Giáo án lớp 5 năm học 2014 - 2015_Tuần 15

34 334 0
Giáo án lớp 5 năm học 2014 - 2015_Tuần 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỨ NGÀY MÔN ĐẦU BÀI THỨ HAI TẬP ĐỌC Buôn Chư Lênh đón cô giáo TOÁN Luyện tập LỊCH SỬ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ĐẠO ĐỨC Tôn trọng phụ nữ (tt) THỨ BA 2/12/2014 KT Lợi ích của việc nuôi gà LTVC MRVT: Hạnh phúc TOÁN Luyện tập chung KH. HỌC Thủy tinh CHÍNH TẢ Nghe-viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo THỨ TƯ 3/12/ 2014 TẬP ĐỌC Về ngôi nhà đang xây TLV Luyện tập tả người (Tả hoạt động TOÁN Luyện tập chung THỨ NĂM 4/12/ 2014 KC KC đã nghe, đã đọc LTVC Tổng kết vốn từ TOÁN Tỉ số phần trăm KH. HỌC Cao su ĐỊA LÝ Thương mại và du lịch THỨ SÁU 5/12 / 2014 TLV Luyện tập tả người (Tả hoạt động) TOÁN Giải toán về tỉ số phần trăm SHTT Sinh hoạt tuần 15 GVCN: Hồ Minh Tâm Ngày dạy: Thứ hai, 1-12-2014 TẬP ĐỌC Buôn Chư Lênh đón cô giáo Tuần 15 Lớp 5A 3 Tuần 15 Lớp 5A 3 ******* I. Mục đích, yêu cầu - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em mình được học hành. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. HS khá giỏi trả lời được các câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng phụ ghi đoạn 3. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Tùy theo từng đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng các khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi sau bài. - Nhận xét,. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Cho xem tranh minh họa và giới thiệu: Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo sẽ cho các em thấy được nguyện vọng của già làng và người dân của buôn Chư Lênh đối với việc học tập của con em trong buôn. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Yêu cầu HS khá giỏi đọc toàn bài. - Chia đoạn bài văn và yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài: + Đoạn 1: Từ đầu đến …dành cho khách quý. + Đoạn 2: Tiếp theo đến …chém nhát dao. + Đoạn 3: Tiếp theo đến …xem cái chữ nào ! + Đoạn 4: Phần còn lại - Kết hợp sửa lỗi phát âm, luyện đọc tên người dân tộc và giải thích từ ngữ mới, khó. - Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài. - Đọc mẫu. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài - Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài văn, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? + Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học. + Người dân Chư Lênh đón cô giáo trân trọng và - Hát vui. - HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu. - Quan sát tranh và lắng nghe. - Nhắc tựa bài. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc đoạn. - Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - HS khá giỏi đọc. - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: thân tình như thế nào ? + Nhà sàn chật ních; họ mặc quần áo như đi hội, trải đường đi … + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý "cái chữ" ? + Mọi người ùa theo để xem cái chữ, im phăng phắc khi xem viết và cùng hò reo. + Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì ? Ham học, ham hiểu biết. Hiểu chữ viết mang lại sự hiểu biết, hạnh phúc, ấm no. - Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời. c) Luyện đọc diễn cảm + Yêu cầu 4 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn đoạn. + Treo bảng phụ ghi đoạn 3 và hướng dẫn đọc: giọng phù hợp với nội dung từng đoạn. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. 4/ Củng cố - Yêu cầu hs Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn. - Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài. - Hiểu biết và nắm được khoa học, con người sẽ thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Vì vậy, các em phải cố gắng học tập cho tốt để cuộc sống luôn vươn lên. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài. - Chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây. + HS khá giỏi nối tiếp nhau trả lời - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. - HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm. - Chú ý. - Các HS xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài Chú ý TOÁN Luyện tập ***** I. Mục tiêu - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân (BT1a, b, c). - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn (BT2a, BT3). - HS khá giỏi làm 4 bài tập. II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm và bảng con. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . - Yêu cầu HS: - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện + Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. + Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ được củng cố kiến thức về phép chia một số thập phân cho một số thập phân qua các bài tập thực hành trong tiết Luyện tập. - Ghi bảng tựa bài. * Thực hành - Bài 1 Rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân + Nêu yêu cầu bài. + Ghi bảng lần lượt từng phép tính trong câu a, b, c; yêu cầu làm vào bảng con và trình bày cách làm. + Nhận xét , sửa chữa. a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 7,9 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 - Bài 2 . Rèn kĩ năng vận dụng để tìm x. + Nêu yêu cầu bài. + Yêu cầu nêu cách tìm thừa số. + Hỗ trợ: Câu b và câu c: Thực hiện phép tính ở vế phải rồi mới tìm x. + Yêu cầu làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện và trình bày kết quả. + Nhận xét sửa chữa. a) x = 40 b) x = 3,57 c) x = 14,28 - Bài 3 . Rèn kĩ năng giải các bài toán có lời văn + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Ghi bảng tóm tắt và hướng dẫn: Tóm tắt: 5,2 lít dầu nặng : 3,952kg …? lít dầu nặng: 5,32kg + Yêu cầu HS thực hiện vào bảng con, 1 HS thực hiện trên bảng. + Nhận xét, sửa chữa. Giải Số kí-lô-gam 1lít dầu nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu cân nặng 5,32kg là: 5,32 : 0,76 = 7 (lít) Đáp số: 7 lít 4/ Củng cố . theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Xác định yêu cầu. - Thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - Xác định yêu cầu. - Tiếp nối nhau nêu. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu và treo bảng nhóm trình bày: - Nhận xét, đối chiếu kết quả. - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm. - Chú ý và thực hiện theo yêu cầu: - Nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu nêu lại quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. - Nắm được kiến thức bài học, các em có thể vận dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống một cách chính xác và nhanh chóng. 5/ Dặn dò . - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài Luyện tập chung. - Tiếp nối nhau nêu. - Chú ý. LỊCH SỬ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ************ I. Mục đích, yêu cầu - Tường thuật sơ lược được diễn biến của chiến dịch Biên giới trên lược đồ: + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê. + Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đánh trên Đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II. Đồ dùng dạy học - Hình trong SGK. Tư liệu. - Lược đồ và tư liệu về chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . - Yêu cầu trả lời các câu hỏi: + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì ? + Chiến thắng Việt Bắc 1947 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta ? - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Treo bản đồ, chỉ đường biên giới Việt trung và giới thiệu: Từ năm 1948 đến giữa năm 1950, ta mở mộ loạt chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình - Hát vui. - HS được chỉ định trả lời câu hỏi. - Quan sát bản đồ, xác định các địa danh được giới thiệu. hình đó, thực dân Pháp tăng cường lực lượng, khóa chặt biên giới Việt Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc. Trước tình hình đó, quân dân ta đã làm gì ? Các em cùng tìm hiểu bài Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: - Tường thuật sơ lược được diễn biến của chiến dịch Biên giới trên lược đồ. - Yêu cầu xác định biên giới Việt Trung trên bản đồ và xác định những điểm địch đóng quân để khóa chặt biên giới tại Đường số 4 trên lược đồ. - Giảng: Cụm cứ điểm là tập hợp một số cứ điểm cùng ở trong một khu vực phòng ngự, có sự chỉ huy thống nhất và có sự hỗ trợ lẫn nhau. - Yêu cầu thảo luận và trình bày câu hỏi: Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta ra sao ? - Nhận xét và chốt lại ý đúng. * Hoạt động 2: - Chia lớp thành nhóm 4, phát phiếu học tập, yêu cầu tham khao SGK và hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau: + Để đối phó âm mưu của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định như thế nào ? Quyết định đã thể hiện điều gì ? + Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 có tác động ra sao đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta ? + Kể lại tấm gương anh hùng La Văn Cầu. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt ý lại đúng. + Quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân cả nước. + Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. 4/ Củng cố - Ghi bảng nội dung chính và yêu cầu đọc. - Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 quân Pháp tấn công vào đầu não kháng chiến của ta, chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta chủ động đánh địch, cả hai chiến dịch quân dân ta toàn thắng vẻ vang. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Nhắc tựa bài. - Chú ý và theo dõi. - Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu, lớp quan sát. - Lắng nghe. - Thảo luận và tiếp nối nhau trình bày: Cuộc kháng chiến sẽ bị cô lập và dẫn đến thất bại. - Nhận xét, bổ sung. - Tham khảo SGK, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu và trình bày kết quả: - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc. - Lắng nghe. - Xem lại bài đã học và ghi vở nội dung ghi nhớ. - Chuẩn bị bài Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới. ĐẠO ĐỨC Tôn trọng phụ nữ (tiếp theo) I. Mục tiêu - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - HS khá giỏi biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ; biết chăm sóc và giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ). - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống. - Đóng vai. IV. Đồ dùng dạy học - Sưu tầm bài hát,câu chuyện, thơ nói về người phụ nữ Việt Nam. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta phải tôn trọng phụ nữ ? - Nhận xét, . 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ giới thiệu người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng với các bạn trong lớp qua phần tiếp theo của bài Tôn trọng phụ nữ. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 4: Xử lí tình huống - Mục tiêu: HS biết thực hành kĩ năng xử lí tình huống. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một tình huống theo sự phân công sau: . Nhóm 1 và 2: Tình huống a. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. . Nhóm 3 và 4: Tình huống b. + Yêu cầu các nhóm trình bày. + Nhận xét, kết luận. * Hoạt động 5: - Mục tiêu: HS biết những tổ chức xã hội và những ngày dành riêng cho phụ nữ; biết đó là sự biểu hiện sự tôn trong phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi trong BT4. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Nhận xét, kết luận: . Ngày Quốc tế phụ nữ là ngày 08/03. . Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày 20/11. . Hội phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. * Hoạt động 6: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam - Mục tiêu: Giúp HS củng cố bài học. - Cách tiến hành: + Yêu cầu giới thiệu đôi nét về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. + Tổ chức hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. + Nhận xét, tuyên dương. 4/ Củng cố - Gọi học sinh nêu lại ghi nhớ. KNS: Trong gia đình cũng như trong xã hội, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng. Vì vậy, các em cần thể hiện sự tôn trọng đối với phụ nữ bằng tất cả các việc làm phù hợp với khả năng của mình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Quan tâm, giúp đỡ phụ nữ. - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Hợp tác với những người xung quanh. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Xung phong hát, kể chuyện, đọc thơ về người phụ nữ mà mình yêu thương, kính trọng. - Học sinh nêu. - Lắng nghe. Ngày dạy: Thứ ba, 2-12-2014 Kĩ thuật Lợi ích của việc nuôi gà *********** I. Mục tiêu - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà. - Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). - Có ý thức bảo vệ vật nuôi. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà. - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 1/ Ổn định . 2/ Kiểm tra bài cũ . Kiểm tra sự chuẩn HS. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Gà là gia cầm được nuôi phổ biến ở nước ta. Bài Lợi ích của việc nuôi gà sẽ giúp các em biết được lợi ích của việc nuôi gà. - Ghi bảng tựa bài. * Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà . - Chia lớp thành nhóm 5, yêu cầu tham khảo SGK và hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau: a) Kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà: b)Lợi ích của việc nuôi gà: c) Các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà là: - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét và chốt lại ý đúng * Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập. - Yêu cầu hoàn thành phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Đánh dấu x vào ở câu trả lời đúng: Lợi ích của việc nuôi gà là: + Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm + Cung cấp chất đường bột + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm + Đem lại thu nhập cho người chăn nuôi + Làm thức ăn cho vật nuôi + Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp + Cung cấp phân bón cho cây trồng + Xuất khẩu - Nêu đáp án. - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hành. 4/ Củng cố . - Ghi bảng mục ghi nhớ. - Để thu được lợi ích từ việc chăn nuôi gà, các em cần phải chăm sóc gà và phòng tránh những bệnh lây truyền từ gà. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Hát vui. - Trưng bày dụng cụ, nguyên vật liệu ra bàn. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc với phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, bổ sung. - Hoàn thành phiếu học tập - Đối chiếu kết quả. - Báo cáo kết quả đã đạt. - Tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc *********** I. Mục tiêu Hiểu nghĩa từ hạnh phúc (BT1); tìm được từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3); xác định được yêu tố quan trọng nhất tạo nên được một gia đình hạnh phúc (BT4). II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm. - Bảng phụ viết quy tắc viết hoa danh từ riêng (BT2). III. Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn đã viết hoàn chỉnh ở nhà. - Nhận xét, 3/ Bài mới - Giới thiệu: Thế nào là hạnh phúc ? Các em cùng trao đổi, thảo luận để có nhạn thức đúng về hạnh phúc qua bài Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn làm bài tập - Bài 1: Hiểu nghĩa từ hạnh phúc + Yêu cầu đọc nội dung bài 1. + Yêu cầu thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra ý đúng nhất với nghĩa của từ hạnh phúc trong 3 ý đã cho. + Yêu cầu trình bày ý kiến. + Nhận xét, và chốt lại ý đúng: - Bài 2: Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc + Yêu cầu đọc bài tập 2. + Chia lớp thành nhóm 6, phát bảng nhóm và yêu cầu tìm từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với từ hạnh phúc. + Yêu cầu trình bày kết quả. + Từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn, … + Từ trái nghĩa: bất hạnh, khốn khổ, cơ cực, … + Nhận xét, chọn bảng có nhiều từ đúng, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Bài 3: Nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài. - 2 HS đọc to. - Thảo luận với bạn ngồi cạnh. - Tiếp nối nhau nêu. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, treo bảng và trình bày: - Nhận xét, bổ sung. [...]... đó - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân II Đánh giá tình hình tuần qua: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ - Duy trì SS lớp tốt - Nề nếp lớp trong giờ học * Học tập: - Làm bài và chuẩn bị bài - Thi đua học tập - HS yếu tiến bộ chậm - Bồi dưỡng và giúp đỡ bạn HS yếu trong các tiết học hàng ngày - Vẫn còn tình trạng quên sách vở và đồ dùng học. .. CỦA HỌC SINH - Hát vui - HS được chỉ định thực hiện theo u cầu - Nhắc tựa bài - Tiếp nối nhau đọc đề bài - Chú ý - Tiếp nối nhau giới thiệu - Kể với bạn ngồi cạnh và trao đổi theo u cầu - HS được chỉ định tham gia thi kể - Tiếp nối nhau đặt câu hỏi chất vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét và bình chọn - Học sinh nêu - Học sinh trả lời - Chú ý theo dõi 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học - Kể... = 1,2 × 10 c) 25 : x = 16:10 0,8 × x = 12 25 : x = 1,6 x = 12 : 0,8 x = 25: 1,6 x = 15 x = 15, 6 25 4/ Củng cố - Gọi học sinh nêu lại tựa bài - Cho học sinh thi trò choi tính nhanh tính đúng - Xác định u cầu - Chú ý và thực hiện theo u cầu: - Nhận xét, bổ sung - Học sinh nêu lại - Học sinh thực hiện trò chơi - Nắm được kiến thức về các phép tính với số thập - Chú ý phân, các em có thể vận dụng vào bài... viết cho bài Tả người - Nhắc tựa bài - 2 HS đọc to Lớp đọc thầm - Quan sát tranh, ảnh - Tiếp nối nhau giới thiệu - Thực hiện theo u cầu - Nhận xét, góp ý và chữa vào vở - 2 HS đọc to Lớp đọc thầm - Chú ý - Tiếp nối nhau giới thiệu - Nghe và chú ý - Thực hiện theo u cầu - Nhận xét, góp ý - Học sinh nêu lại - Học sinh nêu cấu tạo TỐN Giải tốn về tỉ số phần trăm ***** I Mục tiêu - Biết cách tìm tỉ số... bè trên thế giới 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài Ơn tập - HS khá giỏi tiếp nối nhau trình bày - Tiếp nối nhau trình bày - Nhận xét, bổ sung - Tiếp nối nhau đọc - Học sinh nêu lại - Học sinh trả lời - Chú ý theo dõi Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 5- 12 -2 014 TẬP LÀM VĂN Luyện tập tả người (Tả hoạt động) ******* I Mục đích, u cầu - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1) - Dựa vào dàn ý... quả + Nhận xét sửa chữa a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32 = 55 ,2 : 2,4 - 18,32 = 23 - 18,32 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Hát vui - HS được chỉ định thực hiện theo u cầu - Nhắc tựa bài - Xác định u cầu - Dựa vào từng phép tính, tiếp nối nhau nêu - Thực hiện theo u cầu - Nhận xét, đối chiếu kết quả - Xác định u cầu - Chú ý và thực hiện: - Nhận xét, đối chiếu kết quả = 4,68 - Bài 4 Rèn kĩ năng giải bài tốn... Lớp đọc thầm - Chú ý và thực hiện - Thảo luận với bạn ngồi cạnh và trình bày kết quả trước lớp - Nhận xét, bổ sung - Xác định u cầu - Tiếp nối nhau giới thiệu - Tiếp nối nhau đọc - Thực hiện theo u cầu - Treo bảng nhóm và trình bày - Nhận xét, góp ý - Học sinh nối tiếp nhau nêu, - Theo dõi giáo viên TỐN Luyện tập chung ***** I Mục tiêu - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân (BT1a, b, c) -. .. phần trăm học sinh nữ so với học sinh cả lớp là: 13 : 25 = 52 % Đáp số: 52 % 4/ Củng cố - u cầu nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số - Với kiến thức về tỉ số phần trăm đã học, các em vận - Nhận xét, bổ sung - Xác định u cầu - Chú ý, quan sát và tiếp nối nhau trả lời: Chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số - Thực hiện theo u cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm - Chú ý... theo u cầu: - Nhận xét, đối chiếu kết quả - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm - Chú ý và tiếp nối nhau nêu - Thực hiện theo u cầu - Nhận xét, bổ sung - Tiếp nối nhau nêu dụng vào bài tập cũng như trong thực tế cuộc sống - Chú ý theo dõi 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học - Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 3 bài trong SGK - Chuẩn bị bài Luyện tập SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 15 I.Mục tiêu: - HS biết... nghe và viết theo tốc độ quy định - Tự sốt và chữa lỗi - Đổi vở với bạn để sốt lỗi - Chữa lỗi vào vở - HS đọc u cầu - Chú ý - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, treo bảng và trình bày - Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở - HS đọc u cầu - Chú ý - Thực hiện theo u cầu - Dán phiếu và trình bày - Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở - Học sinh lên bảng viết, - Nhận xét bồ sung, - Đọc trước bài Về ngơi nhà đang . tuần 15 GVCN: Hồ Minh Tâm Ngày dạy: Thứ hai, 1-1 2 -2 014 TẬP ĐỌC Buôn Chư Lênh đón cô giáo Tuần 15 Lớp 5A 3 Tuần 15 Lớp 5A 3 ******* I. Mục đích, yêu cầu - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài;. 1,2 × 10 c) 25 : x = 16:10 0,8 × x = 12 25 : x = 1,6 x = 12 : 0,8 x = 25: 1,6 x = 15 x = 15, 6 25 4/ Củng cố - Gọi học sinh nêu lại tựa bài - Cho học sinh thi trò choi tính nhanh tính đúng. - Nhắc. gà. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài học. - Hát vui. - Trưng bày dụng cụ, nguyên vật liệu ra bàn. - Nhắc tựa bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc với phiếu học tập. - Đại

Ngày đăng: 29/05/2015, 19:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan