Rủi ro trong phương pháp nhờ thu trong hợp đồng ngoại thương
Trang 1DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của quá trình giao lưu thương mại, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã có những bước tiến đáng kể Hiệu quả của thanh toán xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến các bên tham gia xuất nhập khẩu.
Thanh toán xuất nhập khẩu luôn chứa đựng những rủi ro và tranh chấp, những rủi ro và tranh chấp đó tỷ lệ thuận với sự hòa nhập ngày càng sâu rộng vào nền mậu dịch khu vực và quốc tế Những rủi ro này gây thiệt hại không nhỏ đến lợi ích của nền kinh tế nói chung và các bên tham gia nói riêng.
Do vậy, nhóm chúng em chọn đề tài tiểu luận : "Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu".
Mục đích của đề tài: Tìm hiểu về những rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và biện pháp quản trị rủi ro.
Nội dung của đề tài:
Chương I Tổng quan về công ty
Chương II Rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu Chương III Tình huống thực tế và biện pháp phòng ngừa Kết luận: Giải pháp chung cho phương thức thanh toán nhờ thu.
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 4
1.2 Tình hình tài chính của công ty 4
1.3 Thuận lợi và khó khăn của công ty 5
1.4 Định hướng phát triển của công ty 6
CHƯƠNG II: RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 2.1 Khái quát phương thức nhờ thu 7
Trang 4CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1> Tổng quan về công ty
1.1> Tình hình hoạt động kinh doanh
Tên giao dịch quốc tế:
IMPORT-EXPORT PRODUCTION AND TRADING CORPORATION
Trụ sở chính: Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: 8583672 - 8584278
Fax: 84(4)8585009
Đặc điểm công ty:
Công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu Prosimex là một đơn vị hạch toán độc lập về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền tại Việt Nam và ngoại tệ ở ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch.
Lĩnh vực hoạt động chính cuả công ty là xuất khẩu.
Ngành nghề kinh doanh:
Xuất,nhập khẩu cafe.
Mặt hàng café mà công ty kinh doanh là café nhân, café Arabica và Robusta + Thị trường đầu ra: Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức, Anh, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASIAN.
Doanh thu hằng năm và tốc độ phát triển:
Doanh số bình quân đạt 1.500 tỷ đồng/năm.
1.2>Tình hình tài chính của công ty:
Trong những năm vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng liên tục, cụ thể:
Trang 5Lợi nhuận hằng năm:
-Là doanh nghiệp nhà nước, công ty được nhà nước đầu tư về vốn như vốn cố định, vốn lưu động và cho vay vốn ngắn hạn, dài hạn khi hoạt động kinh doanh.
-Mặt hàng café xuất khẩu đang được sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong chiến lược phát triển hướng ra xuất khẩu.
- Việt Nam đã gia nhập tổ chức café quốc tế và hiệp hội các nước xuất khẩu café do đó có điều kiện tăng khả năng trao đổi thông tin thị trường, giá cả, kinh nghiệm.
Về chủ quan:
- Công ty đã phát triển được một hệ thống thị trường tiêu thụ rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới Các thị trường nay có tiềm năng lớn và đang tiếp tục tăng trưởng về kim ngạch và sản lượng.
- Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu.
+ Khó khăn
- Sự biến động của thị trường café thế giới: trong những năm gần đây tình hình cung cầu, biến động về tài chính giá cả café trên thị trường biến động mạnh và phức tạp làm cho thị trường thế giới biến động mạnh và phức tạp làm cho công tác xuất khẩu trở nên khó khăn và rủi ro cao hơn.
- Khó khăn về vốn: Cơ cấu về vốn chưa hợp lý và vốn còn thấp nên đôi khi chưa đảm bảo về vốn cho việc thu mua.
-Về công tác thu mua : Giá cà phê đầu vào còn đắt
Trang 61.4> Định hướng phát triển của công ty:
- Đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh để gia tăng khả năng chống đỡ rủi ro cũng như những biến động bất lợi của thị trường.
- Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh, tìm thêm đối tác hợp tác sản xuất cũng nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Mở rộng thị trường trong và ngoài nước phục vụ cho việc xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
-Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty với những mặt hàng chiến lược là thủ công mỹ nghệ và nông sản Từng bước mở rộng mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm những thị trường mới cho những mặt hàng này.
Trang 7Nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ tiến hành lập hối phiếu gửi đến ngân hàng thu hộ tiền ghi trên hối phiếu
Có 2 loại: Nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
b Đặc điểm:
- Căn cứ nhờ thu là chứng từ không phải hợp đồng - Vai trò của ngân hàng chỉ là người trung gian.
- Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi giao hàng sẽ chuyển toàn bộ bộ chứng từ hàng hóa cho người mua nhận hàng Sau đó người bán kí phát hối phiếu và nhờ nhân hàng thu hộ tiền ở người mua.
Trang 82.2.1.2 Qui trình nghiệp vụ:
Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương thường được kí kết giữa người mua
và người bán Đến thời hạn giao hàng qui định, người bán tiến hành giao hàng, sau đó người bán lập bộ chứng từ hàng hóa và chuyển cho người mua nhận hàng.
Bước 2: Sau đó, người bán lập hối phiếu và gởi cho ngân hàng phục vụ mình
nhờ Ngân hàng thu hộ tiền của người mua.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người bán sau khi nhận được yêu cầu nhờ thu hộ ở
người bán nếu đồng ý thì tiến hành lập chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu gởi cho ngân hàng phục vụ người mua nhờ thu tiền hàng người mua.
Bước 4: Ngân hàng bên mua sau khi nhận được hối phiếu và chỉ thị nhờ thu từ
ngân hàng người bán thì tiến hành ra thông báo nhờ thu kèm theo hối phiếu chuyển đến người mua để yêu cầu thanh toán tiền.
Bước 5: Người mua sau khi nhận được thông báo nhờ thu và hối phiếu do ngân
hàng của mình chuyển đến Nếu người mua đồng ý trả tiền cho người bán thì ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản của mình để trả Nếu không trả tiền thì gởi trả hối phiếu cho ngân hàng phục vụ mình trả cho người bán thông qua ngân hàng bên bán.
Bước 6: Ngân hàng bên mua tiến hành trả tiền cho người bán thông qua ngân
hàng bên bán hoặc hối phiếu bị từ chối thanh toán cho người bán.
Bước 7: Ngân hàng bên bán chuyển tiền/hối phiếu bị từ chối cho bên bán.
2.2.1.3 Ưu, nhược điểm của phương thức nhờ thu trơn:
Trang 9- Không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần mà thôi.
2.2.1.4 Rủi ro từ phương thức nhờ thu trơn
a Rủi ro phía nhà xuất khẩu:
- Trong phương thức thanh toán nhờ thu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng người bán không thể khống chế người nhập khẩu được.
- Phương pháp nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau Người mua có thể nhân hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc châm trễ trong thanh toán
- Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán.
- Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không thanh toán, nước nhập khẩu không cho phép chuyển hàng về, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro mất tiền và hàng.
- Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không trả tiền, nhà xuất khẩu phải đi nhận lại hàng về gây tốn chi phí vận chuyển bảo quản hàng hóa cho phía nhà xuất khẩu.
- Nhà nhập khẩu nhận hàng, đồng ý thanh toán nhưng luật lệ nước xuất khẩu không cho phép chuyển tiền vì vậy nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro mất tiền và hàng.
b Rủi ro phía nhà nhập khẩu:
- Hàng hóa giao nhận không đúng qui cách phẩm chất, mẫu mã như trong hợp đồng đã kí vì vậy nhà nhập khẩu không chấp nhận hàng điều này có thể gây tốn chi phí đàm phán kí kết hợp đồng, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của phía nhập khẩu.
2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ:
2.2.2.1 Khái niệm:
- Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi giao hàng cho người mua sẽ tiến hành kí phát hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở người mua với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền sẽ chuyển bộ chứng từ để người mua nhận hàng Ngược lại, nếu người mua không trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền thì ngân hàng phải trả lại bộ chứng từ cho người bán.
Trang 102.2.2.2 Qui trình nghiệp vụ:
Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương được kí kết đến thời hạn giao hàng
người bán tiến hành giao hàng cho người mua.
Bước 2: Người bán hoàn tất bộ chứng từ hàng hóa và kí phát hối phiếu nhờ
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng ở người mua Tùy theo hình thức thu hối phiếu kí phát có thể là:
Trả tiền đổi chứng từ - Nhờ thu trả ngay (D/P) : Người bán kí phát hối phiếu trả ngay Người mua muốn nhận hàng phải yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền chuyển trả cho người bán mới được ngân hàng chuyển giao Bộ chứng từ nhận hàng.
Chấp nhận trả tiền đổi chứng từ - Nhờ thu có thời hạn : Nhờ thu trả chậm (D/A) – Người mua muốn nhận hàng phải kí chấp nhận lên hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản riêng mới được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng Thanh toán sẽ được thực hiện khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
Bước 3: Ngân hàng phục vụ người bán sẽ gởi bộ chứng từ, hối phiếu, và chỉ thị
nhờ thu sang ngân hàng người mua để nhờ thu hộ tiền hàng.
Bước 4: Ngân hàng bên mua tiến hành lập thông báo nhờ thu, kèm theo hối
phiếu gởi đến người mua đòi tiền người mua với điều kiện nếu người mua đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì chuyển giao chứng từ cho người mua nhận hàng, nếu không đồng ý trả tiền hoặc không chấp nhận trả tiền thì phải nói rõ lý do tại sao không chấp nhận.
Bước 5: Khi người mua nhận được thông báo nhờ thu từ ngân hàng phục vụ
mình chuyển đến Có 2 trường hợp: Ngân hàng phục vụ
người bán Ngân hàng phục vụ người mua
Người bán (1) Người mua
Trang 11 Đồng ý nhận hàng và trả tiền (D/P) người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền trả cho người bán.
Đồng ý nhận hàng và chấp nhận hối phiếu (D/A): Người mua kí chấp nhận lên hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bảng riêng và chuyển cho ngân hàng phục vụ mình và nhận chứng từ nhận hàng.
Nếu không đồng ý nhận hàng: Người mua phải nêu bằng văn bản lý do tại sao không chấp nhận cho ngân hàng để báo cáo cho người bán biết.
Bước 6: Ngân hàng bên mua chuyển tiền / hối phiếu chấp nhận trả tiền hoặc sự
từ chối của người mua cho ngân hàng bên bán.
Bước 7: Ngân hàng bên bán báo có/chuyển hối phiếu chấp nhận trả tiền hoặc
văn bản từ chối của bên mua cho người bán và chờ chỉ thị từ người bán.
2.2.2.3 Ưu, nhược điểm của phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ:
a Ưu điểm:
- So với L/C phương thức nhờ thu có chi phí thấp hơn.
- So với phương thức ghi sổ tốc độ thanh toán của phương thức nhờ thu nhanh hơn
- Giảm rủi ro cho nhà xuất khẩu vì chứng từ giao nhận hàng hóa chỉ được chuyển giao cho nhà nhập khẩu sau khi thanh toán tiền hàng hoặc kí hối phiếu chập nhận thanh toán.
b Nhược điểm:
- Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian không có tác dụng đôn đốc, giám sát và chịu trách nhiệm đối với việc thanh toán của phía nhập khẩu
2.2.2.4 Rủi ro từ phương thức nhờ thu kèm chứng từ:
a Rủi ro phía nhà xuất khẩu:
- Trường hợp ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài bằng cách trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán Vì lý do này, nhà xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thương mại
- Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào.
Trang 12Phương thức thanh toán D/A:
- Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không chấp nhận thanh toán, nhưng chính quyền nước NK không cho chuyển hàng về, nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro mất hàng, không nhận được tiền.
- Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không chấp nhận thanh toán, nhà xuất khẩu phải chuyển hàng về gây tốn chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu.
- Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán, nhưng đến hạn không thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu, nhà xuất khẩu không nhận được tiền như thỏa thuận, bị chiếm dụng vốn
- Nhà NK chấp nhận thanh toán nhưng chính phủ nước nhập khẩu không cho phép chuyển tiền, nhà xuất khẩu gặp rủi ro không nhận được tiền.
- Người nhập khẩu có thể bị phá sản trong thời gian chưa đến hạn thanh toán, trong trường hợp này, người xuất khẩu sẽ không bao giờ được thanh toán.
- Nên đối với người xuất khẩu, phương thức nhờ thu D/A rủi ro hơn.
Phương thức thanh toán D/P:
- Nhà nhập khẩu từ chối không nhận hàng, nhưng chính phủ nước nhập khẩu không cho chuyển hàng về, nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro mất hàng, không được thanh toán.
- Nhà nhập khẩu từ chối không nhận hàng, không chấp nhận thanh toán, nhà XK phải chuyển hàng về, tốn chi phí.
- Nhà nhập khẩu nhận hàng, nhưng chính phủ nước nhập khẩu không cho phép chuyển tiền thanh toán, nhà xuất khẩu gặp rủi ro mất hàng, mất tiền.
Đối với người xuất khẩu, phương thức nhờ thu D/A rủi ro hơn.b Rủi ro về phía nhà nhập khẩu:
- Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ có giả mạo hay sai sót hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ.
- Sau khi ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tòa nếu không thanh toán khi
Trang 13hối phiếu đến hạn Việc không thanh toán đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của nhà nhập khẩu.
Phương thức D/A
- Người nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận hối phiếu và đi nhận hàng và thanh toán sau theo kỳ hạn của hối phiểu Do vậy, người nhập khẩu có một khoảng thời gian nhất định để tìm nguồn vốn trả nợ cho người xuất khẩu Đây được xem là một hình thức cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
- Sau khi nhận được hàng, nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra chất lượng và số lượng hàng nhập về nên yên tâm hơn về số lượng và chất lượng hàng hóa.
Phương thức D/P
- Người nhập khẩu phải trả tiền ngay hoặc sau 3 ngày làm việc sau khi bộ chứng từ được xuất trình Do đó, nhà nhập khẩu có thể gặp rắc rối về vấn đề tài chính khi huy động vốn để thanh toán cho người xuất khẩu.
- Đây là phương thức trả tiền ngay, nhà nhập khẩu phải thanh toán tiền trước khi nhận được hàng, nếu hàng hóa không đúng chất lượng, số lượng hoặc hàng giả, kém chất lượng thì người nhập khẩu có thể gặp rủi ro khi người xuất khẩu cố ý không thực hiện đúng nghĩa vụ
- Nên đối với người nhập khẩu, D/P rủi ro hơn D/A
c Đối với ngân hàng nhờ thu:
- Nhìn chung ngân hàng nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán hay đã ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ Nếu không nhận được tiền từ ngân hàng thu hộ, thì ngân hàng nhờ thu sẽ chịu rủi ro tín dụng chứng từ nhà xuất khẩu.
Trang 14d Đối với ngân hàng thu hộ (ngân hàng xuất trình):
- Nếu ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải chịu rủi ro nếu nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận Mọi hâu quả phát sinh do có hành động trái với các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu thì ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm.
Trang 15CHƯƠNG III
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
3.1 TÌNH HUỐNG THỰC TẾ:
Công ty PROSIMEX kí hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cà phê nhân cho công ty HOOGLAND của Hà Lan Thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ trả sau (D/A), xuất khẩu theo giá FOB
a Thông tin về đối tác mà PROSIMEX có được:
+ Công ty HOOGLAND là một công ty có tư cách pháp nhân hoạt động ở Hà Lan.
+ Trụ sở chính đặt tại: 56/7 Kelvinmax- Amsterdam Hà Lan
+ Chuyên chế biến cà phê nhân thành cà phê thành phẩm và phân phối ra thị trường Hà Lan.
+ Có tài khoản tại ngân hàng RABOBANK Hà Lan + Là đối tác mới của công ty PROSIMEX.
+ Người trực tiếp tham gia giao dịch xuất khẩu là ông Hoogland Yarn- Tổng giám đốc công ty Hoogland
+ Công ty này đưa ra mức giá khá cao so với giá xuất khẩu mà PROSIMEX giao dịch với các công ty khác (2000USD/ tấn so với 1500USD/tấn bình thường) với yêu cầu sẽ thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ trả sau D/A
b Tình hình công ty PROSIMEX
+ Tình hình thu mua cà phê nhân của doanh nghiệp đang tiến triển thuận lợi Các thị trường thu mua đều diễn biến bình thường, không chịu những ảnh hưởng của thời tiết và các điều kiện khác.
+ Công ty mở tài khoản tại ngân hàng AgriBank, Việt Nam và sử dụng AgriBank làm ngân hàng phục vụ mình trong hợp đồng xuất khẩu này.
c Các rủi ro mà PROSIMEX có thể gặp phải:
- Ngân hàng RABOBANK vì muốn giữ mối quan hệ với công ty HOOGLAND nên chuyển bộ chứng từ cho công ty này trước khi công ty này chấp nhận thanh toán Khi đó, khả năng HOOGLAND không thanh toán nợ và việc PROSIMEX khiếu nại RABOBANK sẽ tốn nhiều chi phí và khó khăn.