn bản, phổ biến cho các phòng ban thực thi Đây là đòi hỏibắt buộc của xã hội cũng như của luật pháp đối với hoạt động của DN, để đảm bảorằng DN kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trường, tôn trọng thuần phong mỹ tục quốc gia…Đạo đức kinh doanh
Giá trị theo đuổi
Niềm tin
Thái độ ứng xử
Hành vi giao tiếp
(4)Các quy ước chưa thành văn
Theo quan sát của tác giả, đa số các DNVN đều có các quy ước không thành văn và chưa thể cho thành văn quy định về các hoạt động văn hóa Có lẽ do các quan niệm đạo đức và tồn tại xã hội có mâu thuẫn mà có nhiều điều khó lý giải đúng sai Vì vậy, trong gia đình, xã hội hay DN vẫn có những quy ước không thành văn về nhiều công việc như: Thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong các dịp lễtết; tặng quà và tặng tiền; không đồng tình với tình yêu công sở; người trẻ tuổi hơnthì đi pha trà cho cả phòng vào buổi sáng; uống trà và nói chuyện với nhau trong giờ giải lao…
Các quy ước không thành văn có ưu điểm là tế nhị và linh hoạt trong giao tiếp, nhưng cũng có nhược điểm là tạo ra các khoảng cách nhất định và đôi khi là thói nịnh bợ cấp trên, dễ dẫn tới chạy chức, chạy quyền… Nếu chủ DN không có các
Trang 7tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ nhiệm thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.
(5)Sự tham gia của ban lãnh đạo và nhân viên
Lãnh đạo tối cao doanh nghiệp như các vị chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc… mà không tham gia dẫn dắt các hoạt động văn hóa doanh nghiệp, không gương mẫu trong cả cuộc sống lẫn công việc, thì thật khó có thể duy trì và phát triển được các giá trị nền tảng của văn hóadoanh nghệp Lãnh đạo doanh nghiệp thấy nhân viên múa dạng khỏa thân trong hội diễn hay ca hát nhại lời tác phẩm nổi tiếng… mà không ngăn chặn ngay, thì văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp lâu năm có thể bị hủy hoại trong vòng vài ngày Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của chủ doanh nghiệp là rất quan trọng trong mọi vấn đề của quản trị doanh nghiệp kể cả việc quản lý văn hóa doanh nghiệp
Các hoạt động âm nhạc, thể thao, nghệ thuật… thể hiện trình độ hiểu biết và hưởng thụ văn hóa của các thành viên trong doanh nghiệp, nhưng không vì thế mà đánh giá quá cao chỉ số này trong nhóm yếu tố nội hàm của trình độ văn hóa doanh nghiệp Có doanh nghiệp không có điều kiện để tổ chức các sự kiện như thi hát, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao thường xuyên, không có đội bóng lớn… nhưng lại có các giá trị văn hóa rất cao ở các chỉ số khác Có doanh ngiệp tốn nhiều tiền của và thời gian cho các hoạt động nhằm quảng bá văn hóa và thương hiệu cho doanh nghiệp nhưng lại không nắm chắc các nội dung thể hiện, các quy ước về thuần phong mỹ tục của dân tộc và nhân loại, lại thiếu quản lý chặt chẽ, cho nên đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc, làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp
Trang 8III-THỰC TRẠNG
1/VĂN HÓA ĐÔNG – TÂY
Văn hóa phương Đông(nông nghiệp) Văn hóa phương Tây(du mục)
-Đất rộng người thưa
-Trọng tiền bạc-vật chất
-Đề cao tính sáng tạo khoa học
-Hướng đến tương lai
Từ những so sánh ban đầu trên ta có thẻ hình dung được phần nào văn hóa
doanh nghiệp phương Đông và văn hóa doanh nghiệp phương Tây khác nhau như thế nào
Bước vào một công ty ở Trung Quốc hình tượng đầu tiên mà chúng ta thấy được
là hình ảnh hai chú lân ( hay sư tử) ngư ở cửa ra vào đó là niềm tin thần bí Và
chúng ta cũng thường xuyên nhắc đến yếu tố “phong thủy” cung như là yếu tố đầutiên người chủ doanh nghiệp nghĩ đến khi thành lập cơ sở doanh nghiệp của
mình.Còn khi bước vào doanh nghiệp phương Tây chúng ta thấu sự bố trí bàn ghế
có phần bừa bộn, thường là bộ phận này lẫn lộn vào bộ phận khác.Điều đó chứng minh tính chất làm việc nhóm là không thể thiếu được trong các doanh nghiệp này mặc dù người phương Tây thì thích mình nổi bậc hơn người khác Hay khi chúng
ta quan sát thấy công ty có nhiều cửa và cây xanh thì chúng ta có thể thầm mừng
Trang 9rằng ông chủ là người rất thoáng, dễ gần Còn chúng ta nhận thấy sự tĩnh lặng thì
có thể chúng ta sẽ gặp khó khăn khi thể hiện ý tưởng mới
Một điều cũng dễ nhận thấy là sự khác nhau trong chiến lược phát triển doanh nghiệp của hai nền văn hóa này.Mỗi doanh nhân người Mỹ sẽ trăn trở xem điều gì
sẽ tạo nên sự đột phá trong thời gian tới Còn một ông chủ người Nhật sẽ cùng các nhà khoa học xem xét nghiên cứu sản phẩm mới của mình sao cho ngày càng hoànthiện về chất lượng và kiểu dáng Nói như vậy không có nghĩa các doanh nghiệp Châu Á không có sự sáng tạo mà ý nhấn mạnh tính chắc chắn trong cách làm ăn của họ
Có thể nói câu “thương trường như chiến trường” luôn đúng ở mọi lúc,mọi nơi nhưng có lẽ nó thể hiện rõ nhất trong văn hóa kinh doanh phương Tây.Chúng ta cónhững tập đoàn, công ty thành công với sự góp sức cuet chòng hoặc vơ, anh chị em.Thế nhưng đó là hình ảnh hiếm thấy ở thế giới phương Tây Họ cho rằng chínhnhững tình cảm cá nhân có thể cản trở công việc của họ nên càng tránh xa những mối quan hệ rang buộc đó thì càng tốt
Kinh nghiệm là không thể thiếu trong kinh doanh Khi một người đi phỏng vấn chắc chắn họ luôn quan tâm đến vấn đề này.Nếu như bạn nộp đơn vào một chức
vụ cao của bất kì một doanh nghiệp châu Á nào, bạn sẽ phải điền vào mục “số năm kinh nghiệm” Nhưng thủ tục có thể không thấy ở các doanh nghiệp Âu Mỹ.Họ luôn có những cách kiểm tra “kinh nghiệm” thực sự( ý chỉ tài năng ) của bạn Những bài toán hóc búa , những tình huống nan giải thường được các nhà tuyển dụng dùng cho các ứng viên
Còn một vấn đề chúng ta nên quan tâm nữa là khoảng cách giữa “chủ” và “tớ” trong công ty.Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ bằng những số liệu ở phần sau.Ở đây , với cái nhìn tổng quát thì có sự khác biệt rất lớn giữa hai nền văn hóa trong góc độ này.Một nhân viên nhất thiết phải cuối đầu chào cấp trên của mình dù ở bất
cứ đâu : công ty, trên đường,siêu thị,….Đặc biệt là ở các nước Đông Bắc Á như
Trang 10Hàn Quốc, Nhật Bản thì cấp trên cũng đồng nghĩa là “bề trên” của mình Một điềuđặc biệt là việc sử dụng bạo lực đối với cấp dưới của mình là một chuyện hết sức bình thường ở Hàn Quốc Còn ở phương Tây thì khoảng cách quyền lực đôi khi rấtmỏng manh, điều khiến họ quan tam không phải là địa vị của họ trong công ty cao đến mức nào mà là số tiền họ nhận được từ những gì họ nhận được là bao nhiêu Qua gốc độ này chúng ta cũng có thể thấy được khía cạnh khác nữa cũng lien quan đến văn hóa doanh nghiệp từ sự khác biệt gữa văn hóa Đông-Tây:coi sự trọng địa vị hay tiền bạc;sự bền vững trong công việc.
Nếu như một bạn nói rằng mình đi làm vì sở thích thì bạn hãy xem lại sự thật của vấn đề Mỗi chúng ta làm việc chỉ vì một trong hai thứ : tiền bạc và danh vọng.Một người có địa vị cao trong xã hội chưa chắc đã có thu nhập cao và ngược lại.Người Á Đông đặc biệt là người Trung Quốc thường thích có địa vị cao trong công ty hay trong xã hội Danh tiếng có thể lấp đi khoảng cách về tiền bạc?Điều này là không chắc chắn , và nó cũng vô cùng nguy hiểm khi người ta chọn con đường thăng tiến địa vị để mở đường cho việc mở rộng hầu bao.Nhưng một anh kĩ
sư người Mỹ sẽ luôn tự hào vì mình luon là người có mức lương ngất ngưỡng trong công ty Không hẳn là anh ta không màn đến vị trí của mình mà anh ta sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi anh ta chú tâm vào công việc kĩ thuật của mình nhiều hơn là vào công tác quản lí
Trong chính trị , ở Liên bang Xô Viết có một vị Thủ Tướng đã cống hiến đời mình cho ba đời Tổng Bí Thư, quả thật là một sự gắn bó lâu dài.Thế nhưng vấn đề đặt ra là những gì ông ta cống hiến cho đất nước có dày như khoảng thời gian đó không?Trong kinh doanh cũng vậy, có lúc bạn sẽ ngán ngẫm công việc của mình Tại sao chúng ta lại rang buộc mình vào công việc hiện tại mà không thử sức cùngnhững công việc khác Một hà kinh tế có kiến thức sâu rộng đang là giảng viên của một trường đại học danh tiếng có thể thành lập một công ty riêng ,nó hứa hẹn
sẽ là một bước đi không sợ hụt chân.Hay một doanh nhân có thể thử ình trong công tác giảng dạy.Anh ta có thể đúc két những kinh nghiệm thực tiễn thành
Trang 11những giáo trình sống động mà ít có sách giáo khoa nào cập nhập đầy đủ.Người châu Á có quan niệm gắn bó nghề nghiệp lâu dài , ổn định nhưng đối với một người Âu-Mỹ thì việc xin nghĩ làm giữa chừng là một điều bình thường.
Ngoài những khác biệt nói trên trong loại hình văn hóa còn có những khác biệt
về giới tính và khoảng cách quyền lực Chúng ta có thể thấy một số thống kê sau inh họa sự khác biệt này
a)Chỉ tiêu mức độ khoảng cách quyền uy:
Nếu mức độ khoảng cách quyền uy càng ít thì càng thuận tiện cho sự trao đổi gữa cấp trên và cấp dưới, thong tin “lên-xuống” sẽ tốt.Hơn nữa nhà quản lí khi ra quyết định sẽ chú ý tham khảo ý kiến cấp dưới như vậy thời gian ra quyết định chậm nhưng thi hành lại thuận lợi Ngược lại khoảng cách quyền uy lớn thì cấp dưới thường thụ động
Tên nước PDI Tên nước PDI
Trung Quốc 80 Malaysia 104
PDI:Chỉ số đánh giá khoảng cách quyền uy của các nước được lựa chọn nghiên
cứu(Nguồn:ITIM –Culture and Management consultants)
Việt Nam được đánh giá là nước có chỉ số quyền uy khá lớn với số liệu định lượng là 70 và về định tính có thể thấy do Việt Nam mới thoát khỏi ách thực dân phong kiến hơn nửa thế kỉ,tàn dư của nó vẫn còn trong thói quen , nếp nghĩ Ví dụngày nay vẫn còn nhiều người ôm mộng làm quan.Ông quan được xem là con người danh giá, quyền uy nhất trong xã hội.Quan ở những nước mới công nghiệp hóa thường có nhiều quyền và có xu hướng tập trung quyền lực Đặc điểm này có
Trang 12thể sẽ là trở ngại khi muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo hướng huy động
sự tham gia của mọi thành viên
b)Chỉ tiêu mức độ quan hệ giữa cá nhân và quyền hành
Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau.Nước Mỹ đứng đầu trong các nước đề cao giá trị cá nhân Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng.Đặc biệt trong chiến tranh , trong chóng
lũ lụt,…sự đoàn kết cộng đồng được coi là giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam Trong nền văn hóa này mỗi con người đều thuộc một cộng đồng ( gia đình, dòng họ , làng xã, cơ quan,…) Chẳng hạn người con trai lấy vợ là lấy theo tiêu chuẩn của gia đình, dòng họ
Tên nước IDV Tên nước IDV
Trung Quốc 20 Malaysia 26
Môi trường văn hóa đề cao cái cộng đồng sẽ khiến các thành viên trong doanh nghiệp trước khi nghĩ gì , làm gì thường phài trông trước trông sau để cái mình nói, cái việc mình làm không khác với mọi người Do đó những người có cá tính,