Đề cương ôn tập văn hóa doanh nghiệp

20 2K 12
Đề cương ôn tập văn hóa doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Tác động của VHDN đến sự phát triển của DN - VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó - DN hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức ktế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kd theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hđ kd - Nền VHDN mạnh yếu # sẽ có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đvs sự phát triển của DN a, Tác động tích cực - VHDN tạo nên phong thái của DN, giúp phân biệt DN này vs DN khác: Thực chất những yếu tố hợp thành VHDN (triết lý kd, lễ nghi, đào tạo…) đã tạo ra phong thái DN và phân biệt nó vs DN khác Vd: Khi bước vào cty Walt Disney ngta có thể cảm nhận dk 1 số giá trị chung qua bộ đồng phục của nhân viên, khẩu ngữ mà nhân viên Walt disney dùng ( ví dụ “1 chú mickey tốt đấy” – “bạn làm việc tốt đấy”…) - VHDN tạo lực hướng tâm cho DN: 1 nền VH tốt giúp DN thu hút nhân tài củng cố lòng trung thành của nhân viên đvs DN. Trong nền VHDN chất lượng, nhân viên sẽ làm việc vì mục đích, mục tiêu chung - VHDN khích lệ quá trình đổi ms và sáng chế: Tại DN mà môi trường VH ngự trị mạnh mẽ, các nhân viên được khuyến khích để tách biệt ra và đưa ra sáng kiến, thậm chí cả các nhân viên cơ sở. sự khích lệ này góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân viên. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công việc tạo động lực gắn bó họ vs công ty lâu dài và tích cực hơn b, Tiêu cực - Thực tế c/minh hầu hết các DN thành công đều có những tập hợp “niềm tin dẫn đạo”. trong khi đó, 1 DN có thành tích thua kém thuộc 1 trong 2 loại: ko có tập hợp niềm tin nhất quán or chỉ theo đuổi mục tiêu t/chính mà ko có mục tiêu mang tính chất định tính. ở 1 khía cạnh nào đấy DN hđ kém đều có nền VH tiêu cực - 1 DN có nền VH tiêu cực có thể là + DN có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan liêu -> gây ko khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên khiến họ có thái độ thờ ơ, chống đối giới lãnh đạo + DN ko có ý định tạo nên 1 mối liên hệ nào khác giữa nhân viên ngoài quan hệ công việc mà chỉ là tập hợp hàng nghìn ng xa lạ chỉ tạm dừng chân ở cty -> niềm tin của nhân viên và DN ko hề có. Vd: Có khá nhiều DN dược phẩm, mỹ phẩm tuyển cộng tác viên ồ ạt mà không quan tâm tới trình độ, chỉ có mối liên kết dựa trên đầu sản phẩm bán được. Do dó nếu nhân viên đó không bán được sp hoặc nghỉ bán 1 vài ngày, họ sẽ có nguy cơ mất việc mà không nhận được bất kỳ chính sách đãi ngộ nào. => Những giá trị, niềm tin của DN mang tính tiêu cực nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con ng của DN đó, ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kd của toàn DN 2. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN. Trong các yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng nhất. vì sao - VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó - Các yếu tố ảnh hưởng: quá trình hình thành VHDN là 1 quá trình lâu dài chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có 3 yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: VH dân tộc, ng lãnh đạo, sự học hỏi từ MT bên ngoài a, VH dân tộc: bản thân VHDN là 1 nền tiểu VH nằm trong VH dân tộc -> sự phản chiếu của VH dân tộc lên VHDN là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào nền VH dân tộc cụ thể vs 1 phần nhân cách tuân theo các giá trị VH dân tộc. Và khi tập hợp thành 1 nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – 1 DN – những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên 1 phần nhân cách của DN, đó là các giá trị VH dân tộc ko thể phủ nhận dk b, Người lãnh đạo: ko chỉ là ng quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của DN mà còn là ng sáng tạo các biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại… của DN. Qua quá trình xây dựng và quản lý DN, hệ tư tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ dk phản chiếu lên VHDN thông qua các hình thức + tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên + sử dụng các truyện kể, huyền thoại, truyền thuyết + xây dựng các lễ hội, lễ kỷ niệm, biểu tượng, phù hiệu… - VHDN là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của chủ thể DN. Do đó khi có lãnh đạo ms thay thế, họ sẽ quyết định thay đổi VHDN, hình thành nên hệ thống giá trị VH ms cho DN đó c, Giá trị tích lũy: có những giá trị VHDN ko thuộc về VH dân tộc cũng ko phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong DN tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình thành vô thức hoặc có ý thức, mang lại những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đến DN. - Các hình thức của những giá trị học hỏi là: + Những kinh nghiệm tập thể của DN: có dk khi xử lý vấn đề chung, sau đó được tuyên truyền và phổ biến chung trong toàn đơn vị (những kinh nghiệm giao dịch vs khách hàng…) + Những giá trị dk học hỏi từ những DN khác: đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của những chương trình giao lưu giữa các DN trong 1 ngành… + Những giá trị VH dk tiếp nhận trong quá trình giao lưu vs nền VH khác, phổ biến vs các cty đa quốc gia các DN gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài… + Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên ms đến mang lại + Những xu hướng, trào lưu của xã hội: xư hướng use điện thoại di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, xu hướng học ngoại ngữ và tin học… * Trong 3 yếu tố trên thì ng lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Người ta nói nếu ví DN như 1 con thuyền thì người lãnh đạo là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy lãnh đạo là ng có vai trò rất lớn trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con ng vs nhau trong DN, chính là VHDN. Lãnh đạo là ng hình thành và phát triển nên VHDN Lãnh đạo là ng xây dựng tầm nhìn cho VHDN Là người xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hđ ns chung cho DN Lãnh đạo cũng là ng thay đổi VHDN 3. Nêu và phân tích biểu hiện trực quan của VHDN. Lấy VD - VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó a, Đặc điểm kiến trúc: phần lớn các cty thành đạtvà phát triển muốn gây ấn tượng vs mọi ng về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ đều bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ - Kiến trúc đặc trưng của 1 tổ chức bao gồm kiến trúc ngoại thất (phong cách, kiểu dáng thiết kế bên ngoài) và thiết kế nội thất công sở (nội thất đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng đặc trưng: mặt bằng, quầy giao dịch, bàn ghế…, đến những chi tiết nhỏ như trang phục, đồ ăn…) - Sở dĩ thiết kế kiến trúc rất được các tổ chức quan tâm vì: + Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của con ng về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc + Công trình kiến trúc có thể dk coi là 1 “linh vật” biểu thị 1 ý nghĩa giá trị nào đó của 1 tổ chức, xã hội + Kiểu dáng kết cấu có thể dk coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược tổ chức + Công trình kiến trúc trở thành 1 bộ phận hữu cơ trong các sp của cty + Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền vs sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên b, Nghi lễ: Đó là những hđ đã dk dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lượng dưới hình thức các hđ, sự kiện VH – xã hội đk thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mqh tổ chức và vì lợi ích của những ng tgia. Đây là những dịp để nhấn mạnh những giá trị dk tổ chức coi trọng, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ, nhận thức về những sự kiện trọng đại, nêu gương và khen tặng những tám gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần dk tôn trọng của tổ chức - Có 4 loại nghi lễ chủ yếu + Chuyển giao: nhằm tạo thuận lợi cho việc đảm nhiệm vị trí ms (khai mạc, ra mắt, giới thiệu thành viên) + Củng cố: củng cố nhân tố tọa bản sắc và vị thế của thành viên (phát phần thưởng) + Nhắc nhở: duy trì cơ cấu và tăng năng lực của DN (sinh hoạt VH, chuyên môn, khoa học) + Liên kết: khích lệ tình cảm, sự cảm thông, gắn bó (lễ hội, liên hoan, tết…) c, Giai thoại: Thường dk thêu dệt từ những sự kiện có thực. nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật anh hùng DN như hình mẫu lý tưởng về chuẩn mực, giá trị VHDN + 1 số mẩu chuyện đã trở thành giai thoại: những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể dk thêu dệt thêm + 1 số khác kiến thành huyền thoại: chứa đựng những giá trị, niềm tin… - Ý nghĩa của giai thoại + xây dựng tấm gương điển hình mang giá trị, triết lý VHDN + Duy trì sức sống cho những giá trị ban đầu của DN, gây dựng niềm tự hào về DN + Giúp thống nhất nhận thức của mọi thành viên d, Biểu tượng: Biểu thị 1 thứ gì đó ko phải là chính nó mà có tác dụng giúp mọi ng nhận ra hay hiểu dk thứ mà nó biểu thị + Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng bởi thông qua những giá trị vật chất, cụ thể hữu hình các biểu tượng này muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những ng tiếp nhận theo những cách thức # + 1 biểu tượng khác là logo hay 1 sp sáng tạo dk thiết kế thể hiện hình tượng về 1 tổ chức, 1 DN bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý của ng thấy nó vào 1, 1 vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt dk giá trị chủ đạo mà tổ chức, DN muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền lại cho ng thấy nó VD: Logo của Viettel được thiết kế dựa trên ý tưởng từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép, vì vậy hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết lắng nghe trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người – khách hàng, đối tác và các thành viên của Tổng công ty như những cá thể riêng biệt. e, Ngôn ngữ, khẩu hiệu - Nhiều tổ chức, DN đã use câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay 1 sắc thái ngôn từ để truyền tải 1 ý nghĩa cụ thể đến những nhân viên của mình hay những ng xung quanh - Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm ko chỉ dk DN mà cả khách hàng và nhiều ng khác luôn nhắn đến. Khẩu hiệu là 1 cách diễn đạt cô đọng nhất về triết lý hđ, kinh doanh của tổ chức, cty VD: Slogan của công ty sữa Vinamilk: “ Chất lượng quốc tế - Chất lượng Vinamilk” mang ý nghĩa Vinamilk luôn luôn đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang chất lượng tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. f, Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp ng xung quanh có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của 1 tổ chức (bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, ấn phẩm định kỳ, tài liệu, hồ sơ hướng dẫn use, bảo hành…) - Ý nghĩa của ấn phẩm điển hình trong VHDN + Giúp làm rõ các yếu tố của VHDN: mục tiêu, phương châm hđ, niềm tin, giá trị, triết lý, thái độ + Giúp so sánh giữa triết lý và biện pháp DN thực tiễn + là căn cứ xác định tính khả thi và hiệu lực của VHDN (bên ngoài) và là căn cứ để nhận biết và thực thi VHDN (bên trong) VD: tập đoàn FPT có nội san Chúng ta - dành riêng cho các nhân viên của tập đoàn, là nơi đăng các bài báo về tập đoàn, trao đổi thông tin, các mẩu chuyện, các hoạt động mang tính chất giải trí… giúp gắn kết và nối liền khoảng cách giữa tập đoàn với nhân viên cũng như giữa tất cả các nhân viên trong tập đoàn vs nhau => Các biểu hiện trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức, DN muốn truyền đạt cho những ng quan tâm bên trong và bên ngoài. Những biểu tượng bên ngoài có làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về VH. Vì vậy những ng quản lý thường use những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên 4. Phân tích mqh giữa VHDN vs quản trị DN - VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó - Quản trị DN là 1 quá trình giám sát và kiểm soát nhằm đảm bảo việc quản lý kd phù hợp vs lợi ích của các cổ đông, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp môi trường và các cơ quan nhà nước - Mqh giữa VHDN và quản trị DN + Xây dựng VHDN hay thay đổi VHDN mang tính chủ quan, nhưng hình thành nó lại mang tính khách quan. Điều quan trọng là nhà quản trị nhận thức dk đẩy mạnh, điểm yếu của VHDN để từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh.VHDN tạo nên lợi thế cạnh tranh: Tạo sự khác biệt trên thị trường; Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh; Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kd + Phát triển lợi thế cạnh tranh của DN thông qua VHDN Khuyến khích tinh thần cộng đồng trong DN Đảm bảo sự công bằng trong DN Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của DN + VHDN quyết định sự trường tồn và phát triển của DN 5. Các biểu hiện phi trực quan của VHDN. Lấy VD - VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó a, Lý tưởng: lý tưởng khác vs niềm tin thông thường - Niềm tin dk hình thành 1 cách có ý thức và có thể xác minh tương đối dễ dàng. Lý tưởng dk hình thành 1 cách tự nhiên, khó giải thích dk 1 cách rõ ràng - Niềm tin có thể dk đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng. lý tưởng thì ko thể làm dk như vậy. niềm tin dễ thay đổi hơn so vs lý tưởng - Niềm tin là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản, trong khi lý tưởng ko chỉ dk hình thành từ niềm tin hay đức tin mà còn gồm cả những giá trị, cảm xúc của con ng. Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tình cảm của con ng trước khi ng đó ý thức dk điều đó, vì vậy chúng là trạng thái tình cảm rất phức tạp và ko thể mang ra để đối chứng vs nhau b, Giá trị, niềm tin, thái độ - Giá trị là khái niệm lquan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con ng cho rằng họ cần phải làm gì. Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi ng cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong thực tế khó tách rời dk 2 khái niệm này bởi trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị. Giá trị còn dk coi là những niềm tin vững chắc về 1 cách thức hành động hay trạng thái nhất định. - Thái độ là chất kết dính niềm tin vs giá trị thông qua tình cảm. thái độ dk định nghĩa là 1 thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo 1 cách thức nhất quán mong muốn hoặc ko mong muốn đvs sự vật hiện tượng. như vậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm. c, Lịch sử và truyền thống văn hóa - Lịch sử và truyền thống văn hóa có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng, điều chỉnh và phát triển những đặc trung VH ms cho tổ chức, thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu dk đầy đủ quá trình vận động và thay đổi của các đặc trưng VH, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động và thay đổi về VH tổ chức. Thực tế cho thấy những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về tổ chức hơn những tổ chức ms, chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng VH. Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành những “rào cản tâm lý” ko dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng VH ms VD: Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, Vingroup tập trung phát triển với nhiều nhóm thương hiệu, như Vinhomes (Hệ thống bất động sản nhà ở dịch vụ đẳng cấp), Vincom (Hệ thống TTTM đẳng cấp), Vinpearl (Bất động sản du lịch, dịch vụ du lịch - giải trí), đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như y tế chất lượng cao (Vinmec), phát triển giáo dục (Vinschool)… 6. Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN - Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xh nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ng đvs bản thân và quan hệ vs ng khác, vs xh. - Đạo đức kd là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd. - Quản trị DN là 1 quá trình giám sát và kiểm soát nhằm đảm bảo việc quản lý kd phù hợp vs lợi ích của các cổ đông, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp môi trường và các cơ quan nhà nước. * Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN - Đạo đức kd góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kd + Đạo đức kd bổ sung, kết hợp vs pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể kd theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo chuẩn mực đạo đức xh. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi lquan đến chế độ nhà nước, chế độ xh… Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và dk thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng dk đề cao, càng hạn chế dk kiếm lời phi pháp. + Sự tồn vong của DN ko chỉ do chất lg của các sp dvụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kd của DN => Đạo đức là nền tảng của pháp luật - Đạo đức kd góp phần vào chất lượng của DN: DN quan tâm đến đạo đức kd thì chất lượng của DN sẽ tăng lên do nhân viên tận tâm, nhiệt tình vs công việc; khách hàng luôn tin tưởng, trung thành vs dịch vụ của DN; nhà cung cấp tin tưởng, thích làm ăn lâu dài; nhà đầu tư muốn đầu tư vào DN có uy tín, có đạo đức - Đạo đức kd góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên + Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền vs tương lai của DN. DN càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm vs DN bấy nhiêu. Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: môi trường lao động an toàn, thù lao thích đáng, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm dk ghi trong hợp đồng. + Khi làm việc trong một DN hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với DN hơn. - Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng Các nghiên cứu cho thấy mqh chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng (và ngược lại). Các khách hàng thường thích mua sp của các cty có danh tiếng tốt, quan tâm tới khách hàng và xh. Họ sẵn sàng ưu tiên cho những DN làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng như nhau. Các cty có đạo đức luôn đối xử vs khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sp cũng như cung cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và giành dk nhiều thuận lợi hơn. - Đạo đức kd góp phần tạo ra lợi nhuận cho DN: Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành 1 bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của DN. Đây ko còn là 1 chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành 1 vấn đề quản lý trong nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh - Đạo đức kd góp phần vào sự vững mạnh của nền ktế quốc gia => Đạo đức kd có vai trò rất quan trọng đvs cá nhân, DN, xh và sự vững mạnh của nền ktế quốc gia ns chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các DN có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm xh, danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc trong 1 cty mà họ có thể tin tưởng dk và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mqh kd. Môi trường đạo đức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng mang lại lợi nhuận cho DN. Tư cách công dân của DN cũng có mqh tích cực vs TP mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng trưởng của DN. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đvs sự phát triển và thịnh vượng của 1 quốc gia. 7. Các hđ marketing phi đạo đức. Liên hệ thực trạng ở nước ta và cho giải pháp khắc phục - Đạo đức kd là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd. - Các hình thức quảng cáo phi đạo đức: lạm dụng quảng cáo có thể từ việc ns phóng đại về sản phẩm và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi + Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ ng tiêu dùng ràng buộc vs sp của nhà sx bằng thủ thuật quảng cáo rất tinh vi, ko cho ng tiêu dùng cơ hội để chuẩn bị, để chống đỡ, ko cho ng tiêu dùng cơ hội lựa chọn hay tư duy bằng lý trí + Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sp, gây trở ngại cho ng tiêu dùng trong việc ra quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt ng tiêu dùng đến những quyết định lựa chọn lẽ ra họ ko thực hiện nếu ko có quảng cáo. + Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sp vượt quá mức hợp lý có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu dùng sp đó, ko đưa ra dk những lý do chính đáng đvs việc mua sp, ưu thế của nó vs sp khác + Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong 1 thông điệp. hoặc có thể đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ vs những từ ngữ ko rõ ràng khiến khách hàng phải tự hiểu những thông điệp ấy + Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến dạng những cảnh quan thiên nhiên + Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm (trẻ em, ng nghèo…) làm ảnh hưởng đến kiểm soát hành vi của họ => quảng cáo cần phải dk đánh giá trên cơ sở quyền tự do trong việc ra những quyết định lựa chọn của ng tiêu dùng, trên cơ sở những mong muốn hợp lý của ng tiêu dùng và đặc biệt phải phù hợp vs môi trường văn hóa – xã hội mà ng tiêu dùng đang hòa nhập * Thực trạng quảng cáo ở VN Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo ở VN: quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đâì truyền hình, truyền thanh, quảng cáo trực tuyến trên mạng internet, quảng cáo bằng pano áp phích và nhiều hình thức #. - Bên cạnh đó, có rất nhiều các hoạt động marketing phi đạo đức tồn tại: quảng cáo bỏ sót thông tin, quảng cáo các loại khuyên dùng, quảng cáo những tính năng mà sp ko hề có, quảng cáo phóng đại và thổi phồng sp, quảng cáo làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh, quảng cáo mất mỹ quan, khó coi, phi thị hiếu, lừa dối che giấu sự thật - Biện pháp + Phía DN: ko thể chỉ vì lợi nhuận, nhà lãnh đạo DN cần có đạo đức kd, cần đánh giá đúng chất lượng sp của DN mình khi giới thiệu với ng tiêu dùng, tránh đăng các thông tin sai lệch, kém chất lượng + Phía ng tiêu dùng: cảnh giác, đề phòng khi xem thông tin sp, cần phải có cái nhìn khách quan và cẩn thận trước những thông tin đa chiều nhận dk từ marketing của DN + Phía nhà nước: tăng cường biện pháp chế tài pháp luật (luật quảng cáo…) nhằm răn đe và kỷ luật những DN có hành vi marketing sai trái làm ảnh hưởng đến lợi ích của ng tiêu dùng. 8. Biểu hiện của đạo đức kd trong việc thực hiện các chức năng của DN - Đạo đức kd là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kd. a, Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực * Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, use lao động - Phân biệt đối xử: là việc ko cho phép ai đó dk hưởng những lợi ích nhất định do có sự phân biệt định kiến về chủng tộc, giới tính, tôn giáo… - Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân: sẽ là ko tôn trọng quyền riêng tư cá nhân nếu use thông tin cá nhân ng lao động từ quá trình tuyển dụng, use lao động vào mục đích riêng, can thiệp quá sâu vào đời tư ng lao động - Đãi ngộ chất xám ko tương xứng: trả thù lao lao động thấp hơn công sức, chất xám của ng lao động đã bỏ ra để tăng lợi nhuận. đây là hình thức bóc lột, ko thỏa mãn lợi ích cả 2 bên * Trong đánh giá ng lao động - Đánh giá dựa vào định kiến: ng quản lý chỉ dựa vào ấn tượng cá nhân về đặc điểm của 1 nhóm ng nhất định để đánh giá, phán xét về ng lao động của nhóm đó - Giám sát ng lao động bằng phương tiện kỹ thuật: use camera theo dõi, máy ghi âm, rà soát email… để quan sát ng lao động ko đảm bảo tính khách quan, công bằng mà dùng phục vụ mục đích riêng hoặc gây áp lực tâm lý cho ng lao động * Trong bảo vệ ng lao động - Điều kiện an toàn lao động: điều kiện an toàn lao động ko đảm bảo khi ng quản lý cố tình ko đáp ứng quyền lợi của ng lao động về môi trường làm việc an toàn như ko cung cấp thiết bị an toàn lao động, ko phổ biến về an toàn lao động. Điều này giúp DN giảm chi phí nhưng khiến ng lao động gặp nhiều rủi ro - Quấy rối tình dục nơi công sở: khi cấp trên, đồng nghiệp có những hành vi, cử chỉ, lời ns mang bản chất tình dục nơi công sở (tán tỉnh, gạ gẫm, sàm sỡ ) gây ảnh hưởng xấu đến công việc vủa 1 cá nhân. Điều này sẽ tạo ra 1 môi trường làm việc đáng sợ, thù địch, xúc phạm b, Đạo đức trong marketing - Marketing và phong trào bảo hộ ng tiêu dùng: phong trào bảo hộ ng tiêu dùng xuất hiện ở Mỹ từ những năm 1960 vs các tổ chức như Cơ quan nhà nước bảo vệ ng tiêu dùng, tổ chức BBB, đặt ra 8 quyền lợi của ng tiêu dùng: dk thỏa mãn nhu cầu cơ bản, dk an toàn, dk thông tin, dk lựa chọn, dk lắng nghe, dk bồi thường, dk giáo dục về tiêu dùng, dk có 1 môi trường lành mạnh và bền vững - Các hđ marketing phi đạo đức: + Quảng cáo phi đạo đức: Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ khách hàng ràng buộc vs sp; Tạo ra, khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sp; Phóng đại, thổi phồng vượt mức hợp lý về sp; Lừa dối khách hàng bằng cách che giấu sự thật trong 1 thông điệp; Dùng từ ngữ giới thiệu mơ hồ, ko rõ ràng buộc khách hàng phải tự hiểu; Sử dụng hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch; Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm + Bán hàng phi đạo đức: Bán hàng lừa gạt; Núp dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường; Bao gói, dán nhãn lừa gạt; Lôi kéo; Nhử và chuyển kênh + Trong quan hệ vs đối thủ cạnh tranh: Cố định giá cả; Phân chia thị trường; Bán phá giá; Use các biện pháp thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của cty đối thủ c, Đạo đức trong hđ kế toán tài chính - Nhữg hàh vi cạnh trah thiếu lành mạnh như cung cấp dịch vụ vs mức phí thấp hơn DN khác, có thể vì tư lợi - Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề: làm giảm uy tín của kiểm toán viên, đòi hỏi trách nhiệm của kiểm toán viên mượn danh khi kiểm toán sai - Xử lý các khoản phí “ko chính thức”: tiền hoa hồng, phí “bôi trơn”, tiền “bồi dưỡng”, tiền “lại quả”… - Điều chỉnh số liệu tc ko chíh xác: “hợp lý hóa” số liệu tc có thể lừa dối nhà đtư, cộg đồg và cơ quan nhà NN 9. Biểu hiện của đạo đức kd trong quan hệ vs các đối tượng hữu quan - Đạo đức kd là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kd. - Đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và sự thành công của 1 hđ kd. Bao gồm a, Đạo đức kd lquan đến chủ sở hữu - Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp 1 phần hay toàn bộ nguồn lực vchất, tchính cần thiết cho các hđ của DN, có quyền kiểm soát nhất định đvs tài sản, hđ của tổ chức thôg qua gtrị đóng góp. - Các vấn đề lquan đến chủ sở hữu bao gồm 2 loại phổ biến sau: + Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển DN: Nhà quản lý là ng trực tiếp điều hành DN, chịu trách nhiệm về mọi hđ của DN. Nhưng chủ sở hữu ms là ng có quyền quyết định cao nhất. + Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ do CSH giao cho nhà quản lý và lợi ích của nhà quản lý : CSH muốn cắt giảm chi phí để duy trì và phát triển tài sản của mình nên ko muốn thực hiện trách nhiệm vs xã hội. Nhà quản lý phải thực hiện các nhiệm vụ để mang lại lợi ích tối ưu cho DN (trong đó có trách nhiệm pháp lý và đạo đức) b, Đạo đức kd lquan đến ng lao động - Vấn đề cáo giác: việc 1 tviên trog DN côg bố thôg tin làm chứg cứ hàh vi bất hợp pháp / phi đạo đức of DN + Cáo giác thể hiện mâu thuẫn của ng lao động trong việc trung thành vs DN (vì lợi ích DN, có trách nhiệm giữ bí mật của DN) và bảo vệ lợi ích xã hội (do DN có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức) + Lợi ích: ngăn chặn việc vì lợi ích trước mắt gây thiệt hại lâu dài cho DN + Thiệt hại: Vs DN phải sửa chữa sai lầm đồng thời làm giảm uy tín, quyền lực của ban lãnh đạo. Vs ng lao động bị coi là kẻ phản bội, cần xem xét lại động cơ cáo giác - Vấn đề bí mật thương mại: là tài sản đặc biệt tạo lợi thế cho DN và cần phải dk bảo vệ, do vậy ng lao động ko dk tiết lộ - Vấn đề điều kiện, mtrường làm việc: Cải thiện điều kiện, mtrường làm việc có thể tốn chi phí nhưng sẽ đem lại lợi nhuận lâu dài cho CSH, vì vậy cần phải ưu tiên tính toán an toàn và lường trước rủi ro tại nơi làm việc - Hành vi phi đạo đức của chủ DN: ko cung cấp đủ trang thiết bị an toàn, ko ktra tính an toàn thường xuyên, ko phổ biến về an toàn lđ, ko đảm bảo tiêu chuẩn môi trường làm việc…-> gây thiệt hại cho ng lao động. Cần phải có giải pháp thông báo về mối nguy hiểm của công việc để ng lao động chủ động phòng tránh - Vấn đề lạm dụng của công, phá hoại ngầm: tình trạng lạm dụng của công, phá hoại ngầm có thể do chủ DN đối xử vs nhân viên thiếu đạo đức (ko công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương ko tương xứng…) vì vậy cần nâng cao đạo đức của chủ DN - 1 số hành vi thiếu đạo đức của nhân viên: bán bí mật thương mại cho đối thủ, tiết lộ kế hoạch của cty, câu kết vs khách hàng để giảm giá vượt mức, lạm dụng trang thiết bị vào mục đích cá nhân, sao chép thành quả c, Đạo đức kd lquan đến khách hàng: quảng cáo phi đạo đức, marketing lừa gạt, sp ko an toàn (sp có khả năng gây tai nạn cao, sp ảnh hưởng đến sức khỏe, sp kích thích, bạo lực…) - Tác hại của hành vi phi đạo đức đvs khách hàng: + Quảng cáo phi đạo đức và marketing lừa gạt: bị mất quyền tự do lựa chọn sp, mất khả năng kiểm soát hành vi, bị lôi cuốn vào những thị hiếu tầm thường, xói mòn VH + Sp ko an toàn: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm - Đvs sp ko an toàn, nhà sx hoàn toàn chủ động và có kiến thức về sp nhiều hơn ng tiêu dùng, thu dk lợi nhuận cao trong khi ng tiêu dùng bị thiệt hại. Dn phải có trách nhiệm về sp ko an toàn: phải thực hiện nghĩa vụ trọn vẹn, cẩn thận, ko dk cố tình ràng buộc cam kết về trách nhiệm của họ, hơn hết DN phải trung thực về từ ngữ trong quảng cáo, tuyên bố - Ngoài ra còn 1 số vấn đề đạo đức lquan khác như + ko cân đối giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của khách hàng (khách hàng quan tâm đến nhu cầu ngắn hạn trước mắt như sp giá rẻ nhưng lại đòi hỏi cả lợi ích lâu dài là ko ô nhiệm môi trường, ko có hại đvs sức khỏe…). + Vi phạm bí mật riêng tư của khách hàng: DN có thể mua bán những số liệu dk lưu trữ của khách hàng (thông tin về sp đã mua, tình trạnh tâm lý, sức khỏe…) làm cho quyền riêng tư của khách hàng bị xâm phạm d, Đạo đức kd lquan đến đối thủ cạnh tranh: Bản chất vấn đề đạo đức đvs đối thủ cạnh tranh + Cạnh tranh là nhân tố tích cực trong kd thúc đẩy DN phát triển bản thân vượt lên đối thủ, giúp nâng cao thị phần lợi nhuận, giúp nâng cao uy tính hình ảnh cho DN + Nhưng nhiều DN lại lựa chọn cách cạnh tranh ko lành mạnh, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà ko chú trọng đến lợi ích lâu dài, chơi xấu để hạ uy tín đối thủ, làm suy yếu đối thủ bằng mọi cách. Có 4 hình thức cạnh tranh ko lành mạnh phổ biến: thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để ép giá, độc quyền; cung cấp thông tin sai lệch về đối thủ cho chủ thầu; ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ; dùng những biện pháp thiếu văn hóa để hạ uy tín đối thủ. 10. Phân tích biểu hiện của VH ứng xử đvs công việc trong nội bộ DN - Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất. - Dù là nhà lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử của bạn với công việc đều là phải tôn trọng công việc của mình.Chỉ khi đó bạn mới có thể làm việc hiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc. * 8 biểu hiện - Cẩn trọng trong cách ăn mặc của bạn: cần chú ý ăn mặc cho phù hợp vs điều kiện, yêu cầu của công việc - Tôn trọng lĩnh vực của ng khác: ko can dự về chuyên môn vs công việc mà mình ko phụ trách hoặc ko hiểu rõ, vì điều đó gây ra sự khó chịu cho đồng nghiệp - Mở rộng kiến thức của bạn: luôn tích cực học hỏi trong ứng xử để ứng xử linh hoạt - Tôn trọng giờ giấc làm việc: không lãng phí tgian làm việc tại công ty vào những việc riêng cá nhân, làm việc hết mình ko quản ngại tgian vì điều đó sẽ dk thưởng xứng đáng - Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ: luôn kiểm tra tiến độ để đảm bảo công việc thực hiện đúng kế hoạch, xác định tgian dự kiến, thông báo tgian trì hoãn và lập các thời hạn cuối cùng, với sự sáng tạo và nỗ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất. Song bạn cũng không nên dừng lại ở công việc được giao, mà hãy luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của mình ở những lĩnh vực mới. - Lắng nghe: biết cách lắng nghe, quan tâm đến ý kiến của ng khác để có thẻ học hỏi từ họ, khiến họ trân trọng và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần. Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn, đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa - Làm việc siêng năng: luôn sẵn sàng, vui vẻ làm công việc của bạn và những nhiệm vụ ms - Giải quyết vấn đề riêng của bạn: khi đảm nhận 1 công việc, cần đưa ra giải pháp có tính khả thi và chịu trách nhiệm về công việc đó. [...]... cấp trên - Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây... cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp * Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp ) cũng đều có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời... giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất - Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững,... một phần văn hoá doanh nghiệp Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp, giúp... - Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn... lượng doanh nhân là những ng duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh 12 Phân tích biểu hiện của VH ứng xử của cấp trên đvs cấp dưới - Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị chung của doanh nghiệp Các mối quan hệ trong nội bộ doanh. .. chất lượng do yêu cầu kd thấp sự cạnh tranh, sáng tạo về văn hóa là rất ít dẫn tới văn hóa của doanh nhân phát triển ở trình độ thấp - Bên cạnh đó, hđ của các hình thái đầu tư cũng là 1 trong những yếu tố ktế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân Đvs các nước đang và kém phát triển, hđ đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành nông, công nghiệp và nguồn tài trợ thưởng là vốn tự vay, tự có Tại nước... kinh doanh luôn có nhiều biến động thì doanh nhân luôn cần phải suy nghĩ tìm cách thích ứng với mọi thay đổi được coi là đúng và dành được cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp mình Đó là hành trang không thể thiếu của mỗi doanh nhân trong thời đại mới - Tính độc lập, quyết đoán, tự tin: Kinh doanh có thể đào tạo ra một con người có đầu óc rõ ràng, có nhãn quan tốt và độc lập tự chủ Một doanh nhân kinh doanh. .. thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hoá xa lạ như: + Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm + Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp + Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp + Lễ nghi và lễ hội hàng năm + Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp + Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc,... chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp * Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp) Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược . có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp) Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp ) cũng đều có các quan niệm chung, được. về văn hóa là rất ít dẫn tới văn hóa của doanh nhân phát triển ở trình độ thấp - Bên cạnh đó, hđ của các hình thái đầu tư cũng là 1 trong những yếu tố ktế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh. dưới - Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc,

Ngày đăng: 29/05/2015, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan