Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
265,5 KB
Nội dung
Những thông tin (*) Chúng ta nhớ được chừng nào? * Những điều ta nghe: 5% * Những gì ta đọc 10% * Những gì ta áp dụng 20% * Từ các buổi trình bày, trình diễn 30% * Từ các họat động thảo luận 50% * Từ hành động và giải thích cho người khác 85% (*) Khả năng lưu giủ thông tin * Đọc 5% * Nghe 15% * Nhìn 20% * Nghe và nhìn 25% * Thảo luận 35% * Thu nhận bằng hành động 75% * Dạy lại cho người khác 90% Phần chia sẽ: Hiễu biết của Anh (chị) về các nội dung: (Mỗi tổ trình bày 01 nội dụng) 1. Khái niệm đánh giá ? ( Lệ Thủy). 2. Các lọai hình đánh giá ? ( Quảng Ninh). 3. Quy trình Kirem tra đánh giá ? ( Đồng Hới). 4. Đề kiểm tra ? ( Bố Trạch). 5. Quy trình sọan đề kiểm tra ? ( Quảng Trạch). 6. Các tiêu chí của kiểm tra đánh giá ? ( Tuyên Hóa). 7. Các ấp độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT,KN ? (Minh Hóa). Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT,KN Khái niệm đánh giá Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Các loại hình đánh giá Đánh giá chẩn đoán: Nhằm xác định khả năng xuất phát của người học trước khi bước vào một giai đoạn GD nhất định. Đánh giá định hình: Hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin về những gì HS đã học được, vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn GD Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của HS sẽ được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống. Đánh giá theo chuẩn: Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các cá nhân khác trong một nhóm mà qua đó việc đánh giá được thực hiện. Đánh giá theo tiêu chí: Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so với các tiêu chí xác định trước của một môn học hoặc chương trình học. Quy trình đánh giá KQHT theo chuẩn KTKN: Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá Bước 2: Lựa chọn những chuẩn cần đánh giá Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá, loại hình đánh giá Bước 4: Biên soạn, thử, điều chỉnh Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin Bước 6: Ra quyết định đánh giá Kiểm tra: Kiểm tra cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện và hình thức đánh giá. Các lọai hình kiểm tra: Kiểm tra thăm dò và kiểm tra kết quả. Đề kiểm tra Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học, đòi hỏi HS phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng nhất định, về một vấn đề nào đó của một bài, một chương, một học kì hay cả năm học hoặc khóa học. Quy trình biên soạn đề kiểm tra Bước 1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng Bước 3. Thiết lập ma trận hai chiều Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm Bước 6. Phân tích và xử lí kết quả bài kiểm tra Kết quả học tập (Achievement). Là khái niệm được hiểu theo hai quan niệm khác nhau: (1) Đó là mức độ thành tích mà một HS đạt được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra so với mục tiêu giáo dục. Theo quan niệm này, kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí (Criterion). (2) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt được của một HS so với các bạn cùng học. Theo quan niệm này thì kết quả học tập là mức thực hiện chuẩn (Norm) Một số điểm cần lưu ý trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên chuẩn KT, KN ở trường THCS Định hướng của đổi mới kiểm tra đánh giá: - Bám sát mục tiêu môn học; - Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa; - Coi trọng tính toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ; - Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS; - Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá (tự luận/ trắc nghiệm/ kết hợp với tỉ lệ hợp lí; kiểm tra miệng/viết; kiểm tra đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ ); - Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhìn nhận được thực chất trình độ và thứ bậc của HS trong lớp. Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là: - GV đánh giá sát đúng trình độ HS với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình; - Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ GDĐT. - Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành. - Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục: Thực hiện đánh giá bằng điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định tại Quy chế Đánh giá, xếp loại HS THCS sửa đổi. - Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GD công dân, cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học. Trong quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi HS phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, ý thức, thái độ, hành vi của HS. b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của HS, của các cơ sở giáo dục. c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học. d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng đủ cho phân loại đối tượng. e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tiêu chí đánh giá chung về câu hỏi tự luận Đặt ra các câu hỏi dưới đây đối với mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Nếu một hoặc một số câu trả lời là “không”, thì cần xem xét lại chất lượng của câu hỏi đó. 1. Câu hỏi có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu trong chuẩn chương trình hay không? 2. Câu hỏi có phù hợp với trọng số điểm hay không? 3. Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay không? 4. Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp? 5. Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay không? 6. Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm của mình hơn hay là chỉ cần nhận biết và hiểu khái niệm? (Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh phát biểu và chứng minh quan điểm của mình thì nội dung câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm chứ không chỉ đơn thuần là phát biểu quan điểm đưa ra) 7. Ngôn ngữ của câu hỏi có truyền tải được hết những yêu cầu của người ra đề đến học sinh hay không? 8. Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được: Độ dài câu trả lời? Mục đích của câu hỏi? Thời gian viết câu trả lời? Tiêu chí đánh giá/trọng số điểm? Tiêu chí biên soạn câu hỏi yêu cầu “thực hiện” một nhiệm vụ cụ thể 1. Câu hỏi có phù hợp về phương diện yêu cầu thực hiện và số điểm cho câu hỏi đó hay không? 2. Nhiệm vụ đặt ra có thực sự yêu cầu học sinh phải thực hiện một việc chứ không đơn thuần là viết cách thực hiện công việc đó, hay sao chép các thông tin hay không? 3. Các học sinh có đủ thời gian để hoàn thành các yêu cầu theo điều kiện được đưa ra? 4. Nếu đây là một câu hỏi mở, từ ngữ và hướng dẫn trong câu hỏi có truyền đạt chính xác và đầy đủ tới học sinh rằng các em có thể sử dụng các cách thức khác nhau để thực hiện công việc, không chỉ có một đáp án đúng đối với câu hỏi này? 5. Nếu nhiệm vụ mang tính thực tế , câu hỏi có nêu một tính huống thực học sinh thường gặp trong cuộc sống hay không? 6. Nếu yêu cầu đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên các nguồn trong và ngoài lớp học, tất cả học sinh đều có cơ hội công bằng để tiếp cận với các nguồn mà các em mong muốn? 7. Các đồ thị, biểu đồ có được vẽ một các rõ ràng phù hợp với việc thực hiện các yêu cầu? B. THANG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Từ trước đến nay, phần hướng dẫn chấm điểm câu hỏi dạng trắc nghiệm tự luận thường được thực hiện theo cách: trình bày lời giải thông dụng nhất và cho điểm tối đa đến từng phần nếu học sinh thực hiện đúng từng bước giải đó. Dưới đây là một ví dụ minh hoạ cho bản hướng dẫn chấm điểm truyền thống: Câu hỏi (3 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường cao AH chia cạnh huyền thành hai đoạn BH = 4cm; CH = 9cm. Gọi D, E theo thứ tự đó là chân đường vuông góc hạ từ H xuống AB và AC. a) Tính độ dài đoạn thẳng DE b) Chứng minh đẳng thức AE.AC = AD.AB c) Gọi các đường tròn (O), (M), (N) theo thứ tự ngoại tiếp các tam giác ABC, DHB, EHC. Xác định vị trí tương đối giữa các đường tròn: (M) và (N); (M) và (O); (N) và (O). d) Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (M) và (N) và là tiếp tuyến của đường tròn đường kính MN. Hướng dẫn chấm Câu Nội dung Điểm 0,5 a) DE = AH = 6cm 0,75 b) AH 2 = AE.AC = AD.AB 0,5 c) (M) và (N) tiếp xúc ngoài (M) và (O) tiếp xúc trong (N) và (O) tiếp xúc trong 0,75 d) ∆ NEI = ∆ NHI ⇒ · · NEI NHI= ⇒ NE ⊥ ED Chứng minh tương tự ta có: MD ⊥ ED 0,5 A B C H O I E D M N ⇒ ED là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (M) và (N) EN = 4,5cm; DM = 2cm ⇒ Độ dài đường trung bình của hình thang vuông MDEN là 3,25cm ⇒ Đường trung bình là bán kính của đường tròn đường kính MN ⇒ ED là tiếp tuyến của đường tròn đó tại trung điểm của ED Bản hướng dẫn chấm điểm này có ưu điểm là dễ thiết kế và thiết kế nhanh, gọn. Song có nhược điểm: • người chấm phải tự gán trọng số điểm cho những phần học sinh làm đúng ở từng bước suy luận bên trên, nhưng làm sai ở những bước suy luận sau. • người chấm phải tự gán trọng số điểm cho những lời giải đúng nhưng khác với lời giải trong hướng dẫn chấm. Do đó kết quả bài làm câu hỏi trắc nghiệm tự luận của học sinh thường mang nhiều tính chủ quan của người chấm, thiếu tính khách quan cần thiết. Một kĩ thuật thiết kế thang chấm điểm được gọi là Rubric dưới đây sẽ khắc phục được những nhược điểm trên. Rubric là một tập hợp các nguyên tắc nhằm đưa ra những mong đợi về mỗi mức độ thành tích cần đạt đối với câu hỏi: kém, yếu, trung bình, khá và giỏi hoặc yếu, đạt, tốt. Qua đó cung cấp minh chứng có được từ bài kiểm tra về kết quả học tập của học sinh. Đây là công cụ giúp giáo viên có thể tạo được sự kết nối giữa đánh giá, phản hồi và việc dạy, học. Công cụ này có thể chuyển thông tin nhiều nhất đến học sinh, cha mẹ và giáo viên về kết quả học tập và kết quả dạy học. Mô hình sau là ví dụ về rubric của câu hỏi trắc nghiệm tự luận đã nêu trên: Yếu Đạt Tốt A B C H O I E D M N Vẽ hình đúng: 0,5 điểm a Nêu định hướng tính được DE - Làm được mức trước - Viết đúng công thức và lắp dữ kiện đúng - Làm được mức trước - Chứng minh được DE = AH = 6cm 0,25 0,5 0,75 b Nêu định hướng chứng minh được đẳng thức - Làm được mức trước - Chứng minh được các cặp tam giác đồng dạng - Làm được mức trước - Chứng minh được các tỉ số bằng nhau. Từ đó: AH 2 = AE.AC = AD.AB 0,15 0,3 0,5 c Xác định được vị trí tương đối của 1 cặp đường tròn Xác định được vị trí tương đối của 2 cặp đường tròn Xác định được vị trí tương đối của 3 cặp đường tròn 0,25 0,5 0,75 d Nêu được định hướng chứng minh 1 đường thẳng là tiếp tuyến của 1 đường tròn - Làm được mức trước - Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của hai đ- ường tròn (M) và (N) - Làm được mức trước - Chứng minh DE là tiếp tuyến của đường tròn đường kính MN. 0,15 0,3 0,5 Mô hình sau là ví dụ về rubric của bài kiểm tra tổng quát Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi ND 1 …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. Điểm …………. …………. …………. …………. …………. ND 2 …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. …………. Điểm …………. …………. …………. …………. …………. Học sinh đạt loại kém cần có kết quả chung là ………………………………. Học sinh đạt loại yếu cần có kết quả chung là ………………………………. Học sinh đạt loại trung bình cần có kết quả chung là ……………………………… Học sinh đạt loại khá cần có kết quả chung là ………………………………. Học sinh đạt loại giỏi cần có kết quả chung là ………………… CÁC CẤP ĐỘ NHẬN THỨC KTĐG THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN THCS Cấp độ Mô tả Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra chúng theo đúng dạng đã được học Thông hiểu Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi gặp các tình huống tương tự như cách giáo viên đã giảng trên lớp học. Vận dụng Cấp độ độ thấp: Học sinh phải hiểu khái niệm ở cấp độ cao hơn thông hiểu: trong tình huống có sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản; có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin tương tự nhưng được sắp xếp không giống với cách trình bày của giáo viên hoặc của sách giáo khoa. Cấp độ cao: Học sinh có thể sử dụng các khái niệm để giải quyết các vấn đề mới, không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách giáo khoa nhưng giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài xã hội. Cần lưu ý, cấp độ “Vận dụng” mang hàm ý đánh giá quá trình “thực hiện” của học sinh, tức là yêu cầu phải biết cách kết hợp cả thao tác tay chân và thao tác trí tuệ. Trong [...]... minh họa: Biên soạn đề kiểm tra 1 tiết, chương 4, đại số, lớp 9 1) Mục tiêu Thu thập thông tin để đánh giá xem học sinh có đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình hay không, từ đó điều chỉnh PPDH và đề ra các giải pháp thực hiện cho chương tiếp theo 2) Xác định chuẩn KTKN Về kiến thức : - Hiểu các tính chất của hàm số y = ax2 - Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn - Hiểu định lí Vi-ét... bước giải toán bằng cách lập phương trình bậc hai 3) Thiết lập ma trận đề kiểm tra MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chương IV lớp 9: Hàm số y = ax2 (a ≠ 0) Phương trình bậc hai một ẩn Mức độ Biết Hiểu Vận dụng thấp Chuẩn Tên Hàm số PTB2 TNKQ KT: Hiểu các tính chất của hàm số y = ax2 KN: Biết vẽ đồ thị của 1 hàm số y = ax2 với giá trị bằng số của a 0,5 KT: Hiểu khái niệm phương trình bậc hai một ẩn KN: Vận dụng được... x Tăng chiều dài thêm 4 m thì chiều dài mới sẽ là x + 4 (m) 300 − 1 (m) Giảm chiều rộng đi 1 m thì chiều rộng mới là x 300 − 1÷ Diện tích mảnh đất mới là ( x + 4 ) x 300 − 1÷ = 300 + 36 Theo bài ra ta có phương trình ( x + 4 ) x Giải phương trình được x = 20; x = −60 (loại) Vậy kích thước mảnh đất là 20 (m) và 15 (m) 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 . đánh giá ? ( Tuyên Hóa). 7. Các ấp độ nhận thức trong kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT,KN ? (Minh Hóa). Kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT,KN Khái niệm đánh giá Đánh giá kết quả học tập của học sinh. hành động tiếp theo trong một giai đoạn GD Đánh giá tổng kết: Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của HS sẽ được đánh giá và tổng kết một cách có hệ thống. Đánh giá theo chuẩn: Đánh giá. các bạn cùng học. Theo quan niệm này thì kết quả học tập là mức thực hiện chuẩn (Norm) Một số điểm cần lưu ý trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên chuẩn KT, KN ở trường