Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
224 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế kỷ của khoa học công nghệ - thông tin. Mọi thành tựu được đáp ứng vào trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, năng xuất trong sản xuất tăng nhanh, hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và quyết liệt. Các doanh nghiệp luôn cố gắng, lỗ lực tìm cho mình một vị thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, có như vậy mới tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do này mà đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp” luôn có tầm quan trọng và tính thời cuộc đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tiêu thụ là một trong những họa động cơ bản và quan trọng của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Thông qua hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang tiền nhằm thực hiện gía trị hàng hóa sản phẩm trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau như: Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, tổ chức và quản lý hệ thống kho hàng, xây dựng chương trình bán… Muốn cho các hoạt động này có hiệu quả thì phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho hàng hóa của doanh SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 1 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy nghiệp có thể tiếp xúc một cách tối đa với khách hàng mục tiêu của mình, để đứng vững trên thị trường và chiến thắng trong cạnh tranh. Sau một thời gian thực tập tại doanh nghiệp, được sự giúp đỡ và chỉ bảo nhiệt tình của Giám đốc Vũ Đăng Hạnh, và các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty, bằng kiến thức đã được học và tích lũy tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin nghiên cứu đề tài “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc”. Tiêu thụ sản phẩm là một vấn đề rất rộng, vì vậy trong báo cáo này em chỉ đi sâu vào khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. Từ đó rút ra một số tồn tại, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty. Chương 2: Thực trạng tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. Do thời gian và kiến thức có hạn, các ý kiến của em nêu ra còn mang tính chủ quan của bản thân, vì vậy báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong thầy cô và các anh chị trong công ty giúp đỡ và chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Thủy và các cán bộ công nhân viên trong văn phòng công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận này. SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 2 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. - Công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc tiền thân là công ty TNHH ASIA Kinh Bắc, công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu của công ty TNHH Tư vấn và xây dựng số 10 (hiện nay tách ra thành công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc), được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2103 000 053 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh, phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 10 tháng 4 năm 2005. - Ngày 13/08/2008 công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. - Tên công ty bằng tiếng việt: Công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. - Tên tiếng anh: ASIA KINH BAC JOINT STOCK CPPANY - Tên viết tắt: ASIA KINH BAC. - Địa chỉ: Đường Lý Đạo Thành-Hòa Đình-Võ Cường-TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh. - Điện thoại: 02416.286.855. Fax: 02413.717.342. - E-mail: AK@asiakinhbac.com.vn - Web: www.asiakinhbac.com.vn - Logo công ty: 1.1.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty. a. Tình hình tài sản. Theo thống kê, tổng giá trị tài sản cố định của công ty năm 2012 là 23,383,280,951 đồng, trong đó: SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 3 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy - Gía trị máy móc, thiết bị là 14,029,968,571 đồng (chiếm 60% tổng giá trị TSCĐ). Điều này chứng từ công ty đã có sự đầu tư trang bị máy móc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Gía trị kho chứa hàng và chứa nguyên vật liệu là 3,975,157,762 đồng (chiếm 17% tổng giá trị TSCĐ) đầu tư cho kho chứa hàng và sản phẩm nhằm phục vụ cho công tác bảo quản chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu. - Các tài sản khác là 5,378,154,618 đồng (chiếm 23% tổng giá trị TSCĐ) b. Tình hình nguồn vốn. Theo bảng cân đối kế toán năm 2012 thì tổng số vốn công ty năm 2012 là 27,167,560,068 đồng, trong đó: Vốn cố định: 23,383,280,951 đồng Vốn lưu động: 3,784,279,117 đồng Công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc nguồn vốn chủ yếu được phân phối từ các cổ đông trong công ty, một phần do vay từ ngân hàng MHB chi nhánh Bắc Ninh, một phần được bổ sung từ lợi nhuận và các nhà đầu tư. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty. a. Chức năng Công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc là một đơn vị hạch toán độc lập và hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 được tổ chức quốc tế TQCS Internationnal(Group) pty Ltd ccaaps chứng nhận bao gồm lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ống nhựa gân xoắn HDPE và các thiết bị phụ kiện khắp miền Bắc và đang thâm nhập vào miền Trung và miền Nam nước ta. - Đảm bảo đủ nguồn và lưu chuyển hàng hóa thông suốt, các đại lý bán trực thuộc công ty hoạt động hiệu quả. Đảm bảo lượng hàng hóa dự trữ đáp ứng nhu cầu cho các công trình và đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ cho các ngôi nhà. - Công ty là đơn vị kinh tế độc lập, có tài khoản ngân hàng, có con dấu riêng. b. Nhiệm vụ - Kinh doanh đúng các mặt hàng theo đúng nghành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước pháp luật và người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ do công ty cung cấp. - Quản lý, điều hành khai thác tôt tiềm năng về lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 4 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy - Tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm phục vụ nghành xây dựng và một số hoạt động dịch vụ khác đạt hiệu quả. - Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và các mặt hoạt động của công ty. - Thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội an toàn bảo hộ lao động đối với CBCNV, bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị và vệ sinh môi trường. - Chấp hành và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách về hạch toán, thống kê, kế toán của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước tại địa phương. c. Quyền hạn của công ty - Được quyền chủ động giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của nước ta. - Được quyền kinh doanh theo đúng nghành nghề đăng ký - Được quyền vay vốn tại ngân hàng Việt Nam để phát triển hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước quy định. - Được quyền tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật nhà nước quy định. - Được quyền điều động, sắp xếp cán bộ từ cấp công ty trở xuống. 1.1.3 Thị trường tiêu thụ. Vùng thị trường chủ yếu mag doanh nghiệp đang kinh doanh là toàn bộ khu vực phía Bắc, trọng tâm là các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên. Doanh nghiệp đang hướng tới thị trường miền Trung và miền Nam đặc biệt là các thành phố lớn- nơi mà có nhu cầu rất cao về phát triển các khu đô thị như: TP Hồ Chí Minh, TP Thanh Hóa, TP Vinh, TP Đà Nẵng… 1.1.4 Số lượng và kết cấu nhân lực. Bảng 1: Số lượng lao động của công ty qua các năm. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Tổng số 53 100 55 100 57 100 SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 5 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy 1.Phân theo giới tính -Nam -Nữ 33 20 62,26 37,74 35 20 63,63 36,37 36 21 63,16 36,84 2. Phân theo trình độ -Đại học -Trung cấp -Sơ cấp & LĐPT 28 14 11 52,84 26,64 20,78 30 14 11 54,64 25,46 20 31 15 11 54,39 26,31 19,3 Qua bảng cơ cấu lao động trên của công ty từ năm 2010 đến 2013 giao động từ 53 đến 57 người. Cho thấy không có sự biến động lớn về nguồn nhân lực trong công ty. Do công ty có tăng thêm 1 nhân viên phòng kế toán và 1 nhân viên phòng kinh doanh. Đến năm 2012 số lượng nhân viên tăng thêm 4 người so với năm 2010, với tổng lao động là 57 người. Sở dĩ lao động năm 2012 tăng là do công ty mở rộng thêm thị trường và một chi nhánh bán hàng tại Đà Nẵng. Trong quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố lao động cũng như tổ chức lao động để sử dụng lao độngsao cho có kế hoạch và hợp lý nhất. Phân công, phân bổ lao động là nhân tooscuwcj kỳ quan trọng quyết định công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Để phối hợp tối đa giữa phòng ban này với phòng ban khác, giữ các phòng ban với từng bộ phận khác trong doanh nghiệp có hiệu quả. Nhìn chung chất lượng đội ngũ lao động rong công ty là cao, đội ngũ cán bộ của công ty lại rất trẻ nên khả năng tiếp thu kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật hiện đại và dễ dàng hơn nhiều. Tuy có đội ngũ công nhân viên trẻ nhưng doanh nghiệp đang rất cần những người có kinh nghiệm trong kinh doanh để đưa doanh nghiệp tiến mạnh hơn nữa trong cạnh tranh. Vì vậy công ty cần căn cứ vào từng công việc cụ thể để phân công lao động một cách hợp lý và hiệu quả. Tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty đã thực hiện tốt các chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên. Từ đó kích thích họ làm việc có trách nhiệm hơn, đạt hiệu quả cao hơn. SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 6 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy Công ty cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ và lao động. Công ty cũng đã đưa ra các chương trình khuyến khích để thu hút những người lao động có trình đọ về làm việc. Muốn có khối lượng sản phẩm tiêu thụ không ngừng gia tăng, lợi nhuận mỗi năm một lớn lên thì doanh nghiệp cần phải có những chế độ chính sách nhằm kích thích cả về vật chất lẫn tinh thần cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên của công ty. Cụ thể là doanh nghiệp cần phải có hệ thống thu nhập hợp lý sao cho người lao động có thể thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của họ trong hiện tại và có một phần đảm bảo cho cuộc sống của họ sau này. Những hoạt động này nhằm chuẩn bị lực lượng lao động phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. 1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty. 1.2.1 Sơ đồ bộ máy của công ty Nhìn vào sơ đồ tổ chức ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức và điều hành của công ty được tổ chức quản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ công ty đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đây cũng là cơ cấu tổ chức SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 7 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy doanh nghiệp phổ biến hiện nay và nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản trị. 1.2.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban. a. Phòng kế toán Nhiệm vụ của phòng là tham gia tuyển dụng tổ chức huấn luyện và đánh giá kết quả làm việc. Xét đề nghị lương thưởng, kỷ luật đối với các nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kê toán thuế, kế toán công nợ, kế toán khuyến mãi, thủ quỹ duy trì được đội ngũ nhân viên kế toán ổn định và chuyên nghiệp. Chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn đầu tư kinh doanh (vốn chủ sở hữu, vốn vay, thế chấp) một cách an toàn và hiệu quả. Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quản lý thanh toán thu chi tổng hợp để hoạch toán kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất từ trung tâm đến các chi nhánh. Chịu trách nhiệm quản lý công nợ mộ cách chặt chẽ góp phần thúc đẩy doanh số nhưng phải bảo đảm an toàn hạn chế mức tối đa rủi ro thất thoát. Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện việc thu nhập xuất hóa đơn VAT, tập hợp số liệu chính xác để tính thuế và quyết đoán thuế với cục thuế và các tỉnh trên địa bàn trung tâm bán hàng theo sự chỉ dẫn của phòng kế toán doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, thuế và các báo cáo đột xuất một cách chính xác và kịp thời. b. Phòng kinh doanh. Vừa đảm nhiệm lập kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty vừa tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đó bằng cách xây dựng và lựa chọn các phương án tối ưu đạt được mục tiêu trong ngắn, trung, dài hạn. Tổ chức nghiên cứu thị trường, đề SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 8 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy xuất xây dựng phương án và kế hoạch kinh doanh. Đồng thời phối hợp với các phòng ban khác để tham mưu cho giám đốc trong điều hành các hoạt động của công ty. c. Phòng kỹ thuật. Chức năng: Tham mưu, quản lý nghiệp vụ và triển khai thực hiện công tác kỹ thuật công nghệ và đầu tư trong công ty, quản lý kỹ thuật, đầu tư phát triển và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kỹ thuật về chất lượng sản phẩm. Quản lý kỹ thuật công nghệ, thủ tục, quy trình đầu tư, xây dựng cơ bản để phục vụ kịp thời có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. d. Phân xưởng sản xuất Nhiệm vụ: Sản xuất các loại ống nhựa xoắn chịu lực mang nhãn hiệu HPDE. 1.2.3 Mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp. - Theo chiều dọc: Giám đốc là người ra quyết định các vấn đề của doanh nghiệp và áp dụng hình thức phân quyền cho các trưởng phòng, phó phòng và người quản lý khu. Những người này chịu trách nhiệm phổ biến mục tiêu của công ty, phương pháp làm việc cho người lao động. - Theo chiều ngang: Trong công ty việc phân phối trên thị trường: Phòng kinh doanh có nhiệm vụ thu thập thông tin về khách hàng, số lượng hàng mua của các đại lý. Từ đó tổng hợp qua phòng thông tin thuận tiện. Lập đơn hàng của khách hàng, sau đó chuyển xuống kho, khi kho xuất hàng nhân viên giao hàng có nhiệm vụ vận chuyển đến tận tay khách hàng. Hóa đơn sẽ chuyển qua phòng kế toán. Phòng này có nhiệm vụ hạch toán các nhiệm vụ phát sinh. - Theo quan hệ thị trường: SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 9 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy Phòng kinh doanh luôn tìm hiểu nhu cầu về thị trường, về sự biến động giá cả, về thông tin trên thị trường để có những chính sách hợp lý cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả và tôi đa hóa lợi nhuận. 1.3 Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2008 đến năm 2012 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 133.980.996.688 109.424.170.841 205.600.834.864 245.321.102.108 301.487.329.210 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 515.825.284 1.124.542.038 1.708.618.520 1.986.257.000 2.897.349.120 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 133.465.172.404 109.299.628.803 203.892.216.344 243.334.845.108 298.589.980.090 4.Gía vốn hàng bán 133.926.306.866 109.587.475.464 205.496.576.080 244.968.906.375 301.109.231.000 5.Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) (461.188.462) (1.287.846.661) (1.604.359.736) (1.634.061.200) (2.519.251.000) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 109.200.000 59.754.315 241.784.329 7.Chi phí tài chính Trong đó: - Chí phí lãi vay 109.200.000 239.205.834 285.972.653 8.Chi phí quản lý kinh doanh 162.891.505 627.991.134 239.205.834 485.765.912 763.042.749 9.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh(30=20+21-22-24) (733.279.967) (1.915.837.795) (3.153.120.995) (2.119.827.112) (3.326.482.073) 10.Thu nhập khác 779.279.760 1.982.738.482 3.506.647.967 5.874.032.119 8.903.978.329 11.Chi phí khác 52.319 228.281.251 432.937.084 752.047.912 12.Lợi nhuận khác(40=31- 32) 779.279.760 1.982.686.163 3.278.366.716 5.441.095.035 8.151.930.417 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40) 45.999.793 66.848.368 125.254.721 3.321.267.923 4.825.448.344 14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 12.880.000 18.717.543 31.311.430 1.752.903.418 1.940.265.218 15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50- 51) 33.119.793 48.130.825 93.934.291 1.568.364.505 2.885.183.126 SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 10 [...]... đến sự thành công của doanh nghiệp Tốc độ tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, doanh thu tiêu thụ ngày càng lớn, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp được cải thiện và nâng cao Từ đó tạo điều kiện phát triển và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ doanh nghiệp Với đề tài: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc” nhằm mục đích... đầu tư kinh doanh những mặt hàng có kiểu dáng mẫu mã và chất lượng tốt - Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của công ty để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế khu vực và đất nước 3.2 Giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp 3.2.1 Chính sách sản phẩm Sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Doanh nghiệp và người tiêu dùng... tiêu thụ sản phẩm nhằm thu về cho mình lợi nhuận khổng lồ trong những năm tiếp theo SV: Nguyễn Thị Huế 24 Lớp: QTKDTH 1208 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ASIA KINH BẮC 3.1 Mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 3.1.1 Mục tiêu Trên cơ sở chủ động kế hoạch cung ứng sản phẩm. .. với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi than gia thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh vật liệu xây dựng và trong bối cảnh thị trường đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, thì nhờ có sự năng động nhạy bén trong hoạt động kinh doanh mà công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc đã đứng vững và đang từng bước đi lên, tạo cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường Hoạt động tiêu thụ sản phẩm. .. tượng tuyển chọn cũng phải được công bằng hợp lý Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu đề ra được chiến lược đúng đắn về con người thì doanh nghiệp đó sẽ thực hiện được các mục tiêu về phát triển, mở rộng được tiêu thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận Tất cả những giải pháp trên đây nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tiêu thụ tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc được đưa ra dựa trên... thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, những tồn tại và thành tích đạt được của doanh nghiệp trong thời gian gần đây Bên cạnh đó, đề tài đưa ra một số giải pháp về công tác thị trường, chính sách sản phẩm, chính sách giá cả… mà doanh nghiệp coa thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp trong thời gian tới Với thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm... phương án, biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình - Công ty hình thành các cơ sở đảm bảo các cơ sở có địa điểm phù hợp với việc tiêu thụ sản phẩm, điều kiện mua và bán phải thuận tiện cho cả bên mua và bên bán - Hoạt động sau bán của công ty phải được bảo đảm thông qua bảo hành sản phẩm, khách hàng có thể đổi hoặc trả lại sản phẩm 3.2.6 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Nguyên... máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động hiệu quả SV: Nguyễn Thị Huế 12 Lớp: QTKDTH 1208 Chuyên đề thực tập GVHD: Th.s Nguyễn Thu Thủy 1.4.2 Cơ cấu bộ máy quản trị của doanh nghiệp Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ công ty nào đều có bộ máy tổ chức quản lý với chức năng nhiệm vụ cụ thể để điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình Công ty tổ chức quản lý theo... thời doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để phấn đấu trong năm 2015 sẽ mở rộng thị trường ra toàn miền Bắc và một số tỉnh miền Trung 1.4 Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.4.1 Cơ cấu sản xuất kinh doanh của công ty Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh, là cơ sở để công ty khẳng... của công ty Trong hội nghị báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 và phương hướng kinh doanh năm 2013, toàn bộ nhân viên đã nhất trí với phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty đã đặt ra như sau: - Tiếp tục duy trì nâng cao doanh thu bán hàng, lợi nhuận của công ty cả về số tương đối và tuyệt đối - Đa dạng hóa các phương thức và hình thức kinh doanh - Mở rộng địa bàn kinh doanh . chung về công ty. Chương 2: Thực trạng tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. Chương 3: Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. Do. Nguyễn Thu Thủy CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ASIA KINH BẮC. 2.1 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc. SV: Nguyễn Thị Huế Lớp: QTKDTH 1208 14 Chuyên. học Kinh Tế Quốc Dân, cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em xin nghiên cứu đề tài Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần ASIA Kinh Bắc .