1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÓM CÔNG CỤ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ GHI NHẬN

27 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 73,92 KB

Nội dung

Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần phần giá trị chênh

Trang 1

CÔNG C V N CH S H U Ụ VỐN CHỦ SỞ HỮU ỐN CHỦ SỞ HỮU Ủ SỞ HỮU Ở HỮU ỮU

NHÓM 2GV: HÀ PHƯƠNG DUNG

HÀ NỘI – 2014

Trang 2

MỤC LỤC

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CỤ VỐ CHỦ SỞ HỮU 2

1.1 Khái niệm công cụ VCSH: 2

1.2 Phân loại công cụ VCSH: 2

II CÁC NHÓM CÔNG CỤ VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ GHI NHẬN 2

2.1 CỔ PHIẾU THƯỜNG: 2

2.1.1 Theo chế độ kế toán Việt Nam 3

2.1.2 Theo thông lệ quốc tế 6

2.2 CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI: 9

2.2.1 Vấn đề chung về cổ phiếu ưu đãi: 9

2.2.2 Theo thông lệ quốc tế 11

2.2.3 Theo chế độ kế toán Việt Nam 14

2.3 CỔ PHIẾU QUỸ: 14

2.3.1 Vấn đề chung về cổ phiếu quỹ: 14

2.3.2 Theo thông lệ quốc tế: 15

2.3.3 Theo chế độ kế toán Việt Nam: 18

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 20

Trang 3

NHÓM 2 – ĐỀ TÀI 4:CÔNG CỤ VỐN CHỦ SỞ HỮU

I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CỤ VỐ CHỦ SỞ HỮU

1.1 Khái niệm công cụ VCSH:

Theo Business dictionary (từ điển kinh tế):

Công cụ VCSH là một bằng chứng pháp lý có hiệu lực thể hiện quyền làm chủ doanhnghiệp VD như quyền nắm giữ cổ phần

Theo Investopedia

Công cụ VCSH là một bằng chứng pháp lý về quyền sở hữu doanh nghiệp , CC VCSHthường được phát hành cho các cổ đông của công ty được sử dụng để huy động vốn chodoanh nghiệp Tuy nhiên khi phát hành CC VCSH , doanh nghiệp phải trả cổ tức cho cổđông dựa trên kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp

Theo IAS 32 và thông tư 210/2009/TT-BTC :

Công cụ tài chính được tổ chức phát hành trình bày là công cụ vốn chủ sở hữu khi công

cụ tài chính không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng để trả tiền hoặc tài sản tài chính chođơn vị khác hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo cácđiều kiện có thể bất lợi cho người phát hành Các công cụ tài chính không phải là công cụvốn chủ sở hữu được tổ chức phát hành trình bày là nợ phải trả

Công cụ Vốn chủ sở hữu (VCSH): Là hợp đồng chứng tỏ được những lợi ích còn lại về

tài sản của đơn vị sau khi trừ đi toàn bộ nghĩa vụ của đơn vị đó

1.2 Phân loại công cụ VCSH:

Công cụ vốn chủ sở hữu bao gồm:

Trang 4

2.1.1 Theo chế độ kế toán Việt Nam

a, Cơ sở đo lường cổ phiếu thường tại VN.

Các hình thức giá trị của Cổ phiếu thường.

- Mệnh giá: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà công ty cổ phần

ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu

 Mệnh giá CP thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của công ty

 Mệnh giá CP không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó khôngliên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó

 Mệnh giá CP chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếuthường lần đầu huy động vốn thành lập công ty

 Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu màCông ty phát hành ra

- Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên

cơ sở số liệu sổ sách kế toán của công ty

Trường hợp công ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu

thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá

trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu

thường đang lưu hành.

Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành Phần giá trị của cổ phiếu ưu đãi được tính theo mệnh giá hoặc giá mua lại tùy thuộc loại cổ phiếu ưu đãi công ty phát hành và cộng với phần cổ tức công ty còn khất lại chưa trả

cho cổ đông ưu đãi trong các kỳ trước đó (nếu có)

Giá trị kế toán

mỗi CP phổ thông

= Tổng tài sản - nợ phải trả - CP ưu đãi

Tổng số CP phổ thông đang lưu hành

Việc xem xét giá trị sổ sách, cho phép Cổ đông thấy được số giá trị tăng thêm của cổ

phiếu thường sau một thời gian công ty hoạt động so với số vốn góp ban đầu.

- Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện

trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị

trường Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không

do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống

nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó

Trang 5

Tóm lại, Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị

trường Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nóthường xuyên biến động.

b, Phương pháp hạch toán cổ phiếu thường tại Việt Nam

Tài khoản sử dụng

TÀI KHOẢN 411 - NGUỒN VỐN KINH DOANH chi tiết

- Tài khoản 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Tài khoản này phản ánh khoản vốn thực

đã đầu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn Đối với các công ty

cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá

Bên Nợ:

Nguồn vốn kinh doanh giảm do:

- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở hữu vốn;

- Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ (Đối với công ty cổ phần)

Bên Có:

Nguồn vốn kinh doanh tăng do:

- Các chủ sở hữu đầu tư vốn (Góp vốn ban đầu và góp vốn bổ sung);

- Phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá;

Ghi nhận

1 Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá cổphiếu, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Mệnh giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111) (Mệnh giá)

2 Khi nhận được tiền mua cổ phiếu của các cổ đông với giá phát hành cao hơn mệnh giá

cổ phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Giá phát hành)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (TK 4111) (Mệnh giá) và (TK 4112) (Chênhlệch lớn hơn giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu)

Trang 6

3 Khi trả vốn góp cổ phần cho các cổ đông, các bên tham gia liên doanh liên kết:

Nợ TK 411: Nguồn vốn kinh doanh

Có TK 111, 112: hình thức thanh toán

4 Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu để hủy bỏ ngay tại ngày mua lại:

a Nếu giá mua lại cao hơn mệnh giá:

Nợ TK 4111: Vốn đầu tư của CSH: Mệnh giá cổ phiếu

Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch

Có TK 111, 112: Giá mua lại

b Nếu giá mua lại nhỏ hơn mệnh giá:

Nợ TK 4111: Vốn đầu tư của CSH: Mệnh giá

Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch

Có TK 111, 112: giá mua lại

5 Bổ sung vốn góp do trả cổ tức trả cho cổ đông bằng cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối

Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch giảm

Có TK 4111: Vốn đầu tư của CSH: mệnh giá cổ phiếu

Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch tăng

Trang 7

4 Công ty mua lại 200 000 cổ phần để hủy bỏ ngay, giá mua 12000 đ/ cổ phần Công

ty đã thanh toán bằng tiền mặt:

Nợ TK 4111: 200 000 x 10 000/ 1000 000 = 2000

Nợ TK 4112: 200 000 x 2000/ 1000 000 = 400

Có TK 111: 2400

2.1.2 Theo thông lệ quốc tế

a, Cơ sở đo lường và hạch toán:

Có thể phát hành CP có mệnh giá và không có mệnh giá

b, Hạch toán:

CP có mệnh giá (par value)

Mệnh giá của cổ phần được ghi rõ trong điều lệ của công ty và phải được thể hiệntrên giấy chứng nhận sở hữu cổ phần (stock certificate)

Mệnh giá có thể là $0.01, $5, $100 hoặc bất kỳ giá trị nào cũng được tùy theo các nhàsáng lập công ty quy định Ví dụ: Mệnh giá của cổ phần thường của Google là $0.001 Nhìnchung thì mệnh giá của cổ phần thường có xu hướng thấp hơn mệnh giá của cổ phần ưu đãibởi vì cổ phần ưu đãi chi trả cổ tức cố định là một tỷ lệ % của mệnh giá cổ phần

Mệnh giá là một phần của vốn góp (capital stock) của công ty và mệnh giá cấu thành nênvốn pháp định của công ty (legal capital) Vốn pháp định là số vốn công ty không được sửdụng trừ khi công ty phá sản Công ty không được công bố cổ tức nếu việc công bố nàykhiến cho vốn chủ sở hữu (Shareholders’ equity) thấp hơn vốn pháp định (Legal Capital)

Do đó, mệnh giá (par value) là phần vốn dự trữ tối thiểu để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.Khi phát hành cổ phiếu, nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá thì số tiền chênh lệch này sẽđược ghi nhận là Thặng dư vốn cổ phần (Paid-in Capital in excess of par hoăc AdditionalPaid-in Capital) và đó cũng chính là một phần của vốn góp của cổ đông

Khi phát hành cổ phiếu mệnh giá có thể được ban hành theo 3 cách: bằng mệnh giá, cao/thấp hơn mệnh giá

Trang 8

Bằng mệnh giá:

Nợ TK Tiền (Cash): Mệnh giá (debit with par value)

Có TK CP thường (Common stock): Mệnh giá (credit with par value)

Cao hơn mệnh giá:

Khi cổ phiếu được phát hành cao hơn mệnh giá, tài khoản tiền mặt được ghi nợ với tổng

số tiền nhận được, tài khoản chứng khoán vốn được ghi nhận theo tổng mệnh giá của cổphiếu phát hành, tài khoản thêm vốn góp hoặc vốn vượt quá mệnh giá ghi khoản chênh kệchgiữa tiền mặt nhận được và mệnh giá cổ phiếu phát hành

Nợ TK Tiền (Cash):Tổng tiền nhận được (debit with total cash received)

Có TK CP thường (Common stock): Mệnh giá (credit with par value)

Có TK Thặng dư vốn cổ phần (Additional paid-in capital): Chênh lệch

Thấp hơn mệnh giá:

Khi cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá, tài khoản tiền mặt ghi nhận nợ với tổng sốtiền nhận được, ghi nợ phần chênh lệch giữa số tiền nhận được so với mệnh giá, tài khoản

cổ phiếu thường được ghi nhận với mệnh giá

Nợ TK Tiền(Cash): Tổng số tiền nhận đc (debit with total cash received)

Nợ TK Chiết khấu trên cổ phiếu thường (discount on common stock): Chênh lệch

Có TK CP thường(Common stock): Mệnh giá (credit with par value)

Ví dụ: Công ty A đã ban hành 100.000 cổ phiếu với mệnh giá $1 cổ phiếu thường Thực

hiện các mục nhật ký để ghi lại các giao dịch này trong sổ sách của công ty A nếu cổ phiếuđược phát hành:

Trang 9

Nợ TK Tiền: 80,000

Có TK Discount on common stock 20,000

Có TK CP thường 100,000

CP không có mệnh giá (no par value)

- Hiện nay trên thế giới có một loại cổ phiếu không kém phần thịnh hành và thậm chí

còn áp đảo cổ phiếu có mệnh giá trên thị trường đó là cổ phiếu không có mệnh giá Cổ phiếu không mệnh giá là loại cổ phiếu không có giá trị ghi trên bề, tất nhiên không đồng nghĩa với việc nó không có giá trị gì Đối với cổ phiếu này chỉ tồn tại khái niệm thị giá – tức

là giá cả của loại cổ phiếu này trên thị trường do cung cầu quyết định

- Công ty phát hành cổ phiếu không mệnh giá vì các lý do sau đây:

 Một là, theo sự hiểu không thấu đáo của một số cổ đông, họ sẽ tùy tiện đánh đồngmệnh giá (par value) với thị giá của cổ phiếu do đó nếu phát hành cổ phiếu có mệnh giá, cácnhà đầu tư dễ hiểu nhầm

 Hai là, nhiều nơi không cho phép phát hành cổ phiếu dưới mệnh giá, do đó nếugiá cổ phiếu của công ty không thể phát hành cao hơn mệnh giá thì công ty chẳng thể huyđộng vốn được

Như vậy, so với cổ phiếu có mệnh giá, cổ phiếu không mệnh giá linh hoạt hơn trongviệc huy động vốn, công ty muốn bán với giá nào cũng được miễn là công ty thấy mức giá

đó chấp nhận được mà không bị ràng buộc bởi giá bán tối thiểu (par value)

- Theo luật thường quy định trong trường hợp cổ phiếu không mệnh giá thì các công ty

phải đưa ra một mức giá trị ấn định (stated value) cho mỗi cổ phần mà công ty phát hành và giá trị ấn định này không cần phải dính dáng gì đến giá thị trường của cổ phiếu Giá trị ấn định thông thường sẽ do chính hội đồng quản trị công ty đặt ra trừ khi có quy định về một mức giá trị ấn định tối thiểu Giá trị ấn định này có thể được đặt ra trước hoặc sau khi cổ phiếu phát hành tùy theo ý muốn của hội đồng quản trị trừ khi luật có quy định khác

Cũng giống như mệnh giá (par value), giá trị ấn định (stated value) được dùng để tạothành vốn pháp định cho doanh nghiệp Nếu cổ phiếu phát hành không có mệnh giá lẫnkhông có giá trị ấn định thì toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu này sẽ đượcsung vào vốn pháp định Cho dù có quy định về việc phải đặt ra một mức giá trị ấn định haykhông thì để thuận tiện, hội đồng quản trị vẫn thường đặt giá trị ấn định cho cổ phiếu củamình Lưu ý, đây là loại cổ phiếu không mệnh giá, nên giá trị ấn định nếu có cũng không

Trang 10

bao giờ được thể hiện trên bề mặt của cổ phiếu, giá trị này chỉ có trong sổ sách kế toán củacông ty mà thôi và được kế toán tương tự như mệnh giá (par value).

Ngày nay, loại cổ phiếu có mệnh giá đang ngày một ít dần và thay vào đó là cổ phiếukhông mệnh giá

- Nếu công ty phát hành cổ phiếu thường không mệnh giá thì toàn bộ số tiền thu được

từ việc phát hành sẽ được định khoản như sau:

Nợ TK Tiền (Cash):Tổng tiền nhận được

Có TK CP thường (Common stock): Mệnh giá

Có TK Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch

2.2 CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI:

2.2.1 Vấn đề chung về cổ phiếu ưu đãi:

a, Định nghĩa:

Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty, đồng thời chophép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổđông phổ thông

b, Phân loại:

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam có 3 loại cổ phiếu ưu đãi tương ứng với 3 loại cổphần ưu đãi:

- Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

- Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

- Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Khái niệm:là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông.

Trang 11

Đặc điểm:

- Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy

định

- Chủ thể nắm giữ:Chỉ cótổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập

- Hiệu lực: Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể

từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó,

cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập được chuyển đổi thành cổ phầnphổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

- Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết:

+ Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHCĐ

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ việc chuyển nhượng cổ phiếu đó cho

người khác

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức:

Khái niệm:là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ

phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm

Đặc điểm:

- Cổ tức bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng

- Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty Mức cổ tức

cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu ưuđãi cổ tức (theo % mệnh giá hoặc số tuyệt đối)

- Cổ tức thưởng phù thuộc tình hình kinh doanh của công ty

- Quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức:

+ Nhận cổ tức với mức theo quy định

+ Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phiếu góp vốn vào công

ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại khi công ty giảithể hoặc phá sản

+ Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cửngười vào HĐQT và Ban kiểm soát

Phân loại:

Trang 12

- CPƯĐ tích lũy: nếu công ty không trả được cổ tức năm nay thì số cổ tức đó sẽ đượcgộp vào số cổ tức năm sau

- CPƯĐ không tích lũy

- CPƯĐ tham dự: Đây chính là cổ tức thưởng

- CPƯĐ không tham dự

- CPƯĐ có thể chuyển đổi: thành cổ phiếu thường

- CPƯĐ có thể hoàn lại: gộp 2 loại CPƯĐ cổ tức và hoàn lại

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:

Là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữuhoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu ưu đãi hoàn lại

Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại:

+ Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông,trừ quyền biểu quyết, dự họp ĐHCĐ, đề cử người vào HĐQT và Ban kiểm soát (giống cổphiếu ưu đãi biểu quyết)

2.2.2 Theo thông lệ quốc tế

a Đặc điểm và phân loại

Đặc điểm

Cổ phiếu ưu đãi thường là loại CPƯĐ cổ tức (được hưởng cổ tức cố định), thường không cóquyền biểu quyết Ngoài ra người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi còn được hưởng một số quyền lợi như:

- Hưởng lãi trước cổ đông thường

- Được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phiếu góp vốn vào công ty, saukhi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ

Phân loại: (nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút vốn của các nhà đầu tư)

- CPUĐ tích lũy: nếu trong vòng 1 năm, một CPUĐ cổ tức không được thanh toán cho các

cổ đông ưu đãi cổ tức thì những cổ đông này có quyền cổ tức dồn lãi

Trang 13

- CPUĐ dự phần được chia cổ tức: sau khi các cổ tức ưu đãi được thanh toán, các cổ đông

ưu đãi dự phần có quyền chia thành các cổ tức được công bố cho các cổ đông phổ thông và

cổ đông khác trong phạm vi được quy định trong Điều lệ công ty

- CPUĐ hoàn lại: mua lại theo yêu cầu của cổ đông, hoặc doanh nghiệp chủ động mua lại

- CPUĐ có thể chuyển đổi: LDN quy định, CPUĐ có thể chuyển đổi thành CPPT theo quyếtđịnh của ĐHCĐ - CPUĐ ưu tiên trước (Prior prefered stock): Các CPUĐ này có quyền ưu tiên hơn các CPUĐ đã được phát hành trước đó trong các ưu đãi hàng đầu về: thanh toán cổ tức; thanh toán các quyền thanh lý (khi công ty kết thúc hoạt động, giải thể) và các quyền lợi cụ thể khác

- CPUĐ “để trống”: Đặc điểm cơ bản của loại cổ phần này là nếu được Điều lệ công ty quy định, HĐQT có thể ấn định các điều khoản và điều kiện cụ thể của một loại CPUĐ Điều này cho phép công ty linh hoạt đề ra những điều khoản để đáp ứng nhu cầu của thị trường vốn

b Trình bày trên báo cáo tài chính

Theo IAS 32- Phân loại và trình bày

- Công cụ tài chính được tổ chức phát hành trình bày là công cụ vốn chủ sở hữu khi công cụtài chính không bao gồm nghĩa vụ theo hợp đồng để trả tiền hoặc tài sản tài chính cho đơn

vị khác hoặc trao đổi tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điềukiện có thể bất lợi cho người phát hành Các công cụ tài chính không phải là công cụ vốnchủ sở hữu được tổ chức phát hành trình bày là nợ phải trả Do đó:

- Cổ phiếu ưu đãi có thể hoàn lại được trình bày là nợ phải trả nếu có điều khoản yêu cầu

người phát hành phải mua lại một số lượng cổ phiếu ưu đãi nhất (tức là hoàn lại theo yêu cầu của người nắm giữ cổ phiếu)

- Các cổ phiếu còn lại được trình bày là công cụ vốn chủ sở hữu như cổ phiếu thường

c Ghi nhận và đo lường

Cổ phiếu ưu đãi có thể hoàn lại theo yêu cầu của nhà đầu tư

(ghi nhận 1 khoản nợ phải trả tài chính)

- Ghi nhận ban đầu: theo giá trị hợp lý (giá phát hành)

Ngày đăng: 31/05/2015, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w