1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán

102 323 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 496,5 KB

Nội dung

1 Mục lục Trang sè Trang phụ bìa Mục lục………………………………………………………………… 1 Mở đầu.………………………………………………………………… 3 Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán thu nhập doanh nghiệp …… 7 1.1. Khái niệm về thu nhập và nguồn hình thành thu nhập trong doanh nghiệp hiện nay.…………………………………… 7 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán thu nhập………………………….14 1.3. Nội dung và phương pháp của kế toán thu nhập trong doanh nghiệp ………………………………………………15 1.4. Hệ thống sổ sách và báo cáo…………………………………….30 1.5. Một sè kinh nghiệm về Kế toán thu nhập theo chuẩn mực kế toán quốc tế, và một số nước như Mỹ, Pháp…………….……38 Chương II: Thực trạng kế toán thu nhập doanh nghiệp thời gian qua…………………………….46 2.1. Thực trạng về kế toán thu nhập trong các chế độ kế toán qua các thời kỳ……………………………….46 2.2. Thực trạng công tác kế toán thu nhập trong doanh nghiệp hiện nay…………………………………………….54 2.3. Nhận xét đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán thu nhập doanh nghiệp thời gian qua………………………………64 2.4. Các nguyên nhân tồn tại……………………………………………66 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán thu nhập doanh nghiệp…………………………………69 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thu nhập trong doanh nghiệp 2 trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán…………………… 69 3.2. Yêu cầu và nội dung hoàn hiện…………………………………….72 3.3. Phương hướng hoàn thiện việc tổ chức vận dụng kế toán thu nhập doanh nghiệp theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam.… 73 3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện việc tổ chức kế toán thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam………… 80 Kết luận… ……………………………………………….……….…86 Tài liệu tham khảo.………………………………………………….….87 Phụ lục… ……….………………………………………………….…89 3 Mở đầu 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài: Bước sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển với những thành tựu vượt bậc. Hơn 15 năm qua là một chặng đường không phải là dài nhưng cũng đủ để chúng ta nhận thấy sự thay đổi cơ bản của toàn bộ nền kinh tế. Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, công thương nghiệp nhỏ lẻ, manh mún, đã gây không Ýt khó khăn trong thời kỳ đầu đổi mới. Định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là: Chuyển dịch mạnh mẽ sang cơ cấu nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thúc đẩy nền kinh tế bằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đi trước đón đầu những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới. Với định hướng đó chúng ta đã dần vượt qua khó khăn và bước vào thời kỳ tăng trưởng. Cùng với cải cách về cơ chế kinh tế là công cụ quản lý kinh tế. Không nằm ngoài xu hướng chung, hệ thống tài chính, kế toán doanh nghiệp cũng có những cải cách đáng kể để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Quá trình cải cách hệ thống tài chính, kế toán trong doanh nghiệp đòi hỏi phải có những nghiên cứu, tìm tòi từ thực tế quản lý sản xuất kinh doanh cũng như học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Kế toán thu nhập trong doanh nghiệp 4 là phần không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp, cũng cần phải có những nghiên cứu, cải tiến nhằm hoàn thiện hơn nữa. Hiện nay, với sự ra đời của các chuẩn mực kế toán đánh dấu một bước trưởng thành của kế toán Việt Nam. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán vào công tác kế toán nói chung và kế toán thu nhập nói riêng cũng có một số vấn đề cần xem xét đánh giá, nhằm đưa ra những giải pháp giúp cho công tác kế toán thu nhập tiến hành một cách khoa học hơn. Và mới đây nhất, năm 2003 là Luật Kế toán ra đời, Luật thuế Thu nhập được sửa đổi càng cần phải có sự nghiên cứu hoàn thiện hơn kế toán thu nhập để áp dụng vào công tác kế toán doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên cho thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trình bày một cách hệ thống, rõ nét hơn cơ sở lý luận khoa học về kế toán thu nhập trong doanh nghiệp thông qua nghiên cứu các chế độ kế toán hiện hành ở nước ta và kinh nghiệm kế toán thu nhập theo chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước như Mỹ, Pháp. Đồng thời khảo sát tình hình thực tiễn kế toán thu nhập ở doanh nghiệp hiện nay, qua đó rót ra những ưu điểm cũng như những nhược điểm, góp phần làm rõ nội dung, phương pháp của kế toán thu nhập trong doanh nghiệp theo cơ chế tài chính và chính sách kế toán hiện hành, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán, Luật Kế toán, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện kế toán thu nhập và nâng cao năng lực và hiệu quả của công tác kế toán. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 5 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nghiệp vụ kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành ở nước ta và nghiên cứu về kế toán thu nhập trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và hệ thống kế toán của các nước Mỹ, Pháp Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nhằm hoàn thiện kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay chủ yếu là chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác. Xem xét một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận trên cơ sở đó suy ra toàn bộ các doanh nghiệp trong cả nước. Đề tài lấy ví dụ minh hoạ ở một số công ty như Công ty TNHH Aripack; Công ty cổ phần thiết bị và sinh phẩm; Công ty cổ phần thiết bị và hoá chất Miền Bắc, Công ty TNHH Viko Glowin Hà Nội, Công ty TNHH thương mại Việt Á. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, xem xét các vấn đề nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn về kế toán thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp thương mại để tìm ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện. 5. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận về kế toán thu nhập trong doanh nghiệp. CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán thu nhập doanh nghiệp thời gian qua. CHƯƠNG III: 6 Một số giải pháp hoàn thiện về kế toán thu nhập doanh nghiệp. Để thực hiện đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ tận tình chu đáo của các cơ quan, doanh nghiệp, các nhân, và đặc biệt là khoa sau Đại học trường Đại học Thương mại, Các công ty TNHH Aripack; Công ty cổ phần thiết bị và sinh phẩm; Công ty cổ phần thiết bị và hoá chất Miền Bắc, Công ty TNHH Viko Glowin Hà Nội, Công ty TNHH thương mại Việt Á. Mặc dù bản thân đã nhiều cố gắng nghiên cứu các tài liệu lý luận và thực tiễn để viết đề tài này, nhưng do thời gian có hạn, điều kiện thông tin còn hạn chế, đồng thời lại phải đảm nhận nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị đang công tác giao phó cho nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Tôi mong được sự góp ý chân thành từ phía các thầy cô giáo trong hội đồng bảo vệ luận văn, thầy giáo hướng dẫn, các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè, gia đình, các tổ chức cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THU NHẬP VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY: 1.1.1. Khái niệm thu nhập doanh nghiệp: Thu nhập doanh nghiệp là kết quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định sau một thời kỳ nhất định. Nó là phần thu lợi sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Theo điều 6 – “Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp” 09/2003: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài. 1.1.2. Phương pháp xác định thu nhập: Trong doanh nghiệp, thu nhập doanh nghiệp gồm thu nhập hoạt động kinh doanh và thu nhập khác được hình thành từ các hoạt động là: nghiệp vụ bán hàng (kinh doanh thương mại), các nhiệp vụ sản xuất gia 8 công chế biến, nghiệp vụ cung cấp dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động khác. 1.1.2.1. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động bán hàng (kinh doanh thương mại), các nghiệp vụ sản xuất, gia công, chế biến. Kết quả từ hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán + Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó : Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dich vô = Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vô – Chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán hàng bán bị trả lại – Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Theo chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, đoạn 03. Doanh thu là tổng các giá trị lợi Ých kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ. Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá bị kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định tiêu thụ bị khách hàng trả lạivà từ chối thanh toán. 9 Theo đoạn 06 của chuẩn mực số 14 thì doanh thu được phát sinh từ giao dịch được thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu trừ đi các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Theo thông tư số 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chuẩn mực số 14, doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính. Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ được quy định tại đoạn 10, 16 của chuẩn mực số 14. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận doanh thu. Doanh thu (kể các doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu. Doanh thu có thể được ghi chi tiết theo từng loại nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng biệt, và được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán. Theo chuẩn mực số 14, chuẩn mực kế toán Việt Nam doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Theo Điều 8 “Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp”: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội, mà doanh nghiệp được hưởng; trường hợp phát 10 sinh doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỉ giá hối đoái do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ. Cùng với việc ghi nhận chính xác doanh thu kế toán cần phải xác định các khoản chi phí. Chi phí là tất cả các khoản chi cần thiết của doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh kế toán luôn phải kịp thời ghi nhận các chi phí phát sinh. Thực tế có rất nhiều khoản chi phí phát sinh nhưng không phải tất cả các khoản chi phí đều hợp lý, hợp lệ để có thể tính thu nhập chịu thuế. Theo luật thuế Thu nhập quy định, các loại chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: “Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho. Tiền lương, tiền công, tiền phụ cấp, tiền ăn giữa ca theo quy định của bộ luật lao động. Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến. Chi phí đào tạo lao động theo chế độ quy định, tài trợ cho giáo dục. Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định, kiểm toán…Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của Pháp luật, chi bảo hộ lao động, bảo vệ, công tác phí, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn…chi trả tiền lãi vay vốn. Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định, trợ cấp thôi việc, chi phí tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đế hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không quá 10% tổng chi phí, với hoạt động thương nghiệp tổng chi phí xác định mức khống chế không bao gồm giá mua hàng bán ra. [...]... của doanh nghiệp sau khi trừ đi các chi phí khác hợp lý không thu c chi phí tạo ra doanh thu Thu nhập khác = Doanh thu khác – Chi phí khác Trong đoạn 03 chuẩn mực số 14 chuẩn mực kế toán Việt Nam Doanh thu và thu nhập khác” thì: Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu Trong đoạn 30 của chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập. .. doanh nghiệp) phải nộp (Theo Luật thu thu nhập mới thông thường là 28% thu nhập chịu thu ) Kế toán phải xác định thu nhập chịu thu Theo điều 7 “Luật thu Thu nhập doanh nghiệp thì: Thu nhập chịu thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có lên quan đến thu nhập chịu thu Thu nhập chịu thu khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng... xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào các số liệu mà kế toán thu nhập cung cấp Thông tin của kế toán thu nhập mang lại là kết quả cuối cùng của một kỳ sản xuất kinh doanh mà nhà đầu tư mong đợi Từ các thông tin đó mà nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định phù hợp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển 1.2.2 Nhiệm vụ kế toán thu nhập: Kế toán thu nhập doanh nghiệp có nhiệm vụ thu thập,... vị kế toán 1.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN THU NHẬP TRONG DOANH NGHIỆP: 1.3.1 Hạch toán ban đầu: Kế toán thu nhập sử dụng các chứng từ, sổ sách ghi chép về doanh thu, chi phí và các chứng từ khác có liên quan do Bộ tài chính ban hành Cuối kỳ hạch toán, kế toán xác định kết quả kinh doanh trên cơ sở những chứng từ hợp pháp, hợp lệ Kế toán xác định thu nhập lấy số liệu của các tài khoản doanh thu, ... doanh nghiệp 1.2 VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN THU NHẬP: 15 Kế toán thu nhập là một bộ phận không thể tách dời của kế toán doanh nghiệp Do vậy, vai trò và nhiệm vụ của nó không nằm ngoài vai trò và nhiệm vô chung của kế toán 1.2.1 Vai trò của kế toán thu nhập: Kế toán thu nhập là khâu quan trọng của bộ máy kế toán Đó là khâu thu thập, xử lý, phân tích thông tin về thu nhập, về lợi nhuận của doanh nghiệp. .. tế; bị phạt thu chi nộp thu ; các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; các khoản chi phí khác 1.1.3 Yêu cầu quản lý thu nhập doanh nghiệp: Quản lý thu nhập doanh nghiệp là nội dung rất quan trọng của doanh nghiệp và của nhà nước (cơ quan thu ) Với doanh nghiệp, quản lý thu nhập là quá trình tính toán xác định một các chính xác kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh mang... hạch toán các khoản thu nhập bất thường được thực hiện trên sổ chi tiết dùng chung cho các tài khoản – sử dụng cho TK 711 và sổ Nhật ký chung 1.3.4 Sơ đồ hạch toán: Như vậy, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai khoản thu nhập là thu nhập hoạt động kinh doanh (từ các hoạt động thông 25 thường tạo ra doanh thu) và thu nhập khác Sau đây ta có sơ đồ hạch toán kế toán thu nhập như sau: 632 Kết... bộ kế toán để thiết lập hệ thống sổ kế toán chi tiết cho phù hợp với doanh nghiệp Để kế toán thu nhập doanh nghiệp cần sử dụng các sổ Kế toán sau: - Sổ Kế toán tổng hợp: +Theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ (NKCT): kế toán sử dụng các sổ: NKCT sè 1, 2 TK 111,112 NKCT sè 8 TK 511,512, 515, 521, 531, 532 NKCT sè 10 TK 413, 138, 333, 421 Bảng kê số 1, 2 Sổ cái tổng hợp + Theo hình thức kế toán. .. Trường hợp số thu thu nhập doanh nghiệp phải nộp thực tế theo quyết toán thu năm đã duyệt y lớn hơn số phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thu thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 3334 – Thu thu nhập doanh nghiệp Trường hợp số thu thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thu lớn hơn số thu thu nhập doanh nghiệp phải... (nộp thu thu nhập doanh nghiệp, trích lập các quỹ, bổ xung vốn kinh doanh) a) Tài khoản sử dụng: Để hạch toán phân phối thu nhập của doanh nghiệp Kế toán sử dựng tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả (lãi, lỗ) kinh doanh và tình hình phân phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp b) Nguyên tắc hạch toán tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Kết quả kinh doanh . tiễn về nghiệp vụ kế toán thu nhập doanh nghiệp trong điều kiện áp dụng chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán hiện hành ở nước ta và nghiên cứu về kế toán thu nhập trong các chuẩn mực kế toán. giải pháp hoàn thiện về kế toán thu nhập doanh nghiệp ………………………………69 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thu nhập trong doanh nghiệp 2 trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán …………………. phương pháp của kế toán thu nhập trong doanh nghiệp theo cơ chế tài chính và chính sách kế toán hiện hành, đặc biệt là các chuẩn mực kế toán, Luật Kế toán, Luật thu thu nhập doanh nghiệp. Từ đó

Ngày đăng: 28/05/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w