Khi lập báo cáo tài chính, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, kế toán phải đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu hoặc số tiền ước
Trang 1MỤC LỤC
I Khái quát chung 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Đặc điểm 2
1.3 Phân loại hợp đồng kỳ hạn 3
II Nguyên tắc hạch toán 3
2.1 Nguyên tắc hạch toán chung với công cụ phái sinh 3
2.2 Nguyên tắc hạch toán hợp đồng kỳ hạn 4
III Phương pháp hạch toán 5
3.1 Kế toán bên mua của hợp đồng 5
3.1.1 Hợp đồng kỳ hạn cho mục đích kinh doanh 5
3.1.2 Hợp đồng kỳ hạn với mục đích phòng ngừa rủi ro 11
3.2 Bên bán của hợp đồng kỳ hạn 11
3.3 Bài tập vận dụng 14
Trang 2HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
I Khái quát chung
1.1 Khái niệm.
A forward contract is an agreement between two counterparties - a buyer and seller The buyer agrees to buy an underlying asset from the other party (the seller) The delivery of the asset occurs at a later time, but the price is determined at the time of purchase
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ tài chính phái sinh Hợp đồng kì hạn là một
thoả thuận giữa hai bên mua và bán Bên mua đồng ý mua để một tài sản cơ sở từ bên bán Chuyển giao tài sản diễn ra tại một thời điểm tương lai nhưng giá trị được xác định tại thời điểm mua Do vậy, trong loại hợp đồng này, ngày kí kết và ngày giao hàng là hoàn toàn tách biệt nhau
Bản chất
Là hợp đồng cho phép chủ thể hợp đồng mua bán một loại tài sản, hàng hóa tại mức giá
đã được thỏa thuận trước đó với thời điểm thực hiện trong tương lai
- Là hợp đồng ký kết giữa hai bên
- Hàng hóa trao đổi đa dạng không có tiêu chuẩn
- Thanh toán tại một ngày trong tương lai và không được tất toán trước ngày đó
- Có thể thanh toán tiền thuần hoặc chuyển giao cơ sở
Ví dụ: Doanh nghiệp A ký kết với ngân hàng mua một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ với giá 50000Euro với giá 27.067 VNĐ/Euro, tất toán vào ngày 31/3/2014
Là hợp đồng ký kết giưa hai bên là DN A và Ngân hàng
Hàng hóa được trao đổi ở đây là tiền Euro nhưng trong trường hợp khác có thể là tiền USD hoặc lương thực hoặc máy móc…
Hợp đồng này chỉ được tất toán vào ngày 31/3/2014 không được tất toán trước thời hạn
Trang 3 Khi tất toán, DN A có thể chuyển giao ngoại tệ Euro hoặc chỉ thanh toán phần chênh lệch giữa giá tại thời điểm mua với giá tại thời điểm đáo hạn
Do tính chất linh hoạt của hợp đồng kỳ hạn (HĐKH), các điều khoản về giá trị và loại hàng hóa, thời gian thực hiện có thể do người bán và người mua tự thỏa thuận để xác định, HĐKH có thể được phân chia theo cách khác nhau:
Theo tài sản sơ sở, HĐKH có thể được phân loại thành:
o HĐKH hàng hóa với hàng hóa được trao đổi có thể là cà phê, ngũ cốc, sữa, ngô,…
o HĐKH chứng khoán: Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu, cổ phiếu
o HĐKH tiền tệ: Hợp đồng kỳ hạn mua bán ngoại tệ, tỷ giá,
Theo điều khoản về điều khoản của hợp đồng (theo chiến lược của doạnh nghiệp)
bán hàng hóa thực, người mua và người bán sẽ đồng thời thỏa thuận về khối lượng mua
và mức giá xác định của loại hàng hóa trong hợp đồng
HĐKH giá cố định sẽ bao gồm các thỏa thuận để:
- Mua và bán một sản phẩm cụ thể
- Tại một thời điểm cụ thể
- Tại một mức giá cụ thể và định trước
- Thanh toán tại thời điểm giao hàng
Ưu điểm: Loại hợp đồng này không làm phát sinh chi phí khởi đầu và làm giảm tối đa rủi
ro về giá do giá mua và giá bán đã được định trước
N
hược điểm : Hợp đồng loại này là làm giảm khả năng tận dụng biến động giá trong tương lai ngay cả khi có lợi Đồng thời, do cố định cả khối lượng hàng hóa trao đổi, việc găm giữ hàng hóa để bán tại các thời điểm khác nhau cũng không thể thực hiện HĐKH loại này vẫn làm xuất hiện rủi ro thanh toán
bên ký kết thỏa thuận giao hàng tại một thời điểm trong tương lai Nếu tại thời điểm thực
Trang 4hiện hợp đồng, mức giá thị trường hiện hành cao hơn mức giá sàn trước đó thì người bán sẽ có lợi vì bán được giá cao hơn Ngược lại, người bán sẽ được bảo vệ nếu mức giá thị trường thấp hơn mức giá sàn do giá thực hiện sẽ là giá sàn
Ưu điểm: Có thể đảm bảo việc bán hàng kỳ hạn với một mức giá tối thiểu nhưng vẫn có
cơ hộitận dụng được các biến động giá có lợi
Nhược điểm:
- Chưa giải quyết được các rủi ro cơ bản (rủi ro thanh toán,…)
- Có thể sẽ làm nảy sinh các chi phí ban đầu nếu thương nhân không tham dự một chương trình chứng chỉ như Fairtrade
đưa ra định giá linh hoạt vào hợp đồng, theo đó người bán và người mua được phép định giá hợp đồng (dựa trên mức giá quốc tế và chênh lệch giá) tại một thời điểm mà họ lựa chọn (trong khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng đến trước khi giao hàng)
Một hợp đồng định giá sau theo giá chào bán của người bán cho phép doanh nghiệp theo sát mức giá của thị trường và chọn mức giá theo họ là có lợi nhất
định sau nhưng thời gian kết nối người bán với người mua sẽ dài hơn
* Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn hàng hóa
Vào ngày 29/4/2010, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B:
- 1 tấn gạo 5% tấm
- Giao hàng sau 3 tháng (kỳ hạn 3 tháng), ngày đáo hạn 29/7/2010
- Với giá kỳ hạn là 480 USD/tấn
B được gọi là người bán kỳ hạn và A là người mua kỳ hạn
Tại thời điểm đáo hạn (sau 3 tháng), cho dù giá gạo trên thị trường là bao nhiêu đi nữa thì:
- B phải bán cho A 1 tấn gạo với giá 480 USD, và
- A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó
* Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu
Trang 5Vào ngày 1/4, Khách hàng A đang sở hữu một số lượng cổ phiếu FPT với giá trị
trên thị trường là 100 triệu đồng Ông A muốn bán toàn bộ số cổ phiếu này trong 6 tháng nữa Lúc này, ông A có thể tham gia vào 1 hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu với ông B, giá trị
100 triệu, thời hạn 6 tháng, ngày đáo hạn 1/10, giá kỳ hạn là 125 triệu đồng
Đến ngày đáo hạn 1/10, dù cho giá cổ phiếu FPT trên thị trường có tăng hay giảm mức độ nào đi chăng nữa, ông A phải bán cho ông B số lượng cổ phiếu đó với giá 125 triệu, đồng thời ông B phải mua với giá 125 triệu
*Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn tiền tệ
Vào ngày 1/3, sau khi nghiên cứu và phân tích cơ hội đầu tư, tổng công ty A quyết định đầu tư 10 triệu Euro vào thị trường Italia, thông qua việc thành lập 1 chi nhánh ở Milan Số tiền này Tổng công ty cần phải chuyển vào ngân quỹ của chi nhanh Milan vào ngày 1/10 Hiện tại, trong ngân quỹ của tổng công ty A, tiền USD chiếm tỷ trọng và giá trị rất lớn, trong khi EUR thì chỉ chiếm một phần nhỏ, giá trị không đáng kể Do đó, công
ty A cần phải tiến hành đổi một phần ngân quỹ bằng USD của mình sang EUR
Công ty A sẽ có 2 giải pháp: hoặc là đợi chờ tỷ giá USD/EUR biến động trong quãng thời gian từ thời điểm hiện tại đến 1/10 rồi tiến hành đổi tiền vào ngày 1/10; hoặc sẽ tham gia vào 1 hợp đồng kỳ hạn ngoại hối
Sau khi phân tích, công ty A quyết định sẽ tham gia vào 1 bản hợp đồng kỳ hạn ngoại hối Vào ngày 1/4, công ty A ký bản hợp đồng kỳ hạn ngoại hối với ngân hàng Citigroup, giá trị là 10 triệu USD, thời hạn 6 tháng, ngày đáo hạn 1/10, tỷ giá kỳ hạn là 1 USD đổi 0.935 EUR
Đến ngày 1/10, dù cho tỷ giá thực tế giữa USD và EUR trên thị trường như thế nào
đi nữa, thì công ty A phải nhận 9,35 triệu EUR từ Citigroup, đồng thời, Citigroup cũng phải chuyển cho A 9.35 triệu EUR
Trang 6II.Nguyên tắc hạch toán
2.1 Nguyên tắc hạch toán chung với công cụ phái sinh
Công cụ tài chính phái sinh được sử dụng với mục đích phòng ngừa rủi ro và mục đích thương mại Khi kế toán công cụ tài phái sinh, doanh nghiệp phải căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tài chính phái sinh để áp dụng phương pháp kế toán một cách phù hợp
-Trường hợp doanh sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích thương mại, thì công cụ tài chính phái sinh được phân loại vào nhóm “ Tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” Doanh nghiệp phải ghi nhận ngay các khoản lãi, lỗ phát sinh từ việc thay đổi giá trị hợp lý của tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh váo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
-Trường hợp doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính phái sinh với mục đích phòng ngừa rủi ro thì doanh nghiệp phải áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro
Khi kế toán công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận riêng rẽ các khoản phải thu, phải trả liên quan đến công cụ tài chính phái sinh và các khoản thanh toán liên quan đến hợp đồng gốc Các khoản phải thu, phải trả phát sinh từ việc thanh toán hợp đồng gốc không được tính vào giá hợp lý tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh
Việc phân loại công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc mục đích phòng ngừa rủi ro được thực hiện tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực Doanh nghiệp phải kế toán công cụ tài chính phái sinh một cách nhất quán và không được phân loại lại lại công cụ tài chính phái sinh trong suốt thời gian hiệu lực của công cụ tài chính phái sinh trừ khi công cụ tài chính phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro không còn đáp ứng các điều kiện để áp dụng kế toán phòng ngừa rủi ro
Trang 7Tại thời điểm hợp đồng kì hạn có hiệu lực, cả bên mua và bên bán hợp đồng kì hạn căn cứ giá trị cam kết danh nghĩa của hợp đồng kỳ hạn đã kí kết để ghi nhận vào tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán
Khi lập báo cáo tài chính, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, kế toán phải đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu hoặc số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh và ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính
Khi thanh lý hợp đồng kì hạn, căn cứ vào mục đích nắm giữ, hình thức thanh toán
và loại giao dịch hợp đồng kì hạn giữa các bên, kế toán thực hiện theo những nguyên tắc sau:
-Trường hợp hợp đồng kì hạn nắm giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro, kế toán phải căn cứ vào hình thức thanh toán và loại giao dịch phái sinh để áp dụng phương pháp kế toán phù hợp
Trường hợp trên thanh toán trên cơ sở thuần( thanh toán khoản chênh lệch giữa số phải thu và phải trả, không bao gồm việc chuyển giao tài sản cơ sở), kế toán phải ghi nhận số tiền phải thu hoặc phải trả từ hợp đồng kì hạn, ghi giảm tài sản hoặc nợ phải trả phái sinh
và xóa sổ toàn bộ khoản chênh lệch đánh giá lại hợp đồng kì hạn
Trường hợp có sự chuyển giao hiện vật( tài sản cơ sở) giữa bên mua và bên bán hợp đồng kì hạn, kế toán phải áp dụng phương pháp kế toán riêng cho bên mua và bên bán đồng thời căn cứ vào loại giao dịch phái sinh để ghi nhận cho từng trường hợp cụ thể: Loại HĐKH Bên mua hợp đồng Bên bán hợp đồng
HĐKH Tiền
tệ
kế toán ghi nhận số ngoại tệ mua kì hạn theo tỷ giá thực tế giao ngay của ngoại tệ tại thời điểm thanh toán hợp đồng
kế toán ghi nhận số tiền thu được
từ việc bán ngoại tệ kì hạn theo tỷ giá hạn cam kết
HĐKH
hàng hóa
kế toán ghi nhận số hàng mua kì hạn theo giá trị thị trường của hàng hóa tại thời điểm thanh lý đáo hạn
kế toán ghi nhận doanh thu của số hàng bán kì hạn theo giá trị thị trường của hàng hóa tại thởi điểm
Trang 8hợp đồng đáo hạn hợp đồng kỳ hạn
- Khi giao dịch dự kiến đã xảy ra, kế toán kết chuyển khoản đánh giá lại hợp đồng kì hạn đang được ghi nhận trong phần vốn chủ sở hữu vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp với kì các khoản lãi vay được thanh toán hoặc hàng hóa được tiêu thụ
3.1.1 Hợp đồng kỳ hạn cho mục đích kinh doanh
a Khi ký kết hợp đồng
Tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn có hiệu lực, kế toán phản ánh giá trị cam kết danh nghĩa hợp đồng kỳ hạn bằng cách ghi đơn
Nợ TK Hợp đồng kỳ hạn – tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán
b Khi lập các báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, kế toán phải đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu hoặc số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh và ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Khi lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán đầu tiên : Kế toán phải ghi nhận giá trị hiện tại
của số tiền ước tính phải thu hoặc số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là tài sản phái sinh hoặc nợ phải trả phái sinh và ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
- Trường hợp hợp đồng kỳ hạn có lãi, kế toán ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu là tài sản phái sinh và ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK Hợp đồng kỳ hạn
Có TK Doanh thu hoạt động tài chính
- Trường hợp hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, kế toán ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả là nợ phải trả phái sinh và ghi nhận chi phí tài chính, ghi:
Trang 9Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Hợp đồng kỳ hạn
Khi lập báo cáo tài chính cho các kỳ kế toán tiếp theo: Kế toán phải đánh giá lại hợp đồng kỳ hạn đã ghi nhận từ kỳ trước theo nguyên tắc:
b1 – Trường hợp cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn có lãi:
- Trường hợp giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng cao hơn số đã ghi nhận đến cuối kỳ trước, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK Hợp đồng kỳ hạn
Có TK Doanh thu hoạt động tài chính
Ví dụ: Cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn có lãi, kế toán đã ghi nhận giá trị hiện tại của số
tiền ước tính phải thu là 1.000 triệu đồng Khi lập báo cáo tài chính kỳ này, giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là 1.200 triệu đồng, kế toán ghi nhận bổ sung 200 triệu đồng, ghi:
Nợ TK Hợp đồng kỳ hạn: 200 triệu
Có TK Doanh thu hoạt động tài chính: 200 triệu
- Trường hợp giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng thấp hơn số đã ghi nhận đến cuối kỳ trước, kế toán ghi giảm số đã ghi nhận từ các kỳ trước, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Hợp đồng kỳ hạn
Ví dụ: Cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn có lãi, kế toán đã ghi nhận giá trị hiện tại của số
tiền ước tính phải thu là 1.000 triệu đồng Khi lập báo cáo tài chính kỳ này, giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải thu từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là 700 triệu đồng, kế toán ghi giảm số lãi đã ghi nhận từ cuối kỳ trước, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính: 300 triệu
Có TK Hợp đồng kỳ hạn: 300 triệu
Trang 10- Trường hợp cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn có lãi nhưng cuối kỳ báo cáo hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, kế toán phải ghi giảm toàn bộ số lãi đã ghi nhận từ kỳ trước và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng
là chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Hợp đồng kỳ hạn
Ví dụ: Cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn lãi 300 triệu đồng (TK hợp đồng kỳ hạn có số dư
Nợ) Khi lập báo cáo tài chính kỳ này, hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là 200 triệu đồng,
kế toán ghi giảm toàn bộ số dư Nợ TK Hợp đồng kỳ hạn và ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính: 500 triệu
Có TK Hợp đồng kỳ hạn: 500 triệu Sau khi thực hiện bút toán, TK Hợp đồng kỳ hạn có số dư Có là 200 triệu đồng
b2 – Trường hợp cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn bị lỗ:
- Trường hợp giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng cao hơn số đã ghi nhận đến cuối kỳ trước, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch tăng, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính
Có TK Hợp đồng kỳ hạn
Ví dụ: Cuối kỳ trước hợp đồng kỳ hạn bị lỗ, kế toán đã ghi nhận giá trị hiện tại của số tiền
ước tính phải trả là 900 triệu đồng Khi lập báo cáo tài chính kỳ này, giá trị hiện tại của số tiền ước tính phải trả từ thời điểm báo cáo đến thời điểm đáo hạn hợp đồng là 1.000 triệu đồng, kế toán ghi nhận bổ sung 100 triệu đồng, ghi:
Nợ TK Chi phí tài chính: 100 triệu
Có TK Hợp đồng kỳ hạn: 100 triệu